intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài chòi Bình Định - Đào Đức Chương

Chia sẻ: Cao Thi Nhu Kieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

185
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài chòi Bình Định - Đào Đức Chương Các tỉnh miền Trung từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận, đâu đâu cũng biết chơi bài chòi. Nhưng nhiều nhất là ở Bình Ðịnh, có thể nói, đây là cái nôi của trò chơi lý thú này. Cứ vào dịp Tết Nguyên đán, khắp miền quê, hội bài chòi được tổ chức trong khoảng thời gian dựng nêu, tức từ 30 tháng chạp đến mồn 7 Tết. Ðôi khi cuộc chơi kéo dài đến rằm tháng giêng âm lịch, tức từ Tết Nguyên đán đến Tết Thượng nguyên. SỰ HÌNH THÀNH Vùng đất...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài chòi Bình Định - Đào Đức Chương

  1. Bài chòi Bình Định - Đào Đức Chương Các tỉnh miền Trung từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận, đâu đâu cũng biết chơi bài chòi. Nhưng nhiều nhất là ở Bình Ðịnh, có thể nói, đây là cái nôi của trò chơi lý thú này. Cứ vào dịp Tết Nguyên đán, khắp miền quê, hội bài chòi được tổ chức trong khoảng thời gian dựng nêu, tức từ 30 tháng chạp đến mồn 7 Tết. Ðôi khi cuộc chơi kéo dài đến rằm tháng giêng âm lịch, tức từ Tết Nguyên đán đến Tết Thượng nguyên. SỰ HÌNH THÀNH Vùng đất Vijaya trở thành lãnh thổ Việt Nam từ năm 1471, dân các tỉnh phía Bắc vào định cư còn thưa thớt, nơi đây rừng núi rậm rạp đan xen với chuỗi đồng bằng nhỏ hẹp, việc trồng tỉa thường bị tàn phá bởi thú hoang. Trên những vạt đất khai khẩn, phải dựng nhiều chòi có người canh giữ, bảo vệ hoa màu. Ðể được an toàn, các chòi phải vững chắc, sàn cao quá tầm tấn công của mãnh thú và bố trí theo hình vuông, chữ nhật, hay hình thuẫn tùy theo địa hình để tiện thanh viện cho nhau. Trên mỗi chòi đều có thanh la, mõ, trống; khi thú rừng kéo đến, các âm thanh đồng loạt nổi lên rung chuyển cả rừng núi, dã thú dù gan lì đến đâu cũng phải khiếp sợ bỏ chạy và không dám bén mảng đến phá phách. Rồi có những đêm trăng thanh gió mát, đối cảnh sinh tình, giữa các chòi người ta dùng loa nói chuyện hay ca hát đối đáp nhau cho giải buồn, dần dần trở thành một mô hình sinh hoạt văn nghệ ở vùng nương rẫy. Theo truyền thuyết, do nhiều nghệ nhân của tỉnh nhà, đơn cử như cụ Phan Ðình Lang tức là nghệ sĩ Bốn Trang, sinh năm 1910, người xã Nhơn Thành huyện An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh, kể lại rằng lúc cụ còn trẻ đã từng nghe ông nội, ông thân và nhiều bô lão truyền lại là chính Ðào Duy Từ (1572-1634), người Thanh Hóa vào lập nghiệp ở Bình Ðịnh, đã dựa theo mô hình văn nghệ ở các chòi canh miền núi mà sáng lập ra hội bài chòi. Ðáp ứng
  2. trình độ thưởng thức văn nghệ dân gian ngày càng cao, đến thế kỷ 20 người ta lập ra điệu hò để nâng cao nghệ thuật của bộ môn này. Ðiệu bài chòi theo nhịp hai, nên loại thơ lục bát, những bài vè và nói lối bốn chữ rất thích hợp với điệu bộ này. Người hô phải theo nhịp trống, nhịp sanh, có tiếng đàn tiếng kèn đệm theo, làm cho điệu hò thêm réo rắt, hấp dẫn. Người hô với chức năng quản trò, được gọi là “Hiệu”. Tùy theo tuổi tác và giới tính, người ta gọi là “anh Hiệu”, “chú Hiệu”, hay “cô Hiệu”, người này phải rành các điệu hát nam, hát khách, hát lý... thuộc nhiều thơ và ca dao, biết pha trò đồng thời ứng đối nhanh nhẹn. Vậy bài chòi là lối đánh bài mà người chơi ngồi trên 9 cái chòi cất sẵn. Có nơi, để giản tiện người chơi bài ngồi trên ghế thay chòi, nên gọi là bài chòi ghế. Nhưng cả hai lối chơi bài này không có tính cách sát phạt, đỏ đen, mà chỉ nặng tính văn nghệ. CÁCH TỔ CHỨC Làng xã nào muốn tổ chức cuộc chơi bài phải tìm đến những gánh bài chòi nổi tiếng mới lôi cuốn được đông người tham gia và có thể kéo dài trong nhiều ngày. Vào thập niên 1930, ở vùng An Nhơn và Tuy Phước có gánh bài chòi Sáu Cóc được nhiều người hâm mộ hơn cả. Trong tỉnh có nhiều cô, chú Hiệu tài hoa, đến nay còn truyền tụng, như các chú Bùng, Ðốc, Kim, Kích, Miệt, Ngô Quang Thắng, Tuấn Phong, Tư Liên... và các cô Ðạm, Hương, Liễu, Nhảy... Một gánh bài chòi có ban hô bài gồm một Hiệu chính và một hoặc hai Hiệu phụ, trong đó có đủ nam nữ thì diễn xuất mới linh hoạt. Ban nhạc thường chỉ gồm bốn người: một đàn cò, một kèn, một sanh, một trống chiến (nhỏ hơn trống chầu và lớn hơn trống tum, có dây mang trước ngực khi di chuyển). 1.- Hội Bài Chòi Nơi tổ chức bài chòi thường ở sân đình, sân chùa hay sân chợ. Nói chung, nơi có khoảng đất trống bằng phẳng. Người ta cất 9 chòi, xếp chung quanh
  3. hình chữ nhật, mặt quay vào sân chơi. Tám chòi nằm dọc theo hai cạnh hình chữ nhật, mỗi bên bốn chòi, đối diện tương ứng nhau từng cặp một. Chòi trung ương ở giữa cạnh nắn hình chữ nhật. Cạnh bên kia, đối diện với chòi trung ương, là rạp hội đồng, dành cho ban tổ chức. Khoảng đất trống ở giữa là sân khấu trệt, có bốn mặt dành cho Hiệu; rạp và các chòi đều quay mặt vào sân này. Chòi được cất theo kiểu nhà sàn, trang hoàng đẹp đẽ, nền sàn cao quá đầu người, có thang lên xuống. Mái chòi lợp tranh hay lá dừa để che mưa nắng. Mặt sau và hai hông chòi che kín, chỉ chừa trống mặt trước. Mỗi chòi chứa được 4 hoặc 5 người. Trong chòi có một cái mõ và một khúc thân cây chuối hay bó rơm để người chơi găm con bài và cờ đuôi nheo. Chòi trung ương, lớn hơn cái chòi thường một ít, dùng trống thay mõ và dành riêng cho các vị có chức tước hay có uy tín trong làng muốn tham gia cuộc chơi, cũng có thể dành cho cặp vợ chồng mới cưới. Những khi không có khách đặc biệt thì người dân thường vẫn có thể ngồi chòi này. Rạp ban tổ chức cũng có mái che mưa nắng, trang hoàng đẹp đẽ hơn. Các cột được bó lá ngâu hay lá đùng đình để tăng thêm vẻ trang trọng. Trong rạp kê một bộ phản ngựa rộng dành cho các hương chức và quan khách có địa vị ngồi. Ðầu phản đặt một cái trống chầu dùng làm trống lệnh để ban tổ chức điều khiển cuộc chơi. Bên cạnh bộ phản có đặt hàng ghế cho ban nhạc của gánh bài chòi ngồi hòa âm. 2.- Bộ Bài Chòi Trong sân, trước rạp, chỗ Hiệu đứng hô bài, có đặt ống đựng bài. Ống bài là một khúc tre lớn, rỗng ruột, cắm lỏng trên một cái cột cố định để ống bài có thể lúc lắc được. Trong ống đựng 27 thẻ bài. Ðầu nằm trong ống, chân thẻ nhô ra ngoài và đật cao quá tầm mắt. Con bài làm bằng tre, đầu trên bè ra để dán lá bài lấy trong bộ bài tới. Ðầu dưới là chân thẻ nhỏ tròn như chiếc đũa, vót nhọn. Các chân bài nhuộm nửa xanh nửa đỏ, giống hệt nhau để không phân biệt được. Bộ thẻ bài chòi gồm 27 cặp, có tên như sau:
  4. Pho VĂN: Nhất Gối, Nhì Bánh, Ba Bụng, Tứ Tượng, Ngũ Rốn, Sáu Xưởng, Bảy Liễu, Tám Miểng, Chín Cu. Pho VẠN : Nhất Trò, Nhì Bí, Tam Quăng, Tứ Ghế, Ngũ Trượt, Lục Trạng, Thất Vung, Bát Bồng, Cửu Chùa. Pho SÁCH: Nhất Nọc, Nhì Nghèo, Ba Gà, Tứ Xách, Ngũ Dụm, Sáu Hường, Bảy Thưa, Tám Dây và Cửu Ðiều. Trên mỗi con bài không ghi tên con bài, chỉ vẽ hình như kiểu siêu thực, bằng mực đen, làm ký hiệu riêng cho mỗi con bài. Ðôi khi người ta rút 3 cặp bài bất kỳ, mỗi pho rút một cặp, thế vào đó 3 cặp Yêu, màu đỏ, có tên là Lão, Thang, Chi. Nếu Lão thì gọi Ông Ầm, Thang gọi là Thái Tử và Chi gọi là Bạch Huê. Miễn sao bộ thẻ bài chòi vẫn giữ y số ấn định là 27 cặp, chia đều mỗi pho 9 cặp. Ngoài 27 thẻ bài bỏ vào ống, còn 27 con bài cũng y như vậy, đem dán vào thẻ lớn. Cú 3 con bất kỳ dán chung vào một thẻ. Có 9 thẻ phát mỗi chòi một thẻ, nên thẻ lớn còn gọi là thẻ chòi. Cũng có nơi không dán chung 3 con bài vào một thẻ lớn mà vẫn dùng 27 thẻ nhỏ, y như 27 thẻ bài đã dùng trong ống để phân phát cho 9 chòi, mỗi chòi 3 thẻ bài. Như vậy, cả hai cách, mỗi bộ bài chòi phải có 27 cặp như đã kể trên, chia làm hai phần y nhau về số lượng và tên con bài. Một phần bỏ vào ống bài để cho Hiệu bốc thăm, một phần đem phân phát cho 9 chòi. Trong bài chòi, tên con bài đôi khi được gọi khác. Như trong pho Văn: Nhất Gối thì gọi là Chín Gối, Nhì Bánh tức là Hai Bánh rồi đảo ngược gọi là Bánh Hai, Ngũ Rốn gọi trại Ngũ Rún hay gọi khác là Ngũ Ruột, Tám Miểng gọi trại là Tám Miếu. Trong pho VẠN: Tứ Ghế còn gọi là Tứ Móc hoặc Tứ Cẳng, Ngũ Trượt là Ngũ Trật hay Ngũ Trợt, Lục Trạng gọi là Lục Chạng. Trong pho SÁCH: Tứ Sách gọi là Tứ Gióng, Ngũ Dụm thành Ngũ Dít, Bảy Thưa là Bảy Hột. THỂ THỨC CUỘC CHƠI
  5. Một hội bài chòi, ngoài số người đến đánh bài và thân nhân của họ, còn có số người đến xem, có thể lên đến vài trăm người. Một đám hát trống, người xem thường có mặt từ lúc dạo tuồng đến khi vãn tuồng. Nhưng ở bài chòi, người xem có thể đến rồi ra về bất cứ lúc nào tùy thích, và không có lệ bán vé vào xem. Muốn đánh bài chòi người ta phải báo cho ban tổ chức biết để sắp xếp ở hội kế tiếp. Người đến xem không cần xin phép ai cả, cú chen vào đứng dọc theo các chòi và rạp, làm thành một vòng bao quanh sân khấu. Mỗi ngày cuộc chơi kéo dài từ sáng tới khuya. Giờ ăn chỉ nghỉ ngơi chốc lát. Ở đám bài chòi, lúc nào cũng có tiếng kèn trống, âm thanh rộn rã vang xa, lôi cuốn thúc dục: “Rủ nhau đi đánh bài chòi Ðể cho con khóc đến lòi rún (rốn) ra”. Trống chầu một hồi ba tiếng rống lên, giàn nhạc tiếp theo phụ họa, cuộc chơi bắt đầu. Những người tham gia leo ngồi trên chòi, do ban tổ chức sắp xếp. Người đánh bài có thể rủ bạn bè, thân nhân hay người tình lên ngồi trong chòi của mình. Ban Hiệu ra sân, thường thì một nam một nữ, nếu thêm một người nữa để thay bài thì càng tốt. Hiệu hô bài mặc áo dài đen, đội khăn đóng, thắt dây lưng đỏ, mặt đánh phấn thoa son, có khi hóa trang như là đào kép hát bội. Hiệu bưng khay đến từng chòi thu tiền và phát bài. Người ngồi trên chòi nhận bài, đem găm ở khúc chuối hay bó rơm để sẵng trên chòi. Phát bài xong, Hiệu đến trước rạp vái chào ban tổ chức rồi hô lớn: “Phát bài đã đủ cho Hiệu tính tiền”. Người điều khiển cho cuộc chơi đáp lại bằng ba tiếng trống chầu. Hiệu cúi đầu: “Dạ!” Trống lệnh đã cho phép. Hiệu hai tay ôm lấy ống đựng thẻ lắc mạnh nhiều lần. Khi các con bài đã trộn lẫn vào nhau, Hiệu vói tay rút một con bài. Mọi người hồi hộp chờ đợi tên con bài đang nằm trong tay Hiệu. Lúc ấy tiếng trống chầu thúc liên hồi, dàn nhạc cũng dồn dập tưng bừng, kích thích lòng
  6. mong đợi của mọi người. Nhưng Hiệu chưa vội đọc tên con bài. Anh ta múa may, vái chào mọi người rồi mới cất giọng hô điệu bài chòi bằng hai câu thơ hay cả bài lục bát tùy thích. Có điều câu cuối bao giờ cũng có chữ chỉ định tên con bài vừa mới rút được. Chẳng hạn tên con bài là Ngũ Trượt thì hô: “Trời mưa làm ướt sân đình Anh đi cho khéo trợt ình xuống đây Trợt quơi (ơi), Ngũ Trợt!” Tức thì chòi có bài trùng với con bài ấy đáp lại bằng ba tiếng mõ "cốc, cốc, cốc!". Nếu là chòi trung ương trúng thì đánh ba tiếng trống "tum tum tum!". Hiệu trao thẻ bài cho người chạy bài đem đến chòi trúng. Con bài ấy được găm vào khúc chuối cây hay bó rơm trên chòi. Hiệu lại tiếp tục lắc ống rồi rút con bài khác. Và cũng theo thủ tục hô bài như đã nói trên. Ban đầu trong ống có 27 thẻ bài, nhưng bớt dần theo mỗi lần rút thẻ cho đến khi có một chòi nào trúng được ba lần, tức là bài đã tới thì mới chấm dứt ván bài. Khi Hiệu hô xong con bài, nếu có chòi trúng lần thứ ba thì báo hiệu bài tới bằng một hồi mõ dài (chòi trung ương thì báo một hồi trống tum), lúc ấy, ở rạp ban tổ chức, một hồi trống chầu được gióng lên, báo hiệu xong một ván bài. Hiệu bưng khay tiền và một lá cờ đuôi nheo đến tận chòi có bài tới. Cờ đuôi nheo còn gọi là cờ hiệu, có hình tam giác vuông, màu đỏ bằng giấy. Trên cờ viết số thứ tự ván bài, từ đệ nhất, đệ nhị đến đệ bát. Hiệu đứng trước chòi có bài tới trịnh trọng thưa: Vâng lệnh làng lãnh lấy khay tiền. Hiệu (tui) khẩn cấp điện cờ Ðệ nhất. - Theo lệ, chòi có bài tới, muốn lịch sự phải thưởng tiền cho Hiệu, nhiều ít là do tài diễn xuất của Hiệu. Vì thế, khi dâng khay tiền, Hiệu phải trổ tài múa những động tác đẹp mắt, miệng thì ngâm thơ, hát Nam, hát Khách. Nếu gặp người tới có máu văn nghệ, hỏi đố bằng thơ, Hiệu cũng phải biết đáp bằng thơ. Chẳng hạn như câu hỏi đố: “Cái gì có trái không hoa?
  7. Cái gì không rễ cho ta tìm tòi? Cái gì vừa thơm vừa tho? Kẻ yêu người chuộng, kẻ dò tình nhân? Cái gì mà chẳng có chân? Cái gì không vú xây vần lắm con? Cái gì vừa trơn vừa tròn, Mười hai tháng chẵn không mòn chút nao? Cái gì mà ở trên cao? Làm mưa làm gió làm sao được vầy? Cái gì mà ở trên cây? Trèo lên tụt xuống khen ai là tài? Cái gì chỉ có một tai? Cái gì một mặt cái gì ngẳng lưng? Cái gì anh gảy từng tưng...” Nếu không lanh trí, có tài ứng đối, thuộc nhiều ca dao, câu đố... Hiệu khó mà vượt qua nổi. Hiệu nhanh nhẩu đáp ngay: “Cây súng có trái không hoa Tơ hồng không rễ cho ta tìm tòi Quế ăn vừa thơm vừa tho Kẻ yêu người chuộng, kẻ dò tình nhân Cái ốc ma không có chân Con gà không vú xây vần lắm con Sợi chỉ vừa trơn vừa tròn Mười hai tháng chẵn chẳng mòn chút nao Ông trời mà ở trên cao Làm mưa làm gió làm sao được vầy Con vượn mà ở trên cây Trèo lên trợt xuống khen ai là tài Cối xay đậu có một tai
  8. Trống mảng một mặt, mâm bồng ngẳng lưng Ðàn bầu anh gảy từng tưng...” Hiệu vừa đáp xong, người chủ chòi trúng khoái quá, đổ cả khay tiền xuống thưởng. Các chòi thua cuộc, chẳng buồn việc ăn thua, vẫn ném tiền xuống thưởng tài nghệ của Hiệu, người đứng xem cũng hùa theo, vãi tiền vào sân như bươm bướm lượn. Màn thưởng thức xem chừng đã mãn. Trống chầu của ban tổ chức vang lên một hồi ba tiếng, báo hiệu cuộc chơi cho ván kế tiếp. Người chạy bài đi thu con bài ở các chòi đem bỏ vào ống thăm chuẩn bị. Người xem chỉ cần nhìn cây cờ đuôi nheo cắm ở chòi trúng có đề số thứ tự thì biết hội bài này đã chơi đến ván thứ mấy. Thời gian cho một ván bài không chừng, tùy sự may rủi của việc bốc bài. Nhanh nhất, bốc ba lần đã thấy bài tới. Còn chậm nhất phải bốc đến lần thứ 19. Ngoài ra còn tùy thuộc vào việc hô bài của Hiệu. Nếu hô những bài dài thì chiếm nhiều thời gian. Vì vậy Hiệu thường hô những câu thai chỉ có hai hoặc bốn câu lục bát. Thỉnh thoảng mới chen một bài dài hoặc bài có tính hài hước để thay đổi không khí, tránh sự nhàm chán. Chẳng hạn như câu thai của con bài Bạch Huệ chọc cười dưới đây: “Con vợ tui tốt tợ tiên sa Coi trong thiên hạ ai mà dám beng (bì, sánh) Lưng khòm rồi lại da đen Còn hai con mắt tợ khoen trống chầu Giò cao đít lớn to đầu Lại thêm cái mặt cô sầu bắt ghê Việc làm trăm việc tui chê Chỉ thương có chút…………………” Những câu thai thường có sẵn, Hiệu phải thuộc lòng hàng trăm câu. Cũng có khi Hiệu phải sáng tác hoặc chắp nối, ráp câu nọ với câu kia, miễn sao câu thai nói lên được tên con bài Hiệu vừa mới bốc. Ðể tăng sự hấp dẫn, khi hô Hiệu phải diễn tả bằng điệu bộ, nét mặt, giọng nói như một diễn viên
  9. hát bội rành nghề. Nội dung câu thai cũng luôn thay đổi. Chẳng hạn ván thứ nhất, gặp con bài Nhì Nghèo, Hiệu hô: “Chắp tay với chẳng tới kèo Cha mẹ anh nghèo chẳng cưới được em!” Ván thứ hai, nếu gặp lại con bài đó, Hiệu hô câu thai có nội dung khác: “Cây khô tưới nước cũng khô Vận nghèo đi tới xứ mô cũng nghèo”. Ván thứ ba Hiệu đổi khác: “Nhiều quan thêm khổ thằng dân Nhiều giàu thì lại chết trân thằng nghèo”. Ván thứ tư lại khác: “Thấy anh em cũng muốn theo Chỉ sợ anh nghèo anh bán em đi”. Ván thứ năm khác nữa: “Buồn từ trong dạ buồn ra Buồn anh ở bạc, buồn cha mẹ nghèo” Ván thứ sáu, vẫn còn nhiều câu khác nữa: “Ngày thường thiếu áo thiếu cơm Ðêm nằm không chiếu lấy rơm làm giường Dù dơi, dép bướm chật đường Màn loan gối phượng ai thương thằng nghèo” Ngoài ra tên con bài cũng được gọi trại đi hoặc đổi khác để ứng vào một câu thơ hoặc câu ca dao nào đó. Gọi khác chữ, chẳng hạn Bảy Thưa thành Bảy Hột. Gặp cái bài này, Hiệu xử dụng một trong hai câu thơ sau đây làm câu thai: “Ước gì em chửa có chồng Anh về thưa với cha mẹ mang rượu nồng đón em”. hoặc: “Còn duyên mua thị bán hồng
  10. Hết duyên buôn mít cho chồng gặm xơ Gặm xơ rồi lại gặm cùi Có ba bảy hột để lùi cho con”. Nói trại, chẳng hạn Ngũ Rốn thành Ngũ Rún rồi thành Ngũ Ruột: “Rủ nhau đi đánh bài chòi Ðể cho con khóc đến lòi rún (rốn) ra” hay: “Thò tay vào ngắt ngọn ngò Thương em đứt ruột, giả đò ngó lơ”. Suy diễn, từ Ngũ Dụm thành Ngũ Dít: “Một cây làm chẳng nên non Ba cây dụm lại thành hòn núi cao”. Có khi dùng câu đố làm câu thai. Trường hợp này thì nội dung của câu đố đã diễn tả tên con bài nên câu chót không cần phải trùng chữ với tên con bài nữa. Chẳng hạn gặp con bài Ba Gà, Hiệu có thể hô câu thai: “Mình vàng vận áo mã tiên Ngày ba bốn vợ tối nằm riêng một mình” Có trường hợp không cần nêu tên con bài mà chỉ giải nghĩa đầy đủ là được. Gặp con bài Thái Tử, có thể dùng câu: “Thuyền ai thấp thoáng bên bờ Hay thuyền ông Lữ đợi chờ con vua”. Ðôi khi Hiệu dùng câu thai hình tượng để suy diễn ý nghĩa con bài Tứ Cẳng (còn gọi là Tứ Ghế hay Tứ Móc): “Một hai bận nói rằng không Dấu chân ai đứng bờ sông hai người”. Thỉnh thoảng còn dùng những câu thai mơ hồ, người xem khó đoán được tên con bài Nhì Bánh mà Hiệu đang nắm trong tay: “Biết rằng ai có mong ai Sao trời lại nỡ xé hai thế này
  11. Có sao hôm mà chẳng có sao mai Hai đàng hai đứa tình phai hoa tàn”. Cũng có lúc, cả bốn câu đều nhắc đến tên con bài. Gặp con bài Chín Cu thì câu thai sau đây điển hình cho trường hợp này: “Tiếc công bỏ mẩn cho cu Cu ăn, cu lớn, cu gù, cu bay Cu say mũ cả áo dài Cu chê nhà khó phụ hoài duyên anh!” Còn như gặp những câu thai nêu trọn vẹn tên con bài thì Hiệu không bao giờ bỏ qua cơ hội. Chẳng hạn như con bài Ba Bụng mà dùng câu thai sau đây thì tuyệt: “Xét ra cho kỹ sự đời Ba người ba bụng không ai thời giống ai”. Khi bài tới ván thứ tám thì xong một hội. Lẽ ra phải chín ván vì có chín chòi đóng tiền, nhưng phải dành tiền ván thứ chín để ban tổ chức chi phí cuộc chơi và trả tiền công cho gánh bài chòi. Vậy khi vãn một hội thì ban tổ chức được một khoản tiền bằng số tiền cáp của một chòi, và cứ xong một hội thì ít nhất cũng phải có một chòi thua. Xong một hội, trống chầu vang lên một hồi rất dài. Ban nhạc cũng tạm nghỉ giải lao, chuẩn bị cho hội khác. Người đánh bài nếu muốn chơi tiếp thì vẫn ngồi trên chòi của mình, bằng không thì xuống, để chòi trống cho người khác lên thay. CÂU THAI TRONG BỘ BÀI CHÒI Như đã nói trên, một bộ bài chòi có 27 con bài. Mỗi tên con bài Hiệu phải dùng một câu thai và nội dung câu thai phải luôn luôn thay đổi khi gặp lại con bài cũ. 1.- Câu Thai Các Con Bài Trong Kho VĂN: Nhất Gối, nhưng thường gọi là Chín Gối: “Ðêm nằm gối gấm không êm Gối lụa không mềm bằng gối tay em”.
  12. Nhì Bánh: “Bánh bèo trục lúc không tai Bánh in to hột, dện hoài đổ ra”. Ba Bụng: “Gió sao gió mát sau lưng Bụng sao bụng nhớ người dưng thế này”. Tứ Tượng: “Ai đi ngoài ngõ ào ào Hay là ông tượng đạp rào ổng vô?” Ngũ Ruột: “Bởi vì chai rượu Bạch Liên Mai dong điềm chỉ tới miền nhà em Cũng vì chai rượu gói nem Mà cha mẹ đã gả em đi rồi Còn gì than thở anh ơi Chỉ thêm đau ruột, em có chồng rồi, biết sao!” Sáu Xướng: “Hồi nào đói rách có qua Bây giờ nên xưởng nên nhà lại lơ”. Bảy Liễu: “Biết đâu mà đợi mà chờ Tấm thân liễu yếu đào tơ gió lồng”. Tám Miểng: “Văn chương đựng không đầy lá mít Võ thì đá khổng bể nổi miểng sành Nghe vua treo bảng cũng xòng xành ra thi Bảng đề không biết chữ chi Mài nghiên múa bút có khi hết ngày”. Chín Cu:
  13. “Sự đời có bốn cái ngu Mai dong, hứng nợ, rập cu, cầm chầu”. 2.- Câu Thai Các Con Bài Trong Kho Vạn: Nhất Trò: “Không ngon cũng bánh lá gai Dù anh có dại cũng trai học trò”. Nhì Bí: “Bình Ðịnh có núi Vọng Phu Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh Em về Bình Ðịnh cùng anh Ðược ăn bí đỏ nấu canh nước dừa”. Tam Quăng: “Anh đang viết liễn trong đình Nghe em, chồng hỏi, giật mình quăng nghiên”. Tứ Móc: “Lòng thương chị bán thịt heo Hai vai gánh nặng còn đèo móc cân”. Ngũ Trợt: “Bớ chị em ơi! đi chợ Chợ nào bằng chợ Gò Chàm Tôm tươi cá trụng thịt bò thịt heo Còn thêm bánh đúc bánh xèo Bánh khô bánh nổ bánh bèo liên u Những con cá chép cá thu Cá ngừ cá nục cá chù thiệt ngon Ngó ra ngoài chợ Nẫu bán thịt phay Nem tươi chả lụa Rượu trà no say
  14. Ngó ra ngoài chợ Vẫn bán tranh cày Roi mây, lưỡi cuốc Nẫu bày nghinh ngang Ngó ra ngoài chợ Nẫu bán sàn sàn Khoai lang, bắp đỗ Ðục, chàng, kéo, dao... Xem ra chẳng sót hàng nào Quảng Nam, Quảng Ngãi cũng vào đây mua ... Lại còn những món bánh khô Xem đi xét lại nhiều đồ lắm thay Những còn hàng giép hàng giày Nón ngựa nón chóp bán rày liên thiên Lại còn những món nhiều tiền
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2