intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ao làng và rối nước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghệ thuật của ao làng, nghệ thuật của đồng ruộng, nghệ thuật của người nông dân... là những cụm từ mà người ta thường hay dùng để nói về một trò diễn lâu đời của dân gian: rối nước, đồng thời cũng nói rõ nguồn gốc khởi sinh của loại hình nghệ thuật này. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số thông tin cơ bản về nghệ thuật rối nước cũng như giải thích tại sao rối nước lại có ở ao làng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ao làng và rối nước

  1. 32 NGHIÊN CỨU - TRAO Đổl Các con sông lớn của đồng bằng như sông Hồng và các chi lưu của nó, sông Thái A O LÀ N G Bình và rất nhiều các sông nhỏ chia nước, chia dòng chảy, chia cắt đồng bằng thành V À R Ố I RƯỚC các ô kín. Nước dâng cao vào mùa lũ đổ đầy các ô trũng, tại đây, những dòng sông VŨ TÚ QUỲNH nhỏ và phăng lặng hơn được hình thành làm tăng thêm diện tích bề mặt có nước chiếm chỗ của đồng bằng. ^ ấ ttĩh ệ thuật cùa ao làng, nghệ thuật ^ ỹ / r c ủ a đồng ruộng, nghệ thuật của Người Việt khi chinh phục đồng bằng người nông dân... là những cụm từ mà đã phải đối diện với tình trạng thừa nước người ta thường hay dùng để nói về một trò của một đồng bằng nừa chìm ngập, vì thế diễn lâu đời của dân gian: rối nước, đồng yếu tố nước, cụ thể là lượng nước thừa trở thời cũng nói rõ nguồn gốc khởi sinh của thành vấn đề cần phải giải quyết để có một loại hình nghệ thuật này. bình địa thuận lợi cho định cư. Việc chống úng, chống lũ là những mối quan tâm hàng 1. Tại sao rối nước lại có ở ao làng? đầu của người dân m à biện pháp can thiệp Nghệ thuật rối nước được coi là một rõ nét nhất để cải tạo môi trường tự nhiên là sáng tạo độc đáo của cư dân đồng bằng Bắc việc đắp đê chống lụt. Bộ và trong suốt nhiều thế kỉ, nghệ thuật Trong một nghiên cứu địa lí nhân văn này không đi xa khỏi noi phát tích ban đầu về Người nông dân châu thổ Bắc Kì, Pierre của nó. Khi tìm hiểu tại sao rối nước lại Gourou đã có những nhận định: “Cuộc sống xuất hiện ở đồng bằng Bắc Bộ, chúng tôi của dân đồng bằng Bắc Bộ thường bị khốn nhận thấy phần đông những lời giải thích đốn vì thừa nước chứ không phải thiếu đều hướng vào nền tảng văn hóa nông nước. Việc đắp đê, rút nước là việc làm cần nghiệp với việc trồng lúa nước và thực hành thiết để chủ động về nước ở đồng bằng, có nghề thủ công truyền thống. Tuy nhiên, ẩn nghĩa là loại bỏ nước nhiều hơn là lo việc bên dưới lóp văn hóa nông nghiệp trồng lúa đồng bằng bị hạn hán”(2\ nước, sự chi phối của điều kiện tự nhiên là Do hệ thống đê này mà đồng bằng bị một yếu tố quan trọng góp phần hình thành chặn đứng trong quá trình bồi đắp phù sa tự nghệ thuật này. nhiên. Hệ thống đê dài hàng ngàn cây số Đồng bằng Bắc Bộ là châu thổ được không chỉ ngăn đồng bằng thành nhiều ô hình thành do sự bồi đắp phù sa của sông kín, mà còn đồng thời tạo ra nhiều hồ, ao Hồng và sông Thái Bình trong một vịnh vốn là các lòng sông cũ còn sót lại do bị biển mà bờ là một vùng đồi núi. “Bản thân chặn dòng chảy ra các con sông lớn. vịnh biển cũng là một vùng đồi núi, sau bị Có thể thấy đặc điểm địa hình của đồng sụt võng dưới mực nước biển. Vì thế, trong bằng Bắc Bộ, một mặt được hình thành tự lòng đồng bằng vẫn tồn tại những đồi núi nhiên từ quá trình bồi đắp phù sa của các sót vốn là những đỉnh của hệ thống núi đã con sông, mặt khác là kết quả từ sự can sụt võng và các thung lũng sông đan xen thiệp của bàn tay con người trong quá trình tạo nên một bình địa nhiều ô trũng”* (1). cư dân chinh phục đồng bằng.
  2. TẠP CHÍ VHDG SỐ 6/2011 33 Bên cạnh nguồn nước từ các con sông, Ao làng, một sản phẩm vừa là sự ứng nguồn nước mưa cũng có ảnh hưởng đáng hóa với điều kiện tự nhiên của đồng bằng, kể tới mức nước của đồng bằng. Đồng bằng vừa là hệ quả tất yếu của quá trình cư dân Bắc Bộ có nhiều mưa và nó được phân bổ chinh phục đồng bằng từ các con đê ngăn theo mùa, gió mùa. “Người Việt khi lập nước vào mùa lũ. Ao làng gắn với rất nhiều làng không phải lo đến việc tìm nguồn nước hoạt động sinh sống của người dân và đã vì nước có ở khắp noi. Nước ở dưới sông, trở thành hình ảnh đặc trưng của đồng bằng. dưới ao, dưới mạch nước ngầm không sâu Ao làng là môi sinh gần nhất và thường trực lắm và cộng thêm còn có nước mưa”(3). của người nông dân, là nguồn nước, nguồn Nước mưa có ảnh hưởng lớn đối với đời sống của mỗi một cộng đồng quần cư nhỏ sống của người dân nông nghiệp, bởi việc lẻ vùng đồng bằng. Cụm từ “ao tù nước trồng lúa nước ở đồng bằng phụ thuộc rất đọng” ở khía cạnh nào đó nói lên thói quen nhiều vào yếu tố thời tiết vốn nằm ngoài sống định cư, ít chịu thay đổi, di chuyển của những người nông dân Bắc Bộ, trực khả năng trù liệu của con người, nước của diện hơn, nó nói lên thói quen sừ dụng nước trời, theo thời mà làm ruộng. tại chỗ trong lối sống của người dân đồng Khi đê đã được đắp để hạn chế sự hủy bằng. hoại của con nước mùa lũ, khi khoa học kĩ Nước tại chỗ ở đây là nước mưa. Nước thuật chưa thể giúp người nông dân chủ mưa có vai trò quan trọng trong hoạt động động được nguồn nước tưới tiêu bằng hệ sống của người dân. Nước mưa được sử thống các công trình thủy lợi, cộng với việc dụng cho lao động sản xuất, cho sinh hoạt mưa nắng của thời tiết khó lường, người nhiều hơn nước từ những nguồn khác. Sự dân cần phải tìm kiếm giải pháp tiêu, trữ lựa chọn này có nguyên nhân khách quan là nước hợp lí để chủ động nguồn nước cho do lượng mưa ở đồng bàng tương đối lớn, sản xuất và sinh hoạt. đủ cung ứng cho nhu cầu sử dụng của Việc đắp đê chấm dứt được họa lũ lụt, người dân, nhưng mặt khác, trong tâm thức tuy nhiên, nguồn nước tưới tiêu từ các con của người dân, nước mưa là thứ nước của sông xem như bị từ chối trong hoạt động trời làm ra thóc lúa. Điều này được phản sản xuất nông nghiệp. Người Việt sử dụng ánh rõ nét trong ca dao nói về lao động sản nước mưa nhiều hơn do chế độ mưa của xuất của người dân: vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối Lạy trời mưa xuống lớn về trữ lượng và phân bổ đều theo các Lấy nước tôi uổng mùa trong năm, có thể cung cấp đủ cho nhu Lẩy ruộng tồi cày cầu của người dân. Tuy vậy, nước mưa Lấy đầy bát cơm không phải lúc nào cũng có theo đúng như Lấy rơm đun bếp. ý muốn của con người, đặc biệt là nó lại có Hầu như làng Bắc Bộ nào cũng có ao ảnh hưởng đối với việc trồng trọt và canh để tích tụ nước mưa. Ao lớn, ao nhỏ, ao của tác lúa nước, vì thế giải pháp sử dụng ao, nhà, ao của làng, ao của thôn... và dường hồ để trữ nước về mùa cạn, tiêu thoát nước như có một sự sở hữu vô hình nào đó khiến về mùa lũ là sự lựa chọn của cư dân đồng cho ao như trở thành một tài sản không thể bằng. thiếu của cá nhân hoặc của một nhóm cộng
  3. 34 NGHIÊN CỨU-TRAOĐỔI đồng. Tính sở hữu là một đặc thù bởi từ đây Với lối sống quần cư và tương đối độc sẽ nảy sinh những nét văn hóa ao làng rất lập trong định giới của làng là lũy tre thì đặc trưng mà nghệ thuật rối nước là sự tái một cái ao cạnh nhà đã có thể giải quyết hiện chân thực và sống động. Nó hoàn toàn khá nhiều nhu cầu về nước của người nông không giống những ứng xử với nước ở sông dân. Họ không phải đi quá xa để tìm nguồn suối. Sông suối thường có dòng chảy dài nước và như vậy, cái ao trở nên cần thiết và thông qua địa phận của nhiều vùng khác quan trọng đối với họ hơn so với các nguồn nhau nên tính sở hữu dường như không có nước lớn như sông suối vốn thường ở xa hoặc rất mờ nhạt. Bên cạnh đó, sông suối khu vực dân cư. lại có dòng chảy mạnh, trữ lượng nước Ao làng không chỉ cung cấp nguồn nhiều, độ nông sâu khó lường nên rất khó chế ngự và làm chủ. Sông suối thường ở xa nước tại chỗ cho cuộc sống của người nông khu dân cư do lòng sông thay đổi theo mùa dân mà nó còn cung cấp chất liệu cho nước, mùa cạn nên sự ảnh hưởng của nó đối những sáng tạo văn hóa nghệ thuật của với cuộc sống của người nông dân tuy có người nông dân. Nguồn nước sống đã được lớn nhưng không thường trực như những thiêng hóa trong lễ hội. Người ta tổ chức ảnh hưởng từ ao làng. Ao làng dường như những cuộc rước nước để thờ hoặc để phục là hình ảnh thường trực không thể thiếu vụ cho những nghi lễ linh thiêng đối với trong bức tranh toàn cảnh về nông thôn Bắc thánh thần. Người ta cũng tổ chức nhiều trò Bộ Việt Nam. choi sông nước như diễn rối nước, bơi chải, Đã có thời đối với người nông dân Bắc chèo thuyền, bắt vịt dưới ao... với những ý Bộ, hình ảnh một cái ao cạnh nhà là tiêu nghĩa riêng có liên quan tới việc cầu mưa, chuẩn cho sự khá giả. Ao chiếm một vị trí cầu nước của lễ thức nông nghiệp. Những quan trọng trong làng, trong nhà. Với một ao gắn với các cụm công trình kiến trúc diện tích không quá lớn như hồ và với độ đình, đền, chùa của làng đã trở thành không nông sâu vừa phải, ao đã đáp ứng được phần gian diễn rối trong những ngày hội làng và lớn nhu cầu của người nông dân quen sống được truyền cho tới ngày nay. Cho tới trước quần cư theo làng. Xung quanh ao làng những năm 50 của thế kỉ XX, rối nước vẫn thường diễn ra các hoạt động sống, hoạt chỉ diễn ra chủ yếu ở ao làng để phục vụ động nông nghiệp, hình thái kinh tế cơ bản dân làng, phục vụ hội làng. của người nông dân. Người ta múc nước ao Nghệ thuật rối nước diễn ở ao làng, sử để tắm, giặt quần áo, vo gạo, rửa bát, nuôi dụng mặt nước để làm nghệ thuật, khai thác cá, thả bèo, người ta vét ao lấy bùn bón nước ở đặc tính làm nổi chứ không khai ruộng và trát vách dựng nhà, tát nước ao tưới thác dòng chảy của nó. Người nông dần rất đồng... Tổng kết của người d â n : “Thứ nhất canh trì, thứ nhì canh viên, thứ ba canh điền” khéo dùng nước để tạo một bề mặt diễn đã nói lên nguồn lợi kinh tế từ ao làng đối xuất tự nhiên, khai thác tính động và ảo của .với cuộc sống tự cấp, tự túc của người dân. nước để hỗ trợ cho con rối trở nên tinh tế và Những sinh hoạt thôn dã gắn với ao làng còn sống động hơn, giảm bớt phần thô cứng, sử được tái hiện vô cùng sinh động trên các dụng chuyển động cùa nước để tạo những chạm khắc đình làng với những cảnh tắm không gian thay đổi. Gần như tất cả những sen, trai gái nô đùa, đua thuyền... điều kì diệu của rối nước đều cấu thành từ
  4. TẠP CHÍ VHDG s ố 6/2011 35 nước. Nước đã được khai thác làm chất liệu nước. Có thể thấy rối nước đã phát triển nghệ thuật. mạnh dưới hình thức là một trò diễn giải trí. Những sinh hoạt nông nghiệp diễn ra Tuy nhiên, mục đích ban đầu của rối quanh ao làng là chủ đề xuyên suốt các tiết nước không hẳn là một trò giải trí. Dấu tích mục rối, hình mẫu để xây dựng con rối những tòa thủy đình còn lại đến ngày nay được lấy ngay từ cuộc sống thường ngày tại những địa điểm mà theo truyền khẩu của với những con người sinh sống, lao động ở dân gian là nơi phát tích nghề rối cho thấy làng xã. Chất liệu cuộc sống phong phú đã có mối liên hệ nào đó giữa rối nước với đời giúp nghệ nhân dễ dàng phiên chuyển thành sống tín ngưỡng của người xưa, song rất nghệ thuật và người ta nhận thấy ở rối nước khó tìm được những bằng chứng, kể cả trên một thế giới thu nhỏ của những sinh hoạt thực tế lẫn trong sử liệu, nói về hoạt động văn hóa làng quê với những hình mẫu qúen tín ngưỡng có sử dụng trò rối nước. Bản thuộc. Ao làng không chỉ là không gian để thân người dân hiện nay cũng không còn kí sinh sống mà còn là không gian để người ức nào về những buổi diễn gắn với tín nông dân làm nghệ thuật. Sự ra đời của rối ngưỡng ngoại trừ hình thức diễn rối thờ tổ nước trên ao làng thêm phần minh chứng nghề vẫn còn được thực hiện ở một số làng, cho thói quen sử dụng nước tại chỗ. Rối song các yếu tố và lễ thức mang tính tín nước trở thành nghệ thuật của ao làng. ngưỡng đều không rõ nét. Chúng tôi không phủ nhận nền tảng văn Ao hồ ở đồng bằng rất nhiều nhưng hóa lúa nước và nghề thủ công truyền thống không phải làng nào cũng có rối nước. Tại là những nhân tố góp phần hình thành nghệ sao rối nước lại thường xuất hiện ở những thuật rối nước, tuy nhiên, một đặc điểm cấu nơi thờ thánh? Tại sao trước khi đem rối ra thành riêng biệt hon chính là bởi thói quen diễn lại phải làm lễ dâng xin tổ nghề hoặc sử dụng nước tại chỗ đã xác định một dấu thành hoàng? Tại sao người dân làng rối ấn văn hóa ao làng rất đặc trưng của người vẫn thường kiềng sợ cất giữ các con rối ở dân Bắc Bộ. Chính đặc điểm này trả lời cho trong nhà? Những câu hỏi này khiến chúng những thắc mắc vì sao rối nước chỉ có ở tôi nghĩ tới một hình thức diễn rối mang Việt Nam, chỉ có ở đồng bằng Bắc Bộ trong tính tín ngưỡng. khi việc hồng lúa nước và làm nghề thủ Nhờ vào điều kiện thích hợp của khí công vốn có ở nhiều vùng miền, nhiều dân hậu, của địa hình, người Việt đã lựa chọn tộc, nhiều quốc gia. việc canh tác lúa nước là hoạt động sản xuất 2. Tại sao chỉ một số làng có rối nước? nông nghiệp chù yếu. Canh tác lúa nước Bây giờ thì rối nước đã phát triển rộng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết. Quá trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, thậm chí còn trình sinh trưởng của cây lúa phụ thuộc vào vưon xa khỏi vùng đồng bằng này. Bên điều kiện mưa nắng và sự phân bổ liều cạnh các phường rối dân gian, nhiều đơn vị lượng khác nhau trong từng giai đoạn phát chuyên nghiệp được hình thành và hoạt triển. Xuất phát từ những đặc điểm và nhu động ở thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí cầu sinh lí của cây lúa, người nông dân Minh, đảo Phú Quốc. Nghệ nhân rối nước buộc phải quan tâm đến chế độ tưới tiêu Phan Thanh Liêm còn sáng tạo rối nước mini, hợp lí để có năng suất lúa cao. Tuy nhiên, một mình lưu diễn khắp trong và ngoài khi khoa học kĩ thuật chưa giúp người nông
  5. 36 NGHIÊN CỨU - TRAO Đổi dân chủ động được nguồn nước tưới tiêu thì giản chỉ là để người nông dân vui chơi, nghỉ họ đã phải lựa theo thời tiết khi bắt đầu một ngơi, giải trí sau những ngày lao động mệt mùa gieo trồng. mỏi. “Chu trình sản xuất nông nghiệp Trông trời, trông đất, trông mây không chỉ có cày đất, gieo cấy, làm cỏ, tát Trông mưa, trông gió, trông ngậy, trông đêm. nước, chăm bón, thu hoạch... tức là những hoạt động kĩ thuật mà trong chu kì ấy, (Ca dao) những mốc đánh dấu các thời đoạn sản xuất Yếu tố thời tiết mặc dù có tính quy luật, là những lễ thức, nghi lễ, hội hè diễn ra khi song con người không thể làm chủ được xuống đồng gieo cấy, lúc ruộng cạn cầu quy luật đó. Sự thuận lợi của yếu tố thời mưa, khi lúa ngậm đòng trổ bông, lúc mùa tiết, chủ yếu là hai yếu tố nắng, mưa trở màng thu hoạch. Đó là những hoạt động thành mối quan tâm thường trực của nhà tâm linh của con người cùng với những nông và mong cầu mưa thuận gió hòa là hoạt động kĩ thuật trong chu trình nông mong cầu dựa trên điều kiện thuận lợi để nghiệp’’(4). cây lúa phát triển tốt, cho vụ mùa bội thu. Xuất hiện trong lễ hội, đặc biệt là lễ hội Ca dao có rất nhiều câu bày tỏ mối quan liên quan đến các vị thánh (Từ Đạo Hạnh, tâm này của người nông dân: Thánh Gióng, Linh Lang), rối nước được On trời mưa nắng phải thì nhiều người nhận định là có liên quan tới lễ Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu. thức cầu đảo vốn rất phổ biến của cư dân nông nghiệp. Khi thụ giáo thầy Trần Quốc Với một đối tượng có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống nhưng lại không thể chủ động Vượng, chúng tôi đã từng được gợi ý: “Ngoài ý nghĩa thờ tổ nghề của một số lễ được, người nông dân đã tìm cách giao cảm hội làng, ở một lớp văn hóa sâu hơn, nó có tâm linh với thế lực siêu nhiên thông qua hệ thể liên quan tới những động tác ma thuật thống các lễ hội. Không ít lễ hội nông trong lễ cầu đảo và thường xuất hiện ở nghiệp ở Việt Nam có căn cỗi ban đầu là để những địa điểm thờ thánh”. Nhận định này cầu xin sự phù trợ của các thế lực siêu khó có thể chứng minh song không phải là nhiên cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng không có cơ sở. Bản thân các vị thánh này, tươi tốt. Tín ngưỡng thờ Tứ pháp, thờ thủy ngoài công tích giúp dân đánh giặc giữ thần, thần rồng để cầu mưa, cầu mùa nói nước, họ chính là người bảo trợ cho dân lên vai trò quan trọng của nguồn nước mưa làng được mưa thuận, gió hòa, mùa màng đối với cư dân nông nghiệp. Bằng nhiều tươi tốt. Lễ hội thánh Gióng được GS. Trần cách mã hóa hành vi thành biểu tượng theo Quốc Vượng gọi là Tết mưa dông là bởi nó tư duy liên tưởng mênh mông, các nghi lễ, còn mang ý nghĩa cầu mùa của cư dân nông trò chơi, trò diễn trong lễ hội là lời thỉnh nghiệp trước khi bước vào một mùa gieo cầu sự trợ giúp của tổ tiên, của các lực trồng mới. Thánh Linh Lang, một trong các lượng siêu nhiên hoặc cũng có thể là để tạ vị thần linh ứng được nhân dân nhiều vùng ơn thánh thần, trời đất có ảnh hưởng tích phụng thờ và tổ chức lễ hội cầu mưa, cầu cực tới mùa màng. nước. Thánh sư Từ Đạo Hạnh, người giỏi Với ý nghĩa và vai trò quan trọng, lễ các trò phương thuật, biết hô mây, gọi gió hội ữở thành một “mắt khâu” trong chu làm mưa giúp dân cầu đảo linh nghiệm. Các trình sản xuất nông nghiệp chứ không đơn lễ thức cầu đảo, cầu mưa phần nhiều có yếu
  6. TẠP CHÍ VHDG s ố 6/2011 37 tố mật tông và mang màu sắc phù thủy nên quá trình thế tục hóa và trở thành trò diễn chỉ những người giỏi phương thuật mới mang tính vui chơi, giải trí như ngày nay. thực hiện được. Những trò rối nước có thể Cũng đã từng có rất nhiều hiện tượng văn là một trong số cách thức được thầy phù hóa, khởi thủy là vật thiêng, nghi lễ thiêng thủy sử dụng để cầu khẩn. Khi nghiên cứu nhưng dần theo thời gian đã thế tục hóa các trò rối, chúng tôi nhận thấy nhiều dấu thành các trò diễn dân gian và khi đó tính hiệu đã được mã hóa rất gần gũi với những thiêng trở nên mờ nhạt, thậm chí bị biến biểu tượng thường có trong lễ thức nông mất. Trống ginăng của người Chăm hay nghiệp, đặc biệt là biểu tượng của lễ thức quan họ hát thờ là những ví dụ. cầu nước vẫn được người dân thực hiện Và nếu như những trò rối nước đã từng trong lễ hội. Hình ảnh con rồng phun nước được sử dụng trong cách thức cầu đảo của vẫn được người dân nông nghiệp coi là biểu người xưa thì các con rối đương nhiên trở tượng cho việc tạo ra nguồn nước, do đó có thành các vật dụng linh thiêng của nhà ý nghĩa cầu mưa, lân tranh cầu biểu tượng thánh, mang sức mạnh huyền bí mà không cho sự vận động của mặt trời, có ý nghĩa cầu nắng, cầu tạnh, tiếng ếch kêu, tiếng ai dám tự ý sử dụng và cất giữ trong nhà trống thúc như lời gọi sấm ... Đó là những mình, trước khi sử dụng phải làm lễ xin con vật linh thiêng có ảnh hưởng tới việc thánh. Kiêng kị này hiện nay không còn rõ tạo ra nguồn nước để phục vụ cho sản xuất nét trong hình thức rối nước, song vẫn còn nông nghiệp. Ngay cả hành động của con thấy bảo lưu ở một số làng có trò rối cạn người dùng sào, dùng gậy múa rối rất gần hầu thánh ở Hải Dương, Thái Bình, Nam gũi với hành vi khuấy động mặt nước trong Đ ịnh.a các cuộc đua thuyền để nhắc nhở thủy thần V.T.Q ban nước cho mùa màng, những trò rối mô CHỦ THÍCH tả lao động nồng nghiệp đa phần đều là những công việc có liên quan tới nước. Có 1. Vũ Tự Lập (chủ biên), Đàm Trung thể bằng cách diễn rối, con người đã thông Phường, Ngô Đức Thịnh, Tô Ngọc Thanh, Đinh Thị Hoàng Uyên (bản đồ) (1991), Văn hoả và cư quan với thế lực siêu nhiên và con rối thay dân đồng bằng sông Hồng, Nxb. Khoa học xã hội, người chuyển tải ước vọng tới thần linh. Hà Nội, tr. 7. Người làng hưởng ứng các trò rối với ước vọng mùa màng, với niềm tin về sự no đủ 2. Pierre Gourou (2003), Ngườỉ nông dân châu thể Bắc Kì, (Dịch theo bản tiếng Pháp: Les và bình an. Cho đến ngày nay, ý nghĩa tâm paysans du delta tonkinois Etudes de géographie linh của các trò rối đã trở nên mờ nhạt humaine, Nxb. Nghệ thuật và Lịch sử Paris, 1936. nhung chúng tôi vẫn cảm nhận được mối Người dịch: Nguyễn Khắc Đạm, Đào Hùng, dây liên hệ với quá khứ khi xem những trò Nguyễn Hoàng Oanh). Hội Khoa học Lịch sử Việt rối được diễn để dâng thánh tổ, dâng thành Nam, Viện Viễn đông Bác cổ Pháp, Nxb. Trẻ, hoàng trong ngày hội làng. Chúng tôi đặt ra Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 67. giả thiết, có thể ở một lớp văn hóa sâu hơn, 3. Pierre Gourou (2003), sđd, tr. 244. rối nước có ý nghĩa sâu xa nào đó liên quan 4. Lê Văn Kỳ (2002), L ễ hội nông nghiệp tới các nghi lễ về nước hoặc là một cách Việt Nam, Nxb. Vãn hóa dân tộc, Hà Nội, tr. 34. thức cầu nước của cư dân nông nghiệp. Tuy nhiên ý nghĩa thiêng liêng này đã mất đi do
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0