intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Auguste Rodin Nhà điêu khắc tượng chân dung vĩ đại

Chia sẻ: Mai Quyen Tran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

122
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hôm nay, ngày 12. 11 là ngày sinh của Auguste Rodin - nhà điêu khắc, nghệ sĩ vĩ đại người Pháp. Ông là điêu khắc gia hàng đầu của Pháp lúc sinh thời và nay tên tuổi của ông được phổ biến khắp trong và ngoài giới nghệ thuật. Cảm hứng từ những mối tình lãng mạn và say đắm ấy giúp người nghệ sĩ thăng hoa và làm nên những tác phẩm lưu danh muôn thuở. Với khoảng 400 tác phẩm điêu khắc để lại cho đời, Rodin được tôn vinh là “Nhà điêu khắc tượng chân dung vĩ đại...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Auguste Rodin Nhà điêu khắc tượng chân dung vĩ đại

  1. Auguste Rodin Nhà điêu khắc tượng chân dung vĩ đại
  2. Hôm nay, ngày 12. 11 là ngày sinh của Auguste Rodin - nhà điêu khắc, nghệ sĩ vĩ đại người Pháp. Ông là điêu khắc gia hàng đầu của Pháp lúc sinh thời và nay tên tuổi của ông được phổ biến khắp trong và ngoài giới nghệ thuật. Cảm hứng từ những mối tình lãng mạn và say đắm ấy giúp người nghệ sĩ thăng hoa và làm nên những tác phẩm lưu danh muôn thuở. Với khoảng 400 tác phẩm điêu khắc để lại cho đời, Rodin được tôn vinh là “Nhà điêu khắc tượng chân dung vĩ đại nhất”, là “Người thầy của nghệ thuật khỏa thân”. Trong lịch sử điêu khắc thế giới, có ba nhân vật được gọi là “người khổng lồ”: Phidias thời Hy Lạp cổ đại, Michelangelo thời văn hóa Phục hưng và Auguste Rodin thời cận đại. Với quan điểm sáng tác mới mẻ và khối lượng đồ sộ những kiệt tác để lại, Auguste Rodin xứng danh là người bắc nhịp
  3. cầu nối nền điêu khắc truyền thống với điêu khắc hiện đại, làm cho nghệ thuật điêu khắc vốn bị kỳ thị trở thành nghệ thuật phát triển rực rỡ, với khá nhiều tác phẩm lưu danh muôn thuở. Trong hơn 60 năm miệt mài với lao động sáng tạo, chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Phục hưng, Auguste Rodin đã rất thành công trong lĩnh vực sáng tác tượng chân dung và tượng về vẻ đẹp cơ thể con người trên chất liệu đá. Với khoảng 400 tác phẩm điêu khắc để lại cho đời, Rodin được tôn vinh là “Nhà điêu khắc tượng chân dung vĩ đại nhất”, là “Người thầy của nghệ thuật khỏa thân”. Nhiều kiệt tác của ông như: “Thời đại đồng thau”, “Banzac”, “Cánh cổng địa ngục”, “Nhà tư tưởng”, “Người đang đi”, “Mùa xuân vĩnh cửu”, “Nụ hôn”... có mặt ở các bảo tàng
  4. nghệ thuật nổi tiếng trên thế giới. Vậy, đâu là nguyên mẫu của những kiệt tác này?
  5. The thinker - Người suy tưởng
  6. The kiss - Nụ hôn Aristotle - một triết gia vĩ đại của Hy Lạp cổ đại từng nói: “Trong tất cả những gì do tạo hóa sinh ra, con người là sản phẩm tuyệt vời nhất, đáng ca ngợi nhất”. Quan điểm này đã dọn đường về mặt tư tưởng cho lao động sáng tạo cũng như việc thưởng thức nghệ thuật, để nghệ thuật không bị trói buộc bởi những định kiến khắt khe, lỗi thời. Từ thời cổ đại tới nay, các thế hệ nghệ sĩ đã không ngừng khám phá, sáng tạo nên những kiệt tác miêu tả vẻ đẹp của con người đúng như tạo hóa đã nhào nặn nên: “Venus giáng sinh” (Botticelli), “Thần ái tình và Psyche”(Zuhi), “Maja khỏa thân” (Francisco De Goya), “Venus với Thần Chiến tranh bị ba thiếu nữ giải trừ vũ khí” (David)... Song, một thời, những tác phẩm về đề tài con người trong trạng thái khỏa
  7. thân không được xã hội chấp nhận. Đương thời, quan điểm sáng tác của Auguste Rodin đã gây không ít tranh cãi, thậm chí bị chê bai và bài xích. Một số tác phẩm độc đáo và có giá trị nghệ thuật cao của ông đã từng bị người đời lạnh lùng ruồng bỏ trong thời gian khá dài. Trong khi phong cách điêu khắc cổ điển chủ trương sao chép một cách máy móc người mẫu với nét điêu khắc tinh xảo, không cần quan tâm đến sức sống nội tâm... thì Auguste Rodin lại cố gắng miêu tả cái thần thái của con người, khiến cho các pho tượng của ông có tầm tư tưởng lớn và có sức sống mãnh liệt. Ông luôn tâm niệm, cái đáng quý của cơ thể chúng ta không phải là cái đẹp ngoại hình, mà chính là ánh sáng nội tâm làm cho cơ thể con người như trở thành trong suốt. Do vậy, ông thích làm người “rình cơ hội để nắm bắt sự sống”, để có thể
  8. chớp lấy những động tác, những tư thế đẹp đẽ của người mẫu trong khoảng khắc họ không chú ý. Ông chủ trương để người mẫu không nhất thiết phải gò bó, trói buộc vào những yêu cầu của nhà điêu khắc, họ có thể tự do hoạt động trong phòng làm việc của ông, còn ông thì ngồi yên quan sát. Khi phát hiện thấy tư thế hoặc động tác nào như ý thì yêu cầu người mẫu giữ nguyên tư thế đó rồi lấy đất hoặc bút chì chép lại. Khi ông sáng tác tác phẩm “John làm lễ rửa tội”, cách làm của ông khiến người mẫu phải kêu trời vì họ đã phải làm tư thế vừa đi vừa truyền đạo từ sáng cho đến tối. Có một thực tế không thể phủ nhận, hầu hết người mẫu của các họa sĩ và nghệ sĩ điêu khắc đều rất đẹp, cả về gương mặt, vóc dáng, lẫn tâm hồn... Họ có vai trò vô cùng quan trọng đối với nghệ thuật tạo hình.
  9. Rất nhiều nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo đã đem lòng si mê họ. Cảm hứng từ những mối tình lãng mạn và say đắm ấy giúp người nghệ sĩ thăng hoa và làm nên những tác phẩm lưu danh muôn thuở. Trong số đó các người mẫu Rose Beuret, Madelene và Camille Claudel đã để lại dấu ấn sâu sắc trong các kiệt tác và đời sống tình cảm của Auguste Rodin. Năm 23 tuổi, chàng Rodin nghèo túng tình cờ có người mẫu đầu tiên là một thợ may, cô Rose Beuret. Một buổi sáng mùa xuân đẹp trời, Auguste Rodin đang trang trí bức tường chính của một nhà hát ở Paris, chợt nhìn thấy một thiếu nữ đi về phía mình. Trong trang phục giản dị của một cô thợ, nàng đẹp “như một con thiên nga” với dáng đi uyển chuyển và gương mặt rạng rỡ. August Rodin quyết mời bằng được cô làm người mẫu cho mình.
  10. Sau rất nhiều lần thuyết phục, Rose Beuret đã nhận lời ngồi làm mẫu khỏa thân. Và trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, vẻ đẹp của Rose Beuret đã chinh phục trái tim của chàng nghệ sĩ tài hoa. Nàng đã trở thành người tình và là nguyên mẫu của một số bức tượng, trong đó nổi tiếng nhất là “Bảo bối”. Mặc dù sau này Rodin còn có quan hệ tình cảm với một số người mẫu xinh đẹp khác song mối tình với Rose Beuret là lâu hơn cả. Nàng đã sinh cho ông một con trai, đặt tên là Auguste. Rose Beuret cũng là người sống bên Rodin trọn đời, dẫu tình cảm của hai người đã nhạt phai theo năm tháng. Sự nhẫn nhịn của Rose Beuret và sự hiện hữu của đứa con trai đã khiến hai người không rời bỏ nhau.
  11. Khi người ta giới thiệu với Rodin người mẫu Madelene, Rodin đã ngất ngây bởi vẻ đẹp hoàn mỹ của nàng. Khi Madelene ngồi làm mẫu khỏa thân, cơ thể ngọc ngà của cô đúng như trí tưởng tượng của Rodin. Nàng đẹp đến nỗi Rodin không thể không đem lòng mê đắm. Song anh lờ mờ cảm thấy mối tình này khó có thể bền lâu. Rodin sợ rằng, một khi tác phẩm đặt hàng được hoàn thành, Madelene sẽ rời bỏ anh. Vì vậy anh đã cố tình trì hoãn thời gian hoàn thành tác phẩm bằng cách tự tay hủy bỏ những tác phẩm sắp hoàn thành. Madelene mất hết kiên nhẫn. Hai người đôi lúc đã cãi nhau. Trong cơn nóng giận, Madelene đã nói rằng, có lẽ phải đến khi cô trở thành bà già thì bức tượng mới có thể hoàn thành. Sự ra đi của Madelene khiến Rodin hụt hẫng và mệt mỏi mất một thời gian dài.
  12. Camille Claudel được Rodin đánh giá là đẹp nhất trong số các cô người mẫu của ông. Gương mặt và vóc dáng của nàng hiện hữu trong các kiệt tác “Nụ hôn”, “Thần tượng vĩnh hằng”, “Mùa xuân vĩnh cửu”, sẽ sống mãi với thời gian. Nàng đã góp phần làm nên thành công của những bài ca về tình yêu đôi lứa, về vẻ đẹp tâm hồn và hình thể của con người ở lứa tuổi thanh xuân, với những khát khao cháy bỏng. Rodin đã tạc các bức tượng trong trạng thái thăng hoa của tình yêu. Claudel là một học trò yêu thích và theo đuổi nghệ thuật điêu khắc, vốn rất ngưỡng mộ tài năng của Rodin. Nàng được ông thầy của mình - nhà điêu khắc Bouher giới thiệu đến làm học trò của Rodin. Lúc đó, Rodin đã khá nhiều tuổi, vừa chia tay Madelene, lại mệt mỏi vì tốn quá nhiều công sức với tác phẩm “Cánh cổng địa ngục” - một tác phẩm hoành tráng nhất của ông với quần thể 160 bức tượng. Vì thế, lúc đầu Rodin đã từ chối lời yêu
  13. cầu làm thầy dạy cho Claudel một cách phũ phàng. Nhưng khi đối diện với nhan sắc và trí tuệ của nàng, Rodin đã đổi ý, nhận cô làm thư ký, sau đó lại dành rất nhiều thời gian để chỉ dẫn cho nàng. Những ngày tháng làm học trò, chính Camille Claudel đã chọn ông thầy Rodin làm mẫu cho tác phẩm của mình. Khi Claudel hoàn thành tác phẩm đầu tay thì Rodin đã bị nàng chinh phục hoàn toàn. Đến lượt Camille Claudel làm người mẫu cho Rodin. Một lần Rodin dẫn Camille Claudel vào xưởng, cho xem một bức tượng mới hoàn thành, nàng ngây người ngắm tác phẩm và cảm thấy mình không thể không yêu một nhà điêu khắc tài hoa hơn nàng tới 24 tuổi. Rodin lúc ấy cũng bị Camille Claudel hớp hồn, trong lòng dâng lên biết bao tình cảm tha thiết. Rodin cho rằng Claudel chính là một người mẫu lý tưởng,
  14. một người mẫu mà ông hằng tưởng tượng và ao ước với đôi vai trắng ngần, thân hình thon thả, eo thắt gọn gàng, cặp đùi thon dài... Từ mối tình tha thiết giữa hai người đã đẻ ra những tác phẩm: “Suy tư”, “Buổi sáng”, “Nụ hôn”, “Thần tượng vĩnh hằng”, “Mùa xuân vĩnh cửu”. Đó là những tác phẩm dùng thân thể để biểu hiện tình yêu nóng bỏng.
  15. Kiệt tác "Mùa xuân vĩnh cửu" - Eternal Spring của Rodin. Bức tượng “Mùa xuân vĩnh cửu” được Rodin sáng tác trên chất liệu đá cẩm thạch nguyên khối, khắc họa vẻ đẹp của tình
  16. yêu đôi lứa hòa quyện trong vẻ đẹp hình thể của đôi trai gái đang rừng rực tuổi thanh xuân với những khát khao cháy bỏng. Chàng Adonis cúi ôm nàng Nimein, nàng Nimein ngả thân hình mỹ miều, uyển chuyển về phía người tình. Đôi môi họ gắn chặt vào nhau tưởng như không gì có thể chia lìa. Rodin đã cố ý để cho một phần mặt của cô gái bị che khuất, tập trung mô tả sự thuần khiết và cuồng nhiệt của tình yêu được thể hiện trên thân thể đẹp đẽ. Việc xử lý những chỗ lồi, lõm trên cơ thể một cách hết sức tế nhị, cũng như cách sắp xếp tư thế đã tạo ra hiệu quả ánh sáng và bóng tối làm xúc động lòng người... Cứ như thế, họ yêu nhau và cùng nhau hiến thân cho nghệ thuật suốt 14 năm. Nhưng mối tình của hai người kết thúc một cách bi thảm. Vì nhận thấy Rodin không thể bỏ rơi người vợ của ông là Rose Beuret, Camille Claudel đã chủ động rời bỏ ông, sống cô độc và nghèo khó.
  17. Trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Camille Claudel mắc chứng tâm thần, bị đưa vào một nhà thương điên và ở đó suốt 30 năm. Cuộc sống bi thương của Camille Claudel đã dày vò Rodin suốt những năm tháng còn lại của cuộc đời. Vài nét về con người và tiểu sử Auguste Rodin (nguyên danh François-Auguste-René Rodin; 12 tháng 11 năm 1840 – 17 tháng 11 năm 1917) là một nhà điêu khắc. Ông là điêu khắc gia hàng đầu của Pháp thời bấy giờ và nay tên tuổi của ông được phổ biến khắp trong và ngoài giới nghệ thuật. Rodin thường được cho là điêu khắc gia tiên phong của ngành điêu khắc hiện đại nhưng ông không cố ý mở con đường phá lệ đi ngược với quy ước cổ điển. Chính ông đã được đào tạo theo ngành nghệ thuật cổ điển, hành tập như
  18. một nghệ nhân nhưng mang kỳ vọng là ông sẽ được giới thẩm quyền nghệ thuật kính trọng cho dù ông không được nhận vào những học viện nổi tiếng nào của Pháp cả. Về mặt điêu khắc, ông có biệt tài dùng đất sét. Nhiều tác phẩm có tiếng của Rodin đã bị chê trách đồng loạt khi ông còn sinh thời vì chúng không theo truyền thống điêu khắc, tức là kém về phần trang trí, thiếu quy ước cách thể và không hợp đề tài cổ điển. Biệt phẩm của Rodin quả thật bỏ xa con đường mòn của huyền thoại Hy Lạp-La Mã hay điển tích trong Kinh Thánh. Ông nặn cơ thể con người trong những tác phẩm điêu khắc của ông thiên hẳn về lối hiện thực, ca ngợi cá tính riêng của mỗi nhân vật. Rodin rất nhạy cảm vì những lời phê bình về ông nhưng trước sau, ông vẫn không thay đổi đường lối để rồi những tác phẩm sau của ông dần chiếm được sự ngưỡng mộ của chính giới cũng như giới nghệ thuật.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0