intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 2. THUYẾT ELECTRON – ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH

Chia sẻ: Paradise6 Paradise6 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

312
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trình bày được nội dung thuyết electron, nội dung định luật bảo toàn điện tích. - Lấy được ví dụ về các cách nhiễm điện. - Biết cách làm nhiễm điện các vật. Kĩ năng: - Vận dụng thuyết electron giải thích được các hiện tượng nhiễm điện. - Giải bài toán ứng tương tác tĩnh điện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 2. THUYẾT ELECTRON – ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH

  1. Bài 2. THUYẾT ELECTRON – ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH I. MỤC TIÊU: Kiến thức: - Trình bày được nội dung thuyết electron, nội dung định luật bảo to àn điện tích. - Lấy được ví dụ về các cách nhiễm điện. - Biết cách làm nhiễm điện các vật. Kĩ năng: - Vận dụng thuyết electron giải thích được các hiện tượng nhiễm điện. - Giải bài toán ứng tương tác tĩnh điện. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: 1. Xem SGK vật lý 7 để biết HS đã học gì ở THCS. 2. Chuẩn bị phiếu: Phiếu học tập 1 (PC1) - Nêu cấu tạo nguyên tử về phương diện điện? - Đặc điểm của electron, proton và notron? TL1: - Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện + Gồm hạt nhân mang điện dương ở trung tâm. + Các electron mang điện âm chuyển động xung quanh. + Hạt nhân có cấu tạo từ 2 loại hạt là proton mang điện dương và notron không mang điện. - Đặc điểm của electron và proton + Electron: me = 9,1.10-31 kg; điện tích – 1,6.10-19 C. + Proton: mp = 1,67.10-27 kg; điện tích + 1,6.10-19 C. - Trong nguyên tử số proton bằng số electron, nguyên tử trung hòa về điện. Phiếu học tập 2 (PC2) - Điện tích nguyên tố là gì? - Thế nào là ion dương, ion âm? TL2: - Điện tích của electron và proton gọi là điện tích nguyên tố. - Về ion dương và ion âm. + Nếu nguyên tử bị mất đi electron, nó trở thành hạt mang điện âm, gọi là ion dương. +Nếu nguyên tử nhận thêm electron, nó trở thành hạt mang điện âm, gọi là ion âm. Phiếu học tập 3 (PC3)
  2. - Nếu nguyên tử Fe thiếu 3 electron nó mang điện lượng là bao nhiêu? - Nguyên tử C nếu mất 1 electron sẽ trở thành ion âm hay ion dương? - Ion Al3+ nếu nhận thêm 4 electron thì trở thành ion dương hay âm? TL3: - là; + 3.1,6.10-19 C. - ion dương. - ion âm. Phiếu học tập 4 (PC4) - Thế nào là chất dẫn điện? Thế nào là chất cách điện? - Ở lớp 7 đã học thế nào là chất dẫn điện? thế nào là chất cách điện? So với định nghĩa ở lớp 10 các định nghĩa có bản chất khác nhau không? - Lấy ví dụ về chất dẫn điện và chất cách điện. TL4: - Về chất dẫn điện và chất cách điện + Chất dẫn điện là chất có chứa các điện tích tự do. + Chất dẫn điện là chất không chứa điện tích tự do. - Ở lớp 7: + Chất dẫn điện là chất cho dòng điện chạy qua. + Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua. Định nghĩa ở lớp 10 đã nêu được bản chất hiện tượng. - Ví dụ: HS tự lấy. Phiếu học tập 5 (PC5) - Giải thích hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng? - Giải thích hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc? TL5: - Quả cầu mang điện sẽ đẩy hoặc hút các electron tự trong thanh kim loại làm hai đầu thanh kim loại tích điện trái dấu. - Điện tích ở chỗ tiếp xúc sẽ chuyển từ vật này sang vật khác. Phiếu học tập 6 (PC6): - Nêu nội dung định luật bảo toàn điện tích. - Nếu một hệ hai vật cô lập về điện, ban đầu trung hòa về điện. Sau đó vật 1 nhiễm điện +10 C. Vật 2 nhiễm điện gì? Giá trị bao nhiêu? TL6: - Trong hệ cô lập về điện, tổng đại số điện t ích là không đổi. - Vật 2 nhiễm điện – 10 C. Phiếu học tập 7 (PC7): có thể ứng dụng CNTT hoặc dùng bản trong 1. Xét cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Trong các nhận định sau, nhận định không đúng là:
  3. A. Proton mang điện tích là + 1,6.10-19 C. B. Khố i lượng notron xấp xỉ khối lượng proton. C. Tổng số hạt proton và notron trong hạt nhân luôn bằng số elect ron quay xung quanh nguyên tử. D. Điện tích của proton và điện tích của electron gọi là điện tích nguyên tố. 2. Hạt nhân của một nguyên tử oxi có 8 proton và 9 notron, số electron của nguyên tử oxi là A. 9. B. 16. C. 17. D. 8. 3. Nếu nguyên tử đang thừa – 1,6.10-19 C điện lượng mà nó nhận được thêm 2 electron thì nó A. sẽ là ion dương. B. vẫn là 1 ion âm. C. trung hoà về điện. D. có điện tích không xác định được. 4. Điều kiện để một vật dẫn điện là A. vật phải ở nhiệt độ phòng. B. có chứa các điện tích tự do. C. vật nhất thiết phải làm bằng kim loại. D. vật phải mang điện tích. 5. Vật bị nhiễm điện do cọ xát vì khi cọ xát A. eletron chuyển từ vật này sang vật khác. B. vật bị nóng lên. C. các điện tích tự do được tạo ra trong vật. D. các điện tích bị mất đi. 6. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng là hiện tượng A. Đầu thanh kim loại bị nhiễm điện khi đặt gần một quả cầu mang điện. B. Thanh thước nhựa sau khi mài lên tóc hút được các vụn giấy. C. Mùa hanh khô, khi mặc quần vải tổng hợp thường thấy vải bị dính sát vào người. D. Quả cầu kim loại bị nhiễm điện do nó chạm vào thanh nhựa vừa cọ xát vào len dạ. TL7. Gợi ý đáp án: Câu 1:C; Câu 2:D; Câu 3:B; Câu 4: B; Câu 5:A; Câu 6: A . 3. Gợi ý ứng dụng công nghệ thông tin (UD): Mô phỏng chuyển động của electron trong nguyên tử; hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc và hiện tượng nhiễm điện do cọ xát. 4. Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: Bài 2. Thuyết electron – Định luật bảo toàn điện tích. I. Thuyết electron 1.Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố…. 2. Thuyết electron… II. Giải thích một vài hiện tượng điện
  4. 1.Vật (chất) dẫn điện và vật (chất) cách điện…. 2. Sự nhiễm điện do tiếp xúc …… 3. Hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng …. III. Định luật bảo toàn điện tích Học sinh: - Ôn tập kiến thức đã học về điện tích ở THCS. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1 (... phút): Kiểm tra bài cũ. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời miệng hoặc bằng phiếu. - Dùng PC 2 – 7 bài 1 để kiểm tra. Hoạt động 2 (... phút): Tìm hiểu nội dung thuyết electron. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Đọc SGK mục I.1, tìm hiểu và trả lời câu - Cho HS đọc SGK, nêu câu hỏi PC1; PC2. hỏi PC1; PC2. - Gợi ý HS trả lời. - Trả lời PC 3. - Nêu câu nêu PC3. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Gợi ý trả lời, khẳng định các ý cơ bản của mục I. - Trả lời C1. - Nêu câu hỏi C1. Hoạt động 3 (... phút): Giải thích một vài hiện tượng điện. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời các câu hỏi PC4. - Nêu câu hỏi trong phiếu PC4. - Trả lời C2. - Nêu câu hỏi C2. - Trả lời các câu hỏi PC5. - Nêu câu hỏi PC5. - Thảo luận nhóm trả lời PC 5. - Hướng dẫn trả lới PC5. - Trả lời C 3; 4; 5. - Nêu câu hỏi C 3; 4; 5. Hoạt động 4 (... phút): Tìm hiểu nội dung định luật bảo toàn điện tích. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời các câu hỏi PC6. - Nêu câu hỏi PC6. - Hướng dẫn trả lời ý 2 PC 6. Hoạt động 5 (... phút): Vận dụng, củng cố. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Thảo luận, trả lời câu hỏi theo phiếu một - Cho HS thảo luận theo PC7. phần PC7. - Nhận xét, đánh giá nhấn mạnh kiến thức - Nhận xét câu trả lời của bạn trong bài. Hoạt động 6 (... phút): Giao nhiệm vụ về nhà.
  5. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Ghi bài tập về nhà. - Cho bài tập trong SGK: bài tập 5 đến 7 (trang 9). - Ghi bài tập làm thêm. - Bài thêm: Một phần phiếu PC7. - Ghi chuẩn bị cho bài sau. - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2