intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ba yếu tố hình thành, phát triển nhân cách học sinh tiểu học

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

980
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhân cách không phải sinh ra đã có sẵn mà được hình thành và phát triển do nhiều yếu tố. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu ba yếu tố góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách của trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ba yếu tố hình thành, phát triển nhân cách học sinh tiểu học

  1. Ba yếu tố hình thành, phát triển nhân cách học sinh tiểu học Nhân cách không phải sinh ra đã có sẵn mà được hình thành và phát triển do nhiều yếu tố. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu ba yếu tố góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách của trẻ. Ảnh:
  2. Thứ nhất, theo Luật Giáo dục năm 2005, mục tiêu của giáo dục tiểu học là “Nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên bậc học trung học cơ sở”. Do đó, trường tiểu học có vị trí và chức năng đặc biệt trong sự nghiệp trồng người. Trường tiểu học cũng là nơi đầu tiên tác động đến trẻ bằng phương pháp giáo dục và các hoạt động khác nhằm hình thành, phát triển nhân cách học sinh theo mục tiêu giáo dục. Ở trường tiểu học, thầy cô giáo là người định hướng quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Thứ hai, gia đình là nơi có những thế mạnh đặc biệt trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Những mối quan hệ tình cảm thân thương của mỗi thành viên trong gia đình sẽ giúp trẻ học tập, hình thành những giá trị văn hóa gia đình bền vững. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình. Có nơi, có lúc, một số học sinh tiểu học phải chịu những ảnh hưởng bất lợi xuất phát từ đời sống gia đình, trái ngược
  3. với con đường hình thành nhân cách một cách tích cực, từ phía nhà trường. Thứ ba, trẻ em hoạt động và giao tiếp trong những điều kiện kinh tế-xã hội nhất định. Các nhà tâm lý học đã khẳng định “nhân cách của con người nói chung và của học sinh tiểu học nói riêng chỉ được hình thành trong hoạt động, dưới sự quy định của điều kiện kinh tế- xã hội cụ thể”. Hoạt động ở đây bao gồm một hệ thống làm việc, những hành vi, cách cư xử và sự tuân thủ những quy tắc, chuẩn mực xã hội nhất định nhằm bảo đảm cho cá nhân trẻ tồn tại và phát triển trong các nhóm xã hội khác nhau. Hoạt động ở đây không tách rời khỏi giao tiếp, không tách rời các mối quan hệ cùng nhau tồn tại trong cộng đồng xã hội. Các em học làm người thông qua một hệ thống hoạt động, làm việc trong các mối quan hệ xã hội và trong những điều kiện kinh tế- xã hội nhất định. Ba yếu tố nêu trên chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh tiểu học. Nếu cả ba yếu tố này tác động đến học sinh theo cùng một hướng, trên những quan điểm giáo dục đúng đắn, thống nhất thì việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh tiểu học chắc chắn sẽ tốt. Còn nếu tác động đến học sinh theo những
  4. cách “lệch pha” thì sẽ vô hiệu hóa, triệt tiêu lẫn nhau, gây ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách của trẻ. Để có sự thống nhất, sự cộng hưởng giữa các yếu tố nói trên, nhà trường cần phải trở thành trung tâm văn hóa giáo dục của trẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2