intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

bách khoa thai giáo (tập 2): phần 2

Chia sẻ: Phuc Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:199

70
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

phần 2 gồm các nội dung: chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ, chế độ dinh dưỡng của trẻ từ 0 đến một tháng tuổi, chăm sóc thường ngày cho bé, chăm sóc trẻ từ 0 đến một tháng tuổi,... mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: bách khoa thai giáo (tập 2): phần 2

CHƯƠNG 3: CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG KHOA<br /> HỌC CHO TRẺ<br /> PHẦN MỘT: CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CỦA TRẺ<br /> TỪ 0 ĐẾN MỘT THÁNG TUỔI<br /> I. Cho trẻ bú sữa mẹ<br /> 1. Bú hoàn toàn sữa mẹ<br /> Cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ lại chia làm hai loại:<br /> Cho bú sữa mẹ hoàn toàn, tức là ngoài sữa mẹ ra, không cho trẻ ăn thêm các thức ăn<br /> rắn hoặc lỏng nào khác. Cho ăn bổ sung, tức là ngoài sữa mẹ ra, còn cho trẻ uống thêm<br /> Vitamin, nước, nước hoa quả, nhưng mỗi ngày không vượt quá 1 ∼ 2 lần, mỗi lần không<br /> vượt quá từ 1 ∼ 2 ngụm.<br /> <br /> 2. Cho ăn một phần sữa mẹ<br /> Cho trẻ ăn một phần sữa mẹ lại chia ra làm ba loại:<br /> Cho ăn sữa mẹ tỷ lệ cao, tức là sữa mẹ chiếm khoảng trên 80% thức ăn của trẻ.<br /> Cho ăn sữa mẹ tỷ lệ vừa, tức là sữa mẹ chiếm khoảng từ 20 ∼ 79% toàn bộ thức ăn của<br /> trẻ.<br /> <br /> Cho ăn sữa mẹ tỷ lệ thấp, tức là sữa mẹ chiếm dưới 20% toàn bộ thức ăn của trẻ.<br /> <br /> II. Những lưu ý khi cho trẻ bú sữa mẹ<br /> 1. Ý nghĩa của việc cho trẻ bú sớm<br /> Mục đích cho trẻ bú sớm là để cho trẻ được ăn sữa non, được hấp thụ các chất dinh<br /> dưỡng và kháng thể do người mẹ đem lại, tránh cho trị bị nhiễm khuẩn. Cho trẻ bú sớm có<br /> thể kích thích cơ thể người mẹ tiết sữa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi con bằng sữa<br /> mẹ. Cho trẻ bú sớm có thể giúp mẹ giảm xuất huyết sau sinh.<br /> <br /> 2. Không nên cho trẻ uống sữa bò hoặc nước đường trước khi bú mẹ<br /> Cho trẻ ăn theo phương pháp cũ là sau khi được sinh ra trẻ sẽ bị mệt nên trước tiên cần<br /> nghỉ ngơi, đợi đến 12 tiếng sau mới bắt đầu cho trẻ uống nước đường hoặc sữa bò, khi trẻ<br /> biết ăn sữa bò hoặc nước đường rồi mới bắt đầu cho bú mẹ. Thực ra, phương pháp này<br /> không hề có lợi cho trẻ sơ sinh. Bởi vì, sau khi cho trẻ uống nước đường hoặc sữa bò sẽ làm<br /> mất cảm giác đói ở trẻ, giảm cảm giác thèm bú sữa mẹ như vậy sẽ không còn khả năng kích<br /> thích đầu vú của người mẹ, ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu dùng bình sữa,<br /> núm vú cao su cho trẻ ăn rất không tốt. Đường kính lỗ núm vú cao su tương đối lớn, trẻ bú<br /> không cần phải mất quá nhiều sức, còn bú mẹ trẻ phải tiêu tốn nhiều sức lực hơn, cho nên,<br /> trẻ sẽ không thích bú mẹ nữa, điều này gây khó khăn cho người mẹ khi muốn cho con bú.<br /> Hơn nữa, khả năng bị nhiễm khuẩn khi cho trẻ bú sữa bò sẽ cao hơn, đặc biệt là núm vú và<br /> bình sữa dễ bị nhiễm khuẩn nếu không sạch sẽ dễ khiến cho trẻ bị đi ngoài. Vả lại xét từ<br /> góc độ dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng của sữa bò thấp hơn sữa mẹ rất nhiều.<br /> Nếu cho trẻ uống sữa và nước có hàm lượng đường cao dễ làm cho trẻ đi ngoài, tiêu hóa<br /> không tốt, có thể gây ra hiện tượng suy dinh dưỡng, nghiêm trọng hơn còn làm cho tỷ lệ<br /> phát bệnh viêm ruột non gia tăng. Bởi vì, đường nồng độ cao gây tổn thương niêm mạc<br /> ruột, sau khi đường lên men, tạo ra một lượng khí lớn, khiến cho khoang ruột chứa đầy<br /> khí, thành ruột bị tích khí ở các mức độ khác nhau, làm cho niêm mạc ruột và tầng cơ xuất<br /> huyết hoại tử, nếu bị nặng sẽ bị thủng ruột. Biểu hiện lâm sàng có thể thấy là bụng trướng<br /> lên, nôn, đi đại tiện ra phân dạng nước, sau đó là phân có máu. Vì vậy, trước khi cho trẻ bú<br /> không nên cho trẻ uống nước đường hoặc sữa bò.<br /> <br /> III. Cho trẻ bú sữa mẹ rất quan trọng<br /> 1. Dinh dưỡng trong sữa mẹ có lợi cho sự phát triển của trẻ<br /> <br /> Chất dinh dưỡng ở sữa mẹ rất phong phú. Tỷ lệ phốt-pho canxi trong sữa mẹ là (2:1),<br /> điều này có lợi cho việc hấp thụ canxi ở trẻ. Trong sữa mẹ có chứa nhiều axit béo, đường<br /> sữa, khoáng chất cũng như các nguyên tố vi lượng, Lexithin và Sphingomyelin có tương đối<br /> nhiều trong phốt-pholipit, nguyên tố vi lượng kẽm có tương đối nhiều trong sữa non, tất cả<br /> những chất này đều có lợi trong việc thúc đẩy sự phát triển và tăng sức đề kháng cho trẻ.<br /> Sữa mẹ hỗ trợ hấp thụ chất dinh dưỡng, chất béo trong sữa mẹ ít, có chứa nhiều loại<br /> enzym tiêu hóa, trong quá trình hấp thụ, một loại enzyme do lưỡi tiết ra có lợi cho việc tiêu<br /> hóa chất béo. Ngoài ra, lực hoãn xung của sữa mẹ yếu, có tác dụng trung hòa axit dạ dày<br /> kém, hỗ trợ tiêu hóa hấp thụ chất dinh dưỡng.<br /> <br /> Trong sữa mẹ có chứa nhiều chất miễn dịch đặc biệt là các loại Golobulin miễn dịch, ví<br /> dụ IgA, IgC, IgM, IgE v.v…, những vi chất này làm tăng sức đề kháng cho trẻ. Đặc biệt là sữa<br /> non, trong sữa non có chứa nhiều kháng thể và tế bào miễn dịch chống lại nhiều loại bệnh<br /> mà trong sữa bò không có.<br /> Sữa mẹ là thực phẩm sinh lý tự nhiên, do vậy sẽ không gây phản ứng cho trẻ. Xét từ kết<br /> cấu phân tử Protein, cho trẻ sẽ không dễ bị phản ứng nếu được bú sữa mẹ. Trong sữa bò có<br /> chứa nhiều Protein dị thể mà cơ thể người không thích ứng, những chất này có thể thông<br /> qua niêm mạc đường ruột hấp thụ vào cơ thể trẻ, gây ra phản ứng. Do đó, trẻ uống sữa bò có<br /> thể bị xuất huyết đường ruột và hiện tượng eczema.<br /> Cho trẻ bú sữa mẹ rất vệ sinh. Trong sữa mẹ dường như không có vi khuẩn, cho trẻ bú<br /> trực tiếp không bị bẩn, nhiệt độ thích hợp, tốc độ bú và lượng sữa có thể tăng giảm tùy theo<br /> nhu cầu của trẻ, vừa thuận tiện vừa kinh tế.<br /> Cho trẻ bú sữa mẹ có thể làm tăng thêm sự gần gũi mẹ con. Khi cho trẻ bú, người mẹ sẽ<br /> phải chăm sóc trẻ, ôm trẻ vào lòng, nhìn thẳng vào trẻ, trêu đùa với trẻ, cũng như cần phải<br /> có sự tiếp xúc về mặt cơ thể như vùng ngực, vú mẹ, cánh tay v.v…, tất cả đều kích thích trẻ,<br /> như vậy trẻ sẽ cảm nhận được tình cảm của mẹ. Điều này có lợi cho sự phát triển cả về tinh<br /> thần lẫn thể chất của trẻ.<br /> Cho trẻ bú sữa mẹ làm gia tăng lượng sữa tiết ra ở cơ thể mẹ, giúp tử cung của mẹ co bóp<br /> tốt hơn, giúp cơ thể người mẹ phục hồi nhanh hơn sau khi sinh.<br /> <br /> 2. Ích lợi từ việc nuôi con bằng sữa mẹ<br /> Trẻ bú sữa mẹ không hay bị bệnh, trẻ bú sữa mẹ ít khi bị viêm ruột, bị viêm vùng ngực<br /> và bị sởi, đây là do trẻ trực tiếp hấp thụ được kháng thể trong sữa mẹ cũng như từ cơ thể<br /> mẹ. Trong vài ngày đầu tiên, kháng thể có tác dụng bảo vệ đường ruột, đồng thời do kháng<br /> thể được máu hấp thụ, hình thành nên một phần tác dụng bảo vệ cơ thể, chống lại các loại<br /> bệnh truyền nhiễm. Có một vài kháng thể, ví dụ như kháng thể chống bệnh bại liệt có trong<br /> sữa mẹ, do đó, khi cho trẻ bú sữa mẹ, mẹ có thể tự động bảo vệ được con mình.<br /> Sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn sữa bò. Trẻ bú sữa mẹ không bị táo bón. Phân của trẻ bú sữa mẹ<br /> mềm và không mùi, không chứa vi khuẩn gây viêm da axit, do đó, trẻ không dễ bị phát ban<br /> do tã giấy gây ra.<br /> Cho trẻ bú rất có lợi cho vóc dáng của người mẹ sau sinh. Theo kết quả nghiên cứu có<br /> liên quan cho thấy, nếu cho con bú bằng sữa mẹ, chất béo tích lũy trong cơ thể mẹ trong<br /> thời gian mang thai sẽ bị tiêu hao đi. Trong thời gian cho trẻ bú, trong cơ thể phóng thích<br /> ra một loại hoóc-môn, gọi là “Oxytocin”, loại hoóc-môn này thúc đẩy tử cung co bóp hồi<br /> phục lại trạng thái ban đầu, xương chậu nhanh chóng hồi phục như bình thường, vòng eo<br /> cũng tương tự như vậy, cho con bú bằng sữa mẹ cũng không ảnh hưởng đến kích thước,<br /> hình dạng của ngực.<br /> Cho con bú sẽ giúp người mẹ tránh thai. Nếu dùng phương pháp cho con bú bằng sữa<br /> mẹ, do trẻ bú kích thích khiến hoóc-môn Oxytocin tiết ra nhiều, thúc đẩy cơ thể mẹ tạo<br /> sữa, đồng thời ngăn chặn sinh trứng, có tác dụng tránh thai.<br /> <br /> IV. Những điều cần biết khi cho con bú bằng sữa mẹ<br /> 1. Chuẩn bị khi cho con bú bằng sữa mẹ<br /> Trước khi sinh cần phải quyết định xem có cho trẻ bú sữa mẹ hay không, như vậy có thể<br /> chuẩn bị lên kế hoạch cho việc này. Nếu núm vú bị tụt vào trong, cần phải áp dụng biện<br /> pháp đặc biệt, nếu ngực quá phẳng, trẻ sẽ không thể ngậm được đầu vú, trường hợp này rất<br /> hiếm gặp, có thể mặc áo ngực để nâng ngực lên.<br /> <br /> 2. Chuẩn bị cho phản xạ tiết sữa<br /> Khi trẻ bú, tuyến yên bị kích thích tạo ra “phản xạ tiết sữa”, người mẹ có thể cảm nhận<br /> được phản xạ này. Trên thực tế, khi mẹ nhìn thấy con hoặc nghe thấy tiếng của con là đã có<br /> thể tiết sữa, sữa có thể phóng ra từ đầu vú.<br /> <br /> 3. Lượng sữa cần thiết cho trẻ sơ sinh<br /> Sản phụ hoàn toàn có thể nuôi con bằng sữa của mình, kích thước ngực không liên quan<br /> đến lượng sữa tiết ra. Lượng sữa tiết ra được quyết định bởi lượng sữa trẻ bú, lượng sữa trẻ<br /> bú càng nhiều thì lượng tiết ra cũng càng nhiều.<br /> Gợi ý:<br /> Lượng sữa cần thiết cho trẻ sơ sinh là: cứ 450g trọng lượng cơ thể mỗi<br /> ngày cần 50 ~ 80ml; Trẻ 3kg mỗi ngày cần 400 ~ 625 ml. 3 tiếng sau khi<br /> cho trẻ bú, ngực của mẹ có thể tạo ra 40 ~ 50ml, do đó, lượng sữa mỗi<br /> ngày chỉ cần 720 ~ 950 ml là đủ.<br /> <br /> 4. Cho trẻ bú sữa non đúng cách<br /> Sau sinh 72 tiếng, ngực mẹ không tiết ra sữa, mà tạo ra một loại dung dịch màu vàng,<br /> loãng, được gọi là “sữa non”. Thành phần của sữa non gồm có nước, Protein, chất khoáng.<br /> Vài ngày đầu sau sinh, trước khi mẹ vẫn chưa có sữa, sữa non có thể đáp ứng được nhu<br /> cầu dinh dưỡng của trẻ.<br /> <br /> Trong vài ngày đầu phải bế trẻ trước ngực theo đúng cách, một là cho trẻ bú; hai là tạo<br /> cho trẻ thói quen ở trước ngực mẹ. Mỗi khi trẻ khóc, có thể bế trẻ áp sát vào ngực, khi bắt<br /> đầu chỉ cho trẻ bú mỗi bên ngực vài phút, làm như vậy ngực sẽ không bị đau.<br /> <br /> 5. Hiểu được phản xạ đi tìm sữa mẹ của trẻ<br /> Trong vài lần đầu, khi mẹ bế trẻ áp sát vào ngực, phải chú ý giúp đỡ và khuyến khích trẻ<br /> đi tìm đầu vú. Dùng hai tay ôm trẻ, xoa nhè nhẹ vùng mặt trẻ ở chỗ áp sát vào ngực. Làm<br /> như vậy sẽ tạo ra được “phản xạ tìm sữa” của trẻ. Trẻ sẽ lập tức chuyển sang phía đầu vú, há<br /> miệng để chuẩn bị bú. Lúc này, đặt đầu vú vào miệng trẻ, trẻ sẽ ngậm chặt hai môi vào đầu<br /> vú, rồi mút. Rất nhiều trẻ liếm đầu vú trước, sau đó ngậm. Đôi khi, động tác liếm đầu vú<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0