YOMEDIA
ADSENSE
Ảnh hưởng xâm thực cánh tàu cánh ngầm đến đặc tính lực cản - lực nâng
38
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Trong một số chế độ khai thác của tàu cánh ngầm, cánh tàu cánh ngầm có thể xuất hiện xâm thực trên bề mặt cánh, hiện tượng xâm thực này gây ra nhiều ảnh hưởng tới đặc tính khai thác của tàu. Một trong số những ảnh hưởng là gây ra sự thay đổi tới đặc tính thủy động lực học như là thay đổi tới đặc tính lực cản, lực nâng đối với thiết bị cánh của tàu cánh ngầm.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ảnh hưởng xâm thực cánh tàu cánh ngầm đến đặc tính lực cản - lực nâng
CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2019<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG XÂM THỰC CÁNH TÀU CÁNH NGẦM ĐẾN ĐẶC TÍNH<br />
LỰC CẢN - LỰC NÂNG<br />
THE EFFECTS OF CAVITATION AROUND HYDROFOIL ON DRAG<br />
AND LIFT FORCE<br />
PHẠM VĂN DUYỀN<br />
Viện Cơ khí, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam<br />
Email liên hệ: duyenpv.vck@vimaru.edu.vn<br />
Tóm tắt<br />
Trong một số chế độ khai thác của tàu cánh ngầm, cánh tàu cánh ngầm có thể xuất hiện<br />
xâm thực trên bề mặt cánh, hiện tượng xâm thực này gây ra nhiều ảnh hưởng tới đặc tính<br />
khai thác của tàu. Một trong số những ảnh hưởng là gây ra sự thay đổi tới đặc tính thủy động<br />
lực học như là thay đổi tới đặc tính lực cản, lực nâng đối với thiết bị cánh của tàu cánh ngầm.<br />
Để chỉ ra ảnh hưởng này thiết bị cánh mũi tàu cánh ngầm được nghiên cứu và tiến hành tính<br />
toán bằng phương pháp số. Mô hình xâm thực Rayleigh Plesset được sử dụng trong quá<br />
trình tính toán dòng xâm thực qua profin cánh dạng 3D với góc nâng thay đổi tương ứng với<br />
sự thay đổi của số xâm thực. Sự phát triển kích thước vết xâm thực phụ thuộc vào sự thay<br />
đổi các thông số liên quan đến số xâm thực và thông số độ sâu hoạt động của thiết bị. Kết<br />
quả làm thay đổi hệ số lực cản CD và hệ số lực nâng CL khi hiện tượng xâm thực xảy ra.<br />
Từ khóa: Xâm thực cánh tàu cánh ngầm, xâm thực, tàu cánh ngầm.<br />
Abstract<br />
In some working conditions, cavitation can appear on hydrofoil and make some effects. One<br />
effect of cavitation is making changing of fluid dynamic characteristics such as drag force or<br />
lift force. In order to predict the effect of cavitation on hydrofoil characteristics, hydrofoil was<br />
studied numerically. Rayleigh Plesset cavitation model was used to calculate the cavitating<br />
flow around 3D hydrofoil with changing angle of attract and number cavitation. The<br />
development of cavitation depends on the changing of number cavitation and depth.<br />
Resulting in the changing of drag coefficiency and lift coefficiency.<br />
Keywords: Cavitation, hydrofoil, CFD.<br />
1. Giới thiệu<br />
Khi hiện tượng xâm thực xuất hiện trên các thiết bị hàng hải như bánh lái tàu thủy, thiết bị<br />
cánh của tàu cánh ngầm, chân vịt tàu thủy. Nó làm thay đổi các đặc tính thủy động lực học của thiết<br />
bị như làm ảnh tới lực bẻ lái đối với thiết bị bánh lái tàu thủy [5] hay làm thay đổi đặc tính lực nâng,<br />
lực cản tới thiết bị cánh tàu cánh ngầm [1]. Đối với thiết bị chân vịt tàu thủy hiện tượng xâm thực<br />
làm giảm lực đẩy [6]. Kết quả gây ra tổn thất hiệu suất làm việc của thiết bị.<br />
Tàu cánh ngầm là một loại tàu có thiết kế đặc biệt với cánh được đặt phía dưới thân tàu. Khi<br />
tàu tăng tốc, các cánh ngầm có hình dạng khí động học đặc biệt tạo ra lực nâng để nâng thân tàu<br />
lên khỏi mặt nước. Từ đó giảm đáng kể lực cản tác dụng lên thân tàu, làm gia tăng tốc độ của tàu.<br />
Tuy nhiên, khi vận hành ở đường nước khai thác (ĐNKT), cánh tàu cánh ngầm ở vị trí gần mặt<br />
thoáng do đó hiện tượng xâm thực dễ dàng xảy ra và có ảnh hưởng trực tiếp tới đặc tính thủy động<br />
học tác dụng lên cánh cũng như đặc tính khai thác của loại tàu này.<br />
<br />
Hình 1. Bố trí chung tàu cánh ngầm và kích thước cánh<br />
<br />
Đã có nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện để chỉ ra ảnh hưởng của xâm thực tới các<br />
thiết bị cánh tàu cánh ngầm. Khi hiện tượng xâm thực xảy ra, hệ số lực nâng và hệ số lực cản tăng<br />
cùng với việc tăng kích thước của vết xâm thực cho tới khi đạt tới kích thước lớn nhất của vết xâm<br />
thực, tuy nhiên các hệ số này cũng giảm nhanh chóng khi các bọt khí xâm thực tan vỡ. Nhóm tác<br />
giả J Yang đã đưa ra được ảnh hưởng của xâm đến sự thay đổi đặc tính lực nâng và lực cản khi<br />
<br />
Tạp chí khoa học Công nghệ Hàng hải<br />
<br />
Số 57 - 01/2019<br />
<br />
63<br />
<br />
CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2019<br />
xâm thực hình thành trên cánh [1]. Mohammad shakil Ahmmed cùng với nhóm nghiên cứu đã tiến<br />
hành đánh giá ảnh hưởng của xâm thực tới cánh có biên dạng NACA0012 [2], khi xâm thực xảy ra<br />
ở các góc nâng với gia trị vận tốc khác nhau thì hệ số lực cản và hệ số lực nâng thay đổi, từ đó làm<br />
ảnh hưởng tới hiệu suất khai thác.<br />
Từ những nghiên cứu trên về ảnh hưởng của xâm thực tới thiết bị dạng cánh, bài viết này tập<br />
trung nghiên cứu ảnh hưởng của dòng xâm thực gần mặt thoáng đối với thiết bị cánh mũi tàu cánh<br />
ngầm dạng 3D bằng phương pháp số để chỉ ra ảnh hưởng của dòng xâm thực làm thay đổi hệ số<br />
lực cản CD và hệ số lực nâng CL với góc nghiêng của cánh là = 8o và = 10o cùng với sự thay đổi<br />
số xâm thực .<br />
2. Cơ sở lý thuyết và mô hình xâm thực<br />
Cơ sở lý thuyết về lớp biên và sự tách thành lớp biên với vật thể dạng profile cánh [4]<br />
Mô hình xâm thực hai pha gồm pha nước (water phase) và pha hơi (vapour phase) được sử<br />
dụng trong quá trình tính toán với nhiệt độ là 25oC.<br />
Phương trình liên tục và phương trình động lượng cho dòng nhiều pha:<br />
<br />
u j <br />
<br />
0<br />
t<br />
x j<br />
<br />
ui ui u j <br />
p p<br />
<br />
<br />
<br />
t<br />
x j<br />
x i x i<br />
<br />
(1)<br />
<br />
<br />
u u j 2 ui <br />
<br />
ij <br />
l i <br />
<br />
<br />
x<br />
<br />
x<br />
3<br />
<br />
x<br />
<br />
i<br />
j<br />
j<br />
<br />
<br />
(2)<br />
<br />
, u, p là khối lượng riêng chất lỏng, vận tốc và áp suất;<br />
và l là hệ số nhớt động học và hệ số nhớt rối.<br />
Phương trình chuyển pha từ pha lỏng sang pha hơi:<br />
Trong đó:<br />
<br />
fv <br />
v v<br />
v v u f v u <br />
R e Rc<br />
t<br />
t<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(3)<br />
<br />
Với Ce = 0,02 và Cc = 0,01và ứng suất bề mặt = 0,0717 N/m<br />
<br />
<br />
<br />
p pv<br />
L<br />
D<br />
; Cl <br />
; CD <br />
2<br />
2<br />
0.5 V<br />
0.5 V A<br />
0.5 V 2 A<br />
<br />
(4)<br />
<br />
3. Xây dựng mô hình và điều kiện biên của bài toán<br />
<br />
Hình 2. Mô hình tính toán<br />
L x h x b =15 x 6 x 10 (m)<br />
<br />
Hình 3. Chia lưới vùng không<br />
gian tính<br />
<br />
Hình 4. Chia lưới cánh tính toán<br />
<br />
Mô hình dòng rối k- với số Reynolds trung bình Navier - Stokes (RANS) được sử dụng kết<br />
hợp với mô hình xâm thực Singhal. Mô hình tính toán với phương trình xâm thực Rayleigh-Plesset<br />
đươc ứng dụng cho bài toán mô phỏng xâm thực ổn định. Loại lưới tứ diện không cấu trúc được sử<br />
dụng với kích thước cỡ lưới nhỏ nhất là 3,5mm và cỡ lớn nhất là 100mm. Lưới được chia từ trong<br />
ra ngoài. Sau khi chia lưới, không gian tính bao gồm 916.445 phần tử và 160.585 nút lưới.<br />
Điều kiện biên bài toán được thiết lập:<br />
- Mô hình xâm thực: k-; cavitation;<br />
- Trao đổi nhiệt: None;<br />
o<br />
- Vật liệu: water phase, temperature 25 C; water vapour phase, temperature 25oC;<br />
- Thiết lập điều kiện biên:<br />
+ Inlet: vận tốc dòng, Vinlet (m/s):<br />
+ Outlet: Áp suất, Poutlet = 106.348Pa;<br />
<br />
64<br />
<br />
+ Open: Áp suất tại mặt thoáng 101.325Pa;<br />
+ Tiêu chuẩn hội tụ: 10-4.<br />
<br />
Tạp chí khoa học Công nghệ Hàng hải<br />
<br />
Số 57 - 01/2019<br />
<br />
CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2019<br />
4. Kết quả tính toán và đánh giá<br />
Dưới đây là kết quả thể hiện hệ số lực cản C D và hệ số lực nâng CL ứng với giá trị số xâm<br />
thực khác nhau.<br />
<br />
Hình 5. Hệ số lực cản CD và hệ số lực nâng CL<br />
<br />
Hình 6. Phân bố pha hơi trên cánh = 8o<br />
<br />
Hình 7. Phân bố pha hơi trên cánh = 10o<br />
<br />
Khi hiện tượng xâm chưa xảy ra trên bề mặt cánh thì đặc tính thủy động lực học tác dụng lên<br />
cánh hoàn toàn phụ thuộc vào kích thước hình học của cánh và góc nghiêng . Tuy nhiên khi ở<br />
những dải vận tốc lớn hơn thì trên bề mặt cánh xuất hiện những bọt khí xâm thực và kích thước vết<br />
xâm thực này phát triển nhanh chóng khi vận tốc tăng đến giá trị thích hợp. Lúc này đặc tính về lực<br />
nâng và lực cản tác dụng lên cánh còn phụ thuộc vào sự phát triển kích thước vết xâm thực. Hình<br />
5 chỉ ra sự phân bố lực thủy động học tác dụng lên cánh qua hệ số lực cản CD và hệ số lực nâng CL<br />
ứng với góc nghiêng khảo sát = 8o và = 10o cùng với sự thay đổi của số xâm thực .<br />
<br />
Tạp chí khoa học Công nghệ Hàng hải<br />
<br />
Số 57 - 01/2019<br />
<br />
65<br />
<br />
CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2019<br />
<br />
Hình 8. Phân bố pha hơi trên tiết diện ngang cánh = 8o<br />
<br />
Hình 9. Phân bố pha hơi trên tiết diện ngang cánh = 10o<br />
<br />
Phân bố thể tích pha hơi trên bề mặt vật thể được thể hiện qua Hình 6 và Hình 7. Ứng với số<br />
xâm thực = 0,89 bọt khí xâm thực mới bắt đầu được hình thành trên bề mặt cánh, tuy nhiên khi số<br />
xâm thực giảm xuống đồng nghĩa tăng vận tốc thì kích thước vết bọt khí xâm thực tăng nhanh và bao<br />
phủ toàn bộ bề mặt cánh khi số xâm thực = 0,42. Quá trình phát triển kích thước vết xâm thực trên<br />
cánh được thể hiện rõ nét thông qua Hình 8 và Hình 9. Kích thước vết xâm thực phát triển và bao phủ<br />
toàn bộ bề mặt trên của cánh khi vận tốc đạt tới giá trị nhất định. Bọt khí xâm thực hình thành và mất<br />
đi chính là nguyên nhân gây ra sự thay đổi đặc tính lực cản và lực nâng tác dụng lên cánh.<br />
5. Kết luận<br />
Khi hiện tượng xâm thực xảy ra, các phần tử bọt khí xâm thực hình thành và mất đi mang tính<br />
chu kỳ chính là nguyên nhân gây ra sự thay đổi đặc tính lực nâng và lực cản từ môi trường tác dụng<br />
lên cánh, từ đó ảnh hưởng tới đặc tính khai thác của tàu cánh ngầm. Ngoài ra xâm thực cũng là<br />
nguyên nhân chính dẫn đến sự phá hủy lớp bề mặt vật liệu của cánh gây ra hiện tượng rỗ bề mặt<br />
và làm cho lực cản ma sát tăng, ảnh hưởng tới kết cấu cánh,...<br />
Đặc tính xâm thực cũng được chỉ ra khi tăng vận tốc và tăng giá trị góc nghiêng của cánh. Kết<br />
quả tính toán đã đưa ra mối quan hệ giữa số xâm thực và kích thước vùng phân bố pha hơi.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] J Yang et al., The effect of cavitation on the hydrofoil dynamic characteristics, International<br />
conference on Pumps and Fans with compressors and wind turbines, Vol. 52, Issue 1, 2013.<br />
[2] Mohammad Shakil Ahmmed et al., Numerical study of periodic cavitating flow aroud<br />
NACA0012 hydrofoil, International Journal of Naval Architecture and Ocean Engineering, Vol.<br />
7, Issue 5, September 2012, pp. 81-87.<br />
[3] Guanghao Chen., Numerical study on the influence of interphase interaction in sheet/cloud<br />
cavitating flows around a 2D hydrofoil, Journal of mechanic science and technology, Vol. 29,<br />
Issue 3, pp.1075-1083, 2015.<br />
[4] TS. Hoàng Thị Bích Ngọc, Lý thuyết lớp biên và phương pháp tính, NXB Khoa học và kỹ thuật, 1999.<br />
[5] TS. Cổ Tấn Anh Vũ, Nghiên cứu ảnh hưởng của xâm thực bánh lái đến lực bẻ lái tàu tủy, 2018<br />
[6] TS. Lê Thị Thái, Nghiên cứu hiện tượng xâm thực bao quanh chân vịt tàu thủy, 2013.<br />
Ngày nhận bài:<br />
Ngày nhận bản sửa:<br />
Ngày duyệt đăng:<br />
<br />
66<br />
<br />
29/12/2018<br />
14/01/2019<br />
18/01/2019<br />
<br />
Tạp chí khoa học Công nghệ Hàng hải<br />
<br />
Số 57 - 01/2019<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn