YOMEDIA
ADSENSE
Ba kiến trúc liên quan đến thời định đô Thăng Long
181
lượt xem 35
download
lượt xem 35
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Thời định đô Thăng Long không để lại nhiều dấu tích kiến trúc. Nhưng, ba công trình xây dựng sau đây tuy không hẳn là di tồn vật thể đương thời, và được nhận diện qua vật chứng cụ thể, nhưng lại nói lên được nhiều điều của hoặc liên quan đến thời kỳ lịch sử quan trọng này
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ba kiến trúc liên quan đến thời định đô Thăng Long
- Về ba kiến trúc liên quan đến thời định đô Thăng Long Thời định đô Thăng Long không để lại nhiều dấu tích kiến trúc. Nhưng, ba công trình xây dựng sau đây tuy không hẳn là di tồn vật thể đương thời, và được nhận diện qua vật chứng cụ thể, nhưng lại nói lên được nhiều điều của hoặc liên quan đến thời kỳ lịch sử quan trọng này Cũng như là cả nhiều vấn đề và thế ứng xử đương đại về một thời định đô Thăng Long sắp chẵn ngàn năm ấy. 1. Đợt tạo tác thứ 6 của Hoàng Thành Thăng Long và việc nhận dạng ranh giới phía tây của Hoàng Thành. Thống kê qua các tài liệu văn bản - chủ yếu là những bộ chính sử biên niên - thì thấy Vương Triều nhà Lý, trong vòng 216 năm đóng đô ở Thăng Long, đã có tất cả 6 cuộc (đợt) tạo tác kiến trúc quan trọng trong khu vực Hoàng Thành vào các năm 1010 - 1110 (1), 1020 (2), 1029 - 30 (3), 1058 (4), 1098 (5) và 1203 - 05 (6). Đợt tạo tác thứ 6 này, chỉ duy nhất sách (Đại Việt sử lược - bộ chính sử cổ nhất còn sót lại đến nay - ghi lại. ở những chỗ viết tương đối rõ ràng (dễ hiểu), có thể nhận ra đây là một quần thể kiến trúc, được xây dựng theo một quy hoạch (cấu trúc) như sau: - Chính giữa là toà điện Thiên Thuỵ (có “ngựu toạ” - ngai vua ?), hai bên có hai điện Dương Minh (trái) và Thiềm Quang (phải), làm thành một dàn ngang kiến trúc trung tâm; - Phía Bắc của hàng ngang kiến trúc này là điện Chính Nghi, có gác Kính Thiên xây ở bên trên và có “thềm” (sân?) Lệ giao … “ngự tẩm” - buồng ngủ của vua?) bên trên có gác Thánh Thọ, hai bên là gác Nhật Kim (trái) và Nguyệt Bảo (phải), có hành lang quây lấy một vùng “thềm” (sân?) trên là Kim Tinh … làm thành dàn kiến trúc “hậu phương”. Dễ dàng nhận thấy - về mặt cấu trúc quy hoạch - quần thể kiến trúc “đợt sáu” này - của vị hoàng đế đời thứ bảy, Lý Cao Tông - đã tuân thủ chặt chẽ ý tưởng (tư tưởng) tạo tác các quần thể kiến trúc cung đình trong
- Hoàng Thành Thăng Long của các bậc tiền bối, nhất là của Lý Thái Tổ (“đợt một”) và của Lý Thái Tông ( “đợt ba”). Dải hồ nước tại công viên Bách Thảo Vào những năm 1010 - 11, quần thể kiến trúc của và do vị hoàng đế vừa khai sáng vương triều Lý, vừa thiên đô ( Hoa Lư), định đô (Thăng Long) xây dựng gồm 8 điện, 4 cung “thềm (sân?) rồng” có hành lang bao quanh, ở vùng chính giữa Hoàng Thành (khi ấy có tên là “Thăng Long Thành”),
- lần đầu tiên cũng đã được cấu trúc (quy hoạch) thành ba dàn kiến trúc, trước sau, căng ngang. Với toà chính điện “Càn Nguyên” ở Trung tâm. Quần thể kiến trúc được người kế vị ngai vàng đời thứ hai của vương triều, dinh tạo vào các năm 1029 - 30, vừa “quy mô rộng lớn” hơn, vừa chú ý nhiều đến việc “nghỉ ngơi du ngoại” của vua - như nguyên văn lời sách “Đại Việt sử ký toàn thư” - nhưng vẫn hoàn toàn tại chỗ mà nương theo cấu trúc (quy hoạch) của đợt xây dựng đầu tiên: hợp các đơn nguyên kiến trúc thành ba dàn căng ngang, trước, sau. Chỉ khác ở chỗ đổi gọi tên toà chính điện ở Trung tâm thành “Thiên An”, và đặc biệt là cho xây một vòng tường thành bao quanh quần thể kiến trúc, tạo nên một vùng Cấm Thành (khi ấy có tên là “Long Thành”) làm nhân lõi cho khu vực Hoàng Thành Cái truyền thống tạo ba dàn kiến trúc căng ngang, trước sau, ở giữa khu Hoàng Thành Thăng Long, sở dĩ hằng được tôn trọng, bởi vì đã làm thành / và là / hình tượng - biểu tượng của một tổ hợp (hệ) ý tưởng (tư tưởng) kiến trúc rất hay : Vừa tạo hình chữ “tam” của lý thuyết “tam tài” (Thiên -
- Địa - Nhân), vừa gợi dáng quẻ “càn” ở học thuyết “Bát quái” (với ý nghĩa vừa là quẻ đầu tiên, vừa chính là ngôi “Trời”). Quần thể kiến trúc “đợt sáu” (các năm 1203 - 05) của vua Lý Cao Tông có hình chữ nhật “Tam” và dáng quẻ “Càn”, là vì lẽ đó. Nhưng, tuân thủ chặt chẽ cái tư tưởng của quy hoạch kiến trúc, mà không sử dụng lại / và đúng / vị trí (không gian, mặt bằng) kiến trúc cũ. Bởi Lý Cao Tông - với nhân cách (cá tính) thường bị sử cũ phiền trách rất nhiều (“ham xây dựng, thích rong chơi, hám của cải, vụ lợi lộc”…) - Khá bức xúc nhu cầu “xây cung mới” (với “truyền thống” kiến trúc cũ) nhưng không dám phá bỏ các quần thể kiến trúc của hai đời tiên tổ để dinh tạo các công trình của mình ở đấy mà chỉ có thể di dời vị trí vùng dinh tạo mới tới một chỗ khác ở trong khu vực Hoàng Thành mà thôi. Sử cũ chép rõ: Đó là vùng “phía tây tẩm điện” tức thị: phía tây vùng chính tâm Hoàng Thành. ở nơi xây dựng mới tại phía tây Hoàng Thành này, những điện Thiên Thuỵ, Dương Minh, Thiềm Quang…, gác và thềm Thánh Thọ, Nhật Kim, Nguyệt Bảo, Lệ Giao, Kim Tinh… của Lý Cao Tông còn có một đặc điểm quy hoạch là: Kết hợp quần thể kiến trúc cung đình với cảnh quan công viên (“ngự uyển”). Lần đầu tiên, trong Hoàng Thành Thăng Long thời Lý, thấy xuất hiện những tên công trình kiến trúc - cảnh quan (ở quanh quần thể kiến trúc cung đình) như: “Cửa Thấu Viên”, “Ao Dưỡng Ngư”, “Đình Ngoạn Y” (xây ở trên ao Dưỡng Ngư)…
- Di chỉ Núi Xưa - Bách Thảo - Hà Nội Đến năm nối dài đợt dinh tạo thứ sáu - là năm 1206 - thì rõ thêm ra tính lại vẫn chỉ - sách “ Đại Việt sử lược” chép được rằng: “Năm này, trong nước loạn lạc mà vua thì thích rong chơi. Nhưng đường xá đi lại bị ngáng trở, bèn sai làm hành cung ứng Phong, Hải Thanh ở chỗ ao ứ Minh, tạo nên một vùng hoa thơm cỏ lạ, nước ao thông với nước sông, lấy thuyền to làm thuyền ngự, các thuyền bé chia hai đội, sai bọn cung nữ, phường hát chèo thuyền, chơi bời làm vui...” Vậy là hình thành một vùng quần thể kiến trúc cung đình và cảnh quan “ngự uyển” sông hồ - rộng lớn đa dạng - ở trong Hoàng Thành, mạn phía tây trung tâm Hoàng Thành. Vùng trung tâm truyền thống của Hoàng Thành này, đã được xác định là có toà “Thành cổ Hà Nội”(thời Nguyễn) đồ lên, với diện tích khoảng 100 ha. Một diện tích như thế này, chỉ đủ sức chứa dựng các quần thể kiến trúc “đợt một” và “đợt ba kéo dài” mà không thể dung nổi những dinh tạo “ đợt sáu” và “đợt sáu kéo dài” .
- Vùng kiến trúc cung đình của những năm 1203 - 05 và năm 1206 này, đã được sử sách chép rõ - nhắc lại là: ở phía tây, vùng trung tâm truyền thống của Hoàng Thành. Có nghĩa là: Muốn có thêm được vùng kiến trúc cung đình “đợt sáu” và “đợt sáu kéo dài”, Hoàng Thành Thăng Long phải được - lần đầu tiên - mở rộng về phía tây. Vùng mở rộng - lần đầu tiên của Hoàng Thành Thăng Long thời Lý - về phía tây này, tất phải ở mạn tây của điểm cực tây Hoàng Thành trước năm 1203, được đánh dấu bằng di tích cửa “ Tây Môn” của “Thành cổ Hà Nội” cũng chính là nơi đang toạ lạc toà “ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh” Đó chính là vùng “Công viên Bách Thảo” và làng hoa Ngọc Hà bây giờ, với những nét cảnh quan vẫn còn gợi lại hình ảnh một vùng “ngự uyển” sông hồ xưa, với cả địa danh (thuỷ danh) “Sông Ngọc” - Chính là dòng “Ngự Hà” quý như ngọc, từng đã chảy trôi ở trong Hoàng Thành xưa. Cẩn trọng khai quật khảo cổ với diện rộng vùng này, sẽ thấy lại được những vùng kiến trúc cung đình - cảnh quan trong Hoàng Thành Thăng Long ở đợt dinh tạo mở rộng cuối thời Lý, mà tín hiệu đầu tiên đã được phát đi từ đầu thế kỷ 20: Một chiếc cột đá chạm rồng “ngẫu nhiên phát hiện ở dưới lòng đất tại đây (hiện đang trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Hà Nội).
- Đền Cẩu Nhi - Hà Nội 2. Đền Bạch Mã - Huyền thoại thời định đô Thăng Long: Thời vừa mới định đô Thăng Long năm đầu tiên 1010 - nơi đây chưa có quy hoạch đô thị kiểu “tam trùng thành quách” (ba vòng tường thành lồng nhau). Tất cả chỉ mới có một vòng tường / và một vùng / được gọi tên là “Thăng Long Thành” mà thôi. Và đúng như lời Lý Thái Tổ đã nói trong “thiên đô chiếu”, vòng tường / và vùng Thăng Long thành này, đã thực tế dựa vào toà Đại La Thành của và do Tiết độ sứ nhà Đường là Cao Biền xây vào năm 866 mà sửa sang, dùng lại. Và đó chính là vòng tường / và vùng Hoàng Thành Thăng Long, theo cách gọi của / và từ thời sau. ở mé ngoài Cửa Đông của Đại La Thành, cũng tức thị ở mé ngoài cổng phía đông của Thăng Long Thành - được Lý Thái Tổ đặt / gọi tên là cửa Tường Phù (Điềm lành) - có một toà kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng quan trọng. Đây là công trình - được xây dựng theo tinh thần “Fair Play” - của Cao Biền, để “ chào thua” vị thần bảo hộ của ngôi - làng - Hà Nội - gốc, được sử cũ gọi bằng tên là “Hương Long Đỗ” (làng Rốn Rồng). Thần vốn xuất thân từ một vị “già làng” họ Tô tên Lịch, có nhà ở ngay trên bờ dòng Sông cổ chảy qua trước làng ( do đó, khi “hoá thánh”, trở thành thần bảo hộ của “Hương Long Đỗ”, thì cũng cho dòng sông chảy qua / và của làng mượn luôn tên, thành ra là “sông Tô Lịch”). Vị thần của hương Long Đỗ, sông Tô Lịch này như lời kính cẩn ghi chép của sách cổ “Việt điện U linh” ( ở / và từ thế kỷ 14) - đã biểu hiện thành một dị nhân ngự trên một đám mây ngũ sắc, đúng vào lúc Cao Biền đi ra ngoài Cửa Đông của Đại La Thành. Viên quan cai trị cáo già, võ tướng tài ba, kiêm phù thuỷ cao tay của triều đại Nhà Đường đô hộ này với tâm lý, tâm thức và cả tâm linh nữa, của ngần ấy nhân cách - hiển nhiên nhận ra ngay: đây là đối thủ của mình. Bèn / và đã dùng “ linh vật búa đồng” để trấn yểm. Nhưng sau một đêm mưa gió kinh hoàng, sáng ra thì đã thấy búa đồng trấn yểm bị đánh tan như cát bụi. Biết không thể thắng được đối thủ “trên cơ”, vừa sợ vừa phục, Cao Biền đã cho lập đền thờ thần Long Đỗ ở ngay nơi đã diễn ra trận chiến u linh ấy. Từ giữa thế kỷ thứ 9 đến đầu thế kỷ 11, ngôi đền thờ Thần Long Đỗ này vẫn được “vận hành tại chỗ” các công năng và đồng hành cùng lịch sử chuyển hoá toà thành Đại La Thành ra toà Thành Thăng Long. Và thêm
- một lần toả sáng công năng tâm linh, vào đúng thời định đô Thăng Long, năm đầu tiên. ấy là theo sự ghi chép của sách “Việt điện u linh” - thì đó là lúc Lý Thái Tổ cho tôn tạo vòng tường Thăng Long Thành. Nhưng công trình thổ mộc cứ đắp lên lại sụp đổ. Vua bèn cho người đến cầu khẩn ở ngôi đền thờ thần Long Đỗ. Và thấy một con ngựa trắng từ toà kiến trúc tín ngưỡng linh thiêng này bước ra, đi một vòng từ đông sang tây, rồi lại từ tây về đông, rồi biến mất vào đền. Hiểu ý thần linh, vua liền cho đắp tường thành theo đúng vết chân ngựa trắng. Quả nhiên việc xây dựng thành công ngay !. Tạ ơn thần linh trợ giúp, vua bèn vừa tôn phong thần Long Đỗ làm “ Quốc đô Định bang Thành Hoàng Đại Vương”, vừa cho gọi tên ngôi đền thờ thần là “Bạch Mã linh từ” (đền thiêng ngựa trắng). Chủ đề tín ngưỡng ở ngôi đền xây dựng mé ngoài cửa Tường Phù, thành Thăng Long từ đây ổn định và tôn hiệu của vị thần được thờ ở đây, cũng 2 lớp 8 chữ mà truyền mãi về sau, tới tận ngày nay: “Long Đỗ Thần quân / Quảng lợi Bạch Mã”, kèm với hàm tước tột đỉnh: “Đại vương” ! Không ai biết chắc hình thái kiến trúc của ngôi đền này ở thời - tiền - Thăng Long, hoặc giả cả ngay ở thời định đô Thăng Long nữa, là như thế nào ! Cũng có thể là ngày càng có nhiều người sẽ không tin hẳn vào lai lịch / cũng như cả lý do tạo dựng ngôi đền cổ nhất của Thăng Long - Hà Nội này, là như vậy !. Nhưng hiển nhiên là ở địa chỉ số 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, hiện vẫn đang khói hương, toạ lạc một ngôi đền cổ, với tên gọi là “đền Bạch Mã” với cỗ Long ngai có hàng chữ ghi tên vị thần được thờ chính, ở đây là “ Long Đỗ Thần quân quảng lợi Bạch mã Đại Vương”. Không chỉ thế, mà ngay ở thời gian khá sớm của buổi đương đại - vào và từ năm 1986 - ngôi đền này đã được trịnh trọng xếp hạng là “di tích lịch sử - văn hoá”, được trùng tu tôn tạo nhiều lần khang trang. Lý do của thế ứng xử hiện đại này, còn có căn cứ và xuất phát từ vị thế của công trình kiến trúc tín ngưỡng đã được chính 4 chữ đại tự của bức hoàng phi ngự cao trên nóc đền nói rõ: “Đông trấn linh từ” ! Thêm chức năng là điểm thiêng trấn giữ phía đông cho kinh đô Thủ đô Thăng Long - Hà Nội, đền Bạch Mã còn bộc lộ cả một giá trị trần tục nhưng quan trọng nữa của kiến trúc, là mốc giới ở chỗ cực đông của địa vực kinh kỳ. Bởi - như đã thấy ở trên - vào năm đầu thời định đô Thăng Long, kinh kỳ chỉ có / và là một “Thăng Long Thành”, với một vòng
- tường/và khu đô thành, giống như ở thời “Đại La Thành” trước đấy: vua quan, tướng dĩ, chúng - dân - dĩ, nông - công - thương, đều “chung chạ” ở / và trong một khu / và vòng tường / thành ấy. Chỉ đến 5 năm sau ngày định đô, Lý Thái Tổ mới cho biến “Thành Thăng Long” thành ra một khu vực “Hoàng Thành” đích thực: dành riêng nơi này cho vương triều và việc triều chính. Còn chúng dân thì phải di dời ra mà ở ngoài khu vực Hoàng Thành này. Quang cảnh đảo Cẩu Nhi - hồ Trúc Bạch - Hà Nội Chiếu cố đến tính cách là “thần dân”, đặc biệt chốn kinh kỳ của họ, vào và từ năm 1014 (tức 15 năm trước khi Lý Thái Tông - rút kinh nghiệm từ vụ “loạn tam vương” năm 1028, bục ra ở ngay chính giữa khu vực gốc lõi “Thăng Long Thành” - đã cho xây ở đây vòng tường / để hình thành khu vực / “Long Thành” (Thành Rồng) mà về sau thì gọi là “Cấm Thành”, đồng thời / nhờ đấy mà/ chính thức hoàn chỉnh quy hoạch “ Tam trùng thành quách” cho kinh đô Thăng Long, từ đây vị hoàng đế khai sáng vương triều nhà Lý và kinh đô Thăng Long bắt đầu cho đắp dựng công trình kiến trúc thành lũy thứ hai, sau công trình xây dựng thứ nhất - Thăng Long Thành (năm 1010) - là vòng luỹ đất “kinh thành” (cũng có lúc gọi là “Thành Đại La”) làm thành vành đai bao quanh và bảo vệ kinh đô ở mé ngoài cùng, đồng thời phân biệt cả thân phận “thần dân” đặc biệt lẫn vị thế đặc biệt của “đất kinh” (đất có vua) ở trong vòng luỹ đất đó, so với chúng dân và đất đai tại các nơi khác. “ Thăng Long tứ trấn” ( bốn điểm thiêng trấn giữ 4 chính phương kinh kỳ) đã được hình thành và xác định giữa bối cảnh đó. Trong đó, “Đông trấn”
- (trấn giữ phía đông) cũng đồng thời là mốc giới cực đông của địa giới kinh kỳ, chính là toà kiến trúc “đền Bạch Mã”. Nhiều chức năng và chức trách lịch sử lớn như thế, nhưng chốt lại, trước mắt chúng ta bây giờ, ngôi đền quan trọng này, vẫn chỉ hiện hữu như một kiến trúc tín ngưỡng, mang phong cách và đặc trưng của lịch sử và văn hoá thế kỷ 19 thời Nguyễn. Cái đặc sắc của công trình kiến trúc có niên đại chỉ là thời Nguyễn này chính là cái “vỏ cua” (mái vòm hình mai con cua) thứ nhất liên kết giữa phương đình và đại bái của ngôi đền. Rồi, nối Đại bái với Thiêu hương, lại một “vỏ cua” thứ hai nữa. Những chiếc “vỏ cua” này, ngoài hình thù độc đáo, còn có tác dụng khép kín các đơn nguyên kiến trúc, liên kết chúng lại dưới một hình thức đặc biệt che đỡ toàn bộ bên trên, tạo ra sự rộng rãi cho tổng thể kiến trúc, đồng thời khiến cho ngôi đền Bạch Mã trở thành một công trình nghệ thuật kiến trúc hiếm thấy, giữa các kiến trúc tín ngưỡng cùng niên đại, trên vùng đồng bằng Bắc Bộ. So sánh kiến trúc đền Bạch Mã với các kiến trúc không có “liên kết vỏ cua”, người ta thấy các di tích không xuất hiện thứ kiến trúc này, có mặt bằng kiến trúc bị chia ra từng phần, không gian sử dụng ít đi, mưa nắng tự nhiên gây nên sự xuống cấp cho kiến trúc, đặc biệt là cung cấm thì giảm bớt sự âm u huyền bí. Vậy là, chính những cái “vỏ cua” của ngôi đền mà tính cổ kính chỉ đếm được đến con số chưa đầy hai thế kỷ, đã khiến che đỡ (bảo lưu) được cả niềm tin và nhận thức của người ta đối với lịch sử trường kỳ đến nghìn năm, hơn cả nghìn năm ! ở trường hợp ngôi đền Bạch Mã / không / hoặc ít / có ai “thắc mắc” về sự liên quan, thậm chí: sự đồng đại, giữa công trình kiến trúc này với thời định đô Thăng Long. Mặc dù xét cho cùng, chính / và chỉ có truyền thuyết là nền tảng, cả cho sự xuất hiện, lẫn sự tồn tại của công trình kiến trúc luôn được đánh giá rất cao này. 3. Đền Cẩu nhi Thời định đô Thăng Long, nếu ít có dấu tích kiến trúc đích thực để lại cho đời thì cuộc đời lại cho thời này vô cùng nhiều huyền thoại truyền thuyết, và các chứng tích huyền kỳ. Người thiên đô Hoa Lư - định đô Thăng Long sinh năm 974 và thi hành sứ mạng trọng đại của mình vào năm 1010. Ai cũng biết cách tính đếm năm tháng như thế này, ở vào thời gian ấy, không tồn tại. Chỉ có hệ thống (10)
- “Can” - (12) “chi” và, theo hệ thống tính đếm này, thì đó là các năm Giáp Tuất và Canh Tuất - tất cả đều “cầm tinh” con chó. Những huyền thoại và huyền tính về / và của / con vật mà ngày ấy, chính là “linh vật” (bởi khả năng xua đuổi tà ma của tiếng sủa) vì thế vô cùng nhiều gắn bó với Lý Thái Tổ, đặc biệt là với cuộc định đô Thăng Long của ngài. Huyền thoại về thần Cẩu Nhi nằm trong số đó. Và, cũng như huyền thoại về thần Bạch Mã đã gắn bó với huyền tích đền Bạch Mã, huyền thoại về thần Cẩu Nhi cũng gắn bó với huyền tích đền Cẩu Nhi. Về mặt văn bản và văn bản học, nếu sách “Việt điện U linh” là cơ sở văn bản của cả huyền thoại lẫn huyền tích thần - đền Bạch Mã, thì cơ sở ấy của huyền thoại - huyền tính thần - đền Cẩu Nhi, là sách “Tây Hồ Chí”. Nếu “Việt điện U linh” đã được chứng minh là sản phẩm thư tịch có giá trị của / ở đầu thế kỷ 14, thì “Tây Hồ Chí” cũng đã được minh chứng là sản phẩm thư tịch có giá trị của / ở cuối thế kỷ 19. Không ai cần khai quật khảo cổ học dưới nền đền Bạch Mã để tìm bằng chứng khoa học và vật thể cho niềm tin và sự nhận hiểu về mối liên quan giữa công trình kiến trúc này với thời định đô Thăng Long. Thế thì cũng vậy, chẳng cần phải khai quật khảo cổ học, hoặc cả nghiên cứu địa lý - địa chất, ở và cho hòn đảo nhỏ nằm trong Hồ Trúc Bạch, để xác định độ tin cậy cho tâm thức và tri thức của mọi người, đối với thần Cẩu Nhi tại ngôi đền Cẩu Nhi, từng đã tồn tại và sẽ được khôi phục ở nơi này. Bớt đi những “thắc mắc” không cần thiết, như đã là thế đối với công trình kiến trúc đền Bạch Mã ở 76 phố Hàng Buồm, thì ở chỗ nước xanh Trúc Bạch đang nhô đội lên um tùm cây cỏ một cù lao xinh xắn, sẽ là và có một kiến trúc tín ngưỡng và cảnh quan xứng đáng, liên quan đến thời định đô Thăng Long trong tâm thức - tâm linh và dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội của mọi người. (GS. Lê Văn Lan ) Tìm trong di sản:ĐỀN BẠCH MÃ
- Bạch Mã là một trong những di tích lịch sử- văn hóa nổi tiếng của Hà Nội. Người Hà Nội xưa và nay, cũng như khách thập phương trong, ngoài nước vẫn coi đây là một trong những chốn hành hương không thể không đến trong cuộc đời. Đền Bạch Mã tọa trên phố Hàng Buồm, là nơi thờ một trong bốn vị thần trấn giữ bốn phương của kinh thành Thăng Long xưa. Thần đền Bạch Mã thuộc một trong (tứ thần tứ trấn ấy là: bắc Trấn Võ, nam Cao Sơn, tây Linh Lang, đông Bạch Mã). Sự giao thoa văn hóa Hán - Việt trong thời kỳ Bắc thuộc đã để lại những dấu ấn phong phú. Từ thực tế lịch sử đó, trong thư tịch cổ vẫn còn một vài ghi chép chưa thật nhất quán về thần Bạch Mã. Khi đọc tấm văn bia nói về việc trùng tu đền, dựng năm Đinh Mão, niên hiệu Chính Hòa 8 (1687) và sách thờ cúng ở đền, thì đền thờ Mã Phục Ba đời Hán, tức Mã Viện từng giữ chức Phục Ba tướng quân. Nhưng theo các sách Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linh thì đền thờ thần Long Đỗ (hay Long Độ) của đất Đại La, tức Thăng Long, nay là Hà Nội. Trước khi bàn về vấn đề này, xin nhắc lại một chút sự tích thần Bạch Mã hiện được chép trong các sách Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái. Như chúng ta đã biết xưa kia khi Cao Biền người nhà Đường sang cai trị nước ta, có cho bồi đắp thành Đại La. Một hôm Biền đang vơ vẩn dạo chơi ngoài thành cửa Đông, thấy có đám mây 5 màu rực rỡ bốc lên từ mặt đất, rồi tụ lại ở không trung. Giữa đám mây mông lung mờ ảo, Biền thấy hiện ra một người cưỡi rồng vàng, đầu đội mũ hoa đỏ, mình mặc áo tía xiêm thêu, đi giầy đỏ. Rồi mùi thơm tỏa ra ngào ngạt, tiếng nhạc vang lừng, hồi lâu mới tan đi. Đêm hôm đó, Biền mộng thấy người gặp lúc ban chiều. Người ấy bảo Biền rằng: “Ta là Long Độ vương khí quân, thấy ông mở rộng kinh thành thì đến xem chơi, chớ có ngờ”. Biền tỉnh dậy sai bọn thủ hạ dựng đền tô tượng, rồi ngầm dùng một tấm sắt đồng làm bùa
- trấn yểm. Bỗng một trận cuồng phong nổi lên quật đổ cây to, làm cho tất cả đồ yểm bằng sắt đồng đều biến thành cát bụi. Biền than thở: “Ta sẽ phải về đất Bắc thôi”. Quả nhiên sau đó, Biền phải trở về Trung Quốc. Tượng thần Bạch Mã Đến đời Lý Thái Tổ (1010), khi vua dời đô về đây, muốn mở rộng phủ thành, nhưng đắp thành nhiều lần không được. Vua cho người đi hỏi dân chúng, mới biết ở đất này có hiển linh từ trước, vua bèn sai biện lễ cầu đảo. Đêm ấy vua nằm mộng gặp thần tới chúc mừng và dặn nhà vua rằng cứ theo dấu vó ngựa mà đắp, tất sẽ thành công. Bấy giờ vua thấy có con ngựa trắng phi thẳng vào đền rồi biến mất. Hôm sau, nhà vua thấy có dấu chân ngựa in trên mặt đất thành đường vòng tròn, bèn sai người cứ theo đó mà xây thành đắp lũy, xây tới đâu được chắc tới đấy. Nhà vua sai tạc một con ngựa trắng để thờ và ban sắc phong cho thần làm “Thăng Long Thành hoàng Đại vương”. Vì thế gọi đây là đền Bạch Mã (đền ngựa trắng). Suốt từ đời Lý Thái Tông sang tới đời Trần, Thăng Long phát triển trở thành nơi đô hội, song cũng không biết bao phen hỏa hoạn loạn tặc, nhưng không biết vì lẽ gì đó riêng đền thờ thần Bạch Mã vẫn nguyên vẹn. Vì thế, triều đình gia phong cho thần được hưởng lộc: Các kỳ nghinh xuân đều cử hành tại đây. Đền Bạch Mã trên phố Hàng Buồm Hiện trong đền vẫn còn tấm biển gỗ đề thơ của Thái sư Trần Quang Khải rằng: Tích văn hách trạc Đại vương linh,
- Kim nhật phương tri quỉ mị kinh. Hỏa bắc tam khu thiêu bất tận, Phong lôi nhất trận phiến nan khuynh. Chỉ huy vọng lượng tam thiên chúng, Hô hấp tiễu trừ bách vạn binh. Nguyện trượng dư uy thanh Bắc khấu, Đôn linh vũ trụ lạc thăng bình. Tạm dịch: Hiển hách từng nghe tiếng Đại vương, Nay hay quỉ quái thảy kinh nhường. Lửa đốt bao phen không thể cháy, Phong ba một trận chẳng hề long. Ra tay trừ diệt loài hung quỉ, Thét lớn một lời dẹp vạn binh. Nguyện cậy dư uy trừ giặc bắc, Khiến cho thiên hạ sống thanh bình. Các nhà nghiên cứu đã căn cứ vào các sách Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái, Trấn Vũ quán lục, Bạch Mã thần từ khảo chính và truyện Quảng Lợi thánh hựu uy tế phu ứng đại vương phân tích và chỉ ra rằng, do nhân việc trùng tu đền Bạch Mã vào năm Đinh Mão (1687), bấy giờ bức tường đằng Đông bị đổ nát, các thương nhân Bắc quốc như Chiêm Trọng Liên đứng ra quyên góp tiền bạc để tu bổ lại đền Trịnh Tuấn Am trong Bạch Mã thần từ khảo chính từng phân tích, nhân dịp trùng tu đền, các thương nhân Bắc Quốc đã vô tình hay hữu ý đưa tên hiệu của Mã Viện, một nhân vật lịch sử của Trung Quốc vào sách thờ ở
- đây, từ chữ “Bạch Mã” họ đã chữa ra Mã Viện, điều này không khó. Tác giả kết luận: “Cái cảm ngư lỗ truyền ngoa chi ngộ” tức cảm thấy đây là một sự lầm lẫn, chữ “ngư” đánh thành chữ “lỗ”, nhất thiết phải đính chính, để khỏi truyền mãi cái sai về sau. Cho nên cần phải hiểu đó là nơi thờ thần đất Hà Nội. Theo một cách lý giải khác, từ cảm nhận của chúng tôi, như đã trình bày ở đầu bài viết, Bạch Mã chính là nơi hội tụ tính linh thiêng thời gian trong quá trình hình thành và phát triển của đất Thăng Long xưa, và cũng là nơi ít nhiều để lại dấu ấn của những kiều dân Trung Hoa trong thời kỳ di dân phát nghiệp xuống phía Nam từ thế kỷ 17. Đó chính là sự tất nhiên của một nền văn hóa mà không ai có thể phủ nhận. Vấn đề ở đây là: Cốt lõi văn hóa Việt của con người Việt được thể hiện một cách dung dị và mang tính thuyết phục cao, qua kiến trúc, văn bia, thần tích, tục lệ, lễ hội của đền Bạch Mã, đồng thời dung nạp những tinh hoa văn hóa bên ngoài một cách có chọn lọc. Bạch Mã - Huyền thoại và hiện thực đan xen nhau, tạo ra một bức tranh lịch sử sinh động, rất đáng để cho mỗi chúng ta, những người con của Hà Nội nay, suy ngẫm và cống hiến cho ngày mai của Hà Nội. Vũ Xuân Hiển - Viện nghiên cứu Hán Nôm (Từ HNMĐT)
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn