Áp dụng công nghệ trong thị trường nông sản: Trường hợp chấp nhận sử dụng mã QR trong thanh toán sản phẩm nông nghiệp tại Việt Nam – đề xuất nghiên cứu
lượt xem 5
download
Mã QR được ra đời và xuất hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản vào năm 1994 bởi công ty con của Toyota là Denso Wave để giúp theo dõi các bộ phận ô tô trong suốt quá trình sản xuất. Mục tiêu của nghiên cứu này là áp dụng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) để xác định sự chấp nhận của người tiêu dùng trong việc sử dụng mã QR để mua sắm nông sản tại Việt Nam
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Áp dụng công nghệ trong thị trường nông sản: Trường hợp chấp nhận sử dụng mã QR trong thanh toán sản phẩm nông nghiệp tại Việt Nam – đề xuất nghiên cứu
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN: TRƯỜNG HỢP CHẤP NHẬN SỬ DỤNG MÃ QR TRONG THANH TOÁN SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM – ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU Vương Bảo Bảo, Chu Mỹ Giang Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Mã QR được ra đời và xuất hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản vào năm 1994 bởi công ty con của Toyota là Denso Wave để giúp theo dõi các bộ phận ô tô trong suốt quá trình sản xuất. Mục tiêu của nghiên cứu này là áp dụng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) để xác định sự chấp nhận của người tiêu dùng trong việc sử dụng mã QR để mua sắm nông sản tại Việt Nam. Nghiên cứu đề xuất sử dụng kết quả từ một khảo sát 500 người được hỏi được phân tích bằng mô hình mạng SEM (Structural Equation Modeling). Các tác giả kỳ vọng rằng kết quả sẽ cho thấy mô hình TAM có sự phù hợp với bộ dữ liệu và việc sử dụng mã QR có ảnh hưởng đáng kể đến việc mua sắm nông sản của người tiêu dùng Việt Nam. Từ đó, ý nghĩa và khả năng áp dụng của nghiên cứu này trong thực tiễn cũng sẽ được rút ra. Từ khóa: Thanh toán di dộng, mã QR, thị trường nông sản, mô hình chấp nhận công nghệ TAM 1. Tính cấp thiết của đề tài Sản phẩm nông nghiệp, hay nông sản, là một loại hàng hóa đặc thù mà không thể trải nghiệm qua sản phẩm một cách đầy đủ cho đến khi nó được tiêu dùng, do đó trong trường hợp chưa có kinh nghiệm mua sắm loại hàng hóa này, quyết định mua là thách thức đối với nhiều người tiêu dùng. Công nghệ có thể thay đổi cách người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng và ngành hàng nông sản này cũng không nằm ngoài quy luật đó. Với việc áp dụng công nghệ, mua nông sản đã trở thành một phần của kỷ nguyên thông tin. Người tiêu dùng hoàn toàn có khả năng biết được thông tin về loại nông sản mình dự định mua, từ nguồn gốc xuất xứ, thể loại nông sản (thuần hữu cơ hay có sự hỗ trợ của các loại phân bón, …) cho đến hàm lượng dinh dưỡng, chỉ với một chiếc điện thoại thông minh trong tay. Ngoài ra, với một vài ứng dụng của bên thứ 3, người tiêu dùng có thể so sánh được mức giá của cùng một loại nông sản tại một loạt các chuỗi cửa hàng tiện ích, siêu thị khác nhau. Tóm lại, hơn bao giờ hết, hiện nay người tiêu dùng có thể truy cập vào một lượng lớn thông tin trong tầm tay, cho phép họ đưa ra quyết định được tư vấn bởi các chuyên gia đánh giá (cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư, chẳng hạn, người dùng ngang hàng), chất lượng tương quan với giá cả, và thậm chí là những người có ảnh hưởng xã hội. Internet và cụ thể hơn là internet trên nền tảng di động, đã thay đổi cách chúng ta vận hành cuộc sống hàng ngày. Mặc dù nhiều nghiên cứu cho thấy rằng ngành nông sản đã tụt lại phía sau so với các ngành công nghiệp khác trong việc áp dụng công nghệ, gần đây một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều doanh nghiệp nông sản đã áp dụng các phương tiện mạng xã hội. Phải chăng người tiêu dùng nông sản đã bước vào thời đại công nghệ? Một số lượng đáng kể các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Mô hình Chấp nhận Công nghệ (TAM) là một công cụ đo tâm lý phù hợp để đánh giá việc người tiêu dùng chấp nhận một công nghệ nào đó, được xác định bởi nhận thức cá nhân về tính hữu dụng của công nghệ mới (Liao và cộng sự, 2007; Ervasti và Helaakoski, 2010; Mallat và cộng sự, 2009; Lorenzo và cộng sự, 2011; Abroud và cộng sự, 2013; Sheng và Zolfagharian 2014; Liébana-Cabanillas và cộng sự, 2014). Do đó, mục đích của nghiên cứu này là áp dụng TAM để xác định sự chấp nhận của người tiêu dùng trong việc sử dụng mã QR để mua sắm nông sản. 519
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 2. Cơ sở lý luận 2.1. Thanh toán di động Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các kênh bán lẻ mới như Internet và thương mại di động đã yêu cầu có các công cụ thanh toán mới để cho phép các giao dịch được diễn ra nhanh chóng, khả thi và tiện lợi hơn đối với các kênh này (Ondrus và Pigneur, 2006). Các khoản thanh toán di động là một giải pháp nhằm tạo điều kiện cho các thanh toán trong thương mại điện tử và di động để cung cấp giải pháp thay thế cho việc sử dụng tiền mặt tại điểm bán (Menke và Lussanet, 2006; Ondrus và Pigneur, 2006). Thanh toán di động được hiểu đơn giản là bất kỳ thanh toán nào khi sử dụng thiết bị di động, kích hoạt hoặc xác nhận thanh toán (Stamatis Karnouskos, Fraunhofer Fokus, 2004). Thanh toán di động được định nghĩa là việc sử dụng thiết bị di động để thực hiện các giao dịch thanh toán mà trong đó tiền hoặc quỹ được được tích hợp trong thiết bị di động và chuyển từ người trả cho người nhận qua người trung gian, hoặc trực tiếp mà không có trung gian (Niina Mallat, 2007). Hệ thống thanh toán di động chia làm hai loại: thanh toán từ xa (Remote m-payment systems) và thanh toán gần (Proximity m-payment systems) (Shalini Chandra, Shirish C. Srivastava và Yin-Leng Theng, 2010). 2.2. Phân loại hệ thống thanh toán di động 2.2.1. Hệ thống thanh toán di động từ xa (Remote m-payment systems) Thanh toán di động từ xa là các giải pháp thanh toán di động hỗ trợ các giao dịch được thực hiện từ xa, độc lập với vị trí của người dùng (Varshney, 2002). Ứng dụng của thanh toán từ xa được sử dụng để thanh toán cho ba loại giao dịch sau: Thứ nhất, thanh toán thương mại di động cho các nhà cung cấp dịch vụ di động để mua dịch vụ và nội dung di động như nhạc chuông, tin tức và các thông tin về vị trí mua trực tiếp từ nhà cung cấp dịch vụ di động (Varshney, 2002). Nhiều thanh toán có giá trị thấp có thể thanh toán bằng phương pháp tính phí trả cho mỗi lần xem hoặc trả cho mỗi lần nhấp chuột (Varshney, 2002). Thứ hai, thanh toán cho các mặt hàng đã mua trực tiếp như mua sắm trên internet và TV trên điện thoại di động thông qua trình duyệt web (Varshney, 2002). Thứ ba, thanh toán di động di động từ người sang người (P2P) tạo điều kiện chuyển tiền thông qua các nhà cung cấp di động, sử dụng các thiết bị di động (Varshney, 2002). Cụ thể, ứng dụng P2P ở Việt Nam hiện nay như MoMo, NganLuong, BaoKim hay một số ví điện tử quốc tế như Paypal, Payooner, Amazon Payments và Google Wallet. 2.2.2. Hệ thống thanh toán di động gần (Proximity m-payment systems) Các giao dịch trên hệ thống thanh toán di động gần thực hiện trực tiếp với điểm bán (POS) hoặc thông qua ATM. Các ứng dụng sử dụng các giao thức kết nối không dây công suất thấp như Bluetooth và các công nghệ kết nối khác. Ví dụ từ hệ thống này như thanh toán đậu xe di động, một ví dụ khác về ứng dụng thanh toán di động gần đây là ứng dụng thanh toán tại điểm bán, nơi thiết bị di động thanh toán tại quầy bán hàng để mua các mặt hàng mong muốn (Varshney, 2002). 2.3. Nền tảng công nghệ Mã QR Nền tảng công nghệ (Platform Technologies) có thể hiểu là công nghệ mà dựa vào đó dịch vụ thanh toán di động được xây dựng và phát triển. Bản chất của mã QR (Quick Response Code) là một ma trận, nó được phát triển và sử dụng chủ yếu dưới dạng là một biểu tượng và dễ dàng được giải mã bởi thiết bị quét. Mã QR được ra đời và xuất hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản vào năm 1994 nhằm theo dõi các bộ phận ô tô trong suốt quá trình sản xuất. Nó chứa thông tin theo cả hai chiều dọc và ngang (2D1), trong khi mã vạch 1D2 chỉ có một hướng dữ liệu (thường là hướng dọc). Xét về độ bảo mật thì mã vạch 1D có độ bảo mật thấp hơn mã vạch 2D. Mã vạch 1D rất dễ đọc 1 Mã vạch 2D (hay còn gọi là mã vạch 2 chiều) là một hình ảnh đồ họa lưu trữ thông tin cả hai chiều ngang – như mã vạch một chiều – và theo chiều dọc. 2 Mã vạch 1d (hay còn gọi là mã vạch tuyến tính) là một khái niệm để chỉ loại mã vạch được mã hóa 1 chiều duy nhất. Một mã vạch “một chiều” thế hệ thứ nhất được tạo thành từ các đường kẻ và khoảng trống có các chiều rộng khác nhau tạo ra các mẫu cụ thể. Mã vạch mã vạch tuyến tính – chẳng hạn như UPC, EAN và GS1-128 là mã vạch một chiều có chứa một chuỗi các thanh màu đen thẳng đứng và khoảng trống trắng xác định một tập hợp các số hoặc chữ cái. Do không gian lưu trữ có giới hạn là 85 ký tự, các mã vạch này được sử dụng để lấy thông tin được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. 520
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 bằng cách quét các dòng và khoảng trắng. Tuy nhiên, mã vạch 2D không dễ hay là gần như không thể để đọc được bằng mắt người mà cần phải có máy quét. Liên quan đến khả năng đọc, mã vạch 1D phải quét dọc theo một hướng. Nếu góc của đường quét không vừa trong phạm vi, dữ liệu sẽ không được đọc chính xác. Tuy nhiên, mã vạch 2D có phạm vi góc rộng để quét, do đó mã vạch 2D có thể đọc được (Jun-Chou Chuang và cộng sự, 2010). Bên cạnh đó, dữ liệu được thể hiện thông qua mã QR có thể được khôi phục ngay cả khi một phần của mã bị biến dạng hoặc bị hỏng. Và so với mã vạch 1D, mã QR có thể chứa khối lượng thông tin lớn hơn: 7.089 cho chỉ số, 4.296 cho cả chữ và dữ liệu số, 2.953 byte nhị phân (8 bit) và 1.817 chữ cái ký hiệu Kanji/Kana của Nhật Bản. Hình 1: Hai loại mã vạch Ngày nay, công nghệ này đã ngày một trở nên phổ biến như một phương tiện để các nhà tiếp thị tiếp cận người dùng điện thoại thông minh. 2.4. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) 2.4.1. Đề xuất mô hình chấp nhận công nghệ mã QR Hình 2. Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Davis, 1986) Năm 1986, Davis đề xuất mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), một mô hình sử dụng phổ biến để nghiên cứu hành vi chấp nhận công nghệ trong các lĩnh vực công nghệ thông tin và ứng dụng hệ thống. Trong mô hình này, Davis đã chỉ ra rằng nhận thức dễ sử dụng và nhận thức hữu ích có mối quan hệ tích cực đến thái độ của người dùng và từ đó giải thích ý định sử dụng và sử dụng của người dùng. Sau đó, mô hình TAM được phát triển để giải thích cho việc áp dụng công nghệ đổi mới (Rogers, 1983; Prescott & Conger, 1995). Hành vi chấp nhận công nghệ được đề xuất để đo lường việc chấp nhận sử dụng mã QR theo mô hình TAM (Shin và cộng sự, 2012; Okazaki và cộng sự (2013). Việc sử dụng hệ thống thanh toán di động thực bằng mã QR thực tế là điểm cuối cùng đối với mô hình TAM, vì vậy việc hình thành ý định hành vi là yếu tố có tác động tích cực đến việc sử dụng công nghệ mã QR. Ý định hành vi bị ảnh hưởng bởi thái độ. Trong mô hình TAM, một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của người dùng đáng chú ý, bao gồm: nhận thức hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, thái độ, ý định sử dụng và kết quả cuối cùng là chấp nhận sử dụng mã QR đối với việc thanh toán trong mua sắm các sản phẩm nông nghiệp. 2.4.2. Nhận thức hữu ích (Perceived Usefullness) Nhận thức hữu ích được định nghĩa là mức độ một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể có thể làm tăng cường hiệu xuất của cô ấy hoặc anh ấy. Điều này có thể được hiểu như là một cá nhân có khả năng sử dụng một cách thuận lợi (Davis, 1989). Trong bối cảnh công nghệ 4.0, điều này có nghĩa là liệu người 521
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 dùng có thấy rằng công nghệ mã QR dùng trong thanh toán có hữu ích cho việc mua sắm các sản phẩm nông nghiệp. 2.4.3. Nhận thức dễ sử dụng (Perceived Ease of Use) David (1989) định nghĩa rằng nhận thức dễ sử dụng được xem như là mức độ người dùng tin rằng việc sử dụng một công nghệ/ hệ thống cụ thể sẽ giảm được những nổ lực cần thiết để hoàn thành công việc. Nếu công nghệ đáp ứng được việc dễ sử dụng, những rào cản chinh phục người dùng sẽ dễ dàng phá vỡ. Điều quan trọng là thiết kế tương tác của công nghệ cần hoàn toàn thích ứng với khả năng và kỹ năng của những người dùng tiềm năng (Kourouthanrame, Giaglis và Karaiskos 2010). Nghiên cứu của Venkatesh (2000) chỉ ra rằng nhận thức dễ sử dụng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thái độ đối với việc sử dụng các công nghệ mới. Tương tự, Villarejo (2007) đã xác nhận sự tồn tại của nhận thức dễ sử dụng đối với nhận thức hữu ích và thái độ đối với việc sử dụng một công nghệ. 2.4.4. Thái độ (Attitude towards using) Thái độ là một biến số phản ánh cảm xúc ưa thích một thứ gì đó hoặc không ưa thích một thứ gì đó mà các cá nhân, chủ thể thể hiện qua các hành động của mình (Fishbein, 1963; Premkumar và cộng sự, 2008), với ý nghĩa rằng thái độ sẽ có sự thay đổi theo thời gian khi các cá nhân, chủ thể này ngày càng có nhiều trải nghiệm. Bằng việc sử dụng các mô hình lý thuyết khác nhau (TAM, TRA và TPB), kết quả rút ra đều cho thấy thái độ là yếu tố mang tính nền tảng tác động đến ý định tham gia vào một hành vi cụ thể (Ajzen và Fishbein, 1980; Pee và cộng sự, 2008). Nghiên cứu của José Freitas Santos (2015) cho thấy rằng người tiêu dùng có nhận thức về mã QR nhưng họ đang sử dụng chủ yếu để nhận thông tin về các sản phẩm hoặc truy cập trang web của công ty chứ không phải để thanh toán khi mua một số sản phẩm. Thái độ của người được khảo sát được ghi nhận là tích cực khi được hỏi về việc sẽ sử dụng mã QR trong tương lai và họ sẵn sàng sử dụng mã QR trong tương lai. Họ thấy nó đơn giản và dễ dàng. Khả năng tài chính được ghi nhận là trở ngại chính trong việc áp dụng mã QR vì hầu hết những người được hỏi không có điện thoại thông minh, một thiết bị cơ bản để quét mã QR. 2.4.5. Ý định sử dụng (Behavioral intention to use) Ý định sử dụng (BI) được định nghĩa là mức độ mà một người dung đã lập ra các kế hoạch có ý thức để thực hiện hoặc không thực hiện một số hành vi cụ thể trong tương lai, và ý định hành vi được ảnh hưởng bởi các yếu tố nhận thức dễ sử dụng và nhận thức hữu ích (Warshaw & Davis, 1985). Bamoriya, H. (2014) thực hiện một nghiên cứu để tìm ra niềm tin và ý định hành vi của người tiêu dùng về mã QR trong marketing giữa hai nền văn hóa khác nhau (Hoa Kỳ & Nhật Bản). Nghiên cứu cũng cố gắng để tìm ra hiệu ứng tác động của phương tiện truyền thông khi được sử dụng bởi mã QR, vị trí của mã QR và trên những chiến dịch hướng dẫn về niềm tin và ý định hành vi, phát hiện của nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa văn hóa và niềm tin, cũng như giữa niềm tin và ý định hành vi. 2.4.6. Chấp nhận sử dụng công nghệ mã QR (QR code technology adoption) Cho dù công nghệ được sử dụng để mua nông sản hay bất kỳ sản phẩm nào khác, việc áp dụng công nghệ cần có thời gian. Davis (1989) đã mô hình hóa việc dự đoán áp dụng công nghệ bằng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM). Mô hình TAM kết hợp các dự đoán về thái độ và hành vi đối với việc chấp nhận và sử dụng của người dùng công nghệ (Chuttur, 2009). Nghiên cứu của Ryu và Murdock (2013) được thực hiện trong lĩnh vực bán lẻ ở Mỹ để tìm hiểu về ý định của người tiêu dùng trong việc chấp nhận mã QR. Lý thuyết hài lòng và mô hình TAM đã được sử dụng trong bài nghiên cứu để xác định về sự am hiểu thị trường của người tiêu dùng về vấn đề đổi mới công nghệ. Kết quả tìm thấy tác động tiêu cực của đặc tính đổi mới của người tiêu dùng trong khi các biến số khác như nhận thức hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, am hiểu thị trường và sự thích thú đã được chứng tỏ có ý nghĩa đối với ý định chấp nhận sử dụng mã QR. 522
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 3. Đề xuất giả thuyết nghiên cứu 3.1. Nhận thức dễ sử dụng và nhận thức hữu ích Tác động của nhận thức dễ sử dụng đối với nhận thức hữu ích đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu được áp dụng trong các bối cảnh khác nhau (Hernández-García và cộng sự 2011; Muk và Chung, 2015) và mối quan hệ giữa nhận thức hữu ích, thái độ và ý định cũng đã được ghi nhận rõ ràng (Muñoz-Leiva và cộng sự, 2012). Nhận thức dễ sử dụng còn có ảnh hưởng đến các hệ thống công nghệ khác nhau như dịch vụ thương mại di động. Một số hạn chế của thiết bị di động như màn hình nhỏ và nhập liệu khó khăn, có thể dẫn đến người tiêu dùng không hài lòng và không chấp nhận sử dụng dịch vụ thương mại di động, đặc biệt là những người tiêu dùng thiếu kinh nghiệm. Vì vậy tính dễ sử dụng là yếu tố rất quan trọng đối với dịch vụ thương mại di động, bất kể khách hàng có phải là người sử dụng thành thạo công nghệ hay không. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhận thức dễ sử dụng có mối tương quan đáng kể với việc sử dụng trong hiện tại cũng như trong tương lai (Davis, 1989) và với thái độ của người dùng đối với việc chấp nhận một hệ thống (Moore & Benbasat, 1991; Venkatech, 1999; Venkatesh & Davis, 1996). Do đó, chúng tôi đề xuất giả thuyết H1 như sau: Giả thuyết H1: Nhận thức dễ sử dụng tác động tích cực đến nhận thức hữu ích của hệ thống thanh toán di động bằng mã QR. 3.2. Nhận thức hữu ích và ý định sử dụng Nhận thức sự hữu ích được coi là một yếu tố động cơ thúc đẩy người dùng sử dụng thanh toán di động, nói cách khác, nó đóng vai trò trọng yếu trong việc quyết định sử dụng thanh toán di động (Davis, 1985). Teoh và cộng sự (2013) trong nghiên cứu về thương mại di động ở Malaysia cho rằng nhận thức sự hữu ích đóng vài trò quan trọng trọng việc dự đoán ý định hành vi của người tiêu dùng. Nhiều tài liệu và nghiên cứu cũng chứng minh rằng, nhận thức sự hữu ích và ý định sử dụng thanh toán di động có quan hệ với nhau (Adams và cộng sự, 1992; Fenech, 1998). Marion (2010) chứng minh sự hữu ích của thanh toán di động rộng hơn người dùng thường nghĩ và ảnh hưởng của nó lên ý định sử dụng thanh toán di động rất đáng kể. Nói cách khác, người dùng nhận thấy việc sử dụng thanh toán di động tiện lợi, tiết kiệm thời gian với một chi phí rẻ thì người dùng có thể nảy sinh ý định sử dụng. Giả thuyết H2 được phát triển phù hợp với ý trên. Giả thuyết H2: Nhận thức sự hữu ích có tác động tích cực đến ý định sử dụng thanh toán di động bằng mã QR. 3.3. Nhận thức hữu ích và thái độ đối với việc sử dụng Nhận thức sự hữu ích cũng có thể được thể hiện như một niềm tin vào việc sử dụng một sản phẩm quen thuộc trước đó (Tzou và Lu, 2009). Theo Davis (1989), nhận thức sự hữu ích và thái độ có mối quan hệ tích cực, dựa trên lý thuyết mô hình chấp nhận công nghệ. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu như Adams và cộng sự (1992), Fenech (1998) cũng đồng thuận với quan điểm của Davis. Thái độ đề cập đến khuynh hướng và cảm xúc của một cá nhân đối với một vật thể, ý tưởng hay một hành vi (Kucuk, 2011). Có thể nói nếu người dùng nhận thấy dùng thanh toán di động rất tiện lợi, an toàn và tiết kiệm thời gian thì có thể cho rằng sử dụng thanh toán di động là một ý kiến hay. Người dùng có thể nhận thức được sự hữu ích của thanh toán di động và cải biến thái độ của mình, vì thế giả thuyết H3 được phát biểu như sau: Giả thuyết H3: Nhận thức sự hữu ích có tác động tích cực đến thái độ đối với việc sử dụng thanh toán di dộng bằng mã QR 3.4. Nhận thức dễ sử dụng và thái độ đối với việc sử dụng Nhận thức dễ sử dụng phản ánh mức độ mà người dùng cho rằng sử dụng thanh toán di động là dễ dàng. Venkatesh (2000) cho rằng nhận thức dễ sử dụng là một yếu tố tác động đến thái độ sử dụng thanh toán di động. Một số nghiên cứu cho thấy, một hệ thống được học và quản lý dễ dàng sẽ đáp ứng các cá nhân và tạo thái độ tích cực trong việc sử dụng nó (Childers và cộng sự, 2001). Thái độ được hiểu là cảm nhận tích cực 523
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 hay tiêu cực của người dùng về hệ thống thanh toán di động. Qua đó có thể dự đoán rằng, khi các cá nhân nghĩ sử dụng thanh toán di động là dễ dàng, dẫn đến thái độ sử dụng hệ thống này là tích cực. Trong nghiên cứu này, chúng tôi cho rằng nếu người dùng nghĩ việc học và sử dụng hệ thống thanh toán di động là dễ dàng, họ sẽ nghĩ sử dụng hệ thống thanh toán di động là khôn ngoan và có lợi. Từ những lập luận trên, giả thuyết H4 được đề xuất như sau: Giả thuyết H4: Nhận thức dễ sử dụng tác động tích cực đến thái độ đối với việc sử dụng thanh toán di dộng bằng mã QR 3.5. Thái độ và ý định sử dụng Ajzen và Fishbein (1960) chỉ ra rằng thái độ là yếu tố quan trọng nhất để dự đoán ý định hành vi của người dùng. Mathieson, Davis và cộng sự (1991) cùng cho rằng thái độ có liên quan đến ý định hành vi. Có thể nói rằng giữa thái độ và ý định sử dụng tồn tại một mối quan hệ; trên thực tế, một số nghiên cứu trước đây đã xác nhận đề xuất đó như Kalkan (2011); Yılmaz và cộng sự (2009). Ajzen (1991) cho rằng ý định là mức độ nỗ lực mà cá nhân cố gắng để thực hiện một hành vi. Ý định sử dụng hệ thống thanh toán di động trực tiếp quyết định người dùng có chọn sử dụng hình thức thanh toán này hay không, các cá nhân sẽ lựa chọn sử dụng hình thức thanh toán này thay cho các hình thức thanh toán khác khi họ nhận thấy lợi ích của nó là lớn hơn. Trên thực tế, nếu người dùng cho rằng sử dụng thanh toán di động là một ý kiến hay, là khôn ngoan và mang lại nhiều lợi ích, khi đó người dùng sẽ có ý định sử dụng thanh toán di động. Vì vậy, giả thuyết H5 được đặt ra như sau: Giả thuyết H5: Thái độ có tác động tích cực lên ý định sử dụng thanh toán di động bằng mã QR 3.6. Ý định sử dụng và chấp nhận sử dụng mã QR Mô hình chấp nhận công nghệ mô tả mối quan hệ của hành vi và chấp nhận công nghệ của người dùng (Davis, 1989; Chuttur, 2009). Trước khi một công nghệ được sử dụng như thói quen hằng ngày, trước tiên người dùng phải thấy rằng công nghệ mới đó có tính hữu tích và đáp ứng được nhu cầu mà chưa được thỏa mãn của người dùng. Ý định hành vi, tiền thân của sự chấp nhận công nghệ, được xác định bởi thái độ của người dùng và nhận thức sự hữu ích (Perez và cộng sự, 2004). Và để xem xét tính hữu ích, công nghệ phải có khía cạnh dễ sử dụng của nó. Vì vậy, mô hình TAM được áp dụng để giải thích tại sao một số công nghệ được chấp nhận và số khác bị bỏ qua. Ajzen và Fishbein (1960) chỉ ra rằng ý định hành vi là yếu tố quan trọng nhất đến việc chấp nhận sử dụng mã QR của người dùng. Giả sử, khi người dùng có ý định sử dụng thanh toán di động bằng mã QR thường xuyên, người dùng sẽ sẵn sàng sử dụng thanh toán di động bằng mã QR trong tương lai gần. Vì vậy, giả thuyết H6 được đặt ra như sau: Giả thuyết H6: Ý định sử dụng có tác động tích cực đến việc sử dụng thanh toán di động bằng mã QR 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Thiết kế bảng câu hỏi Nghiên cứu này sử dụng mô hình TAM bao gồm nhận thức hữu ích (PU), nhận thức dễ sử dụng (PE), thái độ hướng tới việc sử dụng (AT) để xác định mức độ chấp nhận của người tiêu dùng đối với việc mua các sản phẩm nông nghiệp sử dụng mã QR và ý định sử dụng (BI) để đo các mối quan hệ cấu trúc đó. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài viết này bao gồm một bản khảo sát người tiêu dùng. Khảo sát được tham khảo, xây dựng từ các nghiên cứu trước đó và bao gồm 25 câu hỏi liên quan đến nhân khẩu học, hành vi tiêu dùng, hành vi mua hàng và sử dụng công nghệ. Đối với các ngiên cứu về đề tài này, các tác giả thường sử dụng thang đo Likert 5 điểm (ví dụ: Al Gahtani & Vua, 1999; Davis và cộng sự, 1989; Moore & Benbasat, 1991; Venkatech, 1999; Venkatesh & Davis, 1996) hoặc thang đo 7 điểm (Muk & Chung, 2015; Rese và cộng sự, 2014). Trong nghiên cứu này, mỗi biến được đo lường bằng nhiều câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 điểm (dao động từ 1 = hoàn toàn không đồng ý/ hoàn toàn không thể cho đến 5 = hoàn toàn đồng ý/ hoàn toàn có thể) vì so với thang đo 7 điểm, thang đo 5 điểm được cho là tăng tỷ lệ và chất lượng của phản hồi, cũng như giảm được mức độ “bối rối” của người được khảo sát. Câu hỏi khảo sát được phát triển dựa trên mong muốn 524
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 tách riêng người tiêu dùng có khả năng cao nhất trong việc sử dụng và bị ảnh hưởng bởi công nghệ, đồng thời xác định phân khúc người tiêu dùng có thể chưa áp dụng công nghệ, nhưng có khả năng là nhóm tiềm năng. 4.2. Thu thập dữ liệu Trước khi khảo sát chính được thực hiện, bảng câu hỏi ban đầu sẽ được xem xét bởi các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế và công nghệ để loại bỏ các cách diễn đạt và ngữ pháp không rõ ràng. Sau đó bảng câu hỏi sẽ được thử nghiệm với năm mươi sinh viên đại học để rà soát lại một lần nữa về các công cụ đo lường. Cuối cùng, bảng câu hỏi sẽ được xem xét kỹ lưỡng về tính hợp lệ của nội dung bởi các nhà khoa học trong các lĩnh vực kinh tế và công nghệ. Cuộc khảo sát chính sẽ được thực hiện tại Đà Nẵng, vào quý 2 năm 2020, với các trợ lý nghiên cứu được đào tạo tốt quản lý khảo sát một mẫu các khách hàng trong chuỗi cửa hàng và trang thương mại trực tuyến nông sản. Ngoài ra, những người tham gia tiềm năng sẽ được hỏi liệu họ có quan tâm đến việc điền vào bảng câu hỏi và nếu có thì các trợ lý nghiên cứu sẽ giải thích cho những người tham gia về mã QR là gì và làm thế nào để sử dụng nó. Theo Hair và cộng sự, kích thước mẫu sẽ tốt hơn khi có tỉ lệ quan sát/biến đo lường 5/1; Hoelter (1983) cho rằng kích thước mẫu tới hạn phải là 200. Nghiên cứu dự kiến sẽ phân phát 500 bản câu hỏi và kỳ vọng trên 80% sẽ sử dụng được. Với kích thước mẫu dự kiến trên, nghiên cứu sẽ thỏa mãn yêu cầu về số mẫu (tối thiểu gấp 5 lần số biến quan sát, tức tối thiểu là 125). Sau đó, các thang đo được đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) và các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu (Hình 2) được kiểm định qua mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên nền tảng lý thuyết mô hình mạng SEM và kỹ thuật phân tích dữ liệu. 4.3. Giới thiệu các biến số và thang đo 4.3.1. Nhận thức dễ sử dụng Mã Thang đo Thang đo gốc Tác giả Đối với tôi, học cách dùng thanh It will be easy to operate the S.Taylor, P.A. Todd PEU1 toán di động bằng mã QR là dễ equipment in the CRC (1995) dàng Nhìn chung, tôi thấy sử dụng A service that is difficult to learn is S. Taylor, P.A. Todd PEU2 thanh toán di động bằng mã QR (bad/good) (1995) là dễ dàng. 4.3.2. Thái độ Mã Thang đo Thang đo gốc Tác giả Tôi nghĩ sử dụng thanh toán di S.Taylor, P.A. Todd AT1 động bằng mã QR là một ý kiến Using the CRC is a (bad/good) idea (1995) hay Tôi nghĩ sử dụng thanh toán di S.Taylor, P.A. Todd AT2 động bằng mã QR là rất khôn Using CRC is a (foolish/wise) idea (1995) ngoan Tôi nghĩ sử dụng thanh toán di Using the CRC would be S.Taylor, P.A. Todd AT3 động bằng mã QR rất có lợi (unpleasant/pleasant) (1995) 525
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 4.3.3. Nhận thức sự hữu ích Mã Thang đo Thang đo gốc Tác giả Sử dụng thanh toán di động bằng S.Taylor, P.A. Todd Using the CRC will improve my (1995) PU1 mã QR sẽ làm tăng khả năng grades thanh toán của tôi S.Taylor, P.A. Todd Sử dụng thanh toán di động bằng (1995) PU2 The CRC will be of no benefit to me mã QR có lợi cho tôi S.Taylor, P.A. Todd Thanh toán di động bằng mã QR The advantages of the CRC will (1995) PU3 có nhiều lợi ích hơn bất lợi outweigh the disadvantages Sử dụng thanh toán di động bằng S.Taylor, P.A. Todd Overall, using the CRC will be (1995) PU4 mã QR là một lợi thế khi thanh advantageous toán 4.3.4. Ý định sử dụng Thang đo của S.Taylor và P.A. Todd (1995) ngoài trừ thể hiện ý định sử dụng và ý định sử dụng thường xuyên thì không thể hiện ra ý định khuyên nhủ người khác sử dụng, nói cách khác, thang đo chưa bao quát đầy đủ. Mặt khác, thang đo của Suh & Han (2003), Chandra và cộng sự (2010) ngoài việc thể hiện ý định khuyên nhủ người khác thì những thang đo khác có ý nghĩa tương tự như thang đó của S.Taylor và P.A. Todd (1995). Theo thang đo trên của chuẩn chủ quan, nhóm tác giả quyết định chia thang đo I will strongly recommend others to use this internet banking site thành 2 thang đo nhỏ do yếu tố others không xác định được đối tượng cụ thể. Vì thế, thang đo ý định sử dụng như sau: Mã Thang đo Thang đo gốc Tác giả S.Taylor, P.A. Todd (1995), Suh Nếu có cơ hội, tôi sẽ sử dụng BI1 I intend to use the CRC this term & Han (2003), thanh toán di động bằng mã QR Chandra và cộng sự (2010) S.Taylor, P.A. Tôi có ý định sử dụng thanh Todd (1995), Suh I intend to use the CRC frequently BI2 toán di động bằng mã QR & Han (2003), this term thường xuyên Chandra và cộng sự (2010) Tôi có ý định khuyên gia đình Suh & Han (2003), I will strongly recommend others to BI3 sử dụng dịch vụ thanh toán di Chandra và cộng sự use this internet banking site động bằng mã QR (2010) 526
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Tôi có ý định khuyên bạn bè sử BI4 dụng dịch vụ thanh toán di động bằng mã QR 4.3.5. Sử dụng thanh toán bằng mã QR Mã Thang đo Thang đo gốc Tác giả UQR1 Nếu có cơ hội, tôi sẽ sử dụng Given the opportunity, I would use Davis (1989), Gefen, thanh toán di động bằng mã a mobile QR payment system Karahanna, and QR Straub (2003), Venkatesh and Davis (2000), Schierz, UQR2 Tôi có thể sẽ sử dụng thanh I am likely to use a QR payment Schilke, and Wirtz toán di động bằng mã QR system in the near future (2010) trong tương lai UQR3 Tôi sẵn sàng sử dụng thanh I am open to using a QR mobile toán di động bằng mã QR payment system in the near future trong tương lai gần UQR4 Tôi dự định sử dụng thanh I intend to use a QR mobile toán di động bằng mã QR khi payment system when the có cơ hội opportunity arises 4.4. Phương pháp nghiên cứu Nhóm nghiên cứu dự kiến thực hiện điều tra với 500 bảng câu hỏi khảo sát chính thức nhằm mục đích tìm ra các yếu tố tác động lên ý định sử dụng thanh toán bằng QR tại Đà Nẵng. 4.5. Chọn mẫu Đối tượng khảo sát là khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của các chuỗi cửa hàng bán sản phẩm nông nghiệp tại thành phố Đà Nẵng. Nghiên cứu thực hiện theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Nghiên cứu thực hiện khảo sát bằng bảng câu hỏi với dự kiến thu thập 500 phản hồi của đáp viên. 4.6. Thiết kế bảng câu hỏi Dựa trên mục đích nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và thang đo đã được kiểm định, bảng câu hỏi được thiết kế với 3 phần, bao gồm: Phần 1: Mở đầu Phần này bao gồm lời mở đầu, giới thiệu tác giả, tên đề tài, khái quát về thanh toán di động bằng mã QR và câu hỏi gạn lọc đối tượng điều tra là khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của thanh toán di động bằng mã QR. Nếu đáp viên là khách hàng tiềm năng có thể bỏ qua một số câu hỏi về việc đã sử dụng bao lâu và trung bình sử dụng bao nhiêu lần trong tuần. Phần 2: Ý kiến của đáp viên Các câu hỏi thể hiện sự đánh giá của khách hàng về tính dễ sử dụng, tính hữu ích, thái độ, ý định hành vi và sự chấp nhận sử dụng thanh toán di động bằng mã QR. 527
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Phần 3: Thông tin đáp viên Phần này bao gồm các thông tin của đáp viên như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập bình quân hàng tháng của đáp viên. 4.7. Phương pháp phân tích dữ liệu Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên nền tảng lý thuyết mô hình mạng SEM và kỹ thuật phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 và AMOS 20.0. Quy trình phân tích thông qua các bước: Bước 1: Kiểm tra độ tin cậy của thang đo thông qua việc kiểm định hệ số Cronbach Alpha. Với phương pháp phân tích hệ số tin cậy Cronbach Alpha, các item có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại bỏ. Thang đo có hệ số Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là thang đo đủ điều kiện sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới (Nunnally, 1987; Peterson, 1994; Slater, 1995). Bước 2: Đánh giá sơ bộ thang đo thông qua phân tích nhân tố EFA để kiểm tra giá trị của thang đo. Phân tích khám phá là phương pháp phân tích thống kê chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair và cộng sự, 2009). Phương pháp phân tích nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis) được phân tích để xác định xem phạm vi, mức độ quan hệ giữa các biến quan sát và các nhân tố cơ sở như thế nào, làm nền tảng cho một tập hợp các phép đo để rút gọn hay giảm bớt số biến quan sát tải lên các nhân tố cơ sở. Điều kiện thích hợp để thực hiện được phân tích nhân tố khám phá là hệ số KMO > 0.5, lượng biến thiên của một biến > 0.5, tổng phương sai trích phải lớn hơn 50%, kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê Sig. < 0.05, hệ số tải nhân tố của các biến với các nhân tố được rút trích phải lớn hơn 0.3. Bước 3: Phân tích CFA bằng AMOS. Bước 4: Phân tích chỉ số AVE và CR với AVE > 0.5 và CR > 0.5 Bước 5: Kiểm định các giả thuyết và mô hình cấu trúc để phù hợp với tổng thể. Mô hình mạng SEM (Structural Equation Modeling) là một trong những kỹ thuật phức hợp và linh hoạt nhất sử dụng để phân tích mối quan hệ phức tạp trong mô hình nhân quả. Mô hình mạng SEM (Structural Equation Modeling). Mô hình SEM đã được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực nghiên cứu như tâm lý học (Anderson và Gerbing,1988; Hansell và White, 1991), xã hội học (Lavee, 1988; Lorence và Mortimer, 1985), nghiên cứu sự phát triển của trẻ em (Anderson, 1987; Biddle và Marlin,1987) và trong lĩnh vực quản lý (Tharenou, Latimer và Conroy,1994). Thực hiện phân tích mô hình SEM, xem xét các yếu tố: Mức độ phù hợp của mô hình thông qua kiểm định Chi-square với P < 0.05, nghĩa là mức độ phù hợp tổng quát của toàn bộ mô hình với độ tin cây 95% (Joreskog, 1989). Tỉ số CMIN/Df < 3, một số trường hợp có thể nhỏ hơn hoặc bằng 3. Có các chỉ số RMSEA < 0.08, TLI, GFI và CFI lớn hơn hoặc bằng 0.9 (Thọ và Trang, 2008). Tính đơn hướng/đơn nguyên: Mức độ phù hợp của mô hình với dữ liệu thị trường cho chúng ta điều kiện cần và đủ để cho ta tập biến quan sát đạt được tính đơn hướng, trừ trường hợp các sai số của các biến quan sát có tương quan với nhau (Steenk và Van Trijp, 1991). Giá trị hội tụ: Gerbring và Anderson (1988) cho thấy rằng thang đo đạt được giá trị hội tụ khi các trọng số chuẩn hóa của thang đo đều cao (> 0.5), và có ý nghĩa thống kê P < 0.05, hệ số tương quan của từng cặp khái niệm khác biệt so với 1 ở độ tin cậy 95%, các hệ số tương quan đều < 1. Kiểm định các giả thuyết dựa trên giá trị P-value phải bé hơn 0.05 thì mối quan hệ giữa 2 biến số có ý nghĩa thống kê. Nếu không đảm bảo phải loại giả thuyết đó. Nếu đảm bảo P bé hớn 0.05 tiếp tục xét trọng số chuẩn hóa để có thể biết đến chiều tác động và mức độ ảnh hưởng. 528
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 5. Thực trạng sử dụng mã QR trong thanh toán sản phẩm nông nghiệp tại Việt Nam Nhìn chung, hiện nay tại thị trường Việt Nam, không chỉ riêng thị trường sản phẩm nông nghiệp mà còn ở rất nhiều các loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ khác, thanh toán di động thông qua quét mã QR đang ngày càng trở nên phổ biến. Sự chuyển biến tích cực theo hướng không dùng tiền mặt này đến từ nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan. Về mặt dân số, với cơ cấu dân số trẻ, hơn 50% người dân có sự tiếp cận với mạng Internet, hơn 70% sử dụng điện thoại thông minh (smartphone). Về mặt hạ tầng kỹ thuật, công nghệ 4G đang ngày càng được phổ cập, tốc độ cũng như băng thông truy cập mạng di động không còn là một trở ngại. Về phía nhà cung cấp giải pháp thanh toán, có thể kể đến một ông lớn trong lĩnh vực thanh toán qua mã QR – VNPay, với việc tung ra hàng loạt các chương trình khuyến mãi, ông lớn này đã phần nào làm thay đổi thói quen của một bộ phận lớn người tiêu dùng cũng như người cung cấp hàng hóa – dịch vụ. Về phía doanh nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp vừa và nhỏ là những đối tượng hoàn toàn có thể áp dụng thanh toán mã QR cho khách hàng của mình với chi phí quản lý tương đối thấp. Nói riêng về việc thanh toán sản phẩm nông nghiệp bằng mã QR, điều này có liên hệ mật thiết với việc triển khai truy nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp mà lâu nay đã được từng bước thực hiện. Sử dụng cơ sở dữ liệu đã có từ việc ứng dụng truy xuất nguồn gốc, các cơ quan chức năng đã có nhiều động thái khuyến khích doanh nghiệp tạo điều kiện thanh toán qua mã QR cho khách hàng. Chẳng hạn như tại thủ đô Hà Nội, dự án “Chợ nhà mình” được triển khai nhằm khuyến khích người tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp “đi chợ” ngay tại nhà mình, bao gồm từ khâu chọn sản phẩm, truy xuất nguồn gốc cho đến khâu thanh toán tiền hàng, tất cả đều sử dụng qua mã QR. Tuy nhiên, một thực trạng còn tồn tại trong việc sử dụng mã QR trong việc thanh toán sản phẩm nông nghiệp tại Việt Nam là về mặt nghiên cứu, có quá ít các khảo sát về việc có cần thiết hay không việc áp dụng thanh toán mã QR trong thị trường hàng hóa đặc thù này. Nhóm tác giả cho rằng với việc đã quá quen với việc tiêu dùng “nhìn tận mắt, sờ tận tay”, “trả tiền mặt” với loại hàng hóa đặc thù như nông sản, cộng thêm yếu tố tuổi tác của các tiểu thương ở chợ, siêu thị có mặt hàng nông sản, thì việc ứng dụng mã QR trong thanh toán loại sản phẩm này ắt hẳn sẽ còn nhiều gian nan để đến được từng quầy rau, quầy thịt tại các chợ, siêu thị, dù cho những lợi ích của thanh toán mã QR là không thể nào bàn cãi, như đã đề cập ở các phần trước. Tuy vậy, với việc nhìn vào nước láng giềng là Trung Quốc, cuối năm 2017 đã có đến 65% dân số sử dụng thanh toán qua mã QR thì việc các cửa hàng tại một khu chợ, hay các tài xế xe công nghệ luôn thường trực một tấm bảng có mã QR của mình không có gì là quá lạ. 6. Kết luận Với việc công nghệ thanh toán qua nền tảng di động ngày càng phát triển, sản phẩm nông nghiệp cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Nắm bắt được khoảng trống nghiên cứu đó, nhóm tác giả đề xuất mô hình Chấp nhận công nghệ (TAM) nhằm đánh giá sự chấp nhận sử dụng mã thanh toán QR trong việc mua sắm các sản phẩm nông nghiệp. Nhóm tác giả tin rằng với một cơ sở lý luận và đề xuất nghiên cứu như trong bài viết này, các tác giả khác hoàn toàn có thể kế thừa và tiến hành những khảo sát mang tính thực tiễn và từ những kết quả đó, những giải pháp có thể được rút ra để ngày càng tiếp cận mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt, theo đúng Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (mục tiêu: cuối 2020 và 2025 tỷ trọng tiền mặt lần lượt dưới 10% và 8%). TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Abroud, A., Y. V. Choong, S. Muthaiyah, and D. Y. G. Fie. 2013. “Adopting e-Finance: Decomposing the Technology Acceptance Model for Investors.” Service Business 9 (1): 161–182. [2] Anderson và Gerbing (1988). Structural equation modeling in practice: A review and recommended two- step approach. Psychological Bulletin, 103(3), 411−423. [3] Bamoriya, H. (2014). Cross-cultural exploration of consumers’ beliefs and behavioral intentions towards 529
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 QR codes in marketing: an experimental study in India and USA. Acta Universities Danubius. Œconomica, 10(4). [4] Bamoriya, H. (2014). QR code based marketing in India and Japan. Singidunum Journal of Applied Sciences, 11(2), 20-29. [5] Biddle và Marlin (1987). Causality, confirma-tion, credulity, and structural equation modeling. ChildDevelopment, 58(1), 4-17 [6] Daim, T. U., N. Basoglu, and U. Topacan. 2013. “Adoption of Health Information Technologies: The Case of a Wireless Monitor for Diabetes and Obesity Patients.” Technology Analysis & Strategic Management 25 (8): 923–938 [7] Davis, F. D. 1989. “Perceived Usefulness, Perceived Ease of use, and User Acceptance of Information Technology.” MIS Quarterly 13 (3): 319–340. [8] Ervasti, M., and H. Helaakoski. 2010. “Case Study of Application-based Mobile Service Acceptance and Development in Finland.” International Journal of Information Technology and Management 9 (3): 243– 259. [9] Hansell và White (1991). Adolescent drug use, psychological distress, and physical symptoms. Journal of Health and Social Behavior, 32(2), 288–301 [10] Huarng, K. H., T. H. K. Yu, and J. J. Huang. 2010. “The Impacts of Instructional Video Advertising on Customer Purchasing Intentions on the Internet.” Service Business 4 (1): 27–36. [11] Lavee (1988). Linear structural relationships (LISREL) in family research. Journal of Marriage and the Family, 5Q, 937-948. [12] Liao, C., Chen, J.-L., & Yen, D. C. (2007). Theory of planning behavior (TPB) and customer satisfaction in the continued use of e-service: An integrated model. Computers in Human Behavior, 23(6), 2804– 2822. [13] Liébana-Cabanillas, F., J. Sánchez-Fernández, and F. Muñoz-Leiva. 2014. “The Moderating Effect of Experience in the Adoption of Mobile Payment Tools in Virtual Social Networks: The m-Payment Acceptance Model in Virtual Social Networks (MPAM-VSN).” International Journal of Information Management 34 (2): 151–166 [14] Lorence và Mortimer (1985). Job Involvement Through the Life-Course: A Panel Study of Three Age Groups. American Sociological Review, 50, 618-638. [15] Lorenzo, C., Mª. C. Alarcón, and M. A. Gómez. 2011. “Adopción de redes sociales virtuales: ampliación del modelo de aceptación tecnológica integrando confianza y riesgo percibido.” Cuadernos de Economía y Dirección de la Empresa 14: 194–205. [16] Mallat, N., M. Rossi, V. K. Tuunainen, and A. Öörni. 2009. “The Impact of use Context on Mobile Services Acceptance: The Case of Mobile Ticketing.” Information and Management 46 (3): 190–195. [17] Muk, A., & Chung, C. (2015). Applying the technology acceptance model in a two-country study of SMS advertising. Journal of Business Research, 68(1), 1–6. [18] Muñoz-Leiva, F., J. Hernández-Méndez, and J. Sánchez-Fernández. 2012. “Generalising User Behaviour in Online Travel Sites Through the Travel 2.0 Website Acceptance Model.” Online Information Review 36 (6): 879–902 [19] Ozkaya, E., Ozkaya, H. E., Roxas, J., Bryant, F., & Whitson, D. (2015). Factors affecting consumer usage of QR codes. Journal of Direct, Data and Digital Marketing Practice, 16(3), 209-224. [20] Rese, A., Schreiber, S., & Baier, D. (2014). Technology acceptance modeling of augmented reality at the point of sale: Can surveys be replaced by an analysis of online reviews? Journal of Retailing and Consumer Services, 21(5), 869–876. doi:10.1016/j.jretconser.2014.02.011 [21] Ryu, J. S., & Murdock, K. (2013). Consumer acceptance of mobile marketing communications using the QR code. Journal of Direct, Data and Digital Marketing Practice, 15(2), 111-124. 530
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 [22] Santos, J. F. (2015). QR Code adoption and mobile marketing practices in Portugal: An empirical study. International Journal of Marketing, Communication and New Media, 3(5). [23] Sheng, X. and M. Zolfagharian. 2014. “Consumer Participation in Online Product Recommendation Services: Augmenting the Technology Acceptance Model.” Journal of Services Marketing 28 (6): 3–3. [24] Steenk và Van Trijp (1991). The use of LISREL in validating marketing constructs. International Journal of Research in Marketing. 291 [25] Tharenou, Latimer và Conroy (1994). How Do You Make it to the Top? An Examination of Influences on Women and Men's Managerial Advancement. Academy of Management Journal, 37(4), 899-931 [26] Thọ và Trang (2008). Nghiên cứu khoa học Marketing ‑ Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, TPHCM: NXB ĐH Quốc gia TPHCM. 531
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH PHÁT TRIỂN XÃ
228 p | 220 | 65
-
Khóa quản lý hành chính Nhà nước Đề án Tin học 2001- 2005 trong hành động: Phần 1
167 p | 143 | 24
-
Chuyên đề Số 10: Tác động Cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam
17 p | 96 | 11
-
Các bí ẩn trong sự dụng phần mền máy tính
4 p | 78 | 6
-
Đề xuất áp dụng công cụ Tái điều chỉnh đất đai trong cải tạo đô thị tại quận 3, TP.HCM
4 p | 9 | 6
-
Tài liệu về thành lập cơ sở lý luận để chuyển sang nền kinh tế thị trường từ nhu cầu cần thiết phải phát triển khoa học công nghệ p2
9 p | 96 | 6
-
Các nguồn lực và cam kết chung nhằm tăng cường các cơ quan pháp luật: UNDP và Đan Mạch hỗ trợ các nhà lập pháp, thẩm phán, và kiểm sát viên của Việt Nam
14 p | 44 | 5
-
Giáo trình phân tích quy trình ứng dụng lý luận nền kinh tế thị trường theo công nghệ p2
9 p | 46 | 5
-
Chuyển đổi số trong quản trị đô thị Phú Quốc, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
4 p | 50 | 5
-
Động lực và áp lực phát triển kinh tế bền vững năm 2018
7 p | 16 | 4
-
Phát triển tài sản trí tuệ và thị trường khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế - Thực trạng và giải pháp
14 p | 61 | 4
-
Áp dụng khung “năng lực hấp thụ công nghệ quốc gia” để thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Bắc Kạn
12 p | 55 | 4
-
Thực trạng áp dụng pháp luật về bảo hiểm y tế sinh viên tại tỉnh Thừa Thiên Huế và giải pháp hoàn thiện
9 p | 52 | 3
-
Các chính sách thi hành dành cho người lao động trong Luật việc làm, bộ Luật lao động, Luật công đoàn (Áp dụng năm 2014): Phần 2
190 p | 54 | 3
-
Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
6 p | 74 | 3
-
Cơ hội lồng ghép kinh tế tuần hoàn vào xây dựng xã thương mại điện tử - áp dụng thí điểm tại huyện Cần Giờ - Tp. Hồ Chí Minh
5 p | 11 | 3
-
Tạp chí chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ (Chủ đề: Kinh tế - Xã hội)
67 p | 17 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn