intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

B ệnh lợn tai xanh và biện pháp phòng chống

Chia sẻ: Nguyen UYEN | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

142
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS), còn gọi là "bệnh lợn tai xanh" được phát hiện lần đầu tiên ở nước ta vào năm 1997 trên đàn lợn nhập từ Mỹ, qua kiểm tra có huyết thanh dương tính. Tuy nhiên, mãi tới đầu năm 2007 bệnh phát thành dịch ở 7 tỉnh phía Bắc, sau đó lan nhanh ra một số tỉnh miền Trung và miền Nam, gây tổn thất rất lớn về kinh tế. Hiện nay, dịch lại xuất hiện tại một số địa phương và đang diễn biến hết sức phức tạp....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: B ệnh lợn tai xanh và biện pháp phòng chống

  1. B ệnh lợn tai xanh và biện pháp phòng chống
  2. Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS), còn gọi là "bệnh lợn tai xanh" được phát hiện lần đầu tiên ở nước ta vào năm 1997 trên đàn lợn nhập từ Mỹ, qua kiểm tra có huyết thanh dương tính. Tuy nhiên, mãi tới đầu năm 2007 bệnh phát thành dịch ở 7 tỉnh phía Bắc, sau đó lan nhanh ra một số tỉnh miền Trung và miền Nam, gây tổn thất rất lớn về kinh tế. Hiện nay, dịch lại xuất hiện tại một số địa phương và đang diễn biến hết sức phức tạp. Chúng tôi khuyến cáo một số biện pháp phòng chống sau đây: 1. Đối với các địa phương chưa có dịch: - Thường xuyên theo dõi sức khoẻ của đàn lợn trong các cơ sở chăn nuôi lợn sinh sản để sớm phát hiện lợn có dấu hiệu lâm sàng của bệnh tai xanh; cách ly xử lý kịp thời và gửi mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm. - Tiêm vacxin phòng bệnh tai xanh cho đàn lợn trong cơ sở chăn nuôi chưa có lưu hành bệnh. Trước khi tiêm cần tham khảo ý kiến của Chi cục Thú y tỉnh để biết trong khu vực trước đó có chủng virút nào gây bệnh (Châu Âu hoặc Châu Mỹ) để lựa chọn vacxin thích hợp. Bởi vì vacxin không tạo được miễn dịch chéo giữa chủng chế tạo vacxin và chủng gây bệnh cho lợn ở trong vùng.
  3. - Để loại trừ các bệnh kế phát do vi khuẩn ở lợn, tất cả đàn lợn phải được tiêm vacxin phòng 4 bệnh đỏ (dịch tả lợn, tụ huyết trùng, đóng dấu lợn và phó thương hàn). Trong điều kiện cần thiết có thể phải tiêm vacxin phòng một số bệnh đường hô hấp (bệnh xuyễn lợn, bệnh viêm phổi và màng phổi ở lợn). - Khi nhập lợn giống phải mua lợn từ các cơ sở chăn nuôi và vùng không có dịch tai xanh. Lợn mới mua về phải nuôi cách ly ít nhất 3 - 4 tuần lễ, không có dấu hiệu lâm sàng của bệnh tai xanh cũng như các bệnh truyền nhiễm khác mới cho nhập đàn. - Đảm bảo thức ăn đủ chất dinh dưỡng và nguồn nước sạch cho lợn, giúp lợn có sức đề kháng với virút bệnh tai xanh cũng như các bệnh khác, hạn chế mắc các bệnh truyền nhiễm - Giữ chuồng trại và khu chăn thả lợn luôn khô sạch, thoáng mát mùa hè, kín ấm mùa đông và phải phun thuốc sát trùng định kỳ 2 tuần/lần để diệt mầm bệnh. - Khi xuất nhập lợn cần thực hiện kiểm dịch thú y nghiêm ngặt. 2. Biện pháp chống dịch khi có dịch xảy ra:
  4. - Các gia trại và trang trại phải thống kê lợn ốm, lợn chết báo với chính quyền và thú y địa phương để xử lý theo đúng lệnh công bố dịch và hướng dẫn phòng chống bệnh tai xanh của Cục Thú y (tiêu huỷ toàn bộ lợn bị ốm) và xin hỗ trợ thiệt hại của Nhà nước. Trong trường hợp gửi mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm mà chưa có kết quả, nhưng nếu lợn có dấu hiệu lâm sàng bệnh tai xanh thì vẫn phải tiêu huỷ. - Chính quyền và tổ chức thú y địa phương tổ chức bao vây ổ dịch, thành lập các chốt kiểm dịch, ngăn cấm không cho lợn vận chuyển khỏi ổ dịch và cũng không mang lợn từ ngoài vào ổ dịch. Các gia trại và trang trại lợn phối hợp với chính quyền và thú y thực hiện nghiêm túc biện pháp này. - Không bán chạy lợn ra ngoài, không mổ lợn và bán thịt lợn trong vùng dịch khi chưa công bố lệnh hết dịch. - Cách ly đàn lợn khoẻ để nuôi dưỡng, chăm sóc tốt và tổ chức tiêm thuốc trợ sức, nâng cao sức đề kháng của đàn lợn với bệnh. - Tổ chức làm vệ sinh triệt để chuồng trại và khu chăn thả đã có lợn ốm và phun thuốc sát trùng 2 lần/tuần trong suốt thời gian có dịch. - Tổ chức tiêm vacxin phòng bệnh tai xanh ở các vùng chưa có dịch, nhưng bị dịch uy hiếp, nếu có thể được.
  5. - Tuyên truyền về bệnh tai xanh và các biện pháp phòng chống trên các phương tiện truyền thông từ Trung ương đến địa phương để người chăn nuôi nâng cao ý thức áp dụng các biện pháp chống dịch. - Chỉ nuôi lợn trở lại khi đã công bố lệnh hết dịch và đã để trống chuồng 4 tuần; đồng thời phun thuốc sát trùng theo đúng quy định. 3. Một số kinh nghiệm trong công tác phòng chống bệnh tai xanh tại Việt Nam: - Cần có sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp, kịp thời, sự tham gia của các cấp, ngành, đoàn thể của Trung ương và địa phương, sự hưởng ứng của người dân để tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra. - Thông tin, tuyên truyền kịp thời, sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân và cấp chính quyền cơ sở, tạo sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, của người chăn nuôi và chính quyền các cấp - Chính quyền cơ sở và nhân viên thú y tại địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát, phát hiện nhanh ổ dịch, xử lý kịp thời ổ dịch khi còn ở diện hẹp. Địa phương nào có mạng lưới thú y xã phường, đồng
  6. thời chính quyền quan tâm tới các hoạt động của thú y thì công tác phòng chống dịch nơi đó đạt hiệu quả cao, hạn chế thiệt hại do dịch - Đặc biệt thực hiện đồng bộ, kiên quyết các giải pháp phòng chống dịch như đã trình bày ở trên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0