intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 23: Phòng cháy khi ở nhà - Giáo án TNXH 3 - GV:Đ.T.Lý

Chia sẻ: đinh Thiện Lý | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

394
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với bài soạn giáo án Phòng cháy khi ở nhà giúp học sinh biết một số vật dễ cháy và lý do đặt chúng ở xa lửa, các biện pháp phòng cháy, sắp xếp các thứ gọn gàng, nhất là khi đun nấu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 23: Phòng cháy khi ở nhà - Giáo án TNXH 3 - GV:Đ.T.Lý

  1. Tự nhiên và xã hôi ̣ PHÒNG CHÁY KHI Ở NHÀ I/ MỤC TIÊU :  HS nêu được những việc nên và không nên làm để phòng cháy khi đun n ấu ở nhà.  Biết cách xử lí khi xảy ra cháy.  Đối với HS khá, giỏi: Nêu được một số thiệt hại do cháy gây ra. - Giáo dục HS biết sử dụng năng lượng chất đốt an toàn, tiết kiệm, hiệu quả. Ví dụ: tắt bếp khi sử dụng xong,... * Kĩ năng sống: -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, xử lí thông tin về các vụ cháy. -Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm của bản thân đối với việc phóng cháy khi đun nấu ở nhà. -Kĩ năng tự bảo vệ: Ứng phó nếu có tình huống h ỏa hoạn (cháy): Tìm ki ếm s ự giúp đỡ, ứng xử đúng cách. * Phương pháp sử dụng: -Quan sát -Thảo luận, giải quyết vấn đề -Đóng vai II/ CHUẨN BỊ:  Tranh sgk. III/ LÊN LỚP :
  2. 1. Ổn định. 2. KTBC: Thực hành phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng  Vẽ sơ đồ gia đình của em. - HS vẽ, GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: Phòng cháy khi ở nhà Hoạt động 1: Xác định một số vật dễ gây cháy và giải thích vì sao không được đặt chúng ở gần lửa. Làm việc với SGK và các thông tin sưu tầm được về thiệt hại do cháy gây ra. - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, hỏi và trả lời  Em bé trong hình 1 có thể gặp tai nạn gì?  Chỉ ra những gì dễ cháy trong hình 1?  Điều gì sẽ xảy ra nếu can dầu lửa và đống củi khô bắt lửa?  Theo bạn, bếp ở hình 1 hay hình 2 an toàn hơn trong vi ệc phòng cháy? T ại sao? - GV đi tới các nhóm giúp đỡ và khuyến khích HS tự đặt ra câu h ỏi xoay quanh các nội dung trên. - Các nhóm trình bày trước lớp. - Kết luận: Bếp ở hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy vì m ọi đ ồ dùng được xếp đặt gọn gàng, ngăn nắp; các chất dễ bắt lửa như củi khô, can dầu hỏa được để xa bếp. - GV cùng HS kể một vài câu chuyện về thiệt hại do cháy gây ra mà chính GV hay HS đã chứng kiến.
  3. - GV liên hệ giáo dục.  Hoạt động 2: Nêu được những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà Thảo luận và đóng vai. - GV đặt vấn đề:  Các gì có thể gây cháy bất ngờ ở nhà bạn? - Thảo luận, thực hành theo yêu cầu. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác theo dõi, bổ sung. - GV nhận xét  kết luận: Cách tốt nhất đề phòng cháy khi đun nấu là không để những thứ dễ cháy ở gần bếp. Khi đun nấu phải trông coi cẩn thận và nhớ tắt bếp sau khi sử dụng xong.  Hoạt động3: Biết phản ứng đúng khi gặp trường hợp cháy. Chơi trò chơi gọi cứu hỏa. GV nêu tình huống cháy cụ thể cho HS xử lí HS trình bày trước lớp Tùy theo từng tình huống mà GV cùng HS đưa ra kết luận phù h ợp (g ọi c ứu h ỏa 114) 4. Củng cố- Dặn dò. - Làm cách nào để phòng cháy ở nhà? - Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS có ý th ức h ọc bài, phát bi ểu xây dựng bài. - Chuẩn bị: Một số hoạt động ở trường: nêu các hoạt động ở trường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2