YOMEDIA
Augustin Jean Fresnel( 10/05/178814/7/1827)
Chia sẻ: Ha Quynh
| Ngày:
| Loại File: PDF
| Số trang:5
80
lượt xem
4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Augustin Jean Fresnel( 10/05/1788-14/7/1827), là nhà vật lý học người Pháp, người đã có đóng góp quan trọng trong việc thiết lập lý thuyết về sóng quang học. Fresnel đã nghiên cứu về trạng thái của sóng cả về mặt lý thuyết lẫn thực nghiệm.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Augustin Jean Fresnel( 10/05/178814/7/1827)
- Augustin Jean
Fresnel( 10/05/1788-
14/7/1827)
Augustin Jean Fresnel( 10/05/1788-14/7/1827), là nhà vật lý học
người Pháp, người đã có đóng góp quan trọng trong việc thiết lập lý thuyết
về sóng quang học. Fresnel đã nghiên cứu về trạng thái của sóng cả về mặt lý
thuyết lẫn thực nghiệm.
Ông là người được biết đến nhiều nhất với phát minh về thấu kính Fresnel, được
áp dụng sớm nhất cho đèn hải đăng khi ông còn là 1 người phụ trách về đèn biển.
Thấu kính của ông xuất hiện trong rất nhiều các thiết bị ngày nay.
Fresnel là con trai của một kiến trúc sư. Ông sinh ra ở Broglie (Eure, nước Pháp).
Ban đầu, việc học hành của ông khá chậm chạp, thậm chí đến năm 8 tuổi ông vẫn
không biết đọc. Năm 13 tuổi, ông vào trường Ecole Centrale ở Caen, và năm 16 tuổi
vào Ecole Polytechnique. Ông làm kỹ sư lần lượt ở các khu hành chính ở Vendeé,
Drôme và Ille-et-Vilain. Do phục vụ dưới vương triều Bourbon, ông bị mất chức khi
- Napoleon trở lại nắm quyền vào năm 1814.
Khi chế độ quân chủ được thiết lập trở lại ở nước Pháp, ông được nhận vào làm kỹ
sư ở Paris, là nơi mà ông đã dành phần lớn cuộc đời ở đó. Những nghiên cứu về
quang học của ông bắt đầu từ năm 1814 và tiếp tục đến khi ông qua đời. Những
nghiên cứu đầu tiên của ông về quang sai đã không được công bố. Năm 1818, ông
viết một bản luận văn về nhiễu xạ. Luận văn này đã nhận được giải thưởng của học
viện khoa học Paris vài năm sau đó. Năm 1823 ông vào làm việc ở học viện này, và
năm 1825 trở thành thành viên của hội khoa học hoàng gia London. Năm 1819 ông
được bổ nhiệm phụ trách về hải đăng. Từ đó ông đã phát minh ra 1 loại thấu kính
đặc biệt mang tên ông, mà ngày nay gọi là thấu kính Fresnel, được coi như là một
loại gương.
Fresnel mất vì bệnh lao tại Ville-d’Avray, gần Paris. Ông được hội khoa học hoàng
gia London trao tặng huy chương Rumford Medal trong khi đang bị bệnh.
Những cống hiến trong suốt cuộc đời của ông về quang học rất ít được coi trọng.
Và một vài công trình của ông cũng không được học viện in ấn đến tận nhiều năm
sau khi ông qua đời. Nhưng như ông đã viết trong thư gửi cho Young, trong ông
những thứ ‘hư danh mà mọi người gọi là tình yêu của sự vinh quang’ đã bị mài
mòn. ‘Tất cả những lời khen’, ông nói, ‘mà tôi nhận được từ Laplace, Arago hay Biot
không bao giờ khiến tôi hài lòng bằng những khám phá về sự thật bằng lý thuyết
hay là những sự xác thực của tính toán bằng thực nghiệm.
Những khám phá và suy luận toán học của ông, được xây dựng dựa trên cơ sở thực
nghiệm của Thomas Young, đã mở rộng lý thuyết về sóng đến một loạt những hiện
tượng quang học. Năm 1817, Young đã đề xuất 1 mô hình ánh sáng theo đó sóng
ánh sáng có tồn tại 2 kiểu dao động dọc và ngang, nhằm giải thích hiện tượng phân
cực. Đến năm 1923, Fresnel đã bằng toán học chỉ ra rằng, hiện tượng phân cực có
thể được lí giải chỉ khi sóng ánh sáng hoàn toàn là sóng ngang, không có thành
phần sóng dọc.
Ông cũng là người đề xuất ra phương án dùng 2 gương phẳng kim loại hợp với
nhau 1 góc gần 180 độ để thực hiện thí nghiệm giao thoa nhằm loại bỏ hiệu ứng
nhiễu xạ gây ra bởi khe hẹp. Điều đó cho phép ông điều khiển thí nghiệm gia thoa
đúng như lý thuyết sóng.
- Vài hình ảnh về thấu kính fresnel
Trong ngọn đèn hải đăng
So với thấu kính thường
- Marie Curie - nữ bác học đầu tiên
nổi tiếng Thế giới.
Marie Curie (1867 – 1934) là nhà nữ bác học lừng danh đầu tiên của
thế giới khoa học được nhận 2 giải thưởng Nobel, người đi tiên phong
nghiên cứu về chất phóng xạ. Nghiên cứu của bà trở thành một phát minh
khoa học hết sức lớn lao, ảnh hưởng tới các nhà vật lý nguyên tử sau này.
Việc khám phá ra neutron của Sir James Chadwick và tính phóng xạ nhân tạo
của Irene và Frederic Jolio Curie đều bắt nguồn từ công trình khảo cứu của
bà.
Marie Curie sinh ngày 7 tháng 11 năm 1867 ở một thị trấn nhỏ gần thủ đô
Varsovie nước Ba Lan, là cô con gái út của vợ chồng giáo sư khoa học Wladislaw
Sklodowski (lúc đó bà được đặt tên là Marya Sklodowski). Sinh gia trong một gia
đình trí thức nhưng tuổi thơ của bà sớm gặp nhiều nỗi gian truân.Mặc dù vậy cô bé
Marya(Marie Ruire ) nổi tiếng học giỏi từ thuở nhỏ. Luôn luôn kém các bạn từ 2 tới
3 tuổi nhưng với môn học nào cô cũng đứng đầu lớp: Từ các môn học chính như
toán học, lịch sử, văn chương đến những môn phụ như tiếng Pháp, tiếng Đức và cả
Thánh Kinh nữ.
Năm 1902, kết quả của công trình khám phá ra chất Radium được công bố.Sau khi
chất Radium được khám phá, danh tiếng ông bà Curie đã vượt ra khỏi nước Pháp.
Đây cũng là thời điểm đánh dấu thành công khoa học bước đầu của bà.
Năm 1903, bà Curie được Đại Học Sorbonne trao văn bằng Tiến Sĩ Khoa Học, hạng
- tối ưu với lời khen ngợi của Hội Đồng Giám Khảo về luận án "Khảo cứu về các chất
phóng xạ" và cũng vào năm này, Hội Khoa Học Hoàng Gia Anh gửi thư mời hai nhà
bác học Curie sang diễn thuyết bên nước Anh. Sau đó không lâu, nước Thụy Điển
đã biểu quyết chia Giải thưởng Nobel 1903 về Vật lý, một nửa dành cho ông Henri
Becquerel, một nửa tặng ông bà Curie vì công trình khám phá ra chất phóng xạ.
Năm 1904, ông Pierre Curie qua đời do một tai nạn giao thông. Bà Marie Curie trở
thành Giáo sư thực thụ của Trường Đại học Sorbonne vào năm 1908. Cũng vào
năm này, bà cho xuất bản cuốn sách nhan đề là "Các Công Trình của Pierre Curie".
Năm 1910, tác phẩm "Khảo cứu về tính phóng xạ" (Traité de Radioactivité) dày
960 trang của bà Marie Curie đã là công trình chứa đựng những kiến thức khoa
học mới mẻ nhất của thời kỳ đó về ngành học phóng xạ. Danh tiếng của bà Marie
Curie vang lừng. Rất nhiều trường Đại học ở ngoại quốc gửi tặng bà các văn bằng
Tiến Sỹ Danh dự. Lại một lần nữa, tháng 12 năm 1911, bà Marie Curie được tặng
thêm một giải thưởng Nobel về Hóa học vì công trình tìm ra chất Radium. Bà Curie
là người duy nhất đã lãnh hai lần giải Nobel, hơn hẳn các nhà bác học xưa và nay,
kể cả nam lẫn nữ.
Tóm lại bà Marie Curie là nhà nữ bác học lừng danh đầu tiên của thế giới khoa học,
người đi tiên phong trong công cuộc khảo cứu chất phóng xạ. Ngoài việc phụng sự
Khoa học, bà Marie Curie còn là một nữ công dân có lòng ái quốc.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
Đang xử lý...