YOMEDIA
ADSENSE
Bài 8: Những vấn đề phát sinh và rủi ro
241
lượt xem 77
download
lượt xem 77
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nghe giảng qua video, chú ý các nội dung được nhấn mạnh. Đọc tài liệu và tóm tắt nội dung chỉnh sửa từng bài theo những vấn đề mà giáo viên giảng, chú ý những điểm chưa hiểu khi nghe giảng. Nếu đọc sách vẫn không hiểu thì ghi lại để hỏi trợ giảng. Làm bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu của từng bài. Tìm cách áp dụng những lý thuyết đã học vào giải quyết những vấn đề các doanh nghiệp đang gặp phải trong thực tế....
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài 8: Những vấn đề phát sinh và rủi ro
- Bài 8: Những vấn đề phát sinh và rủi ro BÀI 8: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT SINH VÀ RỦI RO Nội dung Một số vấn đề phát sinh và các rủi ro trong quá trình khởi nghiệp. Hướng dẫn học Mục tiêu Nghe giảng qua video, chú ý các nội Sau khi học bài này, học viên có thể: dung được nhấn mạnh. Nhận biết và biết cách giải quyết các vấn Đọc tài liệu và tóm tắt nội dung chỉnh đề phát sinh khi quản lý và điều hành sửa từng bài theo những vấn đề mà doanh nghiệp. giáo viên giảng, chú ý những điểm Nhận biết và tránh các rủi ro có thể gặp phải chưa hiểu khi nghe giảng. Nếu đọc khi khởi tạo doanh nghiệp. sách vẫn không hiểu thì ghi lại để hỏi trợ giảng. Làm bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu của từng bài. Tìm cách áp dụng những lý thuyết đã học vào giải quyết những vấn đề các doanh nghiệp đang gặp phải trong thực tế. Thời lượng học 4 tiết 157 v1.0
- Bài 8: Những vấn đề phát sinh và rủi ro 8.1. Một số ván đề phát sinh khi thành lập và điều hành doanh nghiệp 8.1.1. Luật sư 8.1.1.1. Tầm quan trọng của tư vấn pháp lý Kinh tế phát triển, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện nhằm điều chỉnh chặt chẽ hơn các hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, khi quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, các quy định pháp luật trong kinh doanh quốc tế ngày càng phức tạp và các tranh chấp trong thương mại quốc tế cũng sẽ thường xuyên hơn. Trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đều chưa coi trọng yếu tố pháp luật. Đây sẽ là sai lầm lớn của doanh nghiệp khi kinh doanh trong thời kỳ hội nhập. Người tư vấn cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp các vấn đề về pháp lý có thể là người trong nội bộ doanh nghiệp (bộ phận pháp chế) hoặc là người độc lập từ bên ngoài (các luật sư). Thông thường, các doanh nghiệp lớn mới có bộ phận pháp chế, các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp mới khởi sự đều tìm kiếm sự hỗ trợ pháp lý từ phía các luật sư. Sự hỗ trợ này cung cấp và giải thích các thông tin pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, định hướng các hành vi của doanh nghiệp trong các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, theo các quy định pháp luật và theo các thông lệ quốc tế. Ngoài ra, việc sử dụng tư vấn từ phía các luật sư còn có các lợi ích sau: Luật sư hoàn toàn độc lập với doanh nghiệp cả về tài chính, tổ chức, quản lý và tình cảm. Do đó, tư vấn của luật sư hoàn toàn khách quan, vô tư vì lợi ích của doanh nghiệp, của nhiều người. Những biến động trong môi trường kinh tế, những thay đổi trong hệ thống pháp luật có thể gây khó khăn cho một số doanh nghiệp nhưng lại tạo cơ hội kinh doanh cho một số doanh nghiệp khác. Do đó, tư vấn của luật sư có thể gợi mở cho doanh nghiệp nhiều ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh mới. Bảo đảm an toàn pháp lý cho doanh nghiệp trong mối quan hệ với các đối tượng hữu quan (người lao động, nhà cung cấp, nhà phân phối, khách hàng, cộng đồng địa phương…) và với các doanh nghiệp khác. 8.1.1.2. Dịch vụ tư vấn pháp lý Những vấn đề pháp lý cụ thể mà doanh nghiệp cần sự tư vấn từ các luật sư (hoặc từ bộ phận pháp chế) bao gồm: Tư vấn thành lập doanh nghiệp bao gồm các dịch vụ cụ thể như: tư vấn lập hồ sơ, tư vấn chọn loại hình doanh nghiệp, chọn tên công ty, về ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, người sáng lập… Tư vấn nhượng quyền thương mại: thủ tục, hợp đồng… Tư vấn đăng ký sở hữu trí tuệ: phát minh, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa… Tư vấn soạn thảo, thẩm định, rà soát, chỉnh sửa…các loại hợp đồng kinh tế 158 v1.0
- Bài 8: Những vấn đề phát sinh và rủi ro Hợp đồng thương mại, hợp đồng xuất nhập khẩu, hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu, Hợp đồng đầu tư, hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh… Hợp đồng đại lý, đại diện… Hợp đồng sửa chữa, thuê, cho thuê, chuyển nhượng, thế chấp nhà, đất… Hợp đồng mua bán, vận chuyển, gia công đặt hàng, kho bãi, ký gửi hàng hóa… Hợp đồng lao động Hợp đồng Li – xăng (Licence), hợp đồng chuyển giao công nghệ… Hợp đồng vay, cho vay, bảo lãnh vay tiền… Hợp đồng khác 8.1.2. Các quy định về con dấu Theo quy định của Nghị định số 51/2001/NĐ-CP và Nghị định số 31/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2001/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu, con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước. Việc đăng ký, quản lý và sử dụng con dấu được quy định cụ thể như sau: Doanh nghiệp là tổ chức được sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Mỗi doanh nghiệp chỉ được sử dụng duy nhất một con dấu. Con dấu khắc xong phải được đăng ký mẫu tại cơ quan công an, phải nộp lệ phí do Bộ tài chính quy định và chỉ được sử dụng sau khi được cấp “Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu”. Doanh nghiệp, tổ chức khi bắt đầu sử dụng con dấu mới phải thông báo giới thiệu mẫu dấu mới. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của mình. Mực in dấu thống nhất dùng màu đỏ. Dấu chỉ đóng trên các văn bản, giấy tờ sau khi đã có chữ ký của người có thẩm quyền. Khi đóng, dấu phải rõ nét, và phải trùm lên 1/3 chữ ký về bên trái. Con dấu của doanh nghiệp bị thu hồi trong các trường hợp sau đây: o Có quyết định chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, kết thúc nhiệm vụ, chuyển đổi hình thức sở hữu. o Doanh nghiệp bị thu hối Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc có các vi phạm theo quy định của pháp luật. o Con dấu bị mất được tìm thấy sau khi đã có thông báo. 8.1.3. Danh thiếp 8.1.3.1. Thông tin cơ bản Danh thiếp (Name card) là một mẩu giấy nhỏ gọn nhưng có sức mạnh rất lớn. Đối với một người bình thường, nó phải là tấm gương phản chiếu con người, phải nói lên được 159 v1.0
- Bài 8: Những vấn đề phát sinh và rủi ro bạn là ai, bạn làm gì… Đối với một doanh nhân, danh thiếp còn quan trọng hơn, nó là đại sứ cho hoạt động kinh doanh của bạn. Cũng giống như việc khác biệt hóa sản phẩm, danh thiếp của doanh nhân cũng phải thật độc đáo, ấn tượng và dễ nhớ. Sau đây là một số thông tin cơ bản cần có trên danh thiếp: Tên công ty, ngành nghề kinh doanh. Tên người. Chức vụ. Số điện thoại. Địa chỉ liên hệ. Số fax, email, website. Logo, slogan của công ty. 8.1.3.2. Một số nguyên tắc khi thiết kế danh thiếp Các thông tin trên danh thiếp cần phải chính xác. Việc tẩy xóa, sửa chữa, viết thêm thông tin sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp. Nếu có thông tin thay đổi cần in lại danh thiếp càng sớm càng tốt. Màu sắc cần hài hòa, trình bày hợp lý. Những sự sáng tạo là cần thiết nhưng tránh quá lố dễ gây mất cảm tình. Danh thiếp nên thể hiện một phong cách nhất định. Có thể đó là phong cách làm việc của công ty hoặc quan điểm, cá tính, phong cách của chính chủ nhân. Phông chữ nên dễ đọc với cỡ chữ đủ lớn, không nên sử dụng quá nhiều font chữ sẽ dễ tạo cảm giác lộn xộn không nhất quán. Logo là phần nổi bật nhất trên danh thiếp, thường để bên trái Tên công ty cũng cần phải nổi bật, dễ nhìn, nên đặt trên cùng, bên phải hoặc ở giữa. 8.1.3.3. Kết hợp danh thiếp và mục đích khác Ngoài mục tiêu cung cấp thông tin về cá nhân và doanh nghiệp, danh thiếp có thể kết hợp thêm một số mục đích như: Danh thiếp chung của cả doanh nghiệp kết hợp với phiếu giảm giá, vé mời dùng thử sản phẩm, thẻ tích điểm… Cách này thường được dùng trong ngành giải trí, ăn uống khách sạn, thời trang, làm đẹp… Đối với doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, văn phòng, địa điểm kinh doanh… danh thiếp cần ghi các thông tin này để tiện cho khách hàng giao dịch, liên hệ. Đối với các công ty nhỏ, các doanh nghiệp mới khởi sự cần ghi rõ ngành nghề kinh doanh, sản phẩm chính, các chính sách hậu mãi đặc biệt… Danh thiếp có thể thể hiện các bằng chứng nhận chất lượng, các giải thưởng được trao tặng… để tăng thêm lòng tin của khách hàng. Danh thiếp có thể cung cấp thêm các thông tin về các công ty hoặc các thương hiệu liên kết (Quảng cáo phối hợp Co – op Advertising, Co – Branding Advertising). Trên danh thiếp có thể đưa thêm thông tin hữu ích có liên quan đến ngành nghề kinh doanh. Ví dụ như danh thiếp của chủ khách sạn có tên và địa chỉ của các quán 160 v1.0
- Bài 8: Những vấn đề phát sinh và rủi ro đặc sản trong vùng, danh thiếp của các hãng lữ hành có ghi tên và sơ đồ của các danh thắng nổi tiếng… Những sự kết hợp như vậy sẽ được khách hàng hưởng ứng và khách hàng sẽ có thêm lý do để giữ danh thiếp hay chuyển danh thiếp cho những người thân đang quan tâm đến sản phẩm của bạn. Nhưng cũng nên phân biệt những kết hợp này với các kiểu quảng cáo hay khẩu hiệu dễ gây phản cảm. 8.1.3.4. Một số danh thiếp ấn tượng Sau đây là một vài thiết kế danh thiếp ấn tượng, độc đáo. Những thiết kế danh thiếp này vẫn đảm bảo cung cấp được các thông tin cần thiết đồng thời vẫn thể hiện được ngành nghề kinh doanh, thông điệp của người chủ một cách tinh tế và khác biệt. Ba mẫu danh thiếp sau đây thể hiện sự độc đáo và khác biệt trên ba khía cạnh khác nhau là thiết kế trình bày, hình dạng và chất liệu nhưng đều rất thu hút khách hàng mục tiêu và truyền tải được thông điệp của người chủ. Danh thiếp được thiết kế bởi chuyên gia Elisa Chavarri cho khách hàng là chuyên viên trang điểm diễn viên phim, kịch sỹ truyền hình, người mẫu thời trang… Danh thiếp này có hình nửa mặt quỷ, nửa mặt mỹ nhân vừa thể hiện được ngành nghề kinh doanh vừa nhấn mạnh được tay nghề của chuyên gia trang điểm. Sean M.Kinney, ông chủ của Công ty tiếp thị và truyền thông Digital Fresh muốn thể hiện ý tưởng về một thương hiệu: sắc bén, đi tiên phong và vượt qua mọi đối thủ cùng ngành. Anh đã chọn lưỡi dao lam sắc bén để làm hình ảnh đại diện thể hiện thông điệp và mong muốn của công ty mình. Danh thiếp ấn tượng tiếp theo là của Steve Wozniak – nhà đồng sáng lập Apple. Ông sử dụng danh thiếp được thiết kế và sản xuất bởi công ty chuyên làm danh thiếp bằng nhựa và kim loại PlasmaDesign. Danh thiếp này nặng hơn danh thiếp bằng giấy thông thường nhưng rất ấn tượng và thường được các doanh nghiệp ngành công nghệ cao ưa chuộng. Danh thiếp có thể được thiết kế cho từng cá nhân hoặc theo một mẫu thống nhất chung cho toàn doanh nghiệp. Sự thống nhất này cùng với các yếu tố khác như giấy in, phong bì thư, sổ tay, giấy ghi nhớ (note)… sẽ tạo ấn tượng cho khách hàng về một doanh nghiệp lớn, hoạt động chuyên nghiệp và bài bản. 8.2. Những rủi ro và biện pháp hạn chế rủi ro 8.2.1. Rủi ro bên ngoài Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động và phát triển trong môi trường kinh tế cũng chịu ảnh hưởng và có tương tác với môi trường như một cơ thể sống. Các yếu tố thuộc 161 v1.0
- Bài 8: Những vấn đề phát sinh và rủi ro môi trường bên ngoài luôn vận động, biến đổi và tương tác lẫn nhau. Các yếu tố này không chỉ tác động tới doanh nghiệp mới khởi nghiệp mà đều có ảnh hưởng tới tất cả các doanh nghiệp. 8.2.1.1. Rủi ro từ môi trường tự nhiên Rủi ro từ môi trường tự nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, núi lửa, sóng thần, nước biển dâng… Những rủi ro này có đặc điểm chung là xảy ra bất ngờ, khó dự báo; những rủi ro này thường gây thiêt hại trên quy mô lớn. Thiệt hại có thể xảy ra không chỉ trong phạm vi một vùng, miền hay đối với một ngành nào mà đối với cả nền kinh tế. Đây là rủi ro rất khó phòng tránh, doanh nghiệp chủ động đề phòng đề giảm bớt thiệt hại do thiên tai gây ra. 8.2.1.2. Rủi ro từ môi trường xã hội Các rủi ro từ môi trường xã hội, từ cấu trúc xã hội, cấu trúc dân số, dân cư, sự thay đổi trong chuẩn mực giá trị, trong hành vi con người… cũng là những yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường xã hội có mức độ rủi ro cao có chứa đựng các nhân tố sau: Quy mô dân số đông nhưng không mạnh, chất lượng dân số thấp dẫn đến chất lượng lao động thấp. Tỷ lệ dân số trẻ thấp, tỷ lệ phụ thuộc cao. Sức tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thấp. Trình độ dân trí thấp, các chuẩn mực về đạo đức, văn hóa không được coi trọng. Pháp luật thực thi kém hiệu quả khiến sự lừa đảo, gian lận, bội ước… xảy ra thường xuyên; hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… tràn ngập gây thiệt hại cho nhà sản xuất. Luật sở hữu trí tuệ không được tôn trọng dẫn đến sự vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trong một nền kinh tế như vậy, nạn kinh doanh chụp giật, lừa đảo sẽ thống trị. Điều này sẽ khiến các nhà kinh doanh chân chính e ngại và gây thiệt hại cho nền kinh tế và cho xã hội nói chung. 8.2.1.3. Rủi ro từ môi trường chính trị Môi trường chính trị bao gồm sự ổn định về chính trị, an ninh, an toàn cho doanh nghiệp, người dân. Các rủi ro từ môi trường chính trị chính là sự thiếu vắng các thiết chế để bảo vệ quyền tự do, dân chủ, quyền sở hữu tài sản của người dân nói chung, doanh nghiệp nói riêng. Có thể có một số rủi ro như: Sự thay đổi chính sách một cách thường xuyên. Đảo chính, chiến tranh, bạo loạn, xung đột sắc tộc, tôn giáo… Các phong trào bãi công, đình công. Sự can thiệp thiếu chuẩn mực vào thị trường, chính sách bị các nhóm lợi ích thiểu số chi phối. 162 v1.0
- Bài 8: Những vấn đề phát sinh và rủi ro Sự phân biệt đối xử, tham ô, hối lộ... Các rủi ro trên có thể khiến doanh nghiệp thiệt hại về kinh tế, mất niềm tin trong kinh doanh, mất động lực đầu tư. Tệ hại hơn, những rủi ro trên có thể khiến nền kinh tế ngầm phát triển, gây thiệt hại cho cả nền kinh tế và xã hội. 8.2.1.4. Rủi ro từ môi trường pháp lý Rủi ro từ môi trường pháp lý là các rủi ro có nguyên nhân từ sự thiếu minh bạch trong cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Cụ thể: Sự thiếu nhất quán, mâu thuẫn, chồng chéo của hệ thống văn bản pháp luật. Hệ thống văn bản pháp luật thay đổi đột ngột, thiếu lộ trình thực hiện. Việc xây dựng và ban hành văn bản pháp luật thiếu minh bạch, không có sự tham gia của công đồng doanh nghiệp. Hệ thống hành pháp hoạt động kém hiệu quả, không có khả năng hỗ trợ, thúc đẩy mà còn gây khó khăn cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp. Thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, thời gian chờ đợi lâu. Hệ thống tư pháp thiếu minh bạch, không đáng tin cậy, sự thực thi pháp luật kém hiệu quả. Đó là những hiểm họa khiến môi trường kinh doanh trở nên thiếu lành mạnh. Khắc phục được những vấn đề này cùng với một xã hội thượng tôn đạo đức, pháp luật sẽ là một môi trường lý tưởng để khuyến khích đầu tư và phát triển doanh nghiệp. 8.2.1.5. Rủi ro từ môi trường kinh tế Một nền kinh tế khoẻ là một nền kinh tế có sức đề kháng cao, có khả năng giải quyết khủng hoảng một cách tốt nhất theo hướng minh bạch, chi phí thấp, tính bền vững cao. Các rủi ro từ môi trường kinh tế đối với hoạt động kinh doanh thường xuất hiện nhiều hơn từ các nền kinh tế yếu. Cụ thể, đó là nền kinh tế có các vấn đề sau: Cơ chế quản lý kinh tế bao cấp. Thường xuyên có khủng hoảng. Lạm phát, giá cả không kiểm soát được. Cung cầu bất ổn, hàng hóa dịch vụ khan hiếm. Tỷ giá thường xuyên thay đổi. Độc quyền nhà nước hoặc độc quyền tư nhân, thiếu cạnh tranh công bằng. Năng lực công nghệ, năng lực nghiên cứu phát triển yếu. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp thiếu và yếu… Đó là những vấn đề mà doanh nghiệp cần phải đối mặt trong một nền kinh tế yếu. Ngoài ra, xét từ một góc độ khác, các thách thức đến từ một nền kinh tế có sức cạnh tranh cao, sự thay đổi mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin cũng sẽ là những rủi ro cho những doanh nghiệp thiếu khả năng thích ứng với sự thay đổi. 163 v1.0
- Bài 8: Những vấn đề phát sinh và rủi ro 8.3. Rủi ro từ quá trình thành lập và bên trong doanh nghiệp 8.3.1. Rủi ro chọn nhầm đối tác kinh doanh Các đối tác của doanh nghiệp có thể là các nhà đầu tư, người góp vốn liên doanh, liên kết, hay bạn hàng của doanh nghiệp. Trước khi thiết lập mối quan hệ đối tác làm ăn, cần phải xem xét kỹ lưỡng họ là ai, đến từ đâu, họ có đáng tin cậy về đạo đức, kỹ năng, kinh nghiệm, tài chính, pháp luật, quản trị doanh nghiệp không. Ngay cả khi nắm vững thông tin và hiểu rõ đối thủ cạnh tranh, từng công đoạn trong việc thương thuyết, ký kết, thực hiện hợp đồng đều có thể ẩn chứa những rủi ro mà doanh nghiệp cần phải tính đến. Các rủi ro có thể có như: Mâu thuẫn trong các điều khoản của hợp đồng. Lựa chọn luật và các quy tắc ứng xử. Thời hạn, cách thức, phương tiện thanh toán và thuế. Chuyển quyền sở hữu. Các biện pháp khắc phục và xử lý vi phạm. Giới hạn trách nhiệm. Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và giải quyết tranh chấp hợp đồng... Do đó, nhằm hạn chế tối đa rủi ro trong việc chọn nhầm đối tác kinh doanh, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi lựa chọn. Ngoài ra, các vấn đề pháp lý cần được cân nhắc thận trọng, cần sự tư vấn của các luật sư có kiến thức và kinh nghiệm tư vấn kinh doanh tại từng thị trường nhất định. 8.3.2. Rủi ro chọn nhầm loại hình doanh nghiệp Sau những quyết định quan trọng liên quan đến việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh, lựa chọn thị trường và khách hàng mục tiêu, các quyết định liên quan đến việc sản xuất và cung ứng sản phẩm – dịch vụ, doanh nhân cần tiến hành các thủ tục pháp lý để thành lập doanh nghiệp. Các thủ tục khá đơn giản và nhanh chóng, tuy nhiên, quyết định không chính xác về loại hình doanh nghiệp có thể gây ra những rắc rối về sau. Số lượng các thành viên góp vốn cũng ảnh hưởng đến loại hình doanh nghiệp. Nếu chỉ có một nhà đầu tư duy nhất, loại hình doanh nghiệp sẽ có thể là doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty TNHH một thành viên. Nếu có từ hai nhà đầu tư trở lên thì các nhà đầu tư sẽ chọn lựa giữa việc thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Mỗi loại hình doanh nghiệp và cơ cấu quản lý có những thuận lợi và những khó khăn khác nhau. Do đó, các nhà đầu tư cần phải biết trước để chọn lựa loại hình doanh nghiệp và cơ cấu quản lý cho phù hợp. Chọn lựa sai có thể tạo sức ỳ, là lực cản tăng trưởng hay thậm chỉ làm cho doanh nghiệp bị phá sản. 164 v1.0
- Bài 8: Những vấn đề phát sinh và rủi ro Tóm lại, khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp, doanh nhân cần xem xét một số vấn đề sau đây: Đặc trưng ngành nghề kinh doanh (yêu cầu có chứng chỉ hành nghề, vốn pháp định…). Số lượng thành viên sáng lập, thành viên góp vốn và mối quan hệ giữa các thành viên. Ưu đãi chính sách, các nguyên tắc trong tính chi phí kinh doanh. Nhu cầu mở rộng kinh doanh và yêu cầu trong hội nhập kinh tế quốc tế . Bí mật kinh doanh của doanh nghiệp. Sự am hiểu và tư vấn của những người có chuyên môn. 8.3.3. Rủi ro về tài chính Các rủi ro trong lĩnh vực tài chính có thể xảy ra trong suốt cả quá trình huy động, quản lý và sử dụng vốn. Có một số nguyên nhân sau: Rủi ro thanh khoản hay rủi ro cân đối dòng tiền (thu – chi): Các luồng tiền ra vào doanh nghiệp diễn ra một cách thường xuyên, liên tục. Trên thực tế, tại những thời điểm nhất định có thể xảy ra, hiện tượng lượng tiền vào doanh nghiệp (số thu) nhỏ hơn lượng tiền ra khỏi doanh nghiệp (số chi) đến hạn. Khi đó, tình trạng mất cân đối về dòng tiền đã xẩy ra. Sự mất cân đối này tiềm ẩn một rủi ro lớn đối với hoạt động kinh doanh. Do thiếu tiền, việc mua nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu... phục vụ cho sản xuất kinh doanh có thể bị dừng lại, dẫn đến ngừng sản xuất, kinh doanh; tiền lương của công nhân và các khoản vay (nếu có) không được trả đúng hạn ảnh hưởng lớn tới uy tín của doanh nghiệp, v.v... Sự mất cân đối tạm thời: Có thể nói, ở bất kỳ doanh nghiệp nào cũng xảy ra o mất cân đối tạm thời do việc thu hồi các khoản nợ phải thu không đúng kế hoạch, việc góp vốn không được thực hiện đúng cam kết... Mất cân đối tạm thời về dòng tiền có thể khắc phục được bằng nhiều biện pháp và hậu quả thường không lớn. Sự mất cân đối dài hạn: Mất cân đối dài hạn xảy ra do những nguyên nhân o quan trọng như: tỷ lệ vốn cố định / vốn lưu động bất hợp lý, nợ khó đòi cao, doanh thu chưa bù đắp đủ các khoản chi phí thường xuyên, tác động dây chuyền khi nền kinh tế có khủng hoảng… Mất cân đối dài hạn về dòng tiền có thể làm cho doanh nghiệp bị phá sản. Rủi ro về lãi suất tiền vay: Để phục vụ kinh doanh, đầu tư, hầu như tất cả các doanh nghiệp đều phải sử dụng vốn vay. Do đó, chi phí sử dụng vốn (hay lãi suất tiền vay) trở thành bộ phận cấu thành quan trọng trong chi phí sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp. Khi lập kế hoạch kinh doanh và dự án đầu tư, lãi suất tiền vay đã được dự tính. Tuy nhiên, có rất nhiều nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp tác động đến lãi suất tiền vay. Thông thường khi lạm phát xảy ra, lãi suất tiền vay tăng đột biến. Do đó, những tính toán, dự kiến trong kế hoạch 165 v1.0
- Bài 8: Những vấn đề phát sinh và rủi ro kinh doanh, đầu tư bị đảo lộn. Cũng có thể kết quả kinh doanh của dự án không đạt được như dự tính. Lượng tiền vay càng lớn, tác động tiêu cực của rủi ro này càng nghiêm trọng và có thể dẫn đến tình trạng phá sản doanh nghiệp. Rủi ro về tỷ giá hối đoái: Là rủi ro xảy ra khi các giao dịch kinh tế được thực hiện bằng ngoại tệ và tỷ giá hối đoái biến động theo hướng làm cho đồng nội tệ bị mất giá. Với những doanh nghiệp sử dụng nhiều ngoại tệ, khi tỷ giá hối đoái tăng, số lỗ về tỷ giá có thể làm giảm đáng kể, thậm chí là triệt tiêu toàn bộ lợi nhuận thu được trong kinh doanh. Đây là rủi ro bất khả kháng của các doanh nghiệp trong một nền kinh tế nhập siêu với tỷ lệ lớn. Ngoài ra, rủi ro tài chính còn xuất phát từ một số nguyên nhân khác như: o Khủng hoảng kinh tế, tài chính dẫn đến những tác động tiêu cực, dây chuyền. o Môi trường kinh doanh chưa hoàn chỉnh và biến động liên tục. o Xu hướng kinh doanh đa ngành một cách thiếu định hướng, nhất là các doanh nghiệp tham gia ồ ạt vào lĩnh vực tài chính, chứng khoán, thậm chí thành lập ngân hàng… o Nhà kinh doanh chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro tài chính. 166 v1.0
- Bài 8: Những vấn đề phát sinh và rủi ro TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Trong bài 8 chúng ta đã xem xét các nội dung sau đây: Vai trò tư vấn của luật sư đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: tư vấn thành lập, tư vấn hình thức liên doanh – liên kết kinh tế, nhãn hiệu hàng hóa, sở hữu trí tuệ, tư vấn hợp đồng… Những vấn đề liên quan đến đăng ký, quản lý và sử dụng con dấu của doanh nghiệp Vai trò của danh thiếp trong kinh doanh, những thông tin cơ bản và một số mục đích sử dụng khác. Các rủi ro trong kinh doanh mà các doanh nghiệp cần phải lường trước và chuẩn bị phương án đối phó. o Rủi ro từ môi trường bên ngoài: từ môi trường tự nhiên, từ môi trường xã hội, từ môi trường chính trị, từ môi trường pháp lý và từ môi trường kinh tế. o Rủi ro từ quá trình thành lập và bên trong doanh nghiệp: chọn nhầm đối tác kinh doanh, chọn nhầm loại hình doanh nghiệp và các rủi ro về tài chính. 167 v1.0
- Bài 8: Những vấn đề phát sinh và rủi ro CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Vai trò của tư vấn pháp lý đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp? Sử dụng luật sư có ưu điểm và hạn chế gì so với thành lập một bộ phận pháp chế của doanh nghiệp? 2. Việc đăng ký, quản lý và sử dụng con dấu của doanh nghiệp có những vấn đề gì cần lưu ý? 3. Bình luận ý kiến sau: Danh thiếp là tấm gương phản ánh hình ảnh của doanh nhân và là đại sứ thiện chí cho hoạt động của doanh nghiệp. 4. Mục đích cơ bản của danh thiếp là gì? Danh thiếp còn có thể kết hợp với những mục đích nào khác? 5. Những rủi ro nào từ môi trường thể chế và pháp lý có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp? Doanh nghiệp phải làm gì để đối mặt với những rủi ro này? 6. Những rủi ro từ môi trường kinh tế có tác động như thế nào đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp? Phản ứng của doanh nghiệp trước những rủi ro trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế? 7. Tại sao cần lựa chọn kỹ lưỡng đối tác kinh doanh? Doanh nghiệp cần lựa chọn đối tác kinh doanh như thế nào? 8. Loại hình doanh nghiệp có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh hiện tại và khả năng mở rộng của doanh nghiệp trong tương lai? Lựa chọn loại hình doanh nghiệp cần chú ý đến những vấn đề gì? 9. Những rủi ro tài chính mà doanh nghiệp cần phải đối mặt? Biện pháp nào có thể giúp doanh nghiệp hạn chế những tác động từ những rủi ro này? 168 v1.0
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn