intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 2: Sử dụng máy hiện sóng

Chia sẻ: Lê Xuân Hiền | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

1.236
lượt xem
351
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tham khảo về sử dụng máy hiện sóng

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 2: Sử dụng máy hiện sóng

  1. Đề cương môn học Thực hành Điện tử Bài 1.2: Sử dụng máy hiện sóng. (4 tiết) I. Giới thiệu chung: 1. Tác dụng máy hiện sóng (Oscilloscope): (hình 1.8a): Hình 1.8a Máy hiện sóng (Oscilloscope) dùng để hiển thị dạng tín hiệu hay đogiá trị tín hiệu cần kiểm tra từ các mạch điện bên ngoài đưa vào. Máy hiện sóng có nhiều loại, tùy theo cấu tạo của nó mà người ta phân ra các loại khác nhau. Sau đây tôi chỉ giới thiệu sơ lược về máy hiện sóng tương tự loại hai tia (hai kênh) X (CH1) và Y (CH2). Máy hiện sóng tương tự khác với máy kỹ thuật số là về quá trình xử lý tín hiệu đưa vào bằng kỹ thuật tương tự. Máy hiện sóng tương tự có chức năng, độ chính xác đa số sẽ kém hơn chút ít máy kỹ thuật số. Máy hai tia khác với máy một tia là tại một thường điểm hiển thị được tín dạng tín hiệu tại hai điểm cần kiểm tra thông qua hai đầu đo đưa vào máy, còn máy một kênh tại một thời điểm chỉ kiểm tra được một điểm trên mạch điện. 2. Chức năng các bộ phận điều chỉnh bên ngoài: Trước khi sử dụng thiết bị, bạn phải tìm hiểu các chức năng điều khiển, các kết nối, các định vị (indicators), và những đặc tính khác ở trong phần này, hình 1.7a trình bày các các chức năng của các bộ phận đó. (0). (CRT) Màn hình : là nơi dạng sóng khảo sát được hiển thị .Màn hình được chia độ thành các ô gọi là các ô vạch .Mỗi ô có giá trị là một thang tín hiệu khi xử dụng để đo biên độ (chiều thẳng đứng), chu kỳ ( theo chiều ngang ) của tín hiệu (1). (Focus control) Điều khiển hội tu: Dùng để điều chỉnh cho hình ảnh đảm bảo độ sắc nét lớn nhất. (2). (Inten control) Điều khiển độ sáng tối hình ảnh : Dùng để điều chỉnh độ sáng tối của hình ảnh trên màn hình (CRT), quay theo chiều kim đồng hồ để tăng độ tương phản. (3 và 6). (CH1 hoặc CH2 Vertical/position control) Điều chỉnh vị trí hình ảnh của kênh CH1 và CH2 theo phương dọc (trục Y): Dùng để điều chỉnh vị trí của hình ảnh ở kênh CH1 hoặc CH2 di chuyển theo phương dọc (thẳng đứng) ở trên màn hình. Quay theo chiều kim đồng hồ để điều khiển di chuyển đi lên, quay ngược chiều kim đồng hồ để điều khiển di chuyển xuống phía dưới. (4). (V mode switch) Chuyển mạch chế độ V : Để lựa chọn chế độ hiển thị khuếch đại theo phương dọc. - Chọn CH1: chỉ biểu diễn tín hiệu vào từ kênh CH1 ở trên màn hình CRT. - Chọn CH2: chỉ biểu diễn tín hiệu vào từ kênh CH2 ở trên màn hình CRT. -1- Giáo viên: Lê Xuân Hiền.
  2. Đề cương môn học Thực hành Điện tử - Chọn DUAL: cho hiển thị đồng thời cả 2 kênh CH1 và CH2 ở trên màn hình. - Chọn chế độ CHOP: TIME/DIV 0,2s ∼ 1ms. - Chọn chế độ ALT: TIME/DIV 0,5s ∼ 0,2µs. Núm ALT: Hiển thị cả dạng sóng thường và dạng sóng khi bật x10 Mag. - Chọn ADD: thực hiện phép cộng đại số tín hiệu CH1 và CH2. ADD : Giữa hai núm CH1 và CH2 còn có núm ADD , nó cho phép cộng đại số hai tín hiệu vào từ kênh một và kênh hai khi sử dụng cả hai kênh để đo dạng sóng của tín hiệu . (5). (x5 MAG switch) Chuyển mạch khuếch đại x 5 : Để khuếch đại độ nhạy của trục dọc lên 5 lần . Ta nói rằng điện áp đo được sẽ bằng 1/5 của giá trị hiển thị của volt/div.(trong trường hợp này độ nhạy lớn nhất sẽ là 1mV/div). X10- MAG : Khi bật núm này biện độ của tín hiệu sẽ bị nhân lên 10 lần . (7). (CH2 INV switch) Chuyểm mạch : Đưa chuyển mạch về vị trí INV tín hiệu vào CH2 sẽ là bình thường. (8). (Horizontal POSITION control) Điều chỉnh vị trí hình ảnh theo phương ngang: Di chuyển hình ảnh theo chiều ngang trục X thuộc kênh đo đang sử dụng. Quay theo chiều kim đồng hồ để di chuyển sang phải, quay ngợc chiều kim đồng hồ để di chuyển sang trái. (9). (VARIABLE ) chiết áp tinh chỉnh thời gian : Chương trình điều chỉnh này có thể điều chỉnh được sự thay đổi liên tục của tốc độ quét giữa các bước của chuyển mạch TIME/DIV. Việc chuẩn TIME/DIV để được độ chính xác chỉ có thể thực hiện được khi quay núm này theo chiều kim đồng hồ về hết cỡ. Chiếp áp này hỗ trợ cho chuyển mạch thời gian quét của tín hiêu (19). (TIME/DIV switch). (10). (x10 MAG switch) Chuyển mạch mở rộng thời gian quét: khi chuyển mạch đ- ược bật, thời gian quét sẽ đợc trải rộng ra 10 lần. 10. X-Y. Chuyển mạch hình ảnh: Đưa hình ảnh về một điểm. (11). (CAL/VAR) Chiết áp tinh chỉnh thời gian: Đây là chuyển mạch có thể điều chỉnh được giá trị Time/Div như ở (9). (12). (Trigger LEVEL control) Chiết áp điều chỉnh đồng bộ dòng: Điều chỉnh hình ảnh đồng bộ dòng. Lựa chọn biên độ tín hiệu trigger khi xuất hiện trigger. Quay theo chiều kim đồng hồ để di chuyển điểm trigger về phía đỉnh d ương của tín hiệu trigger, và quay ngược chiều kim đồng hồ để di chuyển điểm trigger về phía đỉnh âm của tín hiệu trigger. LEVEL Chiết áp đồng bộ dòng (điều chỉnh mức xung kích): Điều chỉnh hình ảnh đồng bộ dòng.Ở vị trí Trigger để quan sát dạng sóng mà có thể điều chỉnh được bởi nút điều chỉnh mức xung kích HOLDOFF. Chiết áp đồng bộ: Điều chỉnh sự đồng bộ của hình ảnh. (13). (Trigger SLOPE switch ) Chuyển mạch vòng lặp cực tính trigger: Lựa chọn vòng lặp dương hoặc âm của tín hiệu trigger để khởi động quét. SLOPE: Chuyển cực tính. Núm INV : Khi bị nhấn thì tín hiệu vào kênh 2 bị đảo dấu . Có nghĩa là nếu đồng thời bật INV và ADD thì ta có dạng sóng hiệu điện áp của kênh 1 và kênh 2 . (15). (trigger MODE switch ) Chuyển mạch lựa chọn chế độ quét của tín hiệu: +/ AC: Xoay chiều +/ Auto: chế độ tự động. Trong máy dùng khối quét tự động tức là khối tự dao động khi mạch đồng bộ với tần số 50Hz thậm chí khi tín hiệu vào khác với tần số 50Hz, thì mạch tạo xung quét cũng được điều khiển bởi tần số này. Có nghĩa là khi chưa có tín hiệu vào thì mạch quét vẫn làm việc trên màn hình vẫn có vệt sáng ngang. +/ NORM: Chế độ bình thường +/ TV-V: Dùng đo xung mành +/ TV-H: Dùng đo xung dòng. -2- Giáo viên: Lê Xuân Hiền.
  3. Đề cương môn học Thực hành Điện tử Vị trí tự động: để lựa chọn chạy quét free, lúc này có thể thấy được những tín hiệu ở gần. Lúc này sẽ tự động chuyển đổi sang chế độ quét trigger khi tần số của tín hiệu là 25Hz hoặc cao hơn tần số thu để phù hợp với những điều khiển trigger khác. Bình thường vị trí quét của trigger chỉ có thể thấy được khi tín hiệu có tần số là 25Hz hoặc thấp hơn. vị trí TV-V, TV-H: Được sử dụng cho theo dõi tốc độ quét mành, quét dòng của tín hiệu video. (16). (Trigge SOURCE switch VERT) Chuyển mạch lựa chọn nguồn trigger: Tín hiệu vào từ kênh CH1 hoặc CH2 phải là nguồn hoạt động. Trong trường hợp này chế độ chuyển mạch theo phương dọc kênh CH1 sẽ tự động trở thành nguồn đăng ký. Chế độ chuyển mạch theo phương dọc kênh CH2 sẽ tự động trở thành nguồn đăng ký. (17). SOURCE Chuyển mạch lựa chọn chế độ hình ảnh: +/ CH1: Kênh X +/ CH2: Kênh Y +/ Line: Hình ảnh là đường thẳng. Line: Bộ tạo gốc thời gian được khởi động bằng tín hiệu từ nguồn điện cung cấp. +/ EXT: Đồng bộ. Tín hiệu vào từ kênh CH1 hoặc CH2 phải là nguồn hoạt động. Trong trờng hợp này chế độ chuyển mạch theo phương dọc kênh CH1 sẽ tự động trở thành nguồn đăng ký. Chế độ chuyển mạch theo phương dọc kênh CH2 sẽ tự động trở thành nguồn đăng ký. (18). (Ground connector): Đầu kết nối đất: Để kết nối với cực đất (19). (TIME/DIV switch) Chuyển mạch thời gian quét : Để chuẩn tốc độ quét của thời gian cơ sở, độ rộng thời gian trễ cho quét trễ, hoặc hoạt động X-Y. Thang đo TIME/DIV : X ác định giá trị thời gian của một ô vạch theo chiều ngang . Khi đo dạng sóng của tín hiệu , thấy một chu kỳ của nó chiếm bao nhiêu phần trăm một ô vạch thì ta sẽ tính được gia trị một chu kỳ của tín hiệu đó . Ví dụ : Núm TIME/DIV đặt ở 1ms . Khí đó tín hiệu ở một chu kỳ của nó được hiển thị trên 2 ô theo chiều ngang thì có nghĩa là chu kỳ của tín hiệu là 2ms. Chú ý : Việc điều chỉnh TIME/DIV chỉ đúng khi đã chỉnh đến vị trí CALL. (20). (PROBE ADJUST) Điều chỉnh đầu đo: Tăng độ chính xác biên độ sóng vuông để điều chỉnh đầu đo và chuẩn khuếch khuếch đại theo phương dọc. CAL 2VP-P: Tín hiệu xung chuẩn: Biên độ 2v từ trong máy hiện sóng đưa ra dùng để cân chỉnh máy trước lúc thực hiện phép đo. Nếu điều chỉnh bộ phận 24 hay 27 ở thang x1 sau đó cân chỉnh bộ phận 22 để xung vuông lấy từ bộ phận 20 đưa vào 23 hay 25 có biên độ 2v nằm trọn trong 1ô trên màn hình. (21). (EXT TRIG IN Connector) Tín hiệu vào kết nối Trigger: Lấy tín hiệu trigger bên ngoài để đa tới các mạch trigger Khuyến cáo: Tránh nguy hiểm cho dao động ký, nếu không đặt điện áp lớn hơn 250V (DC + đỉnh AC) giữa đầu cuối EXR TRIG IN và đất. TRIG ALT: Mức đòng bộ. LT: Hiển thị cả dạng sóng thường và dạng sóng khi bật x10 Mag. Trigger: Điều chỉnh liên tục điểm khởi động của sóng vào: Int: Bộ tạo gốc thời gián được khởi động từ tín hiệu vào. EXT. Đầu ra tín hiệu đồng bộ: Dẫn tín hiệu đồng bộ từ trong máy ra. (22 ). (VARIABLE Controls) Chiết áp tinh chỉnh biện độ: Có thể điều chỉnh một cách liên tục hệ số độ lệch của các bước chuyển mạch VOLTS/DIV. Việc chuẩn lại VOLTS/DIV chỉ thực hiện được khi quay núm điều chỉnh này theo chiều kim đồng hồ về hết cỡ. Chiết áp này tinh chỉnh phụ trợ cho Chuyển mạch điều chỉnh biên độ hình ảnh (24 và 27) (CH2; CH1 VOLT/DIV switch) (23 và 26). (CH2; CH1 or Y IN; X IN connector) Đầu kết nối với dây đo vào kênh CH2 hoặc CH1: Tín hiệu đưa vào tới kênh CH2 hoặc CH1 để khuếch đại theo phương ngang (trục X) , hoặc khuếch đại theo phương dọc (trục Y) khi hoạt động ở chế độ X-Y. -3- Giáo viên: Lê Xuân Hiền.
  4. Đề cương môn học Thực hành Điện tử Khuyến cáo: Để tránh nguy hiểm cho dao động ký khi điện áp đặt vào bé hơn 400V (DC + đỉnh AC) giữa đầu cuối CH1 hay CH2 và đất. (24 và 27) (CH2; CH1 VOLT/DIV switch) Chuyển mạch điều chỉnh biên độ hình ảnh: Để chuẩn hệ số độ lệch của tín hiệu vào tới khuếch đại theo phương dọc của CH2 hoặc CH1. Thang đo VOLT/DIV : Xác định giá trị điện áp của mỗi ô vạch theo chiều thẳng đứng ( tất nhiên còn phụ thuộc vào giá trị nấc của que đo đầu vào sẽ được giới thiệu vào phần sau) . Khi thay đổi giá trị của VOLT/ DIV ( chú ý đơn vị có thể là mV hay V ) thí giá trị của mõi ô vạch sẽ thay đổi theo . Vì mỗi ô vạch là một đơn vị tỉ lệ , khi biết được gía trị của mỗi ô vạch thì dạng sóng đo được của tín hiệu chiếm bao nhiêu phần trăm ô vạch ta có thể tính được giá trị của biên độ tín hiệu cần đo . Ví dụ : Khi núm ở 1V, thì dạng sóng của một tín hiệu vào có khoảng các đỉnh – đỉnh chiếm 1 ô theo chiều đứng trên màn hình sẽ có biên độ là 1V . Chú ý : Việc điều chỉnh VOLT/DIV chỉ đúng khi núm du xích ở trung tâm của nó là ở vị trí CALL (đã hiệu chỉnh ) . Núm du xích cho phép điều chỉnh vôn trên độ chia một cách liên tục . (25). (CH1, CH2 AC/GND/DC switch) Chuyển mạch thay đổi trạng thái đầu vào: Để lựa chọn phương pháp kết nối tín hiệu vào tới khuếch đại theo phương dọc. Núm gạt AC- GND- DC: Khi cần gạt ở vị trí: - AC : Thì tín hiệu được nối tới bộ khuếch đại Y thông qua tụ C. Cho phép hiện hình điện áp xoay chiều và chặn mức điện áp một chiều . - GND: Thì đầu vào machjkhueechs đại Y được nối xuống đất. Ngắt tín hiệu vào và tiếp đất đầu vào . - DC:Thì tín hiệu được nối trực tiếp tới bộ khuếch đại Y. Cho phép hiện hình điện áp một cách trực tiếp, bao gồm cả thành phần một chiều và xoay chiều . (28). (Power Switch) công tắc nguồn: ấn vào để bật/tắt nguồn (29). (Power lamp) Đèn báo nguồn: Đèn sẽ sáng khi nguồn được bật (30). (Trace rotation) Chiếp áp cân chỉnh đường thằng song song trục hoành: Điều chỉnh ốc vít (screwdriver) để đường thẳng hình ảnh song song trục hoành theo phương ngang của CRT. (31). (CH1 OUTPUT conector) Kết nối đầu ra : Tín hiệu ra của kênh CH1 đã được khuếch đại phù hợp để có thể kết nối với bộ đếm tần số hoặc thiết bị khác. (32). (EXT BLANKING): Đưa tín hiệu tới bộ điều chế cường độ CRT. Độ tương phản sẽ bị suy giảm với tín hiệu dương và sẽ được tăng lên với tín hiệu âm. (34). (Power connector) Đầu kết nối nguồn: Dùng để cắm dây nguồn AC (35). (Voltage Selector) Chế độ cầu chì: Lựa chọn điện áp đưa vào cho máy làm việc. Nếu chọn chế độ cầu chì khác với chế độ điện áp đưa vào gây hư hỏng cho máy. Khuyến cáo: Chế độ điện áp cần đưa vào sử dụng cho máy hoạt động cần phải trùng với chế độ cầu chì, nếu hai chế độ này khác nhau sẽ gây tổn thất rất lớn cho máy. */. Que đo. (hình 1.8b) Hình 1.8b -4- Giáo viên: Lê Xuân Hiền.
  5. Đề cương môn học Thực hành Điện tử Các tín hiệu vào máy Oscilloscope thường được nối qua cáp đồng trục với que đo. Đầu que đo gọi là đầu dò. Mỗi đầu dò có hai đầu: Một đầu nối với điểm cần đo ( đầu dương), còn một đầu nối với mát ( đầu âm ). Trên đầu dò có một chuyển mạch, chuyển mạch đó có hai mức đặt (hệ số đầu đo), đó là: - Nếu chuyển mạch ở vị trí x1 tức là đầu dò 1:1: Mức tín hiệu vào trực tiếp, và như vậy giá trị được đọc đúng trên màn hình Oscilloscope. - Nếu chuyển mạch ở vị trí x10 tức là đầu dò suy giảm 1:10: Mức tín hiệu vào được suy giảm thường là 10:1. Như vậy tín hiệu hiển thị trên màn hình Oscilloscope chỉ bằng 1/10 tín hiệu thực tế. Giá trị thu được trên màn hình cần x10 để có giá trị chính xác. II. Nội dung thực tập: 1. Phương pháp sử dụng máy hiện sóng: a/ Chuẩn bị: Bước 1: Tìm hiểu chức năng các bộ phận điều chỉnh trên mặt máy. Bước 2: Dây nối nguồn. Bước 3: Kiểm tra chế độ cầu chì: Đặt chế độ cầu chì ở mức > 220VAC Bước 4: Điều chỉnh các núm ở vị trí chính giữa: Focus (1), Inten (2), Position (3; 6; 8), Trigger LEVEL control (12) Bước 5: Đưa các chuyến mạch về vị trí: +/ V mode switch (4) → CH1 hay CH2 hoặc DUAL +/ X5 MAG switch (5). → OFF +/ X-Y (10) → trạng thái bình thường (trạng thái đường thẳng). +/ Trigger SLOPE switch (13) → Mức dương. +/ trigger MODE switch (15). → AUTO hoặc NORM +/ Trigge SOURCE switch VERT (16). → LINE. +/ CH1, CH2 AC/GND/DC switch (25). → AC +/ Power Switch (28). → OFF .b/ Khởi động máy: Bước 1: Nhấn công tắc nguồn Power Switch (28) và chờ hình ảnh (đường thẳng) sáng hiện ra trên màn hình CRT ( hình 1.9a ) Hình 1.9a Bước 2: Điều chỉnh lại các bộ phận: Focus (1), Inten (2), Position (3; 6; 8), VARIABLE (9), CAL/VAR (11), Trigger LEVEL control (12), TIME/DIV switch (19), CH2; CH1 VOLT/ DIV switch (24 và 27), Trace rotation (30) để đường thẳng ổn định, nét, đủ độ sáng . Bước 3: Điều chỉnh chiết áp TRACE để đường thẳng ngang trên màn hình không bị lệch c/ Cân chỉnh máy (hình 1.9b). Giả sử máy đang sử dụng ở kênh CH1 (gạt chuyển mạch V mode switch (4) → CH1). Bước 1: Kết nối đầu đo vào bộ phận CH1 or X IN connector (26). -5- Giáo viên: Lê Xuân Hiền.
  6. Đề cương môn học Thực hành Điện tử Bước 2: Gạt công tắc trên đầu đo về vị trí x1 (Mức tín hiệu vào trực tiếp, và như vậy giá trị được đọc đúng trên màn hình Oscilloscope). Bước 3: Kết nối đầu đo (đầu dương) vào xung chuẩn CAL 2VP-P (20). Lúc này trên màn hình sẽ hiện ra các xung vuông (xung chuẩn) có chu kỳ nằm trọn trong 2 ô. Bước 4: Điểu chỉnh chuyển mạch biên độ CH1 VOLT/DIV switch (27) về vị trí x2V thì tín hiệu chuẩn 2VP-P đưa vào1 ô trên màn hình tương ứng khoảng cách đỉnh trên đỉnh dưới của tín hiệu là 2V. Bước 5: Cân chỉnh chiết áp tinh chỉnh biện độ VARIABLE Controls (22 ) về vị trí Max để cho biên độ tín hiệu xung chuẩn 2VP-P nằm trọn trong 1 ô trên CRT. Bước 6: Điều chỉnh chuyển mạch thời gian quét TIME/DIV switch (19) đặt ở 0.5ms. Bước 7: Cân chỉnh chiết áp tinh chỉnh thời gian VARIABLE (9) về vị trí Max để cho tín hiệu ở một chu kỳ của nó được hiển thị trên 2 ô theo chiều ngang thì có nghĩa là chu kỳ của tín hiệu là 1ms. Bước 8: Điều chỉnh Chiết áp điều chỉnh đồng bộ dòng Trigger LEVEL control (12) để cho hình ảnh ổn định (đứng yên). Hình 1.9b Như vậy hình ảnh trên màn hình ở chế độ chuẩn có biên độ 1 ô là 2V và chu kỳ 2 ô là 1ms. Chú ý: Nếu điều chỉnh lại các bộ phận trên thì biên độ và chu kỳ tín hiệu hiện trên màn hình sẽ thay đổi. d/ Đo các thông số: Bước 1: Dùng đầu đo kết nối máy đầu vào máy hiện sóng với đầu ra của máy tạo hàm (hoặc tại một điểm cần đo trên mạch điện của thiết bị đang hoạt động). Lúc này hình ảnh tín hiệu xung sẽ hiện lên trên màn hình máy hiện sóng ( giả sử lấy tín hiệu xung hình Sin từ máy phát xung). Bước 2: Điều chỉnh các bộ phận trên máy phát xung để xung hình Sin ổn định và đứng yên. Bước 3: Nhấn chuyển mạch hình ảnh. X-Y (10). : Đưa hình ảnh về một điểm. Chú ý: Đơn vị kết của phép đo là đơn vị của chỉ số chuyển mạch đang sử dụng. */ Đo điện áp một chiều (hình 1.9c ). 8VP-P 2ms DC+8V + 4V - 4V - 0V H H Hình 1.9c -6- Giáo viên: Lê Xuân Hiền.
  7. Đề cương môn học Thực hành Điện tử - Điều chỉnh vệt sáng ngang không bị nhấp nháy. - Gạt chuyển mạch AC-GND-DC về vị trí DC và điều chỉnh vị trí vệt sáng về vị trí 0V (trục X). - Kết nối đầu đo với điểm cần đo trên mạch điện của thiết bị đang hoạt động. Khi đó trên màn hình vệt sáng ngang sẽ dịch chuyển lên (nếu là điện áp dương) hoặc xuống (nếu là diện áp âm) cách gốc tọa độ một khoảng bằng giá trị điện áp một chiều tạ điểm cần đo. Khi đo điện áp một chiều có lẫn điện áp xoay chiều, như đo trên cực Colector của Transistor trong mạch khuếch đại, điện áp xoay chiều được đặt trên một điện áp một chiều của Colector. Điện áp một chiều là +8V, còn điện áp xoay chiều là 4V. */ Đo biên độ của tín hiệu ( hình 1.9d ). - Dùng đầu đo kết nối đầu vào máy hiện sóng với một điểm cần đo trên mạch điện của thiết bị đang hoạt động. Lúc này hình ảnh tín hiệu xung sẽ hiện lên trên màn hình máy hiện sóng ( giả sử lấy tín hiệu xung hình Sin từ máy phát xung). - Điều chỉnh các bộ phận trên máy phát xung để xung hình Sin ổn định. - Giữ nguyên chuyển mạch CH1 (MODE) - Nhấn chuyển mạch hình ảnh. X-Y (10); Đưa hình ảnh về một điểm. - Gạt chuyển mạch SOURCE (17) lựa chọn chế độ hình ảnh về vị trí EXT. Đưa xung hình Sin thành đường thẳng đứng. - Xác định đường thẳng chiếm bao nhiêu ô vuông trên CRT Gọi: số vuông đường thẳng chiếm được là NB; Chỉ số VOL/DIV là MC, ,, hê số đầu đo là Md , giá trị biên độ là VP-P . Cách tính biên độ như sau: VP-P = NB x MC x Md = ...........(v) Chú ý: Khi đo điện áp xoay chiều thì các thao tác sau: - Đặt chuyển mạch AC-GND-DC về vị trí AC, thì tụ điện sẽ chặn thành phần điện áp P 8VP-P Hình 1.9d một chiều ngay ở đầu vào bộ khuếch đại mà chỉ cho thành phần xoay chiều đi qua. Dạng sóng điện áp xuất hiện trên màn hình là dạng điện áp đỉnh - đỉnh, để thu được giá trị hiệu dụng của điện áp AC áp dụng công thực sau: Nếu là xung sin: VRMS =VP-P / 2. 1,4142 Nếu là xung tam giác hoặc xung vuông: VRMS =VP-P / 1,4142 */ Đo thời gian: Thời gian một chu kỳ của dạng sóng, độ rộng của xung, thời gian sườn lên (xuống) của xung có thể đo được bằng thang đo trên CRT. - Đo thời gian chu kỳ của tín hiệu: ( hình 1.9e ) +/ Điều chỉnh (VARIABLE ) thời gian quét và nút (CAL/VAR) tinh chỉnh cho thời gian về vi trí CALIB +/ Gạt chuyển mạch lựa chọn chế độ hình ảnh SOURCE (17) về vị trí CH2. Đưa xung hình sin thành đường thẳng nằm ngang. -7- Giáo viên: Lê Xuân Hiền.
  8. Đề cương môn học Thực hành Điện tử +/ Xác định đường thẳng nằm ngang chiếm bao nhiêu cm (ô) trên CRT. tCK TCK H H Hình 1.9e Gọi: Độ dài đường thẳng chiếm được là tCK (cm); giá trị của (TIME/DIV switch) là TCM; thời gian của xung trong một chu kỳ đo được là T. Cách tính thời gian của xung trong một chu kỳ là: TCK = tCM . tCK = ...........(sec). (1) - Đo độ rộng xung: ( hình 1.9f ) - Gạt chuyển mạch CH1 (MODE) về vị trí CH2 - Nhấn chuyển mạch hình ảnh. X-Y (10); Đưa hình ảnh về một điểm. - Gạt chuyển mạch SOURCE (17) lựa chọn chế độ hình ảnh về vị trí CH2. Đưa xung hình Sin thành đường thẳng nằn ngang. tR TR H H Hình 1.9f Gọi: Độ dài đường thẳng chiếm được là tR (cm); giá trị của (TIME/DIV switch) là TCM; thời gian của xung trong một chu kỳ đo được là TR. Cách tính độ rộng của xung là: TR = tCM . tR = ...........(sec). - Đo độ rộng sườn của xung:( hình 1.9g ) - Điều chỉnh chuyển mạch VOLT/DIV switch và chiết áp tinh chỉnh VARIABLE Controls hệ số khuếch đại dọc sao cho dạng xung cao 4 cm theo chiều thẳng đứng. 10% 10% tS1 S tS2 Hình 1.9g -8- Giáo viên: Lê Xuân Hiền.
  9. Đề cương môn học Thực hành Điện tử - Điều chỉnh chiết áp H. POSITION để di chuyển sườn xung lên (xuống) đến vị trí sao cho điểm có biên độ giảm 10% trên sườn lên (phía trên) nằm trên trục tung và đọc được độ rộng là tS1(cm) - Tiếp tục điều chỉnh chiết áp H. POSITION để di chuyển sườn xung lên (xuống) đến vị trí sao cho điểm có biên độ giảm 10% trên sường lên (phía dưới) nằm trên trục tung và đọc được độ rộng là tS2(cm). - Cách tính độ rộng của sườn xung (TS )là: TS = tCM . (tS1 + tS2) = ...........(sec). */ Đo tần số: (hình 1.9h): Sau khi đã xác định được chu kỳ (TCK) của xung thì ta áp dụng công thức để tính tần số (f): f = 1/TCK (sec) Khi đo tần số của tín hiệu xung (xung đồng hồ), ta đếm số xung được tạo trong khoảng 10cm trên màn hình, thì tính được tần số của tín hiệu xung như sau: f = N/( tCMx 10) Trong đó: N là số xung được tạo trong khoảng 10cm; TCM là giá trị thời gian quét trên chuyển mạch (TIME/DIV switch) tCK C C TCK H H Hình 1.9h Ta thấy rằng khi N lớn thì sai số nhỏ, khi N nhỏ thì sai số lớn. Ngoài ra còn có các phương pháp khác, như bằng đồ thị Lissajous....... */ Đo góc pha (α): ( hình 1.9i ) - Giữ nguyên chuyển mạch CH1 (MODE) - Nhấn chuyển mạch hình ảnh. X-Y (10); Đưa hình ảnh về một điểm. - Gạt chuyển mạch SOURCE (17) lựa chọn chế độ hình ảnh về vị trí CH2. Đưa xung hình Sin thành đường thẳng nghiêng. α - Xác định đường thẳng nằm nghiêng chiếm bao nhiêu ô trên CRT cả hai truc X và trục Y. Gọi: Quảng đường, đường thẳng nghiêng chiếm được theo trục Y là tY (cm) Quảng đường, đường thẳng nghiêng chiếm được theo trục X là tX (cm) , giá trị góc pha của xung là α. Hình 1.9i Cách tính dựa vào hàm số lượng giác trong tam giác vuông để tính giá trị góc lệch pha là α của xung tam giác: Sinα = tY / tX. */ Đo sai pha của tín hiệu. Đo sai pha giữa hai tín hiệu, như đo sai pha giữa tín hiệu đầu vào và tín hiệu đầu ra của bộ khuếch đại bằng cách đưa hai tín hiệu đó vào máy hai tia, rồi đo góc pha của từng tín -9- Giáo viên: Lê Xuân Hiền.
  10. Đề cương môn học Thực hành Điện tử hiệu (như đo góc pha), sau đó so sánh kết quả hai góc pha của hai tín hiệu để biết độ lệch pha. Ngoài ra còn có các phương pháp khác, như phương pháp đồ thị Lissajous.... */ Đo hệ số điều biến: (hình 1.9l) A B AM Hình 1.9l Hệ số điều biến trong điều biện biên độ (AM) coa thể đo được bằng phương phap sử dụng may Synchroscope, cách làm như sau: Gọi: Giá trị biên độ lớn nhất của sóng điều biên trên nàm hình là A. Giá trị biên độ nhỏ nhất của sóng điều biên trên nàm hình là B. Đo độ dài riêng của chúng và tính được hệ số điều biến theo công thức sau: M = (A – B)/(A + B)x100 (%) Ngoài ra còn có phương pháp khác. - 10 - Giáo viên: Lê Xuân Hiền.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2