Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường”<br />
DOI: 10.15625/vap.2019.000211<br />
<br />
ÁP DỤNG CHỈ SỐ WQI ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG SÀI GÒN<br />
- ĐOẠN CHẢY QUA THỊ XÃ THUẬN AN, BÌNH DƯƠNG<br />
Nguyễn Minh Kỳ*, Nguyễn Công Mạnh, Phan Thái Sơn, Đoàn Thị Quỳnh Trâm<br />
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Email: nmky@hcmuaf.edu.vn<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo trình bày kết quả đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt sông Sài Gòn - đoạn chảy<br />
qua thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Kết quả diễn biến chất lượng nước mặt sông Sài Gòn giai<br />
đoạn 2012 - 2018 được thể hiện thông quan chỉ số WQI dựa trên các thông số như DO, BOD5,<br />
COD, N-NH4+, P-PO43-, TSS, độ đục, Tổng Coliform, pH. Quá trình tính toán WQI cho thấy chất<br />
lượng nước tại sông Sài Gòn khá tốt, dao động ở mức khá cao từ 74 đến 87 điểm. Mức độ ổn định<br />
chất lượng nước giai đoạn từ mùa mưa 2012 đến mùa mưa 2014 với điểm số tương ứng 82-86. Kết<br />
quả xu thế biến đổi chất lượng nước sông Sài Gòn từ năm 2012 đến 2018 chỉ ra có thể sử dụng cho<br />
mục đích sinh hoạt nếu áp dụng những biện pháp xử lý phù hợp.<br />
Từ khóa: Chất lượng nước, sông Sài Gòn, WQI, nước mặt.<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sông Sài Gòn dài 256 km, diện tích lưu vực trên 5.000 km² và là nguồn cấp nước quan trọng<br />
cho các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước và Tp. Hồ Chí Minh [1]. Lưu vực sông Sài Gòn là<br />
nơi tập trung hoạt động công nghiệp, có vai trò cung cấp nước cho sản xuất. Đối với sông Sài Gòn -<br />
đoạn chảy qua Thị xã Thuận An dài 20 km, với chiều rộng trung bình khoảng 100 m. Nguồn nước<br />
mặt cung cấp cho địa bàn thị xã Thuận An từ sông Sài Gòn bình quân 2,8 tỷ m3/năm [2]. Như vậy,<br />
nhu cầu nghiên cứu đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Sài Gòn - đoạn chảy qua thị xã Thuận<br />
An rất cần thiết. Trong khi, hiện có nhiều công trình nghiên cứu áp dụng chỉ số WQI để đánh giá và<br />
mô tả thực trạng chất lượng nước [3-4]. Mục đích nghiên cứu nhằm thu thập số liệu và tính toán,<br />
đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Sài Gòn - đoạn chảy qua thị xã Thuận An nhằm đề ra biện<br />
pháp quản lý.<br />
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Thông số chất lượng nước: DO, BOD5, COD, N-NH4+, P-PO43-, TSS, độ đục, Tổng Coliform,<br />
pH.<br />
Phạm vi: Hợp lưu sông Sài Gòn và rạch Vĩnh Bình 50 m về phía hạ lưu - thị xã Thuận An,<br />
Bình Dương.<br />
2.2. Thu thập số liệu và tính toán chỉ số WQI<br />
Số liệu quan trắc chất lượng nước mặt sông Sài Gòn - đoạn chảy qua thị xã Thuận An được<br />
tham khảo số liệu quan trắc giai đoạn 2012-2018 của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi<br />
trường tỉnh Bình Dương. Quy trình tính toán WQI cần quan tâm đến việc thu thập số liệu quan trắc;<br />
tính toán các giá trị WQI thông số; tính toán WQI; và so sánh WQI với bảng mức đánh giá chất<br />
lượng nước. Quá trình tính toán WQI theo các bước như sau [5]:<br />
* Bước 1_Tính toán WQI thông số: (i)- Tính toán WQI thông số (WQISI) đối với BOD5,<br />
COD, N-NH4+, P-PO43-, TSS, độ đục và tổng Coliform. (ii)- Tính giá trị WQI đối với DO<br />
(WQIDO): WQIDO tính toán thông qua DO% bão hòa. (iii)- Tính WQI đối với thông số pH.<br />
* Bước 2_Tính toán giá trị WQI: Sau khi tính toán WQI đối với từng thông số, tính toán WQI<br />
được áp dụng theo công thức:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
585<br />
Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường”<br />
<br />
<br />
Với, WQIa: WQI tính toán đối với DO, BOD5, COD, NH4+, PO43-; WQIb: WQI tính toán đối<br />
với TSS, độ đục; WQIc: WQI tính toán đối với Coliform; WQIpH: WQI tính toán đối với pH.<br />
2.3. Phân tích thống kê và xử lý số liệu<br />
Để đánh giá chỉ số WQI, nghiên cứu tiến hành tính toán dựa trên tài liệu [5]. Quá trình phân<br />
tích tương quan chỉ số WQI với các thông số hóa lý như pH, DO, BOD5, COD, N-NH4+, P-PO43-,<br />
TSS [3]. Tất cả số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel và SPSS 13.0 với mức ý nghĩa α=0,05.<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Việc nghiên cứu đánh giá hàm lượng các chất ô nhiễm trong môi trường nước có vai trò quan<br />
trọng và nhận được nhiều sự quan tâm [6-7]. Diễn biến chất lượng nước sông Sài Gòn tại thị xã<br />
Thuận An giai đoạn 2012-2018 được thể hiện thông qua chỉ số WQI. Nhìn chung, chỉ số WQI trong<br />
các mùa mưa thường có kết quả cao hơn so với mùa khô. Có thể thấy, sử dụng chỉ số WQI đáp ứng<br />
nhu cầu quản lý, đánh giá phân loại và ra quyết định cảnh báo kịp thời [4, 8-9]. Đây là công cụ hữu<br />
hiệu nhằm quản lý, giám sát tình trạng chất lượng nước phục vụ nhu cầu phát triển bền vững. Kết<br />
quả tính toán WQI cho thấy chất lượng nước tại sông Sài Gòn khá tốt, có thể sử dụng cho mục đích<br />
sinh hoạt nếu có những biện pháp xử lý phù hợp. Riêng mùa khô 2012 và 2017, kết quả nghiên cứu<br />
có giá trị WQI thấp nhất và đạt điểm số lần lượt 75 và 74, chỉ phù hợp sử dụng cho mục đích tưới<br />
tiêu hoặc tương tự. Quá trình tiếp nhận nước thải đã phần nào dẫn đến vấn nạn ô nhiễm môi trường<br />
nước. Điều này có thể lý giải bởi tác động từ các hoạt động của con người như sản xuất, sinh hoạt<br />
hay canh tác nông nghiệp ở xung quanh.<br />
Bảng 1. Kết quả WQI sông Sài Gòn đoạn chảy qua thị xã Thuận An<br />
WQI thông số<br />
W<br />
TT + 3- Độ QI<br />
Trạm quan trắc BOD5 COD NH4 PO4 TSS Coliform DO pH<br />
đục<br />
1 Mùa khô 2012 100 65 16 75 100 63 100 1 100 75<br />
2 Mùa mưa 2012 100 75 23 77 100 98 100 1 100 82<br />
3 Mùa khô 2013 69 75 51 100 100 93 100 31 100 86<br />
4 Mùa mưa 2013 75 95 38 95 100 100 100 1 100 85<br />
5 Mùa khô 2014 75 95 40 88 100 100 100 25 100 86<br />
6 Mùa mưa 2014 72 67 22 88 100 100 100 25 100 82<br />
7 Mùa khô 2015 75 95 38 43 100 100 100 1 100 79<br />
8 Mùa mưa 2015 88 100 47 100 100 47 100 31 100 81<br />
9 Mùa khô 2016 100 80 39 92 100 87 100 3 100 79<br />
10 Mùa mưa 2016 90 90 43 100 100 90 100 1 100 83<br />
11 Mùa khô 2017 100 76 30 70 100 72 100 1 100 74<br />
12 Mùa mưa 2017 100 90 51 90 100 83 100 20 100 87<br />
13 Mùa khô 2018 85 80 37 78 100 89 100 32 100 80<br />
14 Mùa mưa 2018 100 96 43 85 100 100 100 27 100 82<br />
91 - 100 Sử dụng tốt cho mục đích sinh hoạt<br />
76 - 90 Sử dụng cho mục đích sinh hoạt nhưng cần có biện pháp xử lý phù hợp<br />
51 - 75 Sử dụng cho mục dích tưới tiêu và mục đích tương khác<br />
26 - 50 Sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương đương khác<br />
0 - 25 Nước ô nhiễm nặng, cần có các biện pháp xử lý trong tương lai<br />
<br />
<br />
<br />
586<br />
Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019<br />
<br />
<br />
Bảng 2. Kết quả tương quan giữa WQI và các thông số chất lượng nước<br />
WQI pH DO BOD5 COD NH4+ PO43- TSS<br />
WQI 1<br />
pH -0,51** 1<br />
DO 0,22 0,61** 1<br />
BOD5 -0,62* 0,72* -0,63* 1<br />
COD -0,53** 0,65* -0,45** 0,71* 1<br />
NH4+ -0,72* -0,46 -0,25** -0,31 0,45* 1<br />
PO43- 0,31* -0,53 0,14 0,47* 0,34 -0,51* 1<br />
TSS -0,61 0,63* 0,23* 0,65* 0,53* 0,30 0,25 1<br />
* Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed). ** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).<br />
Tương quan giữa WQI và các thông số chất lượng nước cho thấy ý nghĩa thống kê (P