Áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015 vào xác định khía cạnh môi trường tại Lò Gạch Chú Tài
lượt xem 6
download
Nghiên cứu "Áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015 vào xác định khía cạnh môi trường tại Lò Gạch Chú Tài" dùng phương pháp thực địa, phỏng vấn trực tiếp để tìm hiểu về cơ cấu tổ chức và các hoạt động tại Lò Gạch, tìm hiểu hoạt động sản xuất, hiện trạng quản lý môi trường tại đây, sau đó dùng phương pháp tiêu chí tính toán các khía cạnh môi trường. Kết quả nghiên cứu xác định được 9 khía cạnh môi trường ý nghĩa theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015 vào xác định khía cạnh môi trường tại Lò Gạch Chú Tài
- ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 14001:2015 VÀO XÁC ĐỊNH KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG TẠI LÒ GẠCH CHÚ TÀI Nguyễn Thị Xuân Hạnh1, Nguyễn Thị Thanh Thảo2 1. Khoa Khoa học Quản lý. 2. Khoa Y Dược TÓM TẮT Hoạt động sản xuất gạch tại các lò gạch tư nhân góp phần không nhỏ cho kinh tế hộ gia đình, nhất là các tỉnh đang là tam giác kinh tế vùng như Bình Dương. Lò Gạch Chú Tài là một trong những lò gạch lâu năm tồn tại hơn 12 năm tại thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất trong lò gạch lâu ngày hiện đã làm phát sinh một số vấn đề môi trường gây ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người dân trong khu vực. Nghiên cứu “Áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015 vào xác định khía cạnh môi trường tại Lò Gạch Chú Tài” là rất cần thiết để lò gạch kiểm soát ô nhiễm môi trường một cách có hệ thống hơn. Trong nghiên cứu này, tôi đã dùng phương pháp thực địa, phỏng vấn trực tiếp để tìm hiểu về cơ cấu tổ chức và các hoạt động tại Lò Gạch, tìm hiểu hoạt động sản xuất, hiện trạng quản lý môi trường tại đây, sau đó dùng phương pháp tiêu chí tính toán các khía cạnh môi trường. Kết quả nghiên cứu xác định được 9 khía cạnh môi trường ý nghĩa (KCMTYN) theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 Từ khóa: Lò gạch, Môi trường; Khía cạnh môi trường, Khía cạnh môi trường ý nghĩa, Tác động môi trường. 1. GIỚI THIỆU Trong xây dựng hệ thống ISO 14001 thì việc xác định khía cạnh môi trường (XĐKCMT) là phần việc quan trọng nhất. Ở hoạt động này, chúng ta sẽ tìm ra các khía cạnh môi trường tác động đến môi trường để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục. Việc khắc phục các khía cạnh môi trường của một công ty, xí nghiệp hoàn tất thì xem như doanh nghiệp đó đã đạt được gần 80% khối lượng công việc theo yêu cầu của hệ thống ISO. Đối với loại đề tài nghiên cứu này, doanh nghiệp cùng sản xuất một mặt hàng giống nhau, nhưng các khía cạnh môi trường (KCMT) sẽ có sự khác nhau phụ thuộc vào: công nghệ sản xuất, số lượng nhân viên, nguyên liệu đầu vào, hệ thống xử lý nước thải, khí thải, quy trình hoạt động, khu vực đặt nhà xưởng và các phòng ban vận hành… Một số nghiên cứu cùng hướng nhưng khác ngành dịch vụ và phương pháp thực hiện được công bố như: (Võ Thị Thanh Thúy, 2011) trong bài viết này tác giả không đề cập đến cách thức xác định khía cạnh môi trường mà chủ yếu nghiên cứu áp dụng các bước của thủ tục hồ sơ xây dựng hệ thống; (Nguyễn Thị Xuân Hạnh và nnk., 2018) bài báo này dùng phương pháp đánh giá tiêu chí gồm 4 tiêu chí tần suất, mức độ nghiêm trọng, pháp luật và cộng đồng, trong khi nghiên cứu này của tác giả chỉ dùng 2 tiêu chí tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng theo lý thuyết của đánh giá rũi ro. Hai phương pháp có các ưu điểm khác nhau, ở phương pháp 4 tiêu chí người đánh giá viên sẽ mất nhiều thời gian rà soát hơn, tuy nhiên nó sẽ chặt chẽ chi tiết hơn, còn ở phương pháp đánh giá 2 tiêu chí đánh giá viên nhanh chóng tìm ra 382
- vấn đề nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác theo lý thuyết đánh giá rũi ro; (Nguyễn Thị Xuân Hạnh và nnk., 2018) đề cập đến một hệ thống hoàn chỉnh đạt chứng nhận quốc tế sẽ khắc phục các khía cạnh môi trường như thế nào, bài báo này chứng minh rằng các khía cạnh môi trường được khắc phục hoặc hồ sơ trong hệ thống quản lý là các thành phần quan trọng trong hệ thống thông qua bảng danh mục kiểm tra của đánh giá viên nội bộ tại đơn vị. Bảng danh mục kiểm tra là thành phần quan trọng và có hệ thống do bám sát vào các tiêu chí trong tiêu chuẩn ISO và bảng này một lần nữa khẳng định các khía cạnh môi trường là thành phần quan trọng nhất trong một hệ thống quản lý môi trường khi chúng ta xây dựng. Nếu tìm không ra khía cạnh môi trường và khắc phục nó sẽ là một lỗi rất lớn dẫn đến chứng chỉ không được cấp cho doanh nghiệp; (Nguyễn Thị Xuân Hạnh và nnk., 2019) dùng phương pháp so sánh và kết hợp hai tiêu chuẩn nhằm giảm thời gian xây dựng hệ thống cùng lúc hai hệ thống ISO 14001 và OHSAS 18001, bài báo này cũng đề cập khía cạnh môi trường là phần quan trọng của hệ thống quản lý môi trường. Ở mỗi công trình nghiên cứu là một phương pháp, một mục tiêu tìm hiểu rất khác nhau. Ngoài ra còn rất nhiều bài báo trong nước và quốc tế nhưng để phù hợp với bài nghiên cứu này tác giả tạm thời trích dẫn một số bài trên làm cơ sở khẳng định tính mới ở phương pháp, cách tiếp cận và đối tượng nghiên cứu… Lò Gạch Chú Tài là cơ sở sản xuất gạch thủ công tư nhân, với hơn chục công nhân người Khơme sống và làm việc tại cơ sở nhưng ở khu nhà tập thể gần bên khu sản xuất gạch. Lò Gạch có diện tích khoảng 3000 mét vuông với các khu vực sản xuất riêng biệt nhưng liền kề nhau. Trong quá trình sản xuất, lò gạch thủ công không tránh khỏi ít nhiều làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. (Lò Gạch Chú Tài, 2020). Trong nghiên cứu này, tác giả tiếp cận lò gạch làm nơi nghiên cứu, tìm hiểu quy trình sản xuất gạch, các nguồn đầu vào, đầu ra của các nguyên vật liệu và năng lượng để bước đầu ”Xác định khía cạnh môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015” làm tiền đề giúp lò gạch tuân thủ môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015. (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2015). 