intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài báo cáo vi sinh học đại cương

Chia sẻ: Janavaro Huchigo | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:67

511
lượt xem
147
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vi khuẩn có 3 hình dạng chính : cầu khuẩn (coccus), trực khuẩn (bacille, monas) và xoắn khuẩn (spira).Giữa ba loại này thường có dạng trung gian. Cầu khuẩn: là loại vi khuẩn có hình cầu, hình ngọn nến, hình hạt cà phê..kích thước khoảng 0,5-1 micromet. Chi Micrococcus: hình cầu riêng rẽ, sống hoại sinh trong đất, nước, không khí.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài báo cáo vi sinh học đại cương

  1. Trường Đại Học Cần Thơ Khoa Nông Nghiệp & SHƯD ------------------ BÀI BÁO CÁO VI SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG NHÓM 1: MSSV: 1. PHẠM ÉN NHI 3087640 2. LÊ THANH ĐOÀN 3083400 3. LÊ VĂN KIÊN 3087607 4. NGUYỄN HOÀNG MINH 3093075 5. LƯƠNG TIẾN SĨ 3097718 6. DIỆP HOÀNG BÉ 3093054 7. TRẦN HỮU VÂN 3093109 8. NGUYỄN TRỌNG ÁI 3083302 9. PHAN VĂN TOÀN 3087613 10. ĐỖ KHÁNH AN 3083470 11. NGUYỄN CÔNG DANH 3083478 12. TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO 3097720 13. HUỲNH THANH PHONG 3087809 GVHD: Th.s TRẦN VŨ PHẾN
  2. Chương V: VI SINH VẬT NHÂN NGUYÊN I. VI KHUẨN II. NHÓM XẠ KHUẨN III. NHÓM RICKETXI IV. DẠNG L CỦA VI KHUẨN & NHÓM MYCOPLASMA V. NHÓM CÁC THỂ GIỐNG MYCOPLASMA GÂY BỆNH Ở CÂY TRỒNG VI. CHILAMDIA VII. VI KHUẨN LAM HAY TẢO LAM
  3. Chương 5: VI SINH VẬT NHÂN NGUYÊN Phần 1: VI KHUẨN Nhóm phụ trách Trần Hữu Vân 3093109 Nguyễn Hoàng Minh 3093075 Diệp Hoàng Bé 3093054 Trần Thị Phương Thảo 3097720 Lê Thanh Đoàn 3083400 Lương Tiến Sĩ 3097718 Huỳnh Thanh Phong
  4. VI KHUẨN A.Hình dạng và kích thước B. Cấu tạo tế bào 1. Bộ phận bao che a. Vỏ nhày và lớp dịch nhày capsul và slime b. Vách tế bào (cell wall ) c. Màng nguyên sinh (plasmalemma) 2. Tế bào chất a. Mêzôxôm b. Ribôxôm c. các hạt khác 3. nhân vi khuẩn 4. Roi (chiên mao ) và sợi pili a. Vị trí roi b. Cấu tạo roi 5. Nha bào (nội bào tử) và sự hình thành nha bào
  5. A . HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC Vi khuẩn có 3 hình dạng chính : cầu khuẩn (coccus), trực khuẩn (bacille, monas) và xoắn khuẩn (spira).Giữa ba loại này thường có dạng trung gian.
  6. HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC a. Cầu khuẩn: là loại vi khuẩn có hình cầu, hình ngọn nến, hình hạt cà phê..kích thước khoảng 0,5-1 micromet  Chi Micrococcus: hình cầu riêng rẽ, sống hoại sinh trong đất, nước, không khí
  7. HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC  Chi Diplococcus: hai hình cầu dính nhau từng đôi một( do phân cắt theo một mặt phẳng xác định). Một số loài có khả năng gây bệnh.  Chi Streptococus: hình cầu và dính nhau thành chuỗi dài.
  8. HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC  Chi Sarcina: phân cắt theo ba mặt phẳng trực giao với nhau và tạo thành khối gồm 8,16 tế bào hoặc nhiều hơn. Hoại sinh trong không khí.  Chi Staphilococcus: phân cắt theo các mặt phẳng bất kì dinh nhau thành từng đám, hoại sinh hoặc kí sinh gây bệnh.
  9. HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC Nói chung, cầu khuẩn không có roi ( chiên mao) nên không có khả năng di động.
  10. HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC b. Trực khuẩn: có hình que, đường kính 0,5-1 micromet, dài 1-4 micromet.  Chi Bacillus: trực khuẩn gram dương, có nội bào tử, không thay đổi hình dạng khi sinh nội bào tử  Các trực khuẩn gram âm không sinh nội bào tử
  11. HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC  Chi Corynebacterium: hình chùy, không có nha bào, hình dạnh và kích thước có thay đổi, khi nhuộm màu thường tạo những đoạn nhỏ ăn màu khác nhau  Chi Clostridium: trực khuẩn gram dương,có sinh nha bào to hơn chiều ngang tb nên khi co nha bào tb thường phình to ở giữa hay ở một đầu
  12. HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC c. Phẩy khuẩn: có hình que hơi uốn cong như dấu phẩy, phần lớn hoại sinh, một số ít gây bệnh. d. Xoắn khuẩn: có từ hai vòng xoắn trở lên, gram dương di động được nhờ một hay nhiều tiêm mao mọc ở đỉnh.
  13. CẤU TẠO TẾ BÀO Có bộ phận bao che và nguyên sinh chất bên trong.  Bộ phận bao che bao gồm: vách, các bộ phận của vách và màng nguyên sinh.  Nguyên sinh chất bao gồm tế bào chất và DNA.  Trong tế bào chất có một số bào quan con.
  14. CẤU TẠO TẾ BÀO 1. Bộ phận bao che vi khuẩn: Có hai lớp màng chính: vách tế bào và màng nguyên sinh. Một số chi vi khuẩn còn được bọc bên ngoài bởi một lớp vỏ nhày hoặc một lớp dịch nhày. a. Vỏ nhày và lớp dịch nhày( capsul & slime) - Phân loại: có 2 loại là vỏ nhày lớn ( macrocapsule) chiều dày hơn 0,2 và vỏ nhày nhỏ (microcapsule) chiều dày dưới 0,2. - Thành phần hóa học: 98% là nước & polysaccarit. - Chức năng: bảo vệ, là nơi tích lũy chất dinh dưỡng cho vi khuẩn VD: Streptococus pneumoniea khi có vỏ nhày sẽ không bị bạch huyết cầu thực bào.
  15. CẤU TẠO TẾ BÀO b. Vách tế bào hay thành tế bào ( cell wall) - Kích thước: khác nhau tùy loại. Vi khuẩn gram dương có vách tế bào dày hơn, khoảng 14-18 nm; vi khuẩn gram âm vách tế bào mỏng hơn, khoảng 10nm. - Chức năng: bao bọc, che chở cho khối nguyên sinh chất, giúp cho vi khuẩn có hình dạnh nhất định.
  16. CẤU TẠO TẾ BÀO  Cấu tạo hóa học: gồm glycopeptit & polisaccarit.Ở vi khuẩn gram dương glycopeptit khoảng 95%, vi khuẩn gram âm 5-20%. Nhóm vi khuẩn ưa mặn không chứa glycopeptit. Nhóm polisaccarit của vách tế bào vi khuẩn gram dương là acid techoic, vi khuẩn gram âm không có.  Cấu trúc vật lí:dạng sợi đan với nhau thành nhiều lớp, có nhiều lổ nhỏ để trao đổi chất với môi trường.
  17. CẤU TẠO TẾ BÀO c. Màng nguyên sinh chất ( plasmalemma): - dày 5-10nm, chiếm 10-15% trọng lượng tế bào.  Chức năng: - duy trì áp suất thẩm thấu của tế bào - chủ động tích lũy các chất dinh dưỡng và sa thải các sản phẩm trao đổi chất ra môi trường - là nơi xảy ra quá trình sinh tổng hợp một số thành phần tế bào, đặc biệt là thành phần của vách tế bào và nhỏ nhày. - là nơi chứa một số men và cơ quan con của tế nào.
  18. CẤU TẠO TẾ BÀO  Cấu tạo: có 3 lớp. Ngoài và trong cùng là hai lớp protein, ở giữa là lớp phospholipid. Lớp phospholid lại gồm hai lớp, một lớp có góc quay vào trong còn lớp kia có góc quay ra ngoài. Màng nguyên sinh chứa 40- 60% protein, 15-40% lipid và 10-20% glucid.
  19. CẤU TẠO TẾ BÀO 3. Tế bào chất: - Là thành phần chính của tế bào, là một khối chất keo chứa 80-90% nước, thành phần chủ yếu là lipoprotein.  Chức năng: - là nơi tổng hợp các vật liệu ban đầu cần thiết cho quá trình tổng hợp của tế bào. - là nguồn năng lượng của tế bào. - chứa đựng các chất bài tiết để thải ra ngoài. - Ở vi khuẩn trưởng thành, còn có nhiều cơ quan con khác nhau như mezoxom, riboxom, không bào, hạt sắc tố… a. Mêzôxôm: - thể hình cầu nằm ở gần vách ngăn ngang và chỉ xuất hiện khi tế bào phân cắt. - đường kính 250nm, gồm nhiều lớp màng bện chặt lại với nhau. - giữ vai trò quan trọng trong quá trình phân cắt tế bào vi khuẩn.
  20. CẤU TẠO TẾ BÀO b. Ribôxôm: - chứa 40-60% RNA, 35-60% protein, và một số ít lipid và khoáng chất. -phần protein của ribôxôm làm thành mạng lưới bao quanh RNA. - phần lớn nằm tự do trong tế bào chất. - gồm 2 tiêu thể có kích thước khác nhau, mỗi tế bào vi khuẩn chứa nhiều hơn 1000 ribôxôm. - là trung tâm tổng hợp protein của tế bào.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2