Bài giảng Bài 14: Chương trình công tác nha học đường tại TP Hồ Chí Minh
lượt xem 6
download
Bài giảng Bài 14: Chương trình công tác nha học đường tại TP Hồ Chí Minh với mục tiêu giúp sinh viên phân tích được ý nghĩa của chương trình Fluor hóa nước máy và công tác nha học đường dựa trên tình hình răng miệng của trẻ em 12 và 15 tuổi tại TP HCM; nắm được 4 nội dung chính của công tác nha học đường;...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Bài 14: Chương trình công tác nha học đường tại TP Hồ Chí Minh
- Bài 14 CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC NHA HỌC ĐƯỜNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH BS Huỳnh Đại Hải Mục tiêu : 1. Phân tích được ý nghĩa của chương trình Fluor hóa nước máy và công tác nha học đường dựa trên tình hình răng miệng của trẻ em 12 và 15 tuổi tại TP HCM. 2. Nắm được 4 nội dung chính của công tác nha học đường. 3. Nắm được những điểm mới trong 4 nội dung của chương trình NHĐ tại TPHCM. 4. Nêu được dự kiến mục tiêu phấn đấu đối với tình hình răng miệng của trẻ em 12 và 15 tuổi tại TPHCM. 5. Nắm được những dự kiến phát triển NHĐ tại TPHCM . 1- TÌNH HÌNH RĂNG MIỆNG TRẺ EM Ở TP.HỒ CHÍ MINH 1.1- TÌNH TRẠNG SÂU RĂNG Sâu răng vĩnh viễn ở trẻ 12 tuổi : TP.Hồ Chí Minh Tỷ lệ sâu răng S.M.T Năm 1981 73,3% 2,38 1984 79,9% 3,27 (tăng +0,9) 1989 84% 3,4 (tăng +0,13) 1995 78% 2,7 (giảm –0,7) 2001 50% 1,8 (giảm – 0,9) 2003 45,8 % 1,58 (giảm – 0,22) Từ năm 1990, Chương trình Fluor hóa nước cùng với việc đẩy mạnh công tác nha học đường, mức độ sâu răng đã giảm rõ rệt. Khám điều tra năm 1995 : sâu răng sữa trung bình giảm 3,8 răng, sâu răng vĩnh viễn giảm trung bình 0,7 răng (ở 12 tuổi). Năm 2000, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em 12 tuổi đã giảm rất nhiều, hiện nay là 50% với SMT=1,2 Sâu răng vĩnh viễn ở trẻ 15 tuổi : TP.Hồ Chí Minh Tỷ lệ sâu răng S.M.T Năm 1990 92% 5,1 1
- Năm 1995 90% 3,7 Năm 2001 70% 2,16 Năm 2003 61,1 % 2 Năm 2003 BV.RHM kết hợp với Khoa RHM trường ĐHYD Tp.HCM tiến hành điều tra tình trạng SKRM tại Tp.HCM : Tuổi năm Vùng Fluor hoá nước Vùng không Fluor hoá nước p-value N % N % 12 1990 111 80.18 116 77.59 0.63 1993 154 82.47 210 84.29 0.61 2000 349 46.1 192 70.3 2003 1003 38.2 358 67.0 0.000 14 1990 116 93.97 110 90.00 0.27 15 1993 90 88.89 136 84.56 0.35 2000 338 59.2 158 77.8 2003 964 55.0 322 79.5 0.000 Tuổi năm Vùng Fluor hoá nước Vùng không Fluor hoá nước p-value N SMT ĐLC N SMT ĐLC 12 1990 111 2.92.5 116 2.52.1 0.1112 1993 154 2.62.2 210 2.82.1 0.0721 2000 349 1.011.1 192 3.22.09 2003 1003 0.851.37 358 2.162.39 0.00045 14 1990 116 5.13.3 110 3.52.5 0.0808 15 1993 90 4.13.1 136 4.03.1 0.1423 2000 338 1.761.47 158 3.011.61 2003 964 1.602.05 322 3.192.92 0.00466 1.2- BỆNH NHA CHU Ở HỌC ĐƯỜNG : Năm 1990 : TP.Hồ Chí Minh : Tỷ lệ viêm nướu và cao răng : + 12 tuổi : 92% (CPITN1=34% và CPITN2=58%) + 15 tuổi : 94% (CPITN1=24,7% và CPITN2=69,3%) Năm 2000 : TP.Hồ Chí Minh : 2
- + 12 tuổi : tỷ lệ bệnh nha chu : 60,4% + 15 tuổi : tỷ lệ viêm nướu và cao răng 70,8% Mặc dù viêm nướu và cao răng đã giảm rất nhiều ở lứa tuổi học đường, nhưng vẫn còn phải tập trung đẩy mạnh hơn nữa chương trình chải răng với kem có Fluor tại trường học, vì chương trình này rất có hiệu quả. 2- BỐN NỘI DUNG CÔNG TÁC NHA HỌC ĐƯỜNG 2.1- GIÁO DỤC NHA KHOA : - Các quận, huyện mở lớp tập huấn và bồi dưỡng giáo viên trong dịp hè, các giáo viên nắm được chương trình và nội dung giảng cho học sinh của từng cấp lớp. - Đảm bảo 100% học sinh mẫu giáo và tiểu học được giảng dạy kiến thức giữ gìn răng miệng theo giáo trình có sự thống nhất và phối hợp giữa y tế và giáo dục. 2.2- CHƯƠNG TRÌNH CHẢI RĂNG VÀ SÚC MIỆNG : - Súc miệng với nước có pha Fluor hàng tuần tại các trường học ở ngoại thành nên thực hiện 100% vì nước uống không có Fluor. - Các trường học ở nội thành ngưng súc miệng với nước có pha Fluor. - Khuyến khích 100% các trường mẫu giáo và tiểu học bán trú có bàn chải răng và tập cho các em chải răng với kem đánh răng có Fluor với nồng độ cho phép sử dụng cho trẻ em. 2.3- KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ SỚM : - Để đảm bảo 100% học sinh được chăm sóc và điều trị răng miệng vào năm học 2003-2004, các quận huện nên tổ chức đội nha học đường lưu động song song với cố định vì trang bị gọn nhẹ và ít tốn kém hơn phòng nha học đường cố định và để toàn thể học sinh trong quận, huyện được khám và điều trị. - Để đạt được orally fit cao : nên sử dụng G.I.C (glass ionomer cement) để trám răng sữa và răng vĩnh viễn, nâng cao chất lượng điều trị, tăng được tỷ lệ chữa nhổ (vì hiện nay nhổ 1 cái răng tốn kém, ảnh hưởng đền thẫm mỹ và sức nhai). - Cố gắng điều trị bảo tồn. - Khám và điều trị sớm phải đúng mục tiêu và coi trọng quản lý sắp xếp lưu trữ hồ sơ học sinh theo qui định của Tổ chức SKTG (WHO) 2.4- CHƯƠNG TRÌNH TRÁM PHÒNG NGỪA VỚI SEALANT : Trám bít hố rãnh với sealant để phòng ngừa sâu răng trên những răng vĩnh viễn mới mọc là một nội dung lớn và có hiệu quả cao nếu được sử dụng rộng rãi. Nơi nào có điều kiện nên sử dụng loại sealant quang trùng hợp , ngoài ra cũng có thể sử dụng GIC loại trám bảo vệ bề mặt . TÌNH HÌNH ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH NHĐ: 3
- 89-90 94-95 95-96 97-98 98-99 99-00 00-01 01-02 02 -03 TS HS 589.582 554.379 524.141 487.963 406.192 534.974 519.117 520.072 521.645 MG,TH Nội dung 17,5% 64.75% 73,2% 91% 87,7% 99,7% 100% 96 94 1 Nội dung 43,4% 60% 73,66% 78% 86,6% 89% 87% 84 87 2 Nội dung 9,3% 38,22% 40,46% 42% 53% 61% 47% 48 56 3 Nội dung 0% 0% 0% 1% 3,5% 7,4% 2,8% 7 15 4 Phòng 28 106 128 142 156 184 182 189 186 NHĐ 3- DỰ KIẾN MỤC TIÊU PHẤN ĐẤU : 3.1- ĐỐI VỚI TRẺ 12 TUỔI : + Mục tiêu : Năm 1996 Năm 2000 Năm 2005 - S.M.T 2,7 2 1 - Không sâu răng 22% 25% 60% - CPITN1 ( Viêm nướu ) 34% 20% 15% - CPITN2 ( Cao răng ) 58% 30% 25% 3.2- Đối với trẻ 15 tuổi : + Mục tiêu : Năm 1996 Năm 2000 Năm 2005 - S.M.T 3,3 3 2 - Không sâu răng 16% 20% 40% - CPITN1 ( Viêm nướu ) 24,7% 20% 15% - CPITN2 ( Cao răng ) 69,3% 40% 35% 4- DỰ KIẾN PHÁT TRIỂN NHA HỌC ĐƯỜNG Trên cơ sở hoạt động của Ban chỉ đạo y tế học đường và nha học đường, đề nghị duy trì hình thức nhà nước, nhân dân cùng làm trong hoạt động nha học đường, xin đề xuất : Những nơi có điều kiện sẽ thành lập mới các phòng nha học đường cố định và số phòng nha học đường cố định của TP.Hồ Chí Minh sẽ tăng mỗi năm 4
- 2- 5% từ 4-8 phòng. Chi phí trang bị ban đầu cho một phòng nha học đường cố định tối thiểu là 25 triệu đồng gồm máy và dụng cụ đơn giản. Các phòng nha học đường cố định được thành lập do sự đóng góp của phụ huynh học sinh kết hợp với nhà trường, đây là mô hình đã được kết hợp trong các năm qua. Cán bộ phụ trách nha học đường là các BS Răng hàm mặt, YS Răng trẻ em, sẽ do nhà trường hợp đồng tuyển chọn, lương của nhà nước hoặc từ kinh phí của nhà trường, do phụ huynh học sinh đóng góp hàng năm với mức thu từ 10.000 đồng đến 20.000đồng/học sinh. Kinh phí nha học đường do Sở Y tế cấp chỉ được sử dụng trong nội dung 1 và 2 , hổ trợ tập huấn đầu năm cho mỗi Quận Huyện 500.000 đ Sở Y tế chỉ cấp công tác phí cho các đội Nha học đường lưu động các quận huyện nào có hoạt động , giúp đỡ và hổ trợ thuốc ban đầu cho các phòng NHĐ mới thành lập. Những nơi nào chưa có Nha học đường cố định nên có điều trị lưu động, nhưng phải đảm bảo chế độ qui tắc chuyên môn và vệ sinh vô trùng. 5- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỤ THỂ CẦN LÀM CHO NĂM HỌC Đề nghị hai ngành Y Tế và Giáo Dục & Đào tạo cấp thành phố HCM họp trong hè và định kỳ giữa niên học để có kế hoạch cụ thể cho từng niên học, có quyết định liên tịch giữa Sở Y Tế và Giáo dục. Trong giáo dục nha khoa, chương trình nha học đường sẽ đẩy mạnh việc nói chuyện trên đài phát thanh, truyền hình, tổ chức thi tranh vẽ, viết kịch bản, sáng tác bài hát. Hợp tác với các công ty sản xuất kem đánh răng, bàn chải….để đẩy mạnh chương trình kem đánh răng, bàn chải, cấp phát tranh tuyên truyền GDNK và xe nha lưu động đi một số trường học trong TP.Hồ Chí Minh. Hợp tác với các công ty Nha khoa khác để được giúp đỡ trang bị thêm y dụng cụ và thuốc men nguyên vật liệu nha khoa cho Nha Học Đường. Cố gắng đổi mới trong việc tổ chức thi đố em toàn Thành với nội dung và hình thức phong phú, tổ chức cho học sinh cấp 1 và mẫu giáo cùng dự hội thi đố em . Từng quận có thể tổ chức các hình thức hội thi về tìm hiểu răng miệng cho giáo viên để tăng cường kiến thức trong giảng dạy cho học sinh. Kiểm tra công tác nha học đường hàng năm lồng ghép với chương trình y tế học đường với nội dung có sự tham gia của trung tâm y tế dự phòng và trung tâm vệ sinh lao động và môi trường, đổi mới, tăng cường công tác quản lý và thực hiện chương trình nha học đường có hiệu quả hơn. Cùng với bảo hiểm y tế TP.HCM qui định việc sử dụng phí BHYT học sinh trong chương trình nha học đường. Theo dõi hồ sơ orally fit (răng miệng đạt yêu cầu) theo đúng qui định của tổ chức Sk thế giới và sử dụng phiếu khám răng nha học đường có mẫu thống nhất theo dõi trong 5 năm của bậc tiểu học. 5
- Để nâng cao chất lượng điều trị cần tăng cường các biện pháp vô trùng tốt ở các phòng nha học đường. Khuyến khích sử dụng xi măng GIC (Glass ionomer) rộng rãi, đặc biệt là Fujii VII bảo vệ bề mật. Khuyến khích chương trình chải răng với kem có Fluor tại các trường tiểu học, ưu tiên cho vùng ngoại thành, vùng không có nước máy. Tổ chức hội thi điều dưỡng nha khoa giỏi để các y sĩ răng trẻ em có thể tham gia và nâng cao tay nghề. Hàng quý họp các quận huyện về Công tác Nha học đường. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 1. Năm 1981, TPHCM đã bắt đầu phát triển công tác NHĐ nên mức độ sâu răng đã bắt đầu giảm rõ rệt. (Đ-S) 2. Từ năm 1981 đến 1989 TPHCM tuy đã triển khai công tác NHĐ, nhưng do chưa triển khai và đẩy mạnh đều khắp ở tất cả các trường nên tỷ lệ sâu răng vẫn chưa giảm. (Đ-S) 3. Từ 1990, nhờ đẩy mạnh công tác NHĐ kết hợp với chương trình Fluor hóa nước máy nên tỷ lệ sâu răng ở trẻ em tại TPHCM đã giảm rõ rệt.(Đ-S) 4. Trong 4 nội dung của NHĐ nội dung số 4 là quan trọng nhất. (Đ-S) 5. Trong nội dung 1 của công tác NHĐ, việc GDNK phải đảm bảo cho cả 100%học sinh không chỉ ở khối tiểu học mà còn ở khối mẫu giáo. (Đ-S) 6. Trong nội dung 2 của công tác NHĐ, trong khi các trường ở nội thành nên ưu tiên triển khai 100%, thì các trường ở ngoại thành nên ngưng. (Đ-S) 7. Các lọai sealant dùng trong nội dung 4 có thể là: sealant quang trùng hợp, hay GIC. (Đ-S) 8. Dự kiến mục tiêu phấn đấu từ nay đến năm 2005 tại TPHCM : SMT của trẻ 12 tuổi là 1, trẻ 15 tuổi là 2. (Đ-S) 9. Dự kiến mục tiêu phấn đấu từ nay đến năm 2005 tại TPHCM :tỷ lệ không sâu răng của trẻ 12 tuổi là 40%, trẻ 15 tuổi là 60%. (Đ-S) 10. Trong dự kiến phát triển NHĐ năm học 2003-2004, đề nghị duy trì hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm. (Đ-S) 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tiền lâm sàng về kỹ năng lâm sàng - Chương 14: Kỹ năng hỏi khám lâm sàng và các thủ thuật cơ bản về mắt và thị lực
35 p | 98 | 18
-
Bệnh dị ứng Phòng ngừa và trị liệu (Chương 14)
16 p | 103 | 8
-
Bài giảng Ung thư đại cương: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)
109 p | 7 | 5
-
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM HIV/AIDS – PHẦN 6
8 p | 104 | 4
-
Bài giảng Lý thuyết tổng hợp điều trị sản: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
107 p | 16 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn