intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ÁO DÀI VIỆT NAM “Niềm tự hào dân tộc”

Chia sẻ: Trinh Thi Phuong | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:12

251
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ lúc nào và hình dáng ra sao vì không có tài liệu ghi nhận và chưa có nhiều người nghiên cứu.   Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ÁO DÀI VIỆT NAM “Niềm tự hào dân tộc”

  1. ÁO DÀI VIỆT NAM “Niềm tự hào dân tộc” Tác giả: Trịnh Thị Phượng
  2. I. LỊCH SỬ 1.1. TIỀN THÂN Không ai biết rõ chiếc áo dài  nguyên thủy ra đời từ lúc nào và hình dáng ra sao vì không có tài liệu ghi nhận và chưa có nhiều người nghiên cứu.  Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại
  3. I. LỊCH SỬ 1.2 THỜI CHÚA NGUYỄN PHÚC KHOÁT Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát được  xem là người có công khai sáng và định hình chiếc áo dài Việt Nam.  Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát ban hành sắc dụ về ăn mặc: "Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở”
  4. I. LỊCH SỬ 1.3. THỜI VUA MINH MẠNG Cho đến thế kỷ 17 truyền thống mặc  váy vẫn tồn tại ở Việt Nam  Năm Minh Mạng thứ 9 (1828), triều đình Huế ra chiếu chỉ cấm đàn bà mặc váy và bắt phải mặc quần hai ống, nên hồi ấy mới xuất hiện câu ca dao than vãn: Tháng Tám có chiếu vua ra Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng!
  5. I. LỊCH SỬ 1.4 “ĐỜI SỐNG MỚI” Năm 1947 trong bối cảnh Việt Nam mới tuyên bố độc lập và  các phong trào "diệt giặc đói, giặc dốt" đang được phát động, nhằm phát động phong trào tiết kiệm  ngày 20 tháng 3 năm 1947, Hồ Chí Minh, với bút hiệu Tân Sinh, đã viết một cách vắn tắt rõ ràng và dễ hiểu bài "Đời sống mới" trong đó vận động người dân bỏ thói quen mặc áo dài để thay bằng áo vắn vì mặc áo dài đi đứng, làm việc bất tiện, lượt thượt, luộm thuộm. Áo dài tốn vải, khoảng hai cái áo dài may được ba cái áo vắn, nếu chỉ mặc áo vắn có thể sẻn được 200 triệu đồng/năm. Áo dài không hợp với phụ nữ Việt Nam đời sống mới
  6. II. MỘT BIỂU TRƯNG CỦA VIỆT NAM 1.1 TRONG THƠ CA Bài thơ nổi tiếng về chiếc áo dài có  thể kể là "Áo lụa Hà Đông" của Nguyên Sa Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông... Ngoài ra còn có "Ngày xưa Hoàng Thị"  của Phạm Thiên Thư, "Một thoáng quê hương" của Từ Huy, “Tháng giêng” của Nguyễn Tất Nhiên ……….
  7. II. MỘT BIỂU TRƯNG CỦA VIỆT NAM 1.2 TRONG ÂM NHẠC Trong "Hạ trắng“ của Nguyễn Duy hình ảnh áo dài  chập chờn: Gọi nắng trên vai em gầy đường xa áo bay...  Các nhạc sĩ tiền chiến cũng hay ca ngợi áo dài như bài "Tà áo xanh" của Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Và cảm xúc về chiếc áo dài cũng làm nên những câu hát nổi tiếng của Hoàng Trọng: Ngàn thu mưa rơi trên áo em màu tím Ngàn thu đau thương vương áo em màu tím Nhuộm tím những chuỗi ngày vắng nhau Tháng năm càng lướt mau Biết bao giờ trông thấy nhau(Ngàn thu áo tím)
  8. II. MỘT BIỂU TRƯNG CỦA VIỆT NAM 1.3 TRONG HỘI HỌA Bức tranh "Thiếu nữ bên hoa huệ"  của họa sĩ Tô Ngọc Vân sáng tác năm 1943, là một trong những tác phẩm hội họa hiện đại Việt Nam đầu tiên và nổi tiếng bậc nhất, miêu tả một cô gái mặc áo dài trắng ngồi bên một bình hoa huệ tây(hoa loa kèn).
  9. III. KẾT LUẬN Chiếc áo dài Việt Nam vừa  truyền thống lại cũng vừa hiện Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn đẹp mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật mềm mại trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ chí trên vòng eo khiến cho cử chỉ người mặc thật thoải mái, lại tạo dáng thướt tha, tôn vẻ nữ tính, vừa kín kẽ.
  10. ÁO DÀI VIỆT NAM NIỀM TỰ HÀO DÂN TỘC
  11. CẢM ƠN SỰ THEO DÕI CỦA CÁC BẠN
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2