Ba câu hỏi cho lãnh đạo trong kỷ nguyên mới
lượt xem 57
download
Có vô vàn cuốn sách và các ý kiến khác nhau về những gì tạo nên khả năng lãnh đạo, và điều mà các lãnh đạo cần phải làm trong thời đại này là giữ vững tinh thần trước các thách thức. Trên thực tế, một người nào đó có thể nói rằng, thông tin về đề tài này tràn ngập mọi nơi. Nhưng, số lượng và chất lượng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ba câu hỏi cho lãnh đạo trong kỷ nguyên mới
- Ba câu hỏi cho lãnh đạo trong kỷ nguyên mới Có vô vàn cuốn sách và các ý kiến khác nhau về những gì tạo nên khả năng lãnh đạo, và điều mà các lãnh đạo cần phải làm trong thời đại này là giữ vững tinh thần trước các thách thức. Trên thực tế, một người nào đó có thể nói rằng, thông tin về đề tài này tràn ngập mọi nơi. Nhưng, số lượng và chất lượng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Rất nhiều thông tin hiện nay dựa trên tập hợp các giả định trước đó và được nhồi nhét từ các giai đoạn khác nhau. Hay nói cách khác, đó là phép cộng của bất kỳ các ý tưởng mới mẻ hoặc biện pháp được áp dụng trong các tình huống mới, hoặc các biện pháp mới được áp dụng trong một hệ thống cũ. Người ta cũng có thể gọi đó là "bình cũ rượu mới". Ở trường hợp trước đó, "chiếc bình cũ" làm sai lệch đi loại "rượu mới". Còn sau này, người ta lại cho rằng: cách nghĩ mới là sai lệch và bị trục xuất khỏi hệ thống cũ. Sau khi gìn giữ những kiến thức uyên thâm xuyên suốt các thời kỳ, tới lúc chúng ta phải đối mặt với một tình huống nan giải, sự sáng suốt của chúng ta bị ngăn lại. Chúng ta trở nên "tĩnh tâm" để đạt được sự hiểu biết thấu suốt vạn vật. Chính điều đó sẽ chỉ dẫn cho chúng ta có được câu trả lời tốt nhất và các biện pháp tiếp theo, đồng thời có được các giả định và câu hỏi phù hợp để dẫn tới hành động đúng đắn. Vấn đề xây dựng nên cách nghĩ mới dựa trên nền tảng của các giả thuyết cũ sẽ được tìm hiểu trong một bài báo khác. Còn trong phần này, chúng ta sẽ xem xét làm thế nào để mỗi lãnh đạo theo đuổi và tìm ra điểm cốt lõi, đồng thời định hướng cho cách nghĩ đúng đắn và hành động cho chính bản thân họ. Một trong những yếu tố để phân biệt giữa kỷ nguyên mới mà chúng ta đang sống với kỷ nguyên cũ chính là: không có câu trả lời nào (mang tính giáo khoa) duy nhất có thể đáp ứng cho mọi câu hỏi (nếu như trên thực tế đã có tình huống đó xảy ra). Trong khi đi tới điểm cốt lõi, mỗi người sẽ phải lựa chọn các thực tiễn đã trải nghiệm giúp chúng
- ta có đủ sự "tĩnh tâm" để lắng nghe sự sáng suốt và nhận thức được hành động đúng đắn. Một khi chúng ta lĩnh hội tới một cấp độ nhất định, bằng việc miệt mài nghiên cứu những khoảng còn trống để tiếp thu sự hiểu biết sâu sắc, chúng ta có thể bắt đầu với ba câu hỏi nhằm hình thành nên nền tảng cho một lãnh đạo. Ba câu hỏi để nhận thức được lãnh đạo trong kỷ nguyên mới có ý nghĩa gì đối với bạn là: 1. Lãnh đạo là gì? 2. Công việc của tôi là gì? 3. Tôi phải thực hiện công việc của mình như thế nào - bản thân tôi phải cư xử như thế nào? Lãnh đạo là gì? Trong nhiều thập kỷ, chúng ta thường làm việc trong một tập hợp các định nghĩa và giả thuyết rất phổ biến về điều được hiểu chính xác là một lãnh đạo, đặc biệt là những gì có nghĩa là một lãnh đạo trong môi trường làm việc hiện đại. Trong khi người ta đưa ra các lý lẽ như vậy thì các định nghĩa và giả thuyết như vậy vẫn là tối ưu (một cách sai lầm). Lịch sử gần đây cho thấy rằng: các định nghĩa cũ không còn thích hợp trong thời đại mới và các thách thức hiện nay. Trong một kỷ nguyên mới mà chúng ta đang sống, lãnh đạo thông thái bao gồm các yếu tố sau: * Đi theo người mở đường - Lãnh đạo, hiểu chính bản thân mình * Hiểu rõ và là tâm điểm của tầm nhìn, sự chú ý và đường lối hành động. * Có mối tương liên với sự thông thái trong bản thân mỗi người. Lãnh đạo am hiểu về sự thông thái đó - thứ thiêng liêng và độc nhất ở người khác - thể hiện trong con người, trong bản chất tự nhiên và trong mối quan hệ. Điều đó dẫn dắt và tác động vào tầm nhìn, vào việc đưa ra quyết định, và các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau. * Sự phản chiếu. Thông qua các ví dụ và cách thức của riêng họ, trí tuệ, người thân, trong những người khác... phản chiếu vào họ những gì là "có thể", và những "tinh hoa" trong họ được "phát tiết" ra nhiều nhất, và sau đó là tiềm năng tốt nhất của cả nhóm được "bộc phát". * Là một chất xúc tác, truyền cảm hứng để khơi dậy nhiều tiềm năng hoặc là trí tuệ tinh túy nhất trong những người khác. Mỗi cá nhân phải có trách nhiệm giải phóng tiềm lực bên trong bản thân họ. Với tư cách là lãnh đạo, khi không thể là "bà đỡ" cho trí thông minh và tiềm năng của người khác, bạn có thể làm mẫu, truyền cảm hứng và khuyến khích, "bật đèn xanh" để giải phóng nó thông qua các ví dụ của riêng bạn, cách truyền đạt đầy sáng tạo và tài tình. * Có mục đích rõ ràng, mang tính xây dựng và là người trượng nghĩa. Trước kia, trong một nguyên mẫu thần thoại về lãnh đạo như Aragorn trong "Chúa tể của những chiếc nhẫn" của Tolkien, các lãnh đạo được trông đợi là người tinh thông, người có khả năng chữa bách bệnh, tài tình và trượng nghĩa, chín chắn về tinh thần và luôn luôn là người mở đường, là người làm chủ mọi đường lối. Sự "khắc kỷ" có ý nghĩa đối với cuộc sống của các lãnh đạo, bởi vì nó đánh thức họ tiếp cận tới tiềm lực tối đa và năng lực tối ưu để có thể phụng sự một cách xuất sắc. Đối với lãnh đạo thuộc nguyên mẫu của pháp sư, mục đích của họ được thể hiện một cách tài
- tình và mang tính tích cực đã khơi dậy lòng trung thành, và do đó, họ không cần phải điều khiển người khác thông qua các thủ thuật gây nên nỗi sợ hãi cho người khác. Đây là sự phản chiếu của "Người đàn ông thần thánh": lãnh đạo là người bắt nguồn từ sự thông thái, đưa ra hành động khôn ngoan và động lòng trắc ẩn. Đường lối và hành động của tôi là gì? Đây là một câu hỏi mà mỗi cá nhân phải tự tìm hiểu cho chính bản thân họ. Thực tế là, câu trả lời lại nằm ngay trong câu hỏi. Tuy nhiên, những người khác có thể trở thành người chỉ đường và các đối tác cùng khai phá, giúp mở mang các cuộc đối thoại tiềm năng hoặc khám phá ra các lối đi và nguồn lực, đưa ra các câu hỏi giúp lãnh đạo nhận thức rõ sơ đồ và chỉ dẫn có sẵn trong chính hành trình của họ. Cuộc sống của riêng bạn chính là người quân sư hay thầy giáo của bạn. Sau khi có cái nhìn cận cảnh và quan sát quanh hành trình, từ con đường vừa đi, bạn có thể bắt đầu tìm kiếm câu trả lời chính xác và kiểu mẫu đúng - chứ bạn không chỉ sống vì lợi ích của người khác, đi theo tiếng gọi bên ngoài và vì sự trông đợi hay các tiêu chuẩn từ bên trong bản thân. "Hiểu rõ chính bản thân bạn" là một cách thức dẫn tới sự sáng suốt nhằm trả lời cho câu hỏi: Đường lối và hành động của tôi là gì? Sau khi trả lời câu hỏi này, bạn có thể thấu suốt được những khả năng tự nhiên và viễn cảnh độc đáo mà bạn đã mang lại cho vai trò lãnh đạo trong kỷ nguyên mới của mình. Tôi phải thực hiện công việc của mình như thế nào? Đây là một cách nói khác của câu: "Tôi phải cư xử như thế nào?". Câu trả lời ngay lập tức cho câu hỏi này chính là: sự hoàn hảo và tài tình. Tuy nhiên, "hoàn hảo" ở đây không nên hiểu là sự "tuyệt đối", bởi vì thuyết cầu toàn là một sai lầm và chúng ta không thể nào đạt tới đó. Các tiêu chuẩn hiện đại của thuyết toàn cầu hiện đang phản chiếu một bố cục lệch lạc và sai lầm. Những gì mà lãnh đạo trong kỷ nguyên mới đấu tranh chính là một hành trình đi tới sự trọn vẹn, đi tới tính chất xác thực mà nó ăn sâu trong các khả năng tự nhiên của thứ tinh chất nhất mà bạn, và chỉ có bạn mới có thể đem lại cho một nhóm hoặc một tình huống bất kỳ. Thứ tinh chất đó chỉ ở bạn thì nó mới toàn vẹn. Dựa trên những tổn thất về niềm tin và sự tôn trọng dành cho các lãnh đạo trong kỷ nguyên hiện nay, các lãnh đạo trong kỷ nguyên mới phải tìm kiếm trong chính bản thân họ khả năng để có được biện pháp khôi phục và giành lại niềm tin. Điều này có nghĩa là: các đặc điểm cốt lõi - chẳng hạn như tính chính trực, vị trí tâm điểm, sự tôn trọng phẩm cách của mọi người, sự tài giỏi giữa các cá nhân, sự ân cần, lòng trắc ẩn, công bằng, và một thói quen - tạo ra tính quyết đoán và hành động sáng suốt. Các lãnh đạo trong kỷ nguyên mới cũng phải biết "thu hút mọi người với tầm nhìn của mình" hơn là "thúc đẩy và trừng phạt thông qua việc đe dọa về các hình phạt". Họ có mục đích rõ ràng, tầm nhìn thông suốt, và hành động được xác định rõ, thông qua việc nhận thức được rằng những yếu tố trên là có hệ thống và luôn tiến hóa, và do vậy, các yếu tố đó phải được tìm hiểu kỹ lưỡng và làm mới lại một cách đều đặn. Đó là cách "sống phát tiết toàn bộ tiềm năng" còn hơn là thông qua các biện pháp cũ kĩ cố hữu và đã được thiết lập từ trước đó, và rồi lâm vào tình cảnh "sống mòn". Sau khi có hành động xem xét lại nội tâm, mỗi cá nhân có thể xác định được những đặc điểm
- nào có ý nghĩa lớn lao với họ, cũng như cách thức chọn lọc và thực hiện chúng. Thông qua sự suy ngẫm và tìm hiểu, lãnh đạo mới sẽ xác định được các giá trị và đặc điểm khác có thể làm hình mẫu nhằm truyền cảm hứng, xây dựng và khôi phục niềm tin, và khơi bật tiềm lực mạnh mẽ nhất từ những người sẽ đi theo tiếng gọi của họ. K. Minh Theo Refresher
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những phương pháp tuyển chọn nhân sự
4 p | 167 | 39
-
Bảy vùng quan trọng trong thuật lãnh đạo (Phần cuối) : Sống bằng
5 p | 135 | 32
-
Sa thải CEO khi nào là tốt nhất
7 p | 111 | 27
-
Ba câu hỏi dành cho doanh nhân
5 p | 164 | 23
-
Hồi phục niềm tin
2 p | 98 | 11
-
Doanh nghiệp phải biết giữ “tài sản” của mình
5 p | 77 | 7
-
Mảnh đất màu mỡ đầy tiềm năng
6 p | 76 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn