intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Áp dụng công nghệ nano cho thiết bị lọc nướcCông nghệ nano đã được phát

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

115
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Áp dụng công nghệ nano cho thiết bị lọc nước Công nghệ nano đã được phát triển rộng khắp trong thập kỷ qua và có thể chế tạo ra nhiều vật liệu mới có phạm vi ứng dụng tiềm năng chẳng hạn như các ống nano các bon. Ống nano các bon bao gồm các phân tử các bon hình trụ có đường kính vài nano mét – 1 nano mét bằng 1 phần triệu của 1 mm. Các ống nano các bon có đặc tính điện tử, cơ học và hóa học khác lạ như chúng có thể được sử...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Áp dụng công nghệ nano cho thiết bị lọc nướcCông nghệ nano đã được phát

  1. Áp dụng công nghệ nano cho thiết bị lọc nước Công nghệ nano đã được phát triển rộng khắp trong thập kỷ qua và có thể chế tạo ra nhiều vật liệu mới có phạm vi ứng dụng tiềm năng chẳng hạn như các ống nano các bon. Ống nano các bon bao gồm các phân tử các bon hình trụ có đường kính vài nano mét – 1 nano mét bằng 1 phần triệu của 1 mm. Các ống nano các bon có đặc tính điện tử, cơ học và hóa học khác lạ như chúng có thể được sử dụng để lọc nước ô nhiễm. Các nhà khoa học tại Đại học Vienna mới đây đã đăng tải nghiên cứu về lĩnh vực mới này trên tạp chỉ nổi tiếng Environmental Science Technology. Các ống nano các bon có nhiều khả năng ứng dụng trong đó có xử lý nước ô nhiễm. Nhiều chất ô nhiễm trong nước có khả năng bám dính mạnh với các ống nano các bon và các chất ô nhiễm được loại bỏ khỏi nước ô nhiễm nhờ các thiết bị lọc được làm từ vật liệu nano này, chẳng hạn thuốc hòa tan trong nước khó tách ra khỏi nước bằng các bon hoạt tính. Những khó khăn do sự bão hòa của các thiết bị lọc giảm bớt khi các ống nano các bon có diện tích bề mặt rất rộng (500 m2/gram ống nano) nên khả năng giữ lại các chất ô nhiễm ở mức cao. Trong thập kỷ qua có nhiều nghiên cứu về các ống nano các bon. Tuy nhiên, các đặc tính khác lạ của các ống nano các bon gây khó khăn cho quá trình nghiên cứu. Các phương pháp thông thường cho ra kết quả hạn chế và hoạt động của các ống nano trong điều kiện thực tế vẫn ít được biết tới. Mélanie Kahm, cán bộ nghiên cứu cho dự án này cùng với Xiaoran Zhang cho rằng các công nghệ mới thường đi kèm với các lợi ích và hạn chế cho
  2. con người và chất lượng môi trường. Nhận thức sâu sắc về các mối tương tác giữa các chất ô nhiễm và ống nano các bon cũng như cách thức các ống nano các bon hoạt động trong môi trường là cần thiết trước khi sử dụng chúng trong các thiết bị lọc. Một nhóm các nhà nghiên cứu tại khoa Khoa học địa chất môi trường thuộc Đại học Vienna đang tiến hành nghiên cứu về chủ đề này. Họ đã triển khai phương pháp “lấy mẫu bị động“ (passive sampling) cung cấp dữ liệu có độ tin cậy cao hơn cho các ứng dụng thực tế vì bao gồm cả nồng độ có khả năng xuất hiện trong môi trường (thường rất thấp). Trái lại, các phương pháp truyền thống chỉ có thể xử lý nồng độ cao. Thử nghiệm mới được công bố đã được thực hiện trong vòng hơn 1 năm. Đầu tiên, phương pháp lấy mẫu bị động được triển khai cho phép đo độ bám dính của một loại chất ô nhiễm gây ung thư đó là các hydro các bon thơm đa vòng (PAHs) với các ống nano. Hàng loạt thử nghiệm sử dụng hóa học phân tích và kính hiển vi điện tử được thực hiện cùng với các cộng sự tại Đại học Utreacht, Hà Lan để đảm bảo rằng phương pháp phù hợp, tin cậy và tối ưu cho các ống nano các bon. Một khi được thông qua, phương pháp lấy mẫu bị động được sử dụng để đo mức độ hút bám của một số chất ô nhiễm (PAHs) với các ống nano các bon trên phạm vi nồng độ rộng hơn. Một khía cạnh khác mà các nhà khoa học nghiên cứu là hiện tượng cạnh tranh giữa các chất ô nhiễm. Nhiều hóa chất thường cùng tồn tại trong môi trường đặc biệt là trong các thủy vực ô nhiễm. Nếu hiện tượng cạnh tranh diễn ra nghĩa là một chất ô nhiễm sẽ không gắn với các ống nano các bon nếu các đối thủ cạnh tranh khác cùng tồn tại. Sự cạnh tranh không thuận lợi với ứng dụng cho bộ lọc vì hiệu quả sẽ thay đổi tùy thuộc vào chất
  3. lượng và loại chất ô nhiễm hiện diện. Nghiên cứu về sự canh tranh cũng cung cấp thông tin về cơ chế hút bám. Sử dụng các kỹ thuật truyền thống đối với nồng độ tương đối cao đã cho thấy sự cạnh tranh có thể rất mạnh mẽ khi 3 PAHs tồn tại cùng với các ống nano các bon. Trái lại, các thử nghiệm bằng phương pháp lấy mẫu thụ động với nồng độ có thể xuất hiện trong môi trường đã chỉ ra rằng không diễn ra sự cạnh tranh nào nếu 13 PAHs được xem xét đồng thời. Ví dụ này làm nổi bật tầm quan trọng của việc triển khai và sử dụng các phương pháp thử nghiệm cho các kết quả liên quan đến các điều kiện môi trường. Vẫn còn nhiều câu hỏi cần lời giải đáp để đánh giá toàn diện tiềm năng của các ống nano các bon trong việc xử lý nước ô nhiễm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2