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Thu thập các thông tin về các hoạt động sản xuất và hiện trạng môi trường cũng như công tác quản lý môi trường tại lò gạch như: quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức của lò gạch; Các quy trình sản xuất và hoạt động; Nguyên vật liệu đầu vào và các dòng thải đầu ra. Tác giả đi thực tế xuống lò gạch, liên hệ người phụ trách hỏi về cơ sở, các khu vực được chia ra trong lò gạch theo quy trình sản xuất là như thế nào? Các vấn đề phát sinh liên quan đến môi trường đất, nước, khí (nhiệt, tiếng ồn, bụi, khói), an toàn lao động, cháy nổ… Ghi chép lại các thông tin, sau đó lọc lại đưa vào phần trình bày của nghiên cứu. 2.2. Lược đồ dòng chảy. (InterConformity, 2016) Nghiên cứu chọn 4 khu vực trong lò gạch như: khu trộn đất, khu ngâm đất, khu nén gạch, khu nung. Tại các khu vực này, Nghiên cứu xác định nguồn vật chất đầu vào, các quá trình hoạt động bên trong và nguồn vật chất đầu ra. Tất cả quá trình từ đầu vào cho đến đầu ra sau cùng có phát sinh khía cạnh môi trường nghiên cứu sẽ ghi nhận. 383
- Tác động trực Ô nhiễm không khí: Tiếng ồn: quan Hệ sinh thái Năng lượng: Sản phẩm: Nước cấp: KHU VỰC HOẠT ĐỘNG Hoạt động Nguyên vật liệu, bất thường: Sự cố khẩn Nước thải: Tràn đổ: Rác thải: cấp: Chú thích: Đầu vào Đầu ra Nguồn: Tổ chức đánh giá và chứng nhận quốc tế InterConformity (2016) - Khu trộn đất: Đây là một khu đất khá rộng, một phần có mái che để bảo vệ máy trộn và một phần không mái che, để thoáng nhằm không có lượng bụi khi trộn đất tích tụ trong mái che, mà thoát tự nhiên ra bên ngoài. Khu trộn đất với mặt sân được nén chặt để cho các hoạt động xe ra vào đổ đất, và trộn đất. Đất ở khu này được chọn theo tỉ lệ và công thức riêng tùy theo sản phẩm đầu ra sẽ là loại gạch gì. Có rất nhiều loại gạch dày mỏng, hình dạng khác nhau và chức năng sử dụng khác nhau. - Khu ngâm đất: Đây là khu đất nằm liền kề với khu trộn, nhằm thuận tiện khi trộn xong sẽ chuyển ngay sang bên cạnh để ngâm cho đất mềm, dẻo và ngậm nước. Khu đất này hoàn toàn không mái che. Tại khu ngâm đất, các hố ngâm được đào âm xuống mặt đất và được thiết kế như một cái hồ nước. Đất được đưa xuống các hồ ngâm sẽ được bơm nước vào cho ngập, thỉnh thoảng châm nước vào và ngâm tại đây theo thời gian quy định. Khi đủ thời gian ngâm, đất được vớt lên để ráo nước cho tự sắc lại theo thơi gian quy định. Sau đó đất được đưa qua khu nén gạch. - Khu nén gạch (nắn gạch): Đây là khu sản xuất được bố trí hoàn toàn bên trong lò gạch. Vì đặc thù nén gạch (nắn gạch) xong sẽ xếp qua bên cạnh cho khô tự nhiên và đợi đủ thời gian để đưa vào lò nung. Khu nén gạch là viên gạch đã được tạo hình nhưng chưa được đem đi nung, lúc này viên gạch còn ướt, có độ ẩm nhiều, nhưng cũng khá chắc chắn. Viên gạch tạo hình sẽ để qua bên cạnh cho khô tự nhiên một thời gian. Sau đó mới được lên xe đẩy hoặc các đường băng chuyền di chuyển bên trong khu vực của lò nung. - Khu lò nung: Đây là khu vực nằm hoàn toàn kín bên trong và hoàn toàn có mái che, với hệ thống lò nung được thông với nhau nhằm tiết kiệm hơi nóng dùng hơi nóng hong khô tự nhiên gạch đợi được đưa đi nung chính thức. Có nghĩa là 1 lò đốt củi và các lò khác thông với nhau chất đầy gạch dùng hơi nóng của lò đốt củi mà hong khô sản phẩm trong lò của mình. Ở khu lò nung này được xây bằng xi măng hình tròn, mái vòm kín và các cửa lò được đóng mở bằng thủ công. Những cánh cửa thủ công này là các viên gạch đợi đem nung được lắp kín miệng lò nhầm tận dụng nhiệt. Khu vực lò nung khá tối và nóng. Thuyết minh quy trình hoạt động của các khu chức năng: Các khu vực sản xuất trong lò gạch được bố trí một cách hợp lý, từ cổng vào là bãi tập kết đất hay còn gọi là kho thô. Có hai kho thô tập kết hai loại đất khác nhau dùng để đưa vào khu trộn và trộn với tỉ lệ theo công thức 384
- của lò gạch. Đất được đưa từ hai kho thô sẽ tập kết ở khu vực trộn đất. Đất nguyên liệu sau khi đã trộn xong sẽ được lùa và hất xống hố ngâm đất. Việc bố trí hai khu vực này gần nhau sẽ giảm được các công đoạn đưa đất từ khu này qua khu kia bằng xe chuyên dụng, hoặc dùng sức công nhân xúc đất và dịch chuyển đất. Ngoài giảm công đoạn, tiết kiệm thời gian, sức lực thì lò gạch cũng giảm được việc gây ô nhiễm môi trường như bụi, đất rơi vãi, sức khỏe công nhân. Sau khi đất ở khu ngâm đủ thời gian và nguyên liệu đã đảm bảo ngậm đủ nước cần thiết, người công nhân sẽ xúc đất nén thẳng lên các khuôn, dùng máy ép ép nước và để khô tự nhiên trong khoản thời gian nhất định. Nước được ép ra sẽ theo đường dẫn xuống trở lại hố ngâm đất vì hai khu này liền kề và thiết kế sàn thu nước. Sau khi nén đúng tiêu chuẩn để viên gạch có thể đem nung được, các khay gạch to sẽ được đưa vào máy cắt, chạy chỉ…. Khu vực cắt cũng bố trí gần khu nén gạch, khi cắt dư nguyên liệu thừa thì các vụn không đều của nguyên liệu được đưa trở lại khu nén gạch bên cạnh. Cuối cùng gạch nén xong sẽ được để phơi khô tự nhiên thêm thời gian nữa rồi mới đưa vào khu nung gạch bằng hệ thống ròng rọc chạy. Tại khu nung gạch các lò được xếp liền kề nhau và thông cửa nhau, mục đích là sử dụng hơi nóng của nhau để tận dụng lượng nhiệt dư thoát ra. Khu nung gạch này sau khi gạch được nung xong sẽ để nguội luôn trong lò, sau thời gian quy định sẽ mở cửa lò lấy gạch ra và di chuyển sang bên cạnh là khu kho gạch thành phẩm. Gạch nung chưa đạt yêu cầu sẽ được đặp bỏ, cán nhỏ lót cho đường đi hoặc san lấp mặt bằng. (Lò Gạch Chú Tài, 2020). 2.3. Phương pháp đa tiêu chí. (InterConformity, 2016) - Đa tiêu chí là phương pháp dùng xác định khía cạnh môi trường ý nghĩa thông qua việc đánh giá cho điểm các khía cạnh môi trường chung. Để xác định các khía cạnh môi trường ý nghĩa, tác giả dựa trên 2 tiêu chí mà tổ chức đánh giá đưa ra, cụ thể là tần suất và mức độ nghiêm trọng. - Mỗi tiêu chí sẽ có cách cho điểm tùy vào mức độ tác động môi trường với mức điểm từ 1 đến 3. Từ số điểm tổng kết ở 2 tiêu chí trên sẽ lấy điểm trung bình, nếu điểm trung bình 6 là khía cạnh môi trường có ý nghĩa cần phải ưu tiên khắc phục trước hết, nếu điểm trung bình < 6 là khía cạnh môi trường, khía cạnh môi trường chưa được ưu tiên khắc phục liền sẽ được khắc phục vào lần sau. Điểm trung bình được ấn định không có tính cố định mà sẽ dịch chuyển theo số lượng khía cạnh môi trường ý nghĩa mà nghiên cứu tìm ra. Theo tài liệu của Tổ chức đánh giá và chứng nhận Interconformity (2016), một công ty ban đầu xây dựng hệ thống quản lý môi trường thì số lượng khía cạnh môi trường từ 6-10 khía cạnh ý nghĩa thì tổ chức có thể đáp ứng cải tiến khắc phục được. - Quy ước riêng: Các khía cạnh môi trường như cháy nổ, tai nạn lao động, an toàn thực phẩm… sẽ là khía cạnh môi trường ý nghĩa được ưu tiên hạn chế và khắc phục trước hết và triệt tiêu hẳn. Vì thế chỉ cần 3 điểm cũng sẽ được liệt kê là khía cạnh môi trường ý nghĩa. Công thức tính điểm trung bình = Tần suất X Mức độ nghiêm trọng Bảng 2.3 Mức độ cho điểm của 2 tiêu chí Tiêu chí Điểm Thấp (1điểm): Có thể không hoặc xuất hiện 1 lần trong 1 năm Tần Suất: Khía cạnh xuất hiện nhiều hay ít? Có Trung bình (2 điểm): Xuất hiện một vài lần trong 1 tháng đến 1 năm tác động đến môi trường hay không? Cao (3 điểm): Xuất hiện trong tháng hoặc hơn Mức độ: Khía cạnh có mức độ tác động nghiêm Thấp (1 điểm): Tác động thẩm mỹ, tiện nghi trọng như thế nào đối với các đối tượng xung Trung bình (2 điểm): Tác động chất lượng nước, không khí, đất quanh? Cao (3 điểm): Bất lợi cho con người, quần thể động vật, thực vật Nguồn: Tài liệu của Tổ chức Đánh giá và chứng nhận Quốc tế Interconformity, 2016 385
- 3. KẾT QUẢ, THẢO LUẬN 3.1. Lược đồ dòng chảy của từng khu vực trong Lò gạch Lược đồ dòng chảy được xác định tại 4 khu vực như sau: Bảng 3.1.1 Các khu vực xây dựng lược đồ dòng chảy TT Khu vực Hoạt động - Đưa đất vào khu trộn 1 Khu trộn đất - Trộn đất - Dịch chuyển đất đã trộn - Bơm nước ngâm đất 2 Khu ngâm đất - Xới đất - Dịch chuyển đất đã xới - Xắn đất đưa vào khuôn 3 Khu nén gạch - Nén gạch, tạo hình - Bốc dỡ - Xếp gạch vào lò nung - Đốt củi - Nung gạch 4 Khu nung - Tháo gạch - Vận chuyển khỏi lò nung - Dọn dẹp tro Lược đồ dòng chảy tại 4 khu vực đã chọn. Đầu ra của lược đồ dòng chảy gồm có sản phẩm và các khía cạnh môi trường có tác động đến môi trường. Bảng 3.1.2 Các khía cạnh môi trường tại các khu vực trong Lò Gạch Khu vực Hoạt động Khía cạnh môi trường Tác động môi trường - Đưa đất vào khu trộn - Tiêu thụ điện, nước - Tiêu hao tài nguyên - Trộn đất - Xăng nhớt bị rò rỉ - Ô nhiễm môi trường Nước, đất, - Dịch chuyển đất đã - Khí thải (bụi) không khí Khu Trộn đất trộn - Tiếng ồn - Ảnh hưởng sức khỏe nhân viên - Độ rung - Chất thải rắn - Bơm nước ngâm đất - Tiêu thụ điện, nước - Tiêu hao tài nguyên Khu ngâm - Xới đất - Chất thải rắn - Ô nhiễm môi trường đất, nước, đất - Dịch chuyển đất đã xới - Sự cố hụt nước không khí - Nước chảy tràn - Ảnh hưởng sức khỏe nhân viên - Xắn đất đưa vào khuôn - Tiêu thụ điện, dầu - Tiêu hao tài nguyên Khu nén - Nén gạch, tạo hình - Bụi, độ rung, tiếng ồn, - Ô nhiễm môi trường đất, nước, gạch - Bốc dỡ - Sự cố chập điện, cháy nổ không khí - Chất thải rắn - Tai nạn lao động - Xếp gạch vào lò nung - Tiêu thụ điện; - Tiêu hao tài nguyên - Đốt củi - Tiêu thụ củi - Ô nhiễm môi trường đất, nước, Khu nung - Nung gạch - Ô nhiễm không khí (bụi, không khí gạch - Tháo gạch tiếng ồn, độ rung, khói, nhiệt); - Tai nạn lao động - Vận chuyển khỏi lò nung - Sự cố cháy nổ, - Dọn dẹp tro - Chất thải rắn Các khía cạnh môi trường của từng khu vực trên sẽ có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến môi trường. Nếu là tác động tiêu cực, chúng sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên; gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất; ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân. Nếu tác động tích cực thì không có điều gì phải sửa chữa khắc phục. 386
- 3.2. Đánh giá khía cạnh môi trường ý nghĩa Sau khi xác định được tất cả các khía cạnh môi trường mà lò gạch đang có trong từng khu vực, tôi sẽ tiến hành đánh giá từng khía cạnh môi trường, mục đích tìm ra khía cạnh môi trường ý nghĩa để ưu tiên tập trung quản lý, kiểm soát chúng tốt hơn, làm giảm hoặc tránh gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường cũng như con người. Để xác định được các khía cạnh môi trường, chúng tôi đã sử dụng phương pháp tiêu chí, kết quả thu được như sau: Bảng 3.2. Tổng hợp KCMT ý nghĩa TT KCMT ý nghĩa Tần suất Mức độ nghiêm trọng Tổng điểm Khu vực liên quan Chất thải rắn thông Khu trộn đất 1 6 thường 3 2 Khu nén gạch Khu trộn đất 2 Tiếng ồn 9 Khu nén gạch 3 3 Khu nung gạch Khu trộn đất 3 Chất thải nguy hại 2 3 6 Khu nén gạch Khu nung gạch 4 Nhiệt dư 3 3 9 Khu nung gạch Khu trộn đất 5 Khói bụi 3 3 9 Khu nung gạch Khu trộn đất 6 Tiếng ồn 3 3 9 Khu nén gạch Khu nung gạch 7 Cháy nổ 1 3 3 Khu nung gạch Khu trộn đất Rò rĩ, tràn đổ Khu nén gạch 8 2 3 6 (nước, sơn, dầu…) Khu ngâm Khu nung gạch Khu trộn đất Khu ngâm 9 Tai nạn lao động 1 3 3 Khu nén gạch Khu nung gạch Trong bảng trên có 2 trường hợp quy ước ngoại lệ: Riêng đối với khía cạnh môi trường cháy nổ, tai nạn lao động mặc dù tần suất với số điểm là 1 (không xuất hiện, hoặc hiếm khi xuất hiện), nhưng vì khi xuất hiện thì rủi ro rất cao, mức độ nguy hại rất cao, nên dù điểm là 3 nhưng vẫn được xếp vào khía cạnh môi trường ý nghĩa phải được ưu tiên loại trừ. Thông qua bảng tổng hợp khía cạnh môi trường ta thấy có 9 khía cạnh môi trường ý nghĩa mà Lò gạch Chú Tài đang có: chất thải rắn, tiếng ồn, chất thải nguy hại, nhiệt dư, khói bụi, tai nạn lao động, cháy nổ, rò rĩ, tràn đổ. Nếu không có biện pháp kiểm soát, quản lý thì chúng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, con người và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và uy tín của Lò gạch. Nghiên cứu tìm ra các khía cạnh môi trường ý nghĩa để Lò Gạch khắc phục trước hết là đảm bảo tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam. Việc tuân thủ này sẽ làm cho môi trường xung quanh sạch đẹp, an toàn, tạo nhiều thiện cảm cho người dân sống trong khu vực. Mặt khác, người chủ Lò gạch nếu muốn phát triển xa hơn công việc sản xuất của mình có thể nghĩ đến xây dựng hẳn một hệ thống quản lý môi trường, việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường cũng đã được đề cập trong Luật bảo vệ môi trường 2020. Đề tài nghiên cứu tìm ra các khía cạnh môi trường của Lò Gạch Chú Tài luôn luôn sẽ khác với các đối tượng nghiên cứu đã thực hiện trước đó, nếu cùng một đối tượng là Lò Gạch thì ở mỗi lò gạch cũng sẽ có những khía 387
- cạnh khác nhau do các yếu tố đã được trình bày ở phần giới thiệu. Và nếu đối tượng là ngành sản xuất thực phẩm, du lịch, công nghiệp nặng… thì kết quả tìm ra cũng sẽ rất khác nhau. Đây là đặc thù của dạng bài nghiên cứu mà tác giả đã có thời gian làm thư ký thường trực trong tổ dự án ISO 14001:2004 (phiên bản củ) của Tổng Công ty Du Lịch Sài Gòn gồm 13 thành viên nhà hàng khách sạn trên cả nước cùng thực hiện vào giai đoạn năm 2001-2003. 4. KẾT LUẬN Nghiên cứu xác định khía cạnh môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 tại Lò Gạch Chú Tài đã tìm tìm ra 9 khía cạnh môi trường ý nghĩa tại các khu vực sau: Chất thải rắn phát sinh tại khu vực trộn đất, nén gạch; Tiếng ồn phát sinh tại khu vực trộn đất, nén gạch, khu nung gạch; Chất thải nguy hại phát sinh tại khu vực trộn đất, nén gạch, khu nung gạch; Nhiệt dư phát sinh từ khu vực nung gạch; Khói, bụi phát sinh tại khu vực nung gạch; Tiếng ồn phát sinh tại khu vực trộn đất, khu nén, khu nung gạch; Cháy nổ phát sinh tại khu vực nung gạch; Rò rĩ, tràn đổ hóa chất phát sinh tại khu vực trộn đất, khu ngâm đất, khu nén gạch, khu nung gạch; Tai nạn lao động phát sinh tại khu vực trộn đất, khu ngâm đất, khu nén gạch, khu nung gạch. Với 9 khía cạnh môi trường ý nghĩa nêu trên, lò gạch cũng dễ dàng giám sát và theo dõi để tránh xảy ra các vấn đề môi trường ngoài mong muốn. Tuy nhiên nghiên cứu còn hạn chế ở việc chưa tiến hành với tất cả các khu vực trong lò gạch để tạo tính đồng bộ và hệ thống. Mặc dù còn vài hạn chế nhưng kết quả đạt được của nghiên cứu này giúp lò gạch có được cái nhìn tổng quan nhất, chi tiết nhất về các vấn đề môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 là như thế nào. Để từ đó người chủ Lò Gạch có thể tiến hành đưa ra các giải pháp khắc phục và phòng ngừa cho từng khía cạnh môi trường mà nghiên cứu đã tính toán tìm ra được. Bài nghiên cứu này, có thể tiếp tục được phát triển thêm là đề xuất các giải pháp khắc phục các khía cạnh môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 đề cập. Sau khi khắc phục các khía cạnh môi trường xong, Nghiên cứu có thể tiến tới xây dựng hẳn hệ thống quản lý môi trường một cách chi tiết nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Xuân Hạnh và Phạm Thị Thùy Trang (2018). Xác định khía cạnh môi trường trường đại học Thủ Dầu Một theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015”. Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một, 1(36), 26-32 2. Nguyễn Thị Xuân Hạnh và Phạm Thị Thùy Trang (2018). Đánh giá nội bộ hệ thống quản lý môi trường ISO 14001: 2004 tại công ty TNHH Takako Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một, 2(37), 49-53 3. Nguyễn Thị Xuân Hạnh và Bùi Phạm Phương Thanh (2019). Đánh giá khả năng áp dụng hệ thống quản lý tích hợp hai tiêu chuẩn ISO 14001 và OHSAS 18001 tại công ty TNHH Thành Thắng. Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một, 121-129 4. Võ Thị Thanh Thúy (2011). Nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại công ty Cổ Phần Hóa Dầu Petrolimex (Luận văn thạc sĩ) Trường đại học Khoa Học Tự Nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội. Hà Nội. 5. Bộ Khoa học và Công nghệ (2015). TCVN ISO 14001:2015 - Hệ thống quản lý môi trường - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng. 6. Lò Gạch Chú Tài (2020). Báo cáo giám sát môi trường định kỳ. 7. Tổ chức đánh giá và chứng nhận quốc tế Interconformity (2016) 388
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn