YOMEDIA
ADSENSE
Bài 5: ĐẢNG LÃNH ĐẠO CẢ NƯỚC QUÁ Đ LÊN CNXH VÀ ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC TỪ 1975 ĐẾN NAY.
1.115
lượt xem 102
download
lượt xem 102
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Những thuận lợi và khó khăn của nước ta sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng là gì? (Chú ý vì sao nói sau 30/4/75 Đảng lãnh đạo hiệp thương thống nhất đất nước là đúng đắn và kịp thời).
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài 5: ĐẢNG LÃNH ĐẠO CẢ NƯỚC QUÁ Đ LÊN CNXH VÀ ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC TỪ 1975 ĐẾN NAY.
- Bài 5: ĐẢNG LÃNH ĐẠO CẢ NƯỚC QUÁ ĐỘ LÊN CNXH VÀ ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC TỪ 1975 ĐẾN NAY. 1. Đảng lãnh đạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 1975 – 1986. 1. Một số nét về tính hình và đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Những thuận lợi và khó khăn của nước ta sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng là gì? (Chú ý vì sao nói sau 30/4/75 Đảng lãnh đạo hiệp thương thống nhất đất nước là đúng đắn và kịp thời). Thống nhất đất nước là tiếng nói của ĐH toàn quốc lần 4 tháng 12/76 đã đề ra đường lối chung, đường lối kinh tế và mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa 5 năm như thế nào? Đường lối chung như: nắm vững chuyên chính VS phát huy… thế giới. Đường lối kinh tế: ưu tiên phát triển đẩy mạnh công nghiệp hóa XHCN… cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất. Mục tiêu phát triển kinh tế XH: “xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng chế độ mới, xây dựng nền sx lớn và xây dựng nền VH mới, xây dựng con người mới XHCN. Làm cho nước ta trở thành 1 nước XHCN, có kinh tế công nông nghiệp hiện đại, VH – KH tiên tiến, QP vững mạnh và có đời sống văn minh, hạnh phúc. Ý nghĩa ĐH 4: ĐH 4 là ĐH toàn thắng của sự nghiệp giải phóng dân tộc, sự nghiệp thống nhất đất nước. ĐH quyết định cả nước lên CNXH và thể hiện bản lĩnh chính trị của Đảng ta trong giai đoạn CM mới. 2. Quá trình tìm tòi, khảo nghiệm đổi mới của Đảng (từ 1979 – 12/1986). Thực hiện nghị quyết ĐH 4, toàn Đảng toàn quân, toàn dân nổ lực thực hiện vượt qua khó khăn, gian khổ và lập 1 sổ thành tích trong xây dựng CNXH và thắng lợi to lớn về QPAN. Song tình hình KTXH vốn đã thấp kém, thiên tai dồn dập xảy ra, Đảng và nhà nước mắc nhiều sai lầm, khuyết điểm, chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc bùng nổ, Mỹ bao vây cấm vận làm nước ta rơi vào khủng hoảng KTXH. Trước tình hình trên, tháng 8/79 hội nghị lần 6 khóa 4 của BCH Trung ương họp, ra nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cấp bách để tháo gỡ ràng buộc của cơ chế KT tập trung, quan liêu bao cấp và tìm cách làm cho sx bung ra. Tháng 10/79 HĐ chính phủ công bố quyết định là xóa bỏ các trạm kiểm soát chuyên ngành để hàng hóa lưu thông.
- Ngày 23/6/1980 bộ chính trị ra nghị quyết 26 về phân phối lưu thông với 3 mục tiêu thúc đẩy sx ổn định tài chính và phân phối hợp lý sx quốc dân. 13/1/1981 Ban bí thư ra chỉ thị 100 về khoán sp đến nhóm và người lao động trong sx công nghiệp và chỉ thị này đã đi vào cuộc sống làm cho sx công nghiệp có bước chuyển hướng tích cực. 21/1/1981 CP ra nghị định 25CP về đổi mới cơ chế quản lý KT công nghiệp làm cho công nhân quốc doanh có chuyển biến mới. 3/1982 ĐH toàn quốc lần thứ 5 của Đảng khẳng định chúng ta đang ở chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ, nhiệm vụ lúc này là: _ Phải tập trung súc phát triển công nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu để đáp ứng nhu cầu ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, tiếp tục xây dựng 1 số ngành CN quan trọng, chuẩn bị đẩy nhanh phát triển công nghiệp ở chặng tiếp theo. _ Thực hiện nghị quyết ĐH 5, Đảng có nhiều nghị quyết, Trung ương, CP ban hành nhiều chỉ thị quan trọng. Vd: chỉ thị 219 về giao đất giao rừng, chỉ thị 35 về phát triển kinh tế hộ gia đình, chỉ thị 67 về hoàn thiện khoán sp công nghiệp. Nội dung chủ yếu của các văn bản lá phát triển kinh tế nhiều thành phần và đan xem nhiều hình thức sở hữu, bước đầu thừa nhận KT hộ và vai trò KT hộ. Từng bước xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp để làm cho sx phát triển. Thực hiện các nghị quyết, chỉ thị trên, làm tình hình KTXH có chuyển biến tích cực. Tháng 6/1985 hội nghị Trung ương 8 khóa 5 về: giá – lương – tiền đã chủ trương dứt khoát, xóa bỏ triệt để cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển sang kế hoạch hạch toán kinh doanh CNXH. Chủ trương trên là đúng nhưng việc đổi tiền đã không thành công để lộ cả thời gian và mức thu đổi tiền rất sớm, tổng điều chỉnh giá – lương khi chưa được chuẩn bị kỹ là 1 sai lầm, do cách làm áp đặt hành chính, là 1 quy trình làm cho lưu thông rối loạn giá cả thì tăng vọt, lạm phát tăng cao (1980 = 125%, 1986 = 774,7%). Nền kinh tế rối loạn, kỉ luật của Đảng và nhà nước lỏng lẻo. Trước tình hình trên, Trung ương tiếp tục tìm tòi, đổi mới từ 7-12/1986, hội nghị Trung ương lần 11 thông qua báo cáo chính trị trình bày tại ĐH toàn quốc để xác định đường lối đổi mới. 2. Đảng lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc, sự nghiệp đổi mới từ 1986 đến nay. Vì sao phải đổi mới: _ 1980 các nước XHCN rơi vào khủng hoảng và đồng loạt đưa vào cải tổ, cải cách và đổi mới CNĐQ. Đứng đầu là đế quốc Mỹ, đẩy mạnh diễn biến hòa bình nhằm xóa bỏ CNXH và VN được coi là 1 trọng điểm xóa bỏ trước năm 2000.
- _ Sau 10 năm xây dựng CNXH, chúng ta giành được 1 số thắng lợi, song nó không tương xứng với công sức, tiền của và mong muốn của nhân dân đã bỏ ra và những sai lầm, khuyết điểm của Đảng đã mắc phải trong thời kỳ này là rất nghiêm trọng, kéo dài đặc biệt về công nông tư tưởng tổ chức cán bộ. Do sai lầm trong bố trí cơ cấu kt nhất là cơ cấu đầu tư và xây dựng cơ bản, làm cho nền kinh tế nước ta mất cân đối nghiêm trọng. Hậu quả của sai lầm trên làm cho nước ta rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng về kt, hình ảnh vn trên trường quốc tế mờ nhạt, niềm tin của quần chúng nhân dân vào đảng và nhà nước ta giảm xuống. Từ hội nghị trung ương 6 khóa 4 tháng 8/1979 đảng đã đi vào tìm tòi thử nghiệm công cuộc đổi mới, từng bước tháo gỡ khó khăn, mặc dù có những sai lầm khuyết điểm nhưng kết quả thu được là rất quan trọng. Đó là những lý do mà đảng ta đi vào công cuộc đổi mới toàn diện sâu sắc, triệt để sự lãnh đạo của mình. 1. Đại hội Đảng toàn quốc lần 6 và việc thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1986 – 1990). a) ĐH 6. Sơ lược ĐH: ĐH diễn ra ngày nào, ở đâu, có bao nhiêu người tham gia. ĐH đã họp quyết định vấn đề gì: quyết định? Thông qua bác ái chính trị, bác ái về sửa đổi điều lệ Đảng thông qua kế hoạch phát triển kinh tế XH 5 năm, bầu BCH Trung ương mới → ai làm tổng bí thư. Riêng ĐH 7 thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước, chiến lược phát triển kinh tế XH năm 2000. _ ĐH đã tổng kết 10 năm lãnh đạo với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật trên cơ sở tư duy và đổi mới, nhận rõ khuyết điểm của mình mà Đảng đã chỉ ra nguyên nhân. Nguyên nhân giống với sai lầm khuyết điểm trong 10 năm lãnh đạo vừa qua là do công tác tư tưởng và công tác tổ chức cán bộ của Đảng. _ ĐH đã tổng kết 10 năm lãnh đạo và rút ra 4 bài học kinh nghiệm quý là: ¨ “Lấy dân làm gốc” trong mọi hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “Lấy dân làm gốc”. ¨ Phải tôn trọng và hoạt động theo quy luật khách quan. ¨ Phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong thời đại mới. ¨ Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nguyên nhân cơ bản đầu tiên đảm bảo cho CM VN thắng lợi.
- Đường lối chung: tăng cường đoàn kết toàn Đảng, toàn dân, phát huy dân chủ, giữ vững ổn định chính trị, lập lại kĩ cương XH. Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đất nước về kinh tế - chính trị - XH, phát huy mạnh mẽ động lực KHKT. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, đổi mới và kiện toàn các đoàn thể chính trị XH, khắc phục quan liêu và thực hiện thắng lợi 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đường lối đổi mới kinh tế ở đây, Đảng đưa ra 3 nội dung cũng là 3 quan điểm cơ bản là: ¨ Bố trí lại cơ cấu sx, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư, tập trung thực hiện 3 phương trình mục tiêu: lương thực, thực phẩm, tiêu dùng xuất khẩu. ¨ Xây dựng và củng cố quan hệ sx, xây dựng, cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế, phát triển nguồn kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và vận hành theo kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Và trong cải tạo phải kết hợp xây dựng và phát triển sx (là thước đo đúng sai hiệu quả KTXH). ¨ Đổi mới cơ chế quản lý, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp chuyển sang cơ chế tự chủ hoặc bán kinh doanh theo CN hạch toán KD XHCN. ĐH đã đề ra: “Nhiệm vụ bao trùm và mục tiêu tổng quát của năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt về tình hình kinh tế XH, tiếp tục xây dựng tiền đề cần thiết để đẩy mạnh sự nghiệp CNH – HĐH XHCN trong những chặn đường tiếp theo. => Ý nghĩa của ĐH: ĐH 6 là ĐH mở đầu của sự nghiệp đổi mới, là ĐH dân chủ, kĩ cương, đoàn kết và phát triển ĐH đã đề ra đường lối chung và đường lối kinh tế đúng đắn. b) Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm. Sau ĐH, tình hình Trung ương có nhiều nghị quyết để cụ thể hóa ĐH trên các lĩnh vực. Và giải quyết nghị quyết về giá trị trị lưu truyền và thực tiễn những việc làm của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh. 5/4/1988 bộ chính trị ra nghị quyết số 10 về đổi mới quản lý nông nghiệp, gọi tắt là tháng 10. Tất cả các nghị quyết, chủ trương, chính sách trên nhanh chóng đi vào cuộc sống, làm tình hình KTXH chuyển biến tích cực và nền dân chủ XHCN chuyển hướng sâu sắc. Sau gần 5 năm thực hiện nghị quyết, ĐH 6 trên các lĩnh vực đời sống XH đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Bước đầu đã hình thành được cơ chế KT thị trường, chặn đứng được lạm phát, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng lên, ta có lương thực xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước, QPAN được giữ vững mặc dù chưa ra khỏi sự khủng hoảng an ninh XH-KT, song đã tạo ra nhiều tin phấn khởi trong XH và công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng lãnh đạo và nhân dân thực hiện.
- 2. ĐH Đảng toàn quốc lần 7 và việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1991 – 1995). a) (…) _ Tiếp tục phát triển sâu rộng XHCN và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng. _ Phải quan tâm đến dự báo tình hình, kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh trên tinh thần (…) và tăng cường đường lới lý luận, để hoàn thiện con đường đi lên CNXH ở VN. ĐH đã chỉ rõ những quan điểm cơ bản là phải kiên định con đường đã lựa chọn, giữ vững và tăng cường lãnh đạo của Đảng, thực hiện triệt để nguyên tắc tập trung dân chủ và dứt khoát, không chấp nhận con đường chính trị đối lập. Và lần đầu tiên trong nghị quyết của Đảng đã đưa cụm từ CN Mác Lênin và tthcm là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của toàn Đảng toàn dân. Trong cương lĩnh của Đảng đã chỉ rõ về những đặc trưng cơ bản của CNXH VN. Những nội dung cơ bản: _ Mục tiêu của CM XHCN VN là 1 XH dân giàu nước mạnh, công bằng dân chủ văn minh. _ Chính trị: do nhân dân lao động làm chủ, là nhà nước pháp quyền, 1 xnch của nhân dân, do dân và vì dân. _ Kinh tế: có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sx hiện đại, KHKT tiên tiến và chế độ công hữu về các tư liệu sx chủ yếu. _ Văn hóa: có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. _ Xã hội: con người được giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động và có đời sống ấm no, tự do hạnh phúc và có điều kiện phát triển cá nhân. _ Đoàn kết dân tộc: các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển trên con đường văn minh và tiến bộ. _ Quốc tế: có quan hệ bình đẳng cộng tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới. đến ĐH 10 của Đảng, bổ sung 2 nội dung mục tiêu và những nội dung cụ thể về chính trị: _ Mục đích đề ra: mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch 5 năm (1991 – 1995), đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, chuẩn bị tiền đề cho việc đẩy mạnh CNH – HĐH XHCN trong chặng đường tiếp theo.
- b) Kế hoạch 5 năm (1991 – 1995) (tham khảo sách). 3. ĐH toàn Quốc lần 7 thực hiện kế hoạch 5 năm (1996 – 2000). a) ĐH Đảng toàn quốc lần thứ 8. Sơ lược ĐH. Nội dung ĐH: _ ĐH đã tổng kết 10 năm đổi mới và rút ra 6 bài học kinh nghiệm quý. ¨ Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. ¨ Dựa vào nhân dân vì lợi ích của nhân dân phù hợp với thực tiễn. ¨ Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường đi đôi tăng cường vai trò quản lí của nhà nước, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và mội trường sinh thái. ¨ Mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy cao độ lực lượng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. ¨ Đổi mới phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong thời đại mới. ¨ Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong quá trình đổi mới. _ ĐH đề ra quan điểm lãnh đạo kinh tế phát triển là nhiệm vụ trọng tâm và xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Đồng thời ĐH chỉ rõ những nguy cơ và thách thức lớn của đất nước. Đặc biệt là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, nguy cơ chệch hướng XHCN, nguy cơ quan liêu tham nhũng, diễn biến hòa bình của các thế lực. _ 6 nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch phát triển kinh tế XH 5 năm: ¨ Tiếp tục nắm vững 2 nhiệm vụ chiến lược và xây dựng bảo vệ Tổ quốc. ¨ Ưu tiên phát triển lực lượng sx, đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước, để nước ta sớm trở thành 1 nước CN. ¨ Xây dựng quan hệ sx phù hợp theo định hướng XHCN, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. ¨ Giữ vững an ninh chính trị, trật tự và an toàn XH, tăng trưởng kinh tế tiến bộ, xây dựng và bảo vệ nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.
- ¨ Tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện nhà nước CHXHCN VN, đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu tham nhũng. => Ý nghĩa: là dấu mốc lịch sử đánh dấu nước ta chuẩn bị bước vào thời kì CNH – HĐH đất nước bước vào TK XXI. b) Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1996 – 2000). 4. ĐH Đảng lần 9, thực hiện kế hoạch 5 năm (2001 – 2005). 5. ĐH Đảng toàn quốc lần 10 và thực hiện kế hoạch 5 năm (2006 – 2010). ĐH 10: _ Báo cáo, sửa đổi điều lệ Đảng và bầu BCH Trung ương Đảng thông qua kế hoạch 5 năm 2006 – 2010, bầu BCH Trung ương mới, đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm tổng Bí thư của Đảng. _ Sơ lược ĐH: chủ đề của ĐH: nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng nước nghèo kém phát triển. _ Chính trị ĐH: 5 năm thực hiện nghị quyết ĐH 9 Đảng khẳng định: nền kinh tế đã vượt qua khỏi thời kỳ suy giảm, đặt tốc độ tăng trưởng khá cao, năm sau cao hơn năm trước, mức tăng bình quân 5 năm là 7,51%. VH-XH có tiến bộ nhất về xóa đói giảm nghèo, chính trị ổn định, QPAN được củng cố tăng cường, quan hệ đối ngoại được bước phát triển mới. _ ĐH có bổ sung đặc trưng cơ bản của CNXH ở VN: ¨ Một là về mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. ¨ Chính trị do nhân dân lao động làm chủ, có nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng CS (còn các lĩnh vực kinh tế VH-XH đoàn kết dân tộc và đoàn kết Quốc tế như ĐH 7). _ ĐH đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm lớn (SGK). _ ĐH đề ra xu hướng phát triển đất nước 5 năm 2006 – 2010 là: nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, chủ động hội nhập kinh tế, quốc tế và khu vực. Đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước, phấn đấu đến 2010 để đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển đến 2020 nước ta cơ bản trở thành nước CN theo hướng hiện đại. _ Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để thực hiện phương hướng và mục tiêu đề ra: ¨ Tiếp tục hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường.
- ¨ Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. ¨ Đẩy mạnh CNH – HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, giải quyết tốt các vấn đề XH, phát triển VH – GD – KHCN. ¨ Tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, đổi mới và nâng cao vai trò của hệ thống chính trị, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc. => ĐH 10 của Đảng đánh dấu bước trưởng thành của Đảng, mở ra giai đoạn phát triển mới, đẩy mạnh CNH, đưa công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, XH công bằng, dân chủ văn minh. b) Những thành tựu, khuyết điểm và bài học kinh nghiệm rút ra sau hơn 20 năm đổi mới. Thành tựu: đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, đưa đất nước ra khỏi thời kỳ khủng hoảng → bước sang thời kỳ CNH- HĐH trong 5 năm, 1986 – 1990 nền kinh tế tăng trưởng khá trong 10 năm thực hiện chiến lược ổn định kinh tế XH (1991 – 2000), ta đạt được thành tựu to lớn và rất quan trọng, tổng sản phẩm trong nước năm 2000 tăng gấp đôi so với 1990, trong 5 năm thực hiện nghị quyết ĐH 9 (2001 – 2005) mức tăng bình quân 7,1%. Về VH-XH: có những tiến bộ, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, giáo dục đào tạo phát triển về quy mô và cơ sở vật chất, trình độ dân trí và chất lượng dân trí tăng lên, y tế và chăm lo sức khỏe của nhân dân phát triển sâu rộng, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao, nhân đạo, từ thiện được đẩy mạnh, phong trào xóa đói giảm nghèo được nhân dân tham gia và thu được nhiều thắng lợi. Về chính trị - XH, cơ bản ổn định, QPAN được tăng cường, các lực lượng vũ trang nhân dân làm tốt nhiệm vụ bảo vệ độc lập củ quyền toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh QG, việc kết hợp QPAN, phát triển kinh tế đối ngoại có nhiều tiến bộ. Công tác xây dựng đường lối Đảng, hệ thống chính trị được củng cố, nhiều chủ trương biện pháp đã được đề ra để chỉnh đốn đổi mới Đảng, để cải cách và nâng cao năng lực quản lý và điều hành của nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy, nhất là làm chủ về kinh tế và dân chủ cơ sở bước đầu được thực hiện và có kết quả tốt. Quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, hội nhập quốc tế được tiến hành chủ động và đạt kết quả tốt, các hoạt động ngoại giao nhân dân được chú trọng đã góp phần tích cực vào thắng lợi của Đảng, nhà nước trên mặt trận đối ngoại (hiện nay nước ta có quan hệ ngoại giao với gần 200 nước, quan hệ thương mại với hơn 40 nước, quan hệ đầu tư gần 20 nước và quan hệ đầu tư gần 70 nước lãnh thổ). Thu hút nhiều vốn đầu tư, gia nhập WTO 2006, 2008 ta trở thành ứng viên không thường trực của Hội đồng bảo an LHQ. Và vị thế của VN được nâng rất cao.
- Thành tựu trong 5 năm đổi mới vừa qua đã tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia, làm thay đổi bộ mặt Đảng và nhà nước, dân tộc. Định hướng XHCN, nâng cao vị thế của VN trên trường quốc tế. Khuyết điểm: Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, nước ta vẫn thuộc nước nghèo kém phát triển, nhưng nước ta chưa cần kiệm trong sx, tiết kiệm trong tiêu dùng và dồn vốn cho đầu tư phát triển. Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng chưa tốt, kỷ cương, kỷ luật chưa nghiêm, cơ chế chính sách không đồng bộ, chưa tạo được động lực mạnh mẽ để phát triển. Một số vấn đề VH-XH bức xúc, tình trạng suy thoái về đạo đức chính trị lối sống ớ 1 bộ phận không nhỏ của cán bộ Đảng viên. Một số chủ trương chưa rõ, chưa có nhận thức sâu sắc, thông suốt ở các cấp các ngành,công tác tư tưởng, lí luận và tổ chức cán bộ còn nhiều yếu kém bất cập. Cải cách hành chính tiến hành chậm, thiếu kiên quyết, hiệu quả thấp. Công tác điều hành của chính phủ chưa nhanh nhạy, biến động về giá cả 2008. Một số bài học kinh nghiệm: ¨ Trong tình hình đổi mới, phải kiên định, kiên trì, nắm vững mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng CN Mác Lênin và TTHCM. ¨ Đổi mới phải dựa vào nhân dân, phù hợp với nhân dân tức là phải lấy dân làm gốc. ¨ Đổi mới phải tiến hành đồng bộ, toàn diện, triệt để, kết hợp đổi mới kinh tế, chính trị XH, thực hiện kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng XH. ¨ Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường phải đi đôi với tăng cường quản lý của nhà nước về kinh tế XH, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. ¨ Mở rộng tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy cao độ nội lức phát triển toàn dân, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. ¨ Đổi mới phải kết hợp với sức mạnh XH với thời đại, đẩy mạnh quan hệ hợp tác Quốc tế, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ hợp tác của nhân dân. ¨ Sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công sự nghiệp đổi mới
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn