intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Anthemius - Hoàng đế của Đế quốc Tây La Mã

Chia sẻ: Nhi Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

126
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Procopius Anthemius[1] (420–472) là Hoàng đế Tây La Mã trị vì từ năm 467 tới 472. Ông được coi là vị Hoàng đế Tây La Mã tài năng cuối cùng, trong suốt thời gian tại vị, Anthemius đã cố gắng giải quyết hai thách thức quân sự chính yếu đối với phần còn lại của Đế quốc Tây La Mã, người Visigoth trỗi dậy, dưới quyền Euric, mà lãnh thổ của họ đã lan đến tận dãy Pyrenees, người Vandal bất khả chiến bại, dưới quyền Geiseric, đã giành được quyền kiểm soát vùng Bắc Phi mà không gặp phải...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Anthemius - Hoàng đế của Đế quốc Tây La Mã

  1. Anthemius Hoàng đế của Đế quốc Tây La Mã Hình Anthemius được khắc trên đồng tiền Tremissis, đúc vào thời kỳ trị vì của ông. Đầu đề ghi hàng chữ Nhà vua của chúng tôi, Anthemius, Pious, Fortunate, Augustus. 12 tháng 4, 467 – 11 tháng 7, 472 Tại v ị Libius Severus Tiền nhiệm Olybrius Kế nhiệm Hậu duệ Alypia, Anthemiolus, Marcian, Procopius Anthemius và Romulus
  2. Tên đầy đủ Procopius Anthemius Procopius Anthemius[1] (420–472) là Hoàng đế Tây La Mã trị vì từ năm 467 tới 472. Ông được coi là vị Hoàng đế Tây La Mã tài năng cuối cùng, trong suốt thời gian tại vị, Anthemius đã cố gắng giải quyết hai thách thức quân sự chính yếu đối với phần còn lại của Đế quốc Tây La Mã, người Visigoth trỗi dậy, dưới quyền Euric, mà lãnh thổ của họ đã lan đến tận dãy Pyrenees, người Vandal bất khả chiến bại, dưới quyền Geiseric, đã giành được quyền kiểm soát vùng Bắc Phi mà không gặp phải chút kháng cự nào đáng kể. Về sau, Anthemius gặp phải thất bại và bị viên tướng gốc Đức là Ricimer, kẻ đang cố gắng tranh đoạt quyền lực với ông giết chết. Mục lục 1 T iể u s ử  1.1 Gia đình o 1.2 Lên ngôi o 1.3 Trị vì o 1.3.1 Quan hệ với Đông La Mã  1.3.2 Chiến dịch chống lại Vandal 
  3. 1.3.3 Chiến dịch chống lại Visigoth  1.3.4 Quan hệ với Viện Nguyên Lão  1.4 Cái chết o 2 Chú thích  3 Tài liệu tham khảo  3.1 Tài liệu chính o 3.2 Tài liệu phụ o [ ] Tiểu sử [ ] Gia đình Anthemius sinh ra trong một gia đinh quý tộc thuộc thị tộc Procopia, do gốc gác cao quý nên ông được giao chức vụ sĩ quan, phục vụ cả dân sự và quân sự của Đế quốc Đông La Mã. Mẹ ông là Lucina, con cháu của Flavius Philippus, viên Pháp quan thái thú phương Đông từ năm 346 và là con gái của Flavius Anthemius, một Pháp quan thái thú phương Đông có thế lực (404–415) kiêm quan chấp chính tối cao vào năm 405.[2] Cha ông là Procopius, Tổng tư lệnh quân đội xứ Orientem (magister militum per Orientem) từ 422 đến 424, hậu duệ của Procopius, cháu Hoàng đế Constantine I và là kẻ tiếm quyền chống lại Hoàng đế phương Đông Valens (365–366). Anthemius Chào đời tại Constantinople vào năm 420, về sau tới Alexandria theo học thuyết Plato mới của triết gia Proclus, trong số học trò theo học Proclus gồm có Marcellinus (Tổng tư lệnh quân đội kiêm thống đốc xứ Illyricum), Flavius
  4. Illustrius Pusaeus (Pháp quan thái thú phương Đông kiêm chấp chính quan vào năm 467), Messius Phoebus Severus (Chấp chính quan vào năm 470 kiêm praefectus urbi) và Pamprepius (nhà thơ đa thần giáo).[3] Năm 453, ông kết hôn với Marcia Euphemia, con gái của Hoàng đế Đông La Mã Marcian (450–457), sau khi kết hôn, ông được thăng lên cấp bậc comes và được gửi tới biên giới Danubian với nhiệm vụ xây dựng lại tuyến phòng thủ biên giới, vốn đã rơi vào tình trạng xấu dần kể từ sau cái chết của Attila vào năm 453. Năm 454, ông được triệu về Constantinople nhận tước vị patricius và trở thành Tổng tư lệnh quân đội phương Đông. Năm 455, nhận vinh dự giữ chức quan chấp chính tối cao cùng với Hoàng đế phương Tây Valentinian III. Việc kết hôn với con gái của Marcian và nắm giữ những chức vụ cao trong quân đội và triều đình cho thấy Hoàng đế Marcian đã chọn Anthemius như một ứng cử viên cho ngôi vị Tây La Mã. Tháng 10 năm 456, Hoàng đế Tây La Mã Avitus bị phế truất,[4] Marcian dự tính đưa Anthemius lên ngôi Hoàng đế, không may lâm trọng bệnh và mất vào tháng giêng năm 457 mà chưa kịp thực hiện kế hoạch. Vào lúc đó, cả hai Đế quốc đều rơi vào tình trạng vô chủ, mọi quyền hành đều nằm trong tay viên tướng gốc rợ Ricimer, Tổng tư lệnh quân đội phương Tây Majorian và Tổng tư lệnh quân đội phương Đông Aspar thuộc rợ Alan. Cả Aspar lẫn Ricimer đều không thể tiếm ngôi vị Hoàng đế vì bị ngăn cản bởi nguồn gốc xuất thân man rợ, tuy vậy Aspar vẫn phản đối Anthemius vì uy tín của ông này mà thay vào đó chọn viên sĩ quan quân sự cấp thấp tên Leo tức Leo I xứ Thrace làm Hoàng đế Đông La Mã, còn Ricimer chọn Majorian lên làm Hoàng đế Tây La Mã.[5] Anthemius vẫn giữ nguyên chức Tổng tư lệnh quân đội và phục vụ dưới trướng của vị Hoàng đế mới, nhiệm vụ chính của ông là phòng thủ ngăn chặn đám dân cư người rợ tràn vào biên giới của Đế quốc. Năm 460, ông xuất quân đánh bại Valamir, vua của người Ostrogoths tại Illyricum. Mùa đông năm 466 và 467, ông liên tiếp đánh tan các cuộc tấn công của một nhóm Người Hung, được chỉ huy bởi
  5. Hormidac, người đã vượt qua dòng sông Danube băng giá và cướp bóc Dacia. Những kẻ đột kích đã chiếm được Serdica, Anthemius ngay lập tức kéo quân tới vây hãm thành phố cho tới khi quân Hung trong thành hết lương thực buộc phải mở cửa thành xông ra giao chiến, bất chấp sự phản bội của viên chỉ huy kỵ binh người Hung của ông, Anthemius cưỡi ngựa xông lên dẫn bộ binh tràn lên tiêu diệt toàn bộ quân đối phương, giành lấy chiến thắng bất ngờ và khi Hormidac chấp nhận đầu hàng, Anthemius yêu cầu hắn phải giao lại cho ông tên đào ngũ.[6] [ ] Lên ngôi Hoàng đế Đông La Mã mới lên ngôi Leo I xứ Thrace, phải giải quyết những vấn đề đối nội vừa phát sinh: Vua Geiseric người Vandal và những cuộc đột kích của họ vào bờ biển nước Ý. Sau khi Hoàng đế Libius Severus mất vào năm 465, Đế quốc Tây La Mã rơi vào tình trạng hỗn loạn, vô chủ. Geiseric dự tính đưa Olybrius, một người có mối quan hệ với Geiseric lên ngôi vua, bởi vì Olybrius và con trai của Geiseric đều lấy con gái của Hoàng đế Valentinian III, với việc đưa Olybrius lên ngôi, Geiseric dễ dàng thao túng triều chính của Đế quốc Tây La Mã, Leo muốn giữ yên Geiseric càng gần triều đình Tây La Mã ở Ravenna càng tốt, nhân đó mà tìm kiếm người kế vị Severus. Trong khoảng thời gian đó, Geiseric liên tiếp mở rộng các cuộc tấn công vào Sicily và Ý ở Tây La Mã cho tới những lãnh thổ của Đông La Mã, tàn phá, cướp bóc và nô dịch hóa cư dân sống tại Illyricum, bán đảo Peloponnese và một số vùng của Hy Lạp, không thể nào chần chừ hơn được nữa, Leo quyết định hành động. Mùa xuân năm 467, Leo chính thức tấn phong Anthemius làm Hoàng đế Tây La Mã và gửi ông trở về Ý với sự hộ tống của quân đội dưới quyền Marcellinus, Tổng tư lệnh quân đội xứ Illyricum. Ngày 12 tháng 4, Anthemius được Rome công nhận là Hoàng đế khi đang trên đường tiến quân.[7] Việc bầu chọn Anthemius lên ngôi
  6. Hoàng đế cũng được tôn vinh tại Constantinople bằng bài văn tán tụng, ca ngợi của Dioscorus.[8] [ ] Trị vì [ ] Quan hệ với Đông La Mã Dưới thời trị vì của Anthemius, Tây La Mã luôn duy trì mối quan hệ ngoại giao tốt với Đông La Mã, ví dụ như Anthemius được coi là vị Hoàng đế Tây La Mã cuối cùng còn được ghi chép lại trong bộ luật Đông La Mã.[9] Cả hai bên đều cộng tác với nhau trong việc bầu chọn chấp chính quan hàng năm. Anthemius nắm giữ chức chấp chính quan tối cao với tước hiệu sine collega (được quyền bổ nhiệm mà không cần đồng sự) vào năm 468. Năm 469, hai viên chấp chính quan được chọn là Marcian, con trai của Anthemius và Flavius Zeno. Năm 470, chấp chính quan tiếp theo là Messius Phoebus Severus, một người bạn cũ của Anthemius từ hồi còn học chung ở trường của Proculus và Jordanes, Tổng tư lệnh quân đội xứ Orientem. Năm 471, Leo được giữ chức chấp chính quan tối cao cùng với người đồng sự Caelius Aconius Probianus, Pháp quan thái thú Ý, cả hai vị Hoàng đế đều ra sức củng cố mối ràng buộc của họ bằng cuộc hôn nhân giữa con trai của Anthemius, Marcian với Leontia, con gái của Leo. Chính sách hôn nhân của Anthemius cũng bao gồm cả cuộc hôn nhân của Alypia, cô con gái duy nhất của ông với Ricimer, viên tướng Tổng tư lệnh quân đội có quyền thế lớn. Nhà thơ Sidonius Apollinaris vừa đến Rome vào đúng dịp kết hôn cuối năm 467, đã mô tả buổi tiệc cưới có đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia, ông gợi ý rằng dường như Alypia có vẻ không mấy ưa thích người chồng man rợ của cô.[10] [ ] Chiến dịch chống lại Vandal
  7. Người Vandal chính là vấn đề quan trọng của Đế quốc phương Tây. Cuối năm 467, Anthemius chuẩn bị tổ chức một chiến dịch quân sự thảo phạt Vandal, quân đội Tây La Mã dưới quyền chỉ huy của tướng Marcellinus, nhưng kết quả thất bại: tình hình thời tiết xấu đã buộc hạm đội tàu chiến La Mã phải trở lại căn cứ trước khi hoàn tất cuộc hành quân. Năm 468, Leo I, Anthemius và Marcellinus cùng nhau phát động một chiến dịch quân sự lớn chống lại vương quốc Vandal ở Châu Phi. Viên Tổng tư lệnh chỉ huy chiến dịch là Basiliscus (về sau trở thành Hoàng đế Đông La Mã), anh em vợ của Leo. Một hạm đội tàu chiến lớn được các bên thu thập để vận chuyển quân đội hỗn hợp Đông-Tây La Mã-Illyric, hầu hết các chi phí này đều được triều đình phương Đông chi trả, Anthemius cũng lấy tiền từ ngân khố phương Tây để đóng góp một phần vào chi phí của chiến dịch này. Tuy nhiên, chiến dịch hòan toàn thất bại, Marcellinus tử trận, binh lực suy yếu. Leo quyết định ký kết một hiệp ước hòa bình riêng biệt với Gaiseric nhằm mưu cầu sự yên ổn cho phương Đông. Anthemius gần như mất hết đồng minh của mình, với ngân khố hoàng gia gần như trống rỗng do chiến dịch không mấy thành công, Anthemius đành phải từ bỏ mộng đoạt lại Châu Phi, thay vào đó tập trung vào vấn đề thứ hai của Đế quốc, giữ vững sự kiểm soát các tỉnh còn lại của Tây La Mã dưới quyền cai trị của ông, tránh trở thành mục tiêu bành trướng của người Visigoth đang dần tràn vào xâm chiếm. [ ] Chiến dịch chống lại Visigoth Sau thất bại thảm hại tại Châu Phi, Anthemius quyết định chuyển mục tiêu sang việc tái chinh phục xứ Gaul, lúc này đang bị chiếm đóng bởi người Visigoth, dưới quyền vị vua đầy tham vọng của họ là Euric, người đã lợi dụng sự kiểm soát yếu ớt các tỉnh của người La Mã gây ra do bất ổn chính trị. Phạm vi ảnh hưởng của Euric còn bao gồm cả một số tỉnh bị tách ra từ phần còn lại của Đế quốc. Mặc dù
  8. cả hai vùng Arelate và Marseilles vẫn còn nằm dưới sự chi phối của triều đình phương Tây, Alvernia nằm biệt lập từ phần còn lại của Đế quốc và bị chi phối bởi Ecdicius, con trai của cựu Hoàng đế Avitus, trong khi những lãnh thổ sau này về sau đều ở một nơi được gọi là Lãnh địa của Soissons nằm về hướng bắc xa xôi. Năm 470, Anthemius cho tuyển mộ người Breton sống ở Armorica tham gia cuộc chiến chống lại Euricus.[11] Breton vào lúc ban đầu, với 12,000 quân trong tay, vua Riothamus đã chiếm cứ thành công xứ Bourges. Tuy nhiên khi họ tiến vào trung tâm lãnh thổ của người Visigoth, cố gắng đánh chiếm Déols thì bị đội quân áp đảo của người Visigoth đánh bại khiến vua Riothamus buộc phải trốn sang lãnh thổ của người Burgundy, đồng minh La Mã.[12] Nhận thấy không thể tin cậy một lực lượng nào có thể trợ giúp mình, Anthemius quyết định đích thân xuất quân chinh phạt Visigoth. Ông thu thập số quân còn lại dưới quyền chỉ huy trên danh nghĩa của con trai ông là Anthemiolus, nhưng quyền chỉ huy thực sự nằm trong tay các bộ tướng của ông như Torisarius, Everdingus và Hermianus. Anthemiolus xuất phát từ Arelate và dẫn quân đội vượt qua sông Rhone, nhưng bị Euric, kẻ vừa đánh bại, giết chết một số tướng lĩnh La Mã và cướp phá khu vực bố trí quân sĩ chặn đánh.[13] [ ] Quan hệ với Viện Nguyên Lão Việc để mất Châu Phi và sự kiểm soát các tỉnh đang ngày càng lung lay, thì ở trong nước, Anthemius phải đối mặt với nguy cơ chống đối từ nội bộ triều đình Tây La Mã, mọi người đều cho rằng ông vua gốc gác Hy Lạp này chỉ là một con rối hữu danh vô thực do triều đình Đông La Mã lựa chọn, số khác lại nghi ngờ rằng Anthemius có thể là một người theo đa thần giáo. Để có được sự hỗ trợ và ủng hộ từ tầng lớp quý tộc Nguyên Lão nghị viên, Anthemius ban tước vị patricius cho những thành viên thuộc giới cầm quyền gốc Ý và Gaul. Ông đã mở đầu cho thông lệ vốn rất phổ biến tại phương Đông, bổ
  9. nhiệm ngay cả thường dân vào cấp bấc quí tộc. Việc ban cấp tước vị tràn lan đã gây nên một trào lưu tai hại, làm xáo trộn trong giới quý tộc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh hiệu thật sự của hàng ngũ quan lại, viên chức trong triều đình phương Tây. Trong số các patricii mới này, có những Nguyên Lão nghị viên gốc Ý như Romanus và Messius Phoebus Severus đã nhận ra tác hại của việc này nên ra sức phản đối. Không dừng lại ở đó , Anthemius còn bổ nhiệm cho một Nguyên Lão nghị viên gốc Gaul và thậm chí ngay cả những quý tộc mà không có sự nghiệp nào đáng kể như Magnus Felix và nhà thơ xứ Gaul Sidonius Apollinaris. Sidonius đã tới Rome để dâng lên kiến nghị từ nhân dân xứ ông, sự giao thiệp của ông trong triều đình, Chấp chính quan Caecina Decius Basilius, nghi ngờ Sidonius đã cho soạn một bài văn ca ngợi khi Anthemius tổ chức lễ cử hành tiếp nhận chức Chấp chính quan tối cao vào ngày 1 tháng 1 năm 468. Hoàng đế ra sức tán thưởng và ưu đãi nhà thơ, thậm chí còn ban cấp bậc quí tộc cho ông, cấp bậc cao hơn của Caput senatus, còn hơn cả viên sĩ quan Praefectus urbi ở Rome, thường dành riêng cho các thành viên của tầng lớp quý tộc Ý. Sidonius rất có ảnh hưởng đối với Anthemius đến mức Hoàng đế đồng ý giảm nhẹ án tử hình của Arvandus, Pháp quan thái thú xứ Gaul, kẻ đã liên minh với người Visigoth, thay vào đó đổi sang hình phạt sống lưu vong và ra lệnh tịch thu toàn bộ tài sản của ông này.[14] [ ] Cái chết
  10. Vương cung Thánh đường Thánh Peter cũ, do Hoàng đế Constantine I xây dựng, trở thành nơi trú ẩn của Anthemius nhằm tránh những kẻ ủng hộ Ricimer vào năm 472 Nhân vật quan trọng tại triều đình phương Tây lúc bấy giờ là Ricimer, viên Tổng tư lệnh quân đội có uy quyền lớn nhất (Magister militum), kẻ đã thao túng triều chính, nắm giữ binh quyền và quyết định số phận của vài vị hoàng đế. Vị Hoàng đế mới lên ngôi, được lựa chọn từ triều đình phương Đông, bất chấp cuộc hôn nhân giữa Ricimer và Alypia, con gái của Anthemius, mối quan hệ của họ thường không mấy tốt đẹp. Đỉnh điểm mối quan hệ giữa đôi bên trở nên căng thẳng bắt đầu từ Romanus, Nguyên Lão nghị viên gốc Ý kiêm patricius và là kẻ thân tín của Ricimer, bị Anthemius buộc tội phản bội và xử tử vào năm 470. Ricimer lập tức tập hợp khoảng 6,000 quân cho cuộc chiến chống Vandal, sau cái chết của Romanus, Ricimer hành quân lên phía bắc, bỏ mặc Anthemius tại Rome. Những kẻ ủng hộ của hai phe bắt đầu công kích, sát phạt lẫn nhau, nhờ có sự can thiệp và hòa giải của Epiphanius, Giám mục Pavia mà Ricimer và Hoàng đế đã đồng ý ký kết thỏa thuận đình chiến trong một năm nhằm tránh cuộc chiến đổ máu vô ích.[15] Vào đầu năm 472, Anthemius buộc phải giả vờ bị bệnh và xin lánh nạn vào trong Vương cung Thánh đường Thánh Peter. Hoàng đế Đông La Mã, Leo I đã phái Olybrius sang cố gắng thuyết phục Ricimer và Anthemius cùng nhau hòa giải, rồi sau đó Olybrius đi sứ sang chỗ Gaiseric (một người con của Geiseric đã kết hôn với một người chị hoặc em của Olybrius). Tuy nhiên, trên thực tế, Leo muốn giữ cho Olybrius không rời xa triều đình của ông, vì Leo nghĩ rằng Olybrius có thể trở thành một kẻ ủng hộ Gaiseric, để loại bỏ Ricimer và diệt trừ hậu hoạn, Leo liền cử một phái viên thứ hai đến chỗ Anthemius với mật lệnh phải giết chết cả Ricimer và Olybrius. Không may, tên phái viên đã bị Ricimer phát hiện và cho người hạ sát ngay lập tức.[16]
  11. Cuộc đấu tranh ngấm ngầm giữa hai bên đã bắt đầu biến thành một cuộc chiến tranh dữ dội. Ricimer tuyên bố Olybrius là Hoàng đế và mang quân bản bộ vây hãm Anthemius ở Rome. Anthemius nhờ có được sự ủng hộ của tầng lớp quý tộc và cư dân thành phố nên tuyên bố chống lại Ricimer và các đơn vị người man rợ trong quân đội, bao gồm cả người của Odoacer. Tuy nhiên quân của Ricimer đã đột nhập vào thành phố và thành công trong việc cắt đứt tuyến vận chuyển lương thực và tách rời các hải cảng trên sông Tiber từ Palatine, nơi Anthemius sống trong cung điện của Caesar, khiến cho những người ủng hộ Hoàng đế rơi vào tình trạng có nguy cơ chết đói. Hai bên kêu gọi quân đội ở Gaul giúp đỡ, nhưng viên Tổng tư lệnh quân đội xứ Gaul, Gundobad người Burgundy, công khai ủng hộ người chú Ricimer của ông. Anthemius đề bạt Bilimer lên đến tước vị Linh mục Galliarum và cử ông tiến vào Ý với quân đội trung thành còn sót lại. Bilimer vừa đến Rome được nửa dặm đường thì đột ngột lâm trọng bệnh mất khi đang trên đường tiến quân nhằm cố gắng ngăn chặn Ricimer tiến vào trung tâm thành phố từ phía bên kia sông Tiber, thông qua Aelius Pons ở phía trước Lăng mộ Hadrian.[17] Mất hết sự hy vọng giúp đỡ từ bên ngoài và bị sức ép bởi sự khan hiếm lương thực, Anthemius cố gắng dẫn quân bản bộ đột phá vòng vây, nhưng do binh lực hai bên quá chênh lệch cho nên quân của Anthemius chẳng mấy chốc đã bị đánh tan, với tổng số thương vong khá lớn, những kẻ còn sống sót sẽ phải đối mặt với tội phản bội và bị đưa ra xét xử không khoan nhượng.[18] Sức cùng lực kiệt, Hoàng đế cùng một vài kẻ thuộc hạ đành phải chạy trốn vào trong nhà thờ Thánh Peter lần thứ hai (theo một số nguồn tài liệu khác cho biết thì Hoàng đế chạy tới trốn tại nhà thờ Santa Maria ở Trastevere), cuối cùng vào ngày 11 tháng 7 năm 472, Anthemius bị quân lính của Gundobad[18][19] và Ricimer bắt sống và lôi ra chém đầu ngay trước toàn quân.[20] on 11 July 472.[21]
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2