Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
ÁP DỤNG KỸ THUẬT ROBERT GAINES<br />
PHẪU THUẬT TRƯỢT ĐỐT SỐNG L5 ĐỘ V<br />
Phan Trọng Hậu*, Ngô Vi Hải**, Nguyễn Minh Lý***, Nguyễn Trọng Thoan*,<br />
Nguyễn Ngọc Quyền*, Cao Hữu Từ*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Các tác giả báo cáo áp dụng kỹ thuật Robert Gaines điều trị bệnh nhân nam 25 tuổi trượt đốt sống L5 độ V<br />
tại bệnh viện 108. Phẫu thuật được chia làm hai thì. Thì một, thân đốt sống L5 được lấy bỏ qua ổ bụng, lật sấp<br />
bệnh nhân để lấy bỏ phần còn lại của đốt sống L5. Phẫu thuật thì hai tiến hành nắn chỉnh biến dạng, cố định cột<br />
sống qua cuống cung, kết hợp ghép xương liên thân đốt sống L4-S1 và ghép xương sau bên lối vào phía sau. Cột<br />
sống được kéo dãn liên tục giữa hai thì mổ. Sau một năm rưỡi theo dõi, bệnh nhân hết các triệu chứng lâm sàng,<br />
liền xương vững, hoạt động không bị hạn chế.<br />
Từ khóa: trượt đốt sống, cố định cột sống qua cuống đốt sống<br />
<br />
SUMMARY<br />
SURGICAL TREATMENT OF SPONDYLOLISTHESIS GRADE V BY ROBERT GAINES TECHNIQUE:<br />
A CASE REPORT<br />
Phan Trong Hau, Nguyen Minh Ly, Ngo Vi Hai, Phan Trọng Thoan, Nguyen Ngoc Quyen,<br />
Cao Huu Tu* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 354 - 359<br />
The authors present a 25-year-old male, who underwent a Robert Gaines procedure for symptomatic L5<br />
spondyloptosis at the Central Military 108 Hospital. The surgical management consisted of two stages. The L5<br />
corpectomy was done by anterior approach then the patient was turned and the posterior part of L5 was resected<br />
during the first stage of the operation. The correction of spinal deformation, a combination of interbody fusion and<br />
posterior lateral fusion at the levels of L4-S1 with pedicle screw fixation were performed in the second stage of the<br />
operation. Permanent spinal traction was applied between the two stages. At the 1.5-year follow-up, the patients<br />
symptoms were fully resolved, as demonstrated by successful fusion and a full return to activities by the patient.<br />
Key words: spondyloptosis, pedicle screw fixation<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Trượt đốt sống (TĐS) L5 hoàn toàn, hay<br />
trượt độ V (Spondyloptosis) hiếm gặp. Lựa chọn<br />
phương pháp phẫu thuật tối ưu cho bệnh nhân<br />
(BN) có TĐS độ V vẫn còn chưa thống nhất.<br />
Phẫu thuật nắn chỉnh biến dạng thật sự là một<br />
thách thức do độ trượt lớn và dễ gây tổn thương<br />
thần kinh. Với mục đích nắn chỉnh tối đa các<br />
biến dạng của cột sống và biến dạng tư thế thân<br />
người, kỹ thuật Robert Gaines có thể được áp<br />
<br />
dụng điều trị cho những BN này. Phẫu thuật<br />
được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu BN<br />
được lấy bỏ thân đốt L5, đĩa đệm L4-5 và L5-S1<br />
qua ổ bụng. Giai đoạn thứ hai, phẫu thuật lối<br />
sau lấy bỏ phần còn lại của đốt sống L5 bao gồm<br />
cung sau, cuống cung, nắn chỉnh đốt sống L4,<br />
cố định L4 với S1 qua cuống đốt sống và ghép<br />
xương. Báo cáo này thông báo kết quả áp dụng<br />
thành công phẫu thuật Robert Gaines điều trị<br />
TĐS độ V tại bệnh viện 108.<br />
<br />
*Khoa Phẫu thuật cột sống Bệnhviện TƯQĐ 108 ** Khoa Phẫu thuật tim mạch Bệnhviện TƯQĐ 108<br />
*** Khoa Gây mê Khoa Phẫu thuật Bệnhviện TƯQĐ 108<br />
Tác giả liên lạc: ThS Bs Phan Trọng Hậu Email: haupttk@yahoo.com<br />
<br />
354<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
Thông báo lâm sàng<br />
BN Hoàng Văn Q, nam 25 tuổi, vào viện<br />
ngày 3 tháng 4 năm 2009 do đau cột sống. Năm<br />
16 tuổi, BN bị chấn thương vỡ lách, TĐS L5 gây<br />
tổn thương rễ L5 bên phải sau tai nạn ô tô. BN<br />
đã được mổ cấp cứu cắt lách cầm máu. Trước<br />
chấn thương không có triệu chứng đau cột sống<br />
thắt lưng và đau rễ thần kinh. Sau tai nạn, cột<br />
sống thắt lưng xuất hiện đau, BN không ngồi,<br />
không đứng và không thể đi bộ được trong thời<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
gian 30 phút. Tổn thương rễ L5 bên phải không<br />
hồi phục. BN không còn tư liệu trong giai đoạn<br />
này. Đau cột sống được điều trị nội khoa nhiều<br />
năm nhưng không đỡ. Chụp X quang và cộng<br />
hưởng từ cột sống thắt lưng cho thấy trượt hoàn<br />
toàn đốt sống L5 ra trước (ảnh 1). Góc thắt lưng<br />
cùng (Lumbosacral angle) là 400, chỉ số xương<br />
cùng (Sacral index) xấp xỉ 1.3, góc ưỡn của cột<br />
sống thắt lưng là 650.<br />
<br />
LL: 650<br />
LSA: 400<br />
<br />
a<br />
b<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
Ảnh 1: Phim X quang và cộng hưởng từ chụp cột sống thắt lưng trước mổ cho thấy đốt sống L5 trượt hoàn toàn<br />
ra trước khối xương cùng. Thân đốt sống L5 có dạng hình thang. Góc thắt lưng cùng (Lumbosacral angle - LSA)<br />
là 450, góc ưỡn của cột sống thắt lưng (Lumbar lordosis) là 650 (ảnh A), chỉ số xương cùng (Sacral index) a/b<br />
xấp xỉ 1,3 (ảnh B).<br />
sau L5 điển hình. Cung sau L5 và mấu khớp<br />
Ngày 15 tháng 4 năm 2009, BN được tiến<br />
dưới chỉ là một dải xương nhỏ, mỏng. Sau khi<br />
hành phẫu thuật với dự kiến lấy bỏ đốt sống L5,<br />
lấy bỏ hoàn toàn đốt sống L5 vẫn không thể nắn<br />
nắn chỉnh biến dạng, cố định cột sống qua<br />
chỉnh được biến dạng của cột sống. Đóng vết<br />
cuống cung theo kỹ thuật của Robert Gaines.<br />
mổ, cố định bên ngoài BN bằng áo nẹp. 36 giờ<br />
Thân đốt sống L5 được lấy bỏ qua đường bụng<br />
sau mổ, BN được kéo dãn cột sống bằng máy<br />
với sự phối hợp của phẫu thuật viên mạch máu.<br />
kéo AutoTrac 450 của hãng Gyma Uniphy theo<br />
Các mạch máu lớn dính vào dây chằng dọc<br />
chế độ ngắt quãng trong vòng 64 giờ. Giảm đau<br />
trước có thể do chấn thương bụng kín gây tụ<br />
ngoài màng cứng bằng dung dịch Macain<br />
máu sau phúc mạc. Dùng đục và khoan mài lấy<br />
0,125% và Fentanin 5µg trong 1ml, duy trì tốc<br />
bỏ thân đốt sống L5. Cung sau, cuống và khối<br />
độ tiêm 3ml/giờ bằng bơm tiêm điện. Lực kéo<br />
mấu khớp hai bên được lấy qua đường mổ lối<br />
khởi đầu bằng 1/3 trọng lượng cơ thể. Lực kéo<br />
sau trong cùng một lần gây mê. Quan sát trong<br />
được điều chỉnh tăng dần, lực kéo tối đa bằng<br />
mổ thấy có thiểu sản mấu khớp dưới và cung<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh<br />
<br />
355<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
trọng lượng cơ thể của BN (68kg). Kiểm tra biến<br />
dạng cột sống bằng chiếu X quang (ảnh 2). Ngày<br />
20 tháng 4, BN được mổ lần 2 cố định cột sống<br />
qua cuống từ L3 tới S2. Bộc lộ rõ ràng các rễ L4,<br />
L5 hai bên thấy rễ L5 bên phải teo nhỏ. Di lệch<br />
trượt được nắn chỉnh bằng cách thay đổi độ<br />
cong của các thanh dọc. Thay đổi lần lượt, từng<br />
bên độ cong của các thanh dọc. Sử dụng khung<br />
ghép xương bằng vật liệu Peek của hãng Stryker<br />
<br />
(chiều cao 13 mm, có góc nghiêng 40) nhồi chặt<br />
xương xốp để ghép xương liên thân đốt L4-S1.<br />
Ghép xương sau bên L4 tới S1 bằng xương mào<br />
chậu. Phẫu thuật không gây tổn thương thần<br />
kinh. Kết quả chụp X quang sau mổ cho thấy di<br />
lệch các đốt sống được nắn chỉnh tốt, cột sống<br />
được cố định chắc chắn (ảnh 3). BN hài lòng với<br />
kết quả phẫu thuật.<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
Ảnh 2: Hình ảnh chiếu X quang cột sống sau mổ lần 1 cho thấy toàn bộ đốt sống L5 đã được lấy bỏ (ảnh A). Cột<br />
sống được kéo liên tục làm cho các đốt sống thắt lưng dãn xa nhau và nắn chỉnh được một phần di lệch trượt ra<br />
trước. Khoảng cách kéo dãn tối đa giữa đốt sống L4 và S1 xấp xỉ 2.5 cm (ảnh B).<br />
<br />
Ảnh 3: Phim X quang chụp sau mổ cố định cột sống thấy di lệch trượt được nắn chỉnh hoàn toàn.<br />
<br />
356<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Ảnh 4: Phim chụp X quang sau 18 tháng cho thấy đốt sống L4 di lệch trượt ra trước 10%, can xương liên thân<br />
đốt L4-S1 đã liền vững. Vít và thanh dọc không cong, gẫy. Góc ưỡn cột sống thắt lưng L1-L4 là 400. Góc thắt<br />
lưng cùng là 920.<br />
cột sống, liệt rễ L5 bên phải chỉ xuất hiện sau<br />
Sau 1 năm theo dõi, tại thời điểm kiểm tra<br />
chấn thương. Như vậy có thể nói trong một số<br />
BN không đau cột sống. X quang chụp kiểm tra<br />
trường hợp trên nền cột sống có các yếu tố gây<br />
sau mổ cho thấy cột sống cố định vững chắc,<br />
mất vững tiềm tàng, chấn thương là tác nhân<br />
can xương L4-S1 tốt (ảnh 4). Góc thắt lưng cùng<br />
gây tiến triển trượt lớn, cấp tính thậm chí có thể<br />
sau mổ là 920 so với trước mổ là 450, góc ưỡn<br />
trượt hoàn toàn đốt sống ra trước. Tiến triển di<br />
của cột sống thắt lưng sau mổ là 400 so với<br />
lệch lớn, cấp tính có thể gây tổn thương thần<br />
trước mổ là 650. Vận động cột sống thắt lưng<br />
kinh không hồi phục.<br />
không hạn chế.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Nguyên nhân của TĐS hoàn toàn vẫn chưa<br />
rõ ràng. Tuy nhiên trên những BN có độ trượt<br />
lớn thường có nhiều yếu tố gây mất vững. Các<br />
yếu tố nguy cơ bao gồm: khe hở eo cung sau,<br />
thiểu sản các mấu khớp, biến dạng thân đốt<br />
sống trượt hình thang và biến dạng hình cầu của<br />
đầu trên xương cùng(8,10). Vai trò của chấn<br />
thương trong cơ chế bệnh sinh trượt độ cao ít<br />
được đề cập. Đối với BN cụ thể trong báo cáo,<br />
vai trò gây bệnh của chấn thương rất rõ ràng.<br />
BN có các yếu tố gây mất vững như: thiểu sản<br />
cung sau và mấu khớp, biến dạng thân đốt sống<br />
L5 hình thang nhưng các triệu chứng mất vững<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh<br />
<br />
Chỉ định phẫu thuật BN TĐS độ V có được<br />
sự đồng thuận cao do điều trị bảo tồn không<br />
hiệu quả. Tuy nhiên, quan điểm lựa chọn<br />
phương pháp mổ có sự khác biệt(1). Sự khác<br />
nhau có thể là khách quan như độ tuổi BN khi<br />
tiến hành phẫu thuật, yêu cầu của người bệnh,<br />
trình độ và điều kiện kỹ thuật của cơ sở điều trị.<br />
Quan điểm điều trị còn khác nhau có tính chất<br />
chủ quan của phẫu thuật viên, ví dụ như việc<br />
xác định mục đích điều trị. Kỹ thuật ghép<br />
xương tại chỗ làm vững cột sống là giải pháp an<br />
toàn cho cả người bệnh và bác sỹ. Ghép xương<br />
tại chỗ có hoặc không có kết xương có thể vẫn<br />
đạt được sự liền xương, mặc dù tỷ lệ khớp giả<br />
<br />
357<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
khi ghép xương tại chỗ trên những BN có độ<br />
trượt lớn được cho là khá cao(3,9). Chính vì vậy,<br />
thủ thuật nắn chỉnh các biến dạng và cố định cột<br />
sống vững chắc nhằm mục đích làm tăng khả<br />
năng liền xương. Do luôn có biến dạng gù vùng<br />
thắt lưng cùng ở BN có TĐS độ V dẫn đến góc<br />
gù của cột sống ngực giảm, góc ưỡn của cột<br />
sống thắt lưng tăng, xương chậu xoay ra sau,<br />
khớp háng và khớp gối hơi gấp để giữ trọng<br />
tâm của cơ thể(4,6). Như vậy có nhiều biến dạng<br />
bù trừ của cột sống vùng ngực, vùng thắt lưng<br />
trên mặt phẳng cắt dọc cột sống tư thế nghiêng<br />
(sagittal). Nắn chỉnh biến dạng ngoài mục đích<br />
làm tăng khả năng liền xương còn có mục đích<br />
phục hồi đường cong sinh lý của cột sống và<br />
sinh cơ học các khớp gối và khớp háng. Mất cân<br />
bằng của cột sống là yếu tố thúc đẩy quá trình<br />
thoái hóa cột sống. Chính vì vậy, Bradford D.S<br />
có quan điểm cần ưu tiên nắn chỉnh biến dạng<br />
gập góc vùng thắt lưng cùng(2). Vialle R và cộng<br />
sự nắn chỉnh biến dạng gù vùng thắt lưng cùng<br />
bằng cách kéo dãn cột sống ở tư thế cột sống<br />
thắt lưng ưỡn trước mổ 8 ngày(8).<br />
Có nhiều phương pháp nắn chỉnh biến dạng<br />
TĐS độ V trên y văn: nắn chỉnh theo nguyên lý<br />
căng dãn cột sống trên các thanh dọc của dụng<br />
cụ cố định cột sống qua cuống cung; nắn chỉnh<br />
bên ngoài; mổ giải chèn ép và ghép xương phía<br />
sau, sau đó mổ nắn chỉnh và ghép xương lối<br />
trước. Kỹ thuật nắn chỉnh biến dạng TĐS độ V<br />
của Robert Gaines như mô tả ở trên là phương<br />
pháp duy nhất lấy bỏ đốt sống L5 và nắn chỉnh<br />
L4 với S1. Do lấy bỏ đốt sống trượt nên có thể<br />
nắn chỉnh hoàn hảo biến dạng trượt và biến<br />
dạng gập góc vùng thắt lưng cùng, có thể khôi<br />
phục tốt nhất mối tương quan giải phẫu vùng<br />
thắt lưng cùng và xương chậu. Ở BN trong<br />
thông báo lâm sàng các biến dạng của cột sống<br />
được nắn chỉnh tốt và ổn định sau 18 tháng theo<br />
dõi. Di lệch trượt ra trước còn 10%, góc ưỡn của<br />
cột sống thắt lưng 400, góc thắt lưng cùng là 920<br />
(giới hạn sinh lý: 90-1100(7)). Nhược điểm của kỹ<br />
thuật là BN thường phải mổ hai lần, hoặc có thể<br />
nhiều hơn(1). Lấy bỏ thân đốt sống L5 cần phối<br />
hợp với phẫu thuật viên mạch máu để phòng<br />
<br />
358<br />
<br />
tránh và xử trí các tai biến rách các mạch máu<br />
lớn trong ổ bụng. Để hạn chế tối đa nguy cơ gây<br />
tổn thương thần kinh nhất thiết phải bộc lộ và<br />
giải phóng rộng rãi các rễ thần kinh. Lấy bỏ<br />
hoàn toàn đốt sống L5 và cắt dây chằng thắt<br />
lưng chậu cũng được cho là làm giảm nguy cơ<br />
gây tổn thương rễ thần kinh(9).<br />
Kéo dãn cột sống là phương pháp nắn chỉnh<br />
biến dạng gập góc trong TĐS độ cao(8). Ngoài ra,<br />
kéo dãn cột sống ở BN có độ trượt cao còn nhằm<br />
mục đích làm giảm nguy cơ tổn thương thần<br />
kinh trong phẫu thuật(9). Ở Việt Nam chưa thấy<br />
có tác giả nào công bố áp dụng nắn chỉnh bằng<br />
kéo liên tục trong trượt đốt sống. Trong trường<br />
hợp cụ thể này, chúng tôi đã thất bại khi không<br />
nắn chỉnh được biến dạng trong cuộc phẫu<br />
thuật đầu tiên. Khác với y văn, kéo dãn cột sống<br />
thực hiện trước mổ, chúng tôi thực hiện kéo dãn<br />
sau mổ cắt bỏ đốt sống L5. Kéo dãn cột sống<br />
giữa hai thì mổ đòi hỏi BN phải được giảm đau<br />
tốt, nhưng không ảnh hưởng tới đánh giá, theo<br />
dõi tổn thương thần kinh khi kéo dãn. Phương<br />
pháp luồn catheter giảm đau ngoài màng cứng<br />
bằng Macain và Fentanin hoàn toàn có thể đáp<br />
ứng yếu giảm đau tốt và không ức chế nhánh<br />
thần kinh vận động do đó có thể phát hiện tổn<br />
thương thần kinh do kéo liên tục. Trọng lượng<br />
kéo tối đa được xác định dựa trên thay đổi của<br />
cột sống được theo dõi bằng chiếu X quang và<br />
kết quả đánh giá tình trạng tổn thương thần<br />
kinh trên lâm sàng. Trọng lượng kéo tối đa trên<br />
BN cụ thể này bằng trọng lượng cơ thể người<br />
bệnh. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, nhờ kéo<br />
dãn, cột sống đã trở nên lỏng lẻo, việc nắn chỉnh<br />
biến dạng trở nên thuận lợi và an toàn.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Áp dụng kỹ thuật Robert Gaines đã sửa<br />
chữa hoàn chỉnh các biến dạng giải phẫu do<br />
TĐS độ V của BN trong báo cáo. Kéo dãn cột<br />
sống là phương pháp hỗ trợ hữu hiệu đối với<br />
thủ thuật nắn chỉnh biến dạng cột sống, phẫu<br />
thuật thuận lợi hơn và an toàn hơn. Do mức độ<br />
khó của kỹ thuật, sự phối hợp giữa bác sỹ cột<br />
sống có kinh nghiệm với chuyên gia phẫu thuật<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh<br />
<br />