Trong thời gian mắc cúm, bạn nên bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng như soup, rau xanh, hoa quả và nghỉ ngơi đủ giúp củng cố sức khỏe, chống lại bệnh tật.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Bà bầu giảm cúm không dùng thuốc
- Bà bầu giảm cúm không
dùng thuốc
- Trong thời gian mắc cúm, bạn nên bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng
như soup, rau xanh, hoa quả và nghỉ ngơi đủ giúp củng cố sức khỏe,
chống lại bệnh tật. Hành tỏi (với số lượng hợp lý) và thực phẩm giàu
vitamin C (hoa quả họ cam quýt, rau quả củ có màu vàng cam) cũng
tăng cường hệ miễn dịch.
Một số chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung viêm kẽm trong giai đoạn này
nhưng cần hỏi ý kiến bác sĩ trước. Ngoài ra, bạn nên uống đủ nước để tránh
mất nước lại khiến các dịch nhầy ở mũi dễ chảy ra ngoài và được làm sạch.
Một số gợi ý giúp bạn ứng phó với cúm là:
- Xông hơi giúp dễ thở
Một vài thai phụ thử chùm một chiếc khăn lên đầu vào ghé mặt vào một
chậu nước nóng (cần thẩn để nước không làm bỏng mặt). Xông hơi thế này
giúp dễ thở khi bạn bị nghẹt mũi.
Để thông mũi hiệu quả, tinh dầu trà xanh có thể được thêm vào chậu nước
khi xông hơi. Tuy nhiên, cần hỏi ý kiến bác sĩ bởi vì theo nguyên tắc, tinh
dầu không được sử dụng cho phụ nữ mang thai trong 12 tuần đầu tiên.
Nước muối sinh lý nhỏ mũi
Nước muối sinh lý dùng để vệ sinh mũi phải được bác sĩ tư vấn cho bà bầu.
Nếu không, bạn có thể tự pha dung dịch nước muối loãng (1/4 thìa muối
trong một chén nước) để vệ sinh mũi. Đây là dung dịch không hóa chất và
an toàn cho thai phụ.
Bạn cũng có thể pha một thìa muối vào một cốc nước ấm để súc miệng.
Chanh và mật ong
Chanh và mật ong trộn lẫn hoặc pha chanh với mật ong vào nước ấm giúp trị
ho, viêm họng.
Massage
Massage vùng da quanh mũi và mắt để giảm cơn đau xoang, tránh tắc nghẹt
mũi.
Nếu bạn cảm thấy không khỏe do cúm, bạn nên đi khám sớm. Tuyệt đối
không dùng thuốc, thảo dược mà bác sĩ chưa kê toa để điều trị.
Trong phần lớn trường hợp, cảm cúm (hay cảm lạnh) là do nhiễm virus.
Điều này nghĩa là việc điều trị bằng kháng sinh không hiệu quả. Tuy nhiên,
- nếu cảm cúm nhẹ kéo dài 1-2 tuần, bạn cần đi khám để biết chắc mình
không bị nhiễm trùng.