Với nội dung của bài Vẽ tranh đề tài sinh hoạt học sinh có thể bước đầu tìm hiểu nội dung của tranh qua hình ảnh, cách sắp xếp và màu sắc. Qua đó, các em biết cách mô tả, nhận xét khi xem tranh về đề tài sinh hoạt.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Bài 26: Vẽ tranh đề tài sinh hoạt - Giáo án Mỹ thuật 4 - GV.Phạm Hồng Thái
- Giáo án Mỹ thuật 4
BÀI 26
Vẽ tranh đề tài: SINH HOẠT
VẼ TRANH
I. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
- Bước đầu tìm hiểu nội dung của tranh qua hình ảnh, cách sắp xếp và màu
sắc.
- Biết cách mô tả, nhận xét khi xem tranh về đề tài sinh hoạt.
- Có cảm nhận về vẻ đẹp của tranh sinh hoạt.
- Học sinh khá giỏi: Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà mình thích.
II. CHUẨN BỊ.
Giáo viên:
- Sách giáo khoa - sách giáo viên. Mỹ thuật 4.
- Một số tranh về đề tài sinh hoạt của học sinh năm trước.
- Một số tranh của hoạ sĩ, của thiếu nhi vẽ về đề tài sinh hoạt.
- Một số tranh đề tài khác.
Học sinh:
- Sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: (1’) Hát.
2. Bài cũ: (3’)
Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới: (27’) Thường thức mỹ thuật: xem tranh về đề tài sinh hoạt
A) Giới thiệu bài:
Giáo viên giới thiệu một số thể loại tranh như: tranh tĩnh vật, tranh phong
cảnh, tranh chân dung, tranh sinh hoạt để học sinh quan sát. Giáo viên chỉ rõ để học
sinh biết và phân biệt được sự khác nhau giữa tranh sinh hoạt và các thể loại tranh
khác.
Giáo viên nhấn mạnh: Tranh sinh sinh hoạt là tranh vẽ về các hoạt động của
con người xảy ra hàng ngày như: lao động, học tập, lễ hội, vui chơi … Tranh sinh
hoạt tuy phản ánh cuộc sống sinh hoạt nhưng nó mang vẻ đẹp riêng và là đề tài được
nhiều hoạ sĩ và các bạn thiếu nhi yêu thích. Các hoạ sĩ và các bạn thiếu nhi Việt Nam
đã vẽ được nhiều bức tranh đẹp về đề tài này.
B) Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY: HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ:
- Hoạt Động 1: Xem tranh. Hoạt động lớp.
A)Về nông thôn sản xuất.
Tranh lụa (* ) của hoạ sĩ Ngô Minh Cầu.
- Giáo viên: Chia lớp theo nhóm.
- Giáo viên: Yêu cầu học sinh quan sát tranh trên b ảng - Học sinh quan sát và trả lời
hoặc tranh ở SGK trang 61 và thảo luận theo một số câu
hỏi gợi ý sau:
+ Bức tranh có những hình ảnh nào? * Người chồng vai vác bừa, tay dắt
+ Hình ảnh nào là hình ảnh chính? bò, người vợ vai vác cuốc.
+ Bức tranh được vẽ màu như thế nào? * Vợ chồng người nông dân.
+ Em có thích bức tranh này không? * Thích bức tranh
- Giáo viên: tóm tắt nhấn mạnh một số ý:
+ Tranh về nông thôn sản xuất là tranh lụa c ủa ho ạ sĩ - Học sinh chú ý lắng nghe.
Ngô Minh Cầu vẽ về đề tài sản xuất ở nông thôn.
+ Hình ảnh chính ở giữa tranh là vợ chồng người nông
dân đang ra đồng. Người chồng vai vác bừa, tay dắt bò,
người vợ vai vác cuốc, hai người vừa đi vừa nói chuyện
rất vui vẻ.
+ Hình ảnh bò mẹ đi trước, bê con đang chạy theo làm
cho bố cục bức tranh thêm chặt chẽ và sinh động.
+ Phía xa xa thấp thoáng mái nhà ngói, nhà xây, đ ống r ơm
cho thấy cảnh nông thôn đang đổi mới và rất yên bình,
đầm ấm.
- Giáo viên tóm tắt: Bức tranh về nông thôn sản xuất là - Học sinh chú ý lắng nghe.
bức tranh lụa đẹp, có bố cục chặt chẽ, hình ảnh gần gũi,
giản dị, màu sắc trầm ấm, thể hiện không khí đang đổi
mới, đang phát triển hằng ngày ở nông thôn việt nam sau
chiến tranh.
B)Chúng em vui chơi
Tranh sáp màu và màu bột của thu hà
- Giáo viên: Gợi ý học sinh tìm hiểu tranh qua trao đổi - Học sinh làm theo hướng dẫn
nhóm: của giáo viên
+ Bức tranh vẽ về đề tài gì?
+ Hình ảnh nào là hình ảnh chính trong tranh?
+ Hình ảnh nào là hình ảnh phụ? N2: Thảo luận nhóm.
+ Màu sắc trong tranh như thế nào?
+ Em thích hình ảnh nào trên tranh?
- Giáo viên tóm tắt: Bức tranh chúng em vui chơi là bức - Học sinh chú ý lắng nghe
tranh hiện cảnh vui chơi của thiếu nhi với những hình ảnh
ngộ nghĩnh, sinh động với cách sắp xếp hợp lý gi ữa các
mảng hình người, mảng cây, mảng nền. Hình ảnh chính
của tranh là các bạn cầm hoa, cầm bóng chạy nhảy tung
tăng, màu sắc tươi sáng, rực rỡ càng làm cho tranh thêm
đẹp và tươi vui.
C)Thăm ông bà
Tranh bút dạ của Thu Vân - Học sinh: Thảo luận nhóm N2
- - Cũng tương tự như cách tìm hiểu hai bức tranh trên,
Giáo viên chia lớp theo nhóm để các em thảo luận theo nội
dung các câu hỏi sau:
+ Cảnh thăm ông bà diễn ra ở đâu? - Học sinh: Thảo luận nhóm N2
+ Trong tranh có những hình ảnh nào?
+ Mô tả hình ảnh chính, hình ảnh phụ?
+ Các hình ảnh được sắp xếp như thế nào?
+ Kể màu sắc của bức tranh? - Học sinh: Nêu cảm nhận riêng
- Giáo viên: Yêu cầu học sinh nói lên c ảm nhận của riêng của mình
của mình về bức tranh.
- Giáo viên tóm tắt: Bức tranh thăm ông bà của bạn Vân - Học sinh chú ý lắng nghe
đã hiện được tình cảm của các cháu với ông bà. Hình ảnh
ông bà với cháu được bạn Vân vẽ bằng các hình dáng ngộ
nghĩnh, sinh động, với cách sắp xếp hình ảnh có chính,
phụ rõ ràng, có cảnh trước, cảnh sau đã tạo được xa gần
cho bức tranh. Màu sắc tranh tươi sáng, goi lên không khí
ấm cúng sum họp gia đình.
Những bức tranh vừa xem là tranh đẹp, vẽ đề tài sinh
hoạt. Các em có thể vẽ nhiều tranh về đề tài này như: Đi
học, bữa cơm gia đình, giúp đỡ cha mẹ …
Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá Hoạt động lớp
- Giáo viên: Khen ngợi những học sinh tích cực phát biểu xây
dựng bài. - Học sinh chú ý lắng nghe.
- Giáo viên: Nhận xét chung tiết học
4. Củng cố: (3’)
- Đánh giá, nhận xét.
- Giáo dục học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của tranh về đề tài sinh hoạt.
5. Dặn dò: (1’)
- Học sinh về nhà quan sát cây cối xung quanh nhà, tìm hình dáng, vẻ đẹp của
chúng.