intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bạch Mai – loài cây quý hiếm

Chia sẻ: Lotus_10 Lotus_10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

90
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sân vườn của một người bạn chẳng khác nào một bộ sưu tập mai, không những phong phú về màu sắc mà còn đa dạng về cánh hoa (từ 5 cánh cho đến 150 cánh) vậy mà anh cứ mãi đi tìm loại mai đó từ bao năm nay nhưng vẫn hoài công. Đó là bạch mai (Ochrocarpus siamensis L., thuộc họ mù u Guttiferae), có hoa cánh nhỏ, trắng tinh khôi, thơm dịu và thanh khiết, được dân gian gọi là bạch mù u, còn sách vở thì gọi là nam mai. Loài mai này hiện nay rất hiếm,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bạch Mai – loài cây quý hiếm

  1. Bạch Mai – loài cây quý hiếm Sân vườn của một người bạn chẳng khác nào một bộ sưu tập mai, không những phong phú về màu sắc mà còn đa dạng về cánh hoa (từ 5 cánh cho đến 150 cánh) vậy mà anh cứ mãi đi tìm loại mai đó từ bao năm nay nhưng vẫn hoài công. Đó là bạch mai (Ochrocarpus siamensis L., thuộc họ mù u Guttiferae), có hoa cánh nhỏ, trắng tinh khôi, thơm dịu và thanh khiết, được dân gian gọi là bạch mù u, còn sách vở thì gọi là nam mai. Loài mai này hiện nay rất hiếm, chỉ có ở vài nơi, đa số đều là cổ thụ. Nổi tiếng nhất là bạch mai ở gò Cây Mai trên 300 tuổi, nơi có chùa Cây Mai (Phú Lâm, TP.HCM). Dưới thời Tự Đức, chùa Cây Mai được đổi tên là Mai Khôn tự (có sách ghi Mai Sơn tự) nhưng bà con vẫn quen gọi là chùa Cây Mai. Theo nhà khảo cổ Vương Hồng Sển, cây mai ở chùa gò Phú Lâm được lấy giống từ Campuchia về. Năm xưa chùa gò nằm trên gò bảy cây mai, gọi là Thất mai khâu. Các nhà thơ nổi tiếng lúc bấy giờ hay đặt tên cho các chùm thơ của họ là “Bạch Mai thi xã” và biến nơi đây thành một tụ điểm ngâm vịnh, đọc thơ. Trịnh Hoài Đức đã xếp gò Cây Mai là một trong 30
  2. danh thắng của đất Gia Định xưa. Cây bạch mai hiện đã già, ruột bị rỗng nhưng từ trong thân cây vẫn mọc lên nhiều nhánh mới sum suê, tết nào hoa cũng đua nhau nở. Cây bạch mai ở thị xã Bến Tre cũng trên 300 tuổi, được coi là “linh khí” của đình Phú Tự. Bên cạnh gốc mai có một tấm bia mang tên “Bạch mai bi ký”. Chính dưới cội mai này, xưa kia cụ Phan Thanh Giản đã từng ngồi để đọc sách. Ngày nay, mỗi lần kỷ niệm ngày thơ Việt Nam, Hội văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu đều tổ chức sinh hoạt thơ ca bên cạnh gốc mai này. Cũng không thể không nhắc đến cây mai ở núi Lăng, Hà Tiên, do Mạc Cửu mang từ Trung Quốc về trồng, còn gọi là mai Tứ Xuyên. Nhưng nay nó đã chết. Theo anh Lê Văn Rỡ, hướng dẫn viên du lịch tại lăng Mạc Cửu thì cây mai do Mạc Cửu trồng đầu tiên đã bị đốn cưa ván vào thời Pháp thuộc. Theo cụ Trương Minh Đạt, một nhà nghiên cứu về vùng đất Hà Tiên, cây bạch mai đầu tiên được trồng trên đồi Xã Tắc, còn những cây mai còn sót lại đến ngày hôm nay là con cháu đời thứ ba. Trước đây nhà thơ Đông Hồ cũng có trồng một cây trước nhà thuộc đời thứ hai (đã chết) và thường hái hoa để ướp trà tại “Yểm Yểm Thư Trang” ở Sài Gòn. Mai bạch Hà Tiên cũng giống như mai ở chùa Giác Viên và chùa Cây Mai, hàng năm cứ đến rằm tháng
  3. chạp là bắt đầu trổ hoa. Trái mai mù u to bằng quả nho, khi chín màu vàng cam và ăn có vị chua ngọt. Ngoài ra, ở chùa Giác Viên (TP.HCM), Sùng Hưng tự (Phú Quốc) và núi Điện Bà (Tây Ninh) cũng có những cây mai mù u tồn tại như một chứng nhân của lịch sử. Vườn ngự uyển ở Huế xưa kia cũng có loại mai này, có lẽ được trồng để lấy hoa ướp trà. Cây mai mù u hoàn toàn không có bà con họ hàng gì với hoàng mai (thuộc họ Ochnaceae) ở phương Nam và mai mơ (thuộc họ Rosaceae) ở miền Bắc. Đầu xuân năm Đinh Tỵ (1857) Nguyễn Tri Phương có mời Phan Thanh Giản đến thưởng mai. Cụ Phan cho biết thân cây mù u sần sùi giống như cây mai nên người ta mới gọi là nam mai; quê ông ở gành Mù U nên mới lấy hiệu là Mai Khê. Các bậc tiền bối cho biết mai bạch mù u thuộc hàng kiều mộc, sắc tinh (ngọc cốt băng cơ), thích nơi u tịch, trồng trên 10 năm mới trổ hoa. Trong Gia Định Thành Thông Chí, Trịnh Hoài Đức đã ghi: “Mai mù u tự linh khí mà sinh ra, không thể đem đi trồng nơi khác được”. Chính vì đặc tính khó
  4. nhân giống cho nên cây mai mù u càng ngày càng quý hiếm. Chúng tôi thử mang từ Hà Tiên về trồng hai lần nhưng đều không thành công.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2