intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Động lực và áp lực phát triển kinh tế bền vững năm 2018

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

17
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Động lực và áp lực phát triển kinh tế bền vững năm 2018" nhằm khai thác các động lực tăng trưởng bền vững, nhận diện và xử lý hiệu quả các thách thức đa dạng còn tồn tại và mới phát sinh là vấn đề có ý nghĩa chiến lược và tầm quan trọng đặc biệt, quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới trong bối cảnh mới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Động lực và áp lực phát triển kinh tế bền vững năm 2018

  1. ĐỘNG LỰC VÀ ÁP LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG NĂM 2018 Phạm Thái Hà* 1 TÓM TẮT: Năm 2018 bên cạnh những thời cơ, thuận lợi và động lực mới được ghi nhận và phát huy, cũng có không ít khó khăn, thách thức, với nhiều vấn đề mới phức tạp phát sinh từ thực tiễn thế giới và trong nước. Nhờ có sự đổi mới mạnh mẽ, năng động, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện và sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục chuyển biến tích cực, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực… Tiếp tục khai thác các động lực tăng trưởng bền vững, nhận diện và xử lý hiệu quả các thách thức đa dạng còn tồn tại và mới phát sinh là vấn đề có ý nghĩa chiến lược và tầm quan trọng đặc biệt, quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới trong bối cảnh mới. Từ khóa: Tăng trưởng, động lực, phát triển bề vững 1. TỪ NHỮNG ĐỘNG LỰC VÀ ĐỘNG THÁI TÍCH CỰC Bước vào năm 2018, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp theo các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; Đồng thời, với phương châm “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”, các bộ, ngành, địa phương đã sớm ban hành các chương trình, kế hoạch hành động; xây dựng kịch bản tăng trưởng theo quý đối với từng ngành, lĩnh vực và thường xuyên kiểm tra, đánh giá thực hiện; tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; đổi mới, tìm các lĩnh vực còn dư địa để có giải pháp thúc đẩy phát triển; tổ chức các hội nghị toàn quốc về: phòng chống thiên tai, thúc đẩy tăng trưởng, xuất khẩu, logistics, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư xây dựng… Động lực tăng trưởng năm 2018 được hội tụ và lan tỏa từ tổ hợp các giải pháp của Chính phủ và nỗ lực tìm thấy hướng đi, cơ hội phát triển mới của doanh nghiệp, nhất là từ sự phát triển ngành chế biến, chế tạo; Sự bứt phá trong xuất khẩu rau quả nhờ áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn và công nghệ bảo quản hiện đại hơn; Sự hồi sinh và gia tăng mạnh mẽ khu vực doanh nghiệp và thúc đẩy quá trình cổ phần hóa DNNN; duy trì động lực tăng trưởng và xuất khẩu từ khu vực FDI; Du lịch tiếp tục tăng trưởng tốt và thị trường tài chính mở rộng hơn, tăng trưởng tín dụng tích cực với nền lãi suất tương đối ổn định; Cơ cấu tín dụng đang tiếp tục theo hướng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm hỗ trợ có hiệu quả hơn cho tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, động lực tăng trưởng còn được tiếp sức từ sự gia tăng tổng đầu tư xã hội và duy trì tổng cầu tiêu dùng trong nước cao; tiếp tục mở rộng xuất khẩu. Và tieexp tục kiểm oats tốt thị trường tafic hính-tiền tệ nhờ áp dụng chế độ tỷ giá trung tâm linh hoạt; thu hẹp dần giãn cách giá vàng trong nước với thế giới * Văn phòng Chính Phủ, Việt Nam, tác giả nhận phản hồi: 0972855555. E-mail address: thaiha.bkt@gmail.com.
  2. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 837 Đặc biệt, động lực tăng trưởng năm 2018 được tiếp tục và lan tỏa ra từ sự cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm nhẹ gánh nặng chi phí tài chính; giảm nợ xấu, cải thiện điều kiện tiếp cận tín dụn và các chi phí khác cho doanh nghiệp; làm tốt công tác bình ổn và lưu thông hàng hóa; ổn định thị trường ngoại hối; mở rộng tự do hóa và quản lý cạnh tranh lành mạnh. Động lực tăng trưởng còn được gia tăng từ lòng tin thị trường, củng cố vị thế quốc tế và kỳ vọng những cơ hội mới tới từ các kết quả đàm phán, ký kết và triển khai các cam kết và chủ động hội nhập quốc tế của Việt Nam. Động lực tăng trưởng cũng đến từ những chuyển động tích cực về tái cơ cấu kinh tế, nhất là trong mua bán, sáp nhập các ngân hàng và chuyển nhượng dự án bất động sản; thu hồi các dự án chậm triển khai, dùng sai mục đích sử dụng đất; cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công và tăng cường sử dụng giống mới, ứng dụng công nghệ bảo quản, chế biến nông sản hiện đại; mở rộng sự tham gia của DN đầu tư vào nông nghiệp theo mô hình liên kết chuỗi và quy mô công nghiệp. Động lực tăng trưởng đang được tiếp sức bởi sự chuyển động của cả bộ máy quản lý và hệ thống chính trị, tạo mọi điều kiện, tháo gỡ mọi rào cản cho sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp; phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo, gắn với các lợi thế về nguồn nguyên liệu nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; Thực hiện tốt công tác dự báo thị trường, xúc tiến thương mại, tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu. Chủ động nhận diện và cập nhật các rào cản kỹ thuật để chủ động xây dựng các biện pháp khắc phục kịp thời; kiểm soát lạm phát, lãi suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế; chống thất thu, nợ đọng thuế, Triệt để tiết kiệm chi NSNN; nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; bồi thường, hỗ trợ người dân ở các tỉnh bị thiệt hại do sự cố ô nhiễm môi trường biển sớm khôi phục sản xuất và ổn định đời sống… Những điểm trên cho thấy, kinh tế của nước ta đang chuyển mạnh từ động lực tăng trưởng dựa trên vốn đầu tư, sang khai thác, củng cố và phối hợp các động lực tăng trưởng bền vững về thể chế, công nghệ và niềm tin, đáp ứng yêu cầu ổn định và phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả hơn, chuẩn bị cho đất nước phát triển với nhiều kỳ vọng lớn lao và tự tin hơn trong năm 2018. Nhờ vậy, về tổng thể, nền kinh tế cả nước tiếp tục tăng trưởng ổn định và đồng đều, lạm phát được kiểm soát. Chính sách tiền tệ được điều hành chủ động, linh hoạt; hỗ trợ kịp thời các tổ chức tín dụng gặp khó khăn, bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống. Mặt bằng lãi suất ổn định; tín dụng tập trung cho sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên với lãi suất giảm; Tỷ giá, thị trường ngoại hối ổn định; dự trữ ngoại hối nhà nước đạt 63,5 tỷ USD. Năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng được cải thiện (cuối tháng 3, tỷ lệ nợ xấu còn 2,18%) và phát triển các dịch vụ thanh toán, tín dụng bán lẻ, tiêu dùng; NHNN đã có giải pháp kiểm soát hoạt động liên quan đến tiền ảo. Cải cách thủ tục hành chính có nhiều tiến bộ, đã rà soát, có phương án cắt giảm khoảng 50% điều kiện đầu tư kinh doanh trong các lĩnh vực công thương, y tế, giao thông vận tải, xây dựng, nông nghiệp... Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) bình quân đạt mức cao nhất kể từ khi thực hiện năm 2005 đến nay. Công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được nhiều bộ ngành, địa phương triển khai tích cực; bán cổ phần lần đầu tại một số doanh nghiệp lớn đạt kết quả tốt. Thành lập Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; rà soát, hoàn thiện Điều lệ và tổ chức hoạt động của một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Việc xử lý các dự án, doanh nghiệp thua lỗ, thất thoát lớn đạt kết quả bước đầu, giảm lỗ và một số dự án đã có lãi Nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển khá thuận lợi, năng suất và sản lượng;cây con ổn định, dù một phần diện tích đất nông nghiệp tiếp tục bị thu hẹp.
  3. 838 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION Ngày 17/5/2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính về Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) với tổng kinh phí dự kiến khoảng 45.000 tỷ đồng, nhằm phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Theo thống kê, đến hết tháng 4/2018, cả nước đã có 60/63 tỉnh, thành triển khai xây dựng khung Chương trình OCOP cấp tỉnh Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 5 tháng qua có 3 điểm nổi bật là: Mức tăng cao 9,7% (cao hơn mức tăng 6,6% của cùng kỳ năm 2017); ngành chế biến, chế tạo tăng trưởng cao nhất 11,8% (dù có xu hướng tăng chậm dần (2 tháng đầu năm nay tăng 15,5%; 3 tháng tăng 14,1%; 4 tháng tăng 12,5%) và ngành khai khoáng giảm 2,2% (khai thác dầu thô giảm 10,2%). Đặc biệt, Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam tháng 5 tăng lên 53,9 điểm, cao nhất trong ASEAN; Niềm tin thị trường và vốn đầu tư xã hội đang có cải thiện tích cực: Vốn đầu tư từ khu vực doanh nghiệp tăng mạnh, với tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong 5 tháng đầu năm là 1.419,1 nghìn tỷ đồng từ 52.322 doanh nghiệp (DN) đăng ký mới (tăng 3,5% về số lượng và tăng 6,4% về số vốn đăng ký); Đặc biệt, số vốn đầu tư tăng thêm của các DN cao gần gấp đôi số đăng ký mới; Ngoài ra, còn có 13.267 DN quay trở lại hoạt động, giảm nhẹ 1,4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, vẫn có tới 33.399 DN tạm ngừng hoạt động, tăng 3,9% so với cùng kỳ, bằng 2/3 số DN thành lập mới.Rõ ràng khu vực DN vẫn còn nhiều khó khăn và cần nhiều hơn các giải pháp hỗ trợ thực chất từ phía nhà nước và ngân hàng. Vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách nhà nước (NSNN) đạt 96,1 nghìn tỷ đồng, bằng 28,4% kế hoạch năm và tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2017 bằng 28,7% và tăng 5,5%). Vốn FDI trong 5 tháng qua đang thu hút theo đúng định hướng và được triển khai có hiệu quả: Dù tổng số vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm đạt 7.150,1 triệu USD, giảm 30,8%, nhưng FDI thực hiện ước đạt 6,75 tỷ USD, tăng 9,8% và vốn góp, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 2,75 tỷ USD, tăng 53,5% so với cùng kỳ năm 2017. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 62,3% tổng vốn đăng ký... Thành phố Hồ Chí Minh có số vốn đăng ký lớn nhất với 540,9 triệu USD, chiếm 11,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất trong số 50 quốc gia, vùng lãnh thổ có vốn FDI mới, với 1.019,5 triệu USD, chiếm 21,9% tổng vốn đăng ký cấp mới. Vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài 5 tháng đầu năm đạt 184,7 triệu USD, tập trung vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng (đạt 105,8 triệu USD, chiếm 57,3%); Lào đứng đầu (chiếm 43,4% tổng vốn đầu tư) trong 24 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam. Động lực phát triển từ thị trường trong nước và nước ngoài tiếp tục mở rộng, với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.752,7 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,3% (cùng kỳ năm 2017 tăng 7,5%). Tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước đạt 93,09 tỷ USD, tăng 15,8%; Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 89,70 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước; tức xuất siêu 3,39 tỷ USD (khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 10,39 tỷ USD, bằng gần 3,6% kim ngạch xuất khẩu.. Tuy nhiên, sau 4 tháng liên tiếp xuất siêu, tháng 5/2018 ước tính nhập siêu 500 triệu USD do xuất khẩu điện thoại bắt đầu có xu hướng giảm... Một số mặt hàng nông sản có lượng xuất khẩu tăng, nhưng kim ngạch giảm: Cà phê lượng tăng 1,8%, kim ngạch giảm 12%; tương ứng cao su tăng 19,6% và giảm 10,8%; hạt tiêu tăng 6,2% và giảm 37,1%. Riêng dầu thô tính chung 5 tháng giảm về cả lượng (40,1%) và kim ngạch xuất khẩu (đạt 919 triệu USD, giảm 20,4%), trong khi giá xuất khẩu bình quân tăng 45,3% so với cùng kỳ năm 2017.
  4. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 839 Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, đạt 17,4 tỷ USD, tăng 9%. Xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 13,8 tỷ USD, tăng 30,8%, và sang Hàn Quốc đạt 7,2 tỷ USD, tăng 31%. Tuy nhiên, cả hai thị trường này vẫn khiến Việt Nam nhập siêu nhiều nhất, nhất là hàng tiêu dùng từ Trung Quốc và linh kiện sản phẩm công nghệ từ Hàn Quốc (5 tháng cả nước nhập khẩu hàng điện tử, máy tính và linh kiện đạt 16,1 tỷ USD, tăng 14,1%; điện thoại và linh kiện đạt 5,2 tỷ USD, tăng 1,3%; riêng điện tử, máy tính và linh kiện từ Hàn Quốc tăng 26,4%;.. Thị trường tài chính trong nước ổn định và tiếp tục nhận được sự ghi nhận tích cực từ đánh giá và xếp hạng tín nhiệm nước ngoài. Chỉ số giá đô la Mỹ khá ổn định, với mức tháng 5/2018 giảm 0,06% so với tháng trước; tăng 0,26% so với tháng 12/2017 và tăng 0,26% so với cùng kỳ năm 2017. Thị trường du lịch tiếp tục phát triển mạnh cả trong và ngoài nước: Khách quốc tế đến nước ta 5 tháng qua ước đạt 6.708,4 nghìn lượt người, tăng 27,6% (riêng đến bằng đường bộ đạt 1.167,4 nghìn lượt người, tăng 59,9%) so với cùng kỳ năm trước; Để tạo thuận lợi phát triển du lịch quốc tế, Chính phủ đã quyết định gia hạn 3 năm kể từ ngày 01/7/2018 đến hết ngày 30/6/2021 về việc miễn thị thực đơn phương cho công dân các nước: Vương quốc Anh, Cộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa Ý, Cộng hòa Pháp, Vương quốc Tây Ban Nha.  Đà tăng trưởng kinh tế những tháng tới là khá tích cực. Các tổ chức quốc tế đánh giá cao triển vọng kinh tế Việt Nam với khả năng GDP cả năm hoàn toàn có thể đạt mức 6,7% như mục tiêu Quốc hội đặt ra; Hệ số tín nhiệm của quốc gia và các ngân hàng thương mại tiếp tục được cải thiện, dù đang và sẽ còn không ít thách thức cần vượt qua để duy trì động lực và đạt tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước, như xu hướng ghi nhận được liên tục trong suốt nhiều năm qua. 2. MỘT SỐ ÁP LỰC Nhiều vấn đề xã hội đang gia tăng áp lực: Tháng Năm là kỳ giáp hạt, số hộ thiếu đói là 31,5 nghìn hộ, gấp 2,4 lần so với tháng trước, tương ứng với 131,5 nghìn nhân khẩu thiếu đói, gấp 2,3 lần; so với cùng kỳ năm 2017, số hộ thiếu đói giảm 31,2%, tương ứng với số nhân khẩu thiếu đói giảm 29,8%. Tuy vậy, tính chung 5 tháng đầu năm, cả nước có 90,9 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm 34,9% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng với 361,3 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói, giảm 37,1%. Các cấp, các ngành, các tổ chức từ Trung ương đến địa phương đã hỗ trợ các hộ thiếu đói 6,7 nghìn tấn lương thực. Cả nước có 10,6 nghìn trường hợp mắc bệnh tay chân miệng; 17,6 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết và 923 người bị ngộ độc thực phẩm (6 người tử vong). Tính chung đến 15/5/2018, cả nước có 209,9 nghìn người nhiễm HIV (91,2 nghìn người đã chuyển sang giai đoạn AIDS); 96,6 nghìn người tử vong. Dù giảm cả 3 tiêu chí, nhưng cả nước vẫn xảy ra 7.490 vụ tai nạn giao thông, làm 3.476 người chết và 1.988 người bị thương và 3.774 người bị thương nhẹ. Thiên tai làm 13 người chết và 21 người bị thương; tổng giá trị vật chất thiệt hại hơn 544 tỷ đồng. Cả nước xảy ra 1.762 vụ cháy, nổ, làm 63 người chết và 154 người bị thương, thiệt hại ước tính khoảng 1.154 tỷ đồng. Đến hết tháng 5, ngành bảo hiểm mới thu được 36,7% kế hoạch cả năm. Nợ đọng bảo hiểm xã hội (BHXH) đã ở mức 10.450 tỷ đồng, chiếm 4,7% số phải thu của BHXH. Đặc biệt, số việc làm mới bình quân mà các DN mới thành lập tạo ra trong 5 tháng đầu năm tiếp tục giảm ngược với xu hướng tăng quy mô vốn bình quân. Thực tế cho thấy, sự cải thiện số lượng và tỷ lệ tổng số DN đăng ký mới và quay lại hoạt động so với số lượng DN phá sản, tạm dừng hoạt động chính là phản ánh, cũng như khẳng định những kết quả tích cực các nỗ lực của cả cộng đồng DN và được cộng hưởng bởi hiệu quả của các chính sách, chương trình hành động thiết thực, cụ thể để cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành và gỡ khó cho DN được Chính phủ, các ngành và địa phương quyết tâm và quyết liệt triển khai liên tục, đồng bộ và nhất quán trong thời gian qua.
  5. 840 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION Quy mô bình quân mỗi DN liên tục tăng, trong khi số lao động sử dụng ít hơn cũng đang và sẽ cho thấy sự cải thiện niềm tin và cơ hội đầu tư, cơ cấu kỹ thuật và năng lực cạnh tranh của các DN, đồng thời định hình xu hướng và triển vọng cơ cấu lại nền kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Ngày càng giảm bớt ngành, lĩnh vực thâm dụng lao động để chuyển sang các mô hình kinh doanh chủ yếu coi trọng các nhân tố phát triển bền vững, theo chiều sâu… Áp lực lạm phát đang gia tăng và sẽ là thách thức lớn nhất trong cả năm nay: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2018 tăng 0,55% so với tháng trước (cao nhất trong 6 năm trở lại đây); CPI bình quân 5 tháng qua tăng 3,01% so với bình quân cùng kỳ năm 2017 và tăng 3,86% so với cùng kỳ năm trước. CPI tăng chủ yếu do ảnh hưởng từ tăng giá xăng, dầu theo xu hướng thế giới; do tăng chi phí đẩy từ giá dịch vụ công và do thời tiết nắng nóng. Thực tiễn cũng cho thấy đất nước đang và sẽ còn đối diện với nhiều thách thức và áp lực mới cho phát triển bền vững: Thâm hụt ngân sách và nợ công vẫn ở mức cao. Nợ xấu ngân hàng, nợ đọng xây dựng cơ bản còn lớn, chậm được xử lý căn bản và triệt để. Giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nhất là vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA còn chậm, gặp nhiều trở ngại. Thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn đang là vấn đề bức xúc. Tệ nạn xã hội, tình trạng khô hạn kéo dài, xâm nhập mặn, bão lụt vi phạm về môi trường, an toàn thực phẩm, tai nạn giao thông và tội phạm gian lận thương mại còn diễn biến phức tạp, nhất là ở các đô thị lớn. Đẩy nhanh hơn quá trình đổi mới toàn diện, nhất là mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế; Đẩy mạnh tái cấu trúc và nâng cao hiệu quả đầu tư công, cùng hoạt động của các DNNN, các đơn vị sự nghiệp công và hệ thống các ngân hàng thương mại; đẩy nhanh cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để huy động và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và đáp ứng các cam kết yêu cầu và lộ trình hội nhập quốc tế. 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Nhiều khó khăn và hạn chế nêu trên có căn nguyên sâu xa từ nhận thức còn giản đơn, thiếu cụ thể và thống nhất, cũng như sự ngộ nhận và đồng nhất giữa mô hình tăng trưởng với phương thức phát triển; sự chậm trễ đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; thiếu đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển theo tín hiệu và cơ chế thị trường; sự lúng túng trong việc phát huy những thời cơ, thuận lợi, khắc phục những khó khăn, thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế; sự trì trệ trong cải cách căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học - công nghệ, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ kết nối mạng; sự hạn chế về tích tụ, tập trung quyền sử dụng đất nông nghiệp và trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, nhất là nguồn lực của khu vực kinh tế tư nhân; sự coi thường kỷ cương pháp luật đang có xu hướng lan rộng trong cả nước. Đặc biệt, công tác cán bộ đang bộc lộ những kẽ hở trong quy trình và lạm dụng trong thực tế triển khai, khiến chất lượng nhiều cán bộ được bổ nhiệm còn thấp, gây bất bình nội bộ và bức xúc xã hội… Yêu cầu phát triển bền vững năm 2018 đòi hỏi mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương cần làm tốt những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau: Thứ nhất, chủ động theo dõi, bám sát sát diễn biến tình hình trong nước, khu vực và quốc tế phản ứng chính sách kịp thời; kiểm soát tốt lạm phát dưới 4% trên cơ sở điều tiết lượng cung tiền và chính sách tài khóa phù hợp; không tăng giá điện trong năm nay; chỉ điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giáo dục nếu điều kiện cho phép vào thời điểm phù hợp, không để gây sức ép tăng giá lớn; theo dõi sát diễn biến thị trường các mặt hàng nông sản, cân đối cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho tiêu dùng, như lúa gạo, thịt lợn, đường, muối,
  6. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 841 xăng dầu, vật liệu xây dựng (nhất là giá thép) và thị trường bất động sản..; tiếp tục rà soát các dự án BOT, điều chỉnh giảm phí BOT theo nguyên tắc ưu tiên giảm giá hơn giảm thời gian hoàn vốn; Thứ hai, phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ, hướng mạnh tới mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô; tiếp tục cơ cấu lại thu - chi NSNN, cơ cấu lại nợ công; triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thuế, chống thất thu đối với các hoạt động chuyển giá, buôn lậu, gian lận thương mại, thu hồi nợ đọng thuế; Quyết liệt cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém; phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán điện tử, thanh toán thẻ; phấn đầu giảm lãi suất cho vay; mở rộng quy mô tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm cung ứng vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn ngân hàng. Đẩy mạnh giải ngân vốn đối với các chương trình tín dụng, các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; tăng cường thanh tra, kiểm tra, nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gây chậm trễ trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư công. Thứ ba, tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra; đẩy mạnh cải cách thể chế, cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy tăng năng suất lao động, cơ cấu lại doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp tư nhân, khởi nghiệp; Phát triển các mặt hàng, sản phẩm chiến lược và thúc đẩy các hợp đồng và kênh xuất khẩu chính ngạch; Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, tăng cường quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2018 của ngành nông nghiệp và các nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, lượng mưa, mực nước các sông suối, lượng trữ của các hồ chứa, phòng chống hạn hán, úng ngập và bảo đảm an toàn công trình hồ đập trong mùa mưa lũ; Tăng cường công tác dự báo thời tiết và phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; tăng cường quản lý tài nguyên; kiên quyết xử lý nghiêm các vụ phá rừng;...Tập trung phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu, chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm giảm chi phí sản xuất và tạo ra những sản phẩm có thương hiệu quốc gia và có sức cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu. Chú trọng mở rộng thị trường xuất khẩu và phát triển thị trường tiêu dùng trong nước trên cơ sở bảo đảm chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp. Theo dõi chặt chẽ tình hình nhập khẩu, xây dựng các biện pháp hàng rào kỹ thuật phù hợp với cam kết quốc tế để kiểm soát nhập khẩu, bảo vệ sản xuất trong nước. Đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn gắn với nâng cao chất lượng và giá dịch vụ, nhất là trong mùa cao điểm Hè năm 2018; Thứ năm, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách đối với người có công, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới; nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và dạy nghề, phát triển thị trường, giới thiệu việc làm, nhất là đối với thanh niên, sinh viên tốt nghiệp mới ra trường. Tổ chức tốt kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm học 2018 – 2019; Tăng cường phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh trong dịp hè 2018; bảo đảm an ninh, an toàn trường học, xử lý nghiêm các trường hợp bạo lực học đường; tăng cường kiểm tra cơ sở vật chất trường học, nhất là vấn đề về an toàn thực phẩm và điều kiện nhà vệ sinh trong trường học. Tăng cường giảm quá tải bệnh viện, bảo đảm an ninh, an toàn cho các cơ sở khám chữa bệnh, phòng chống các bệnh truyền nhiễm mùa hè và coi trọng bảo hộ lao động, phòng và chữa cháy. Thứ sáu, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, gắn với tinh giản biên chế và cải cách hành chính, chống tham nhũng trong công tác cán bộ và thực sự cầu thị, trọng dụng nhân tài; củng cố tiềm lực quốc phòng; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hộim đảm an toàn, an ninh thông
  7. 842 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION tin mạng; không để bị động, bất ngờ trước mọi tình huống; chủ động, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho báo chí định hướng dư luận, tạo đồng thuận xã hội; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân… Để có thể hoàn thành được mục tiêu, nhiệm vụ trên đây, cần tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tinh thần năng động, sáng tạo, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Đặc biệt, sự quyết liệt trong tổ chức thực tế, sự chuyển động của toàn hệ thống chính trị, tạo hợp lực khai thác các động lực tích cực và vượt qua các thách thức để tiếp tục phát triển bền vững phải là ưu tiên cao nhất./. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Báo cáo thống kê tình hình kinh tế-xã hội định kỳ của TCTK Nghị quyết các kỳ họp của Chính phủ Báo cáo Kiểm toán và Báo cáo tại các kỳ hợp Quốc hội năm 2016-2018
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1