intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng bài 2: Quản lý bệnh viện - TS.BSCK2. Nguyễn Trung Hòa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng bài 2: Quản lý bệnh viện, được biên soạn với mục tiêu giúp các bạn học có thể nêu được khái niệm về quản lý và quản lý y tế; trình bày được định nghĩa và vai trò của bệnh viện; trình bày được mô hình tổ chức và nhiệm vụ của bệnh viện; trình bày được một số nội dung quản lý và quy chế quản lý bệnh viện. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng bài 2: Quản lý bệnh viện - TS.BSCK2. Nguyễn Trung Hòa

  1. BÀI 2 QUẢN LÝ BỆNH VIỆN TS.BSCK2. NGUYỄN TRUNG HÒA
  2. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài học này, sinh viên sẽ có khả năng: 1. Nêu được khái niệm về quản lý và quản lý y tế. 2. Trình bày được định nghĩa và vai trò của bệnh viện. 3. Trình bày được mô hình tổ chức và nhiệm vụ của bệnh viện. 4. Trình bày được một số nội dung quản lý và quy chế quản lý bệnh viện.
  3. I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ 1.1. Quản lý là gì? Ở đâu con người tập hợp với nhau thành một nhóm để sống và lao động thì ở đó có yếu tố quản lý. Quản lý được coi là một khoa học cho mọi ngành, là nghệ thuật và quản lý là một nghề. Từ sau năm 1930 quản lý đã mang tính chất khoa học. Từ thập niên 50-60 thế kỷ XX khoa Quản lý bệnh viện đã hình thành và phát triển ở các nước tiên tiến. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý
  4. Quản lý là làm cho mọi việc được thực hiện – Quản lý theo mục tiêu - Cái gì làm được? - Tiêu tốn bao nhiêu? - Khi nào thì làm? - Khi nào thì hoàn thành?
  5. - Quản lý là làm việc thông qua mọi người – Quản lý theo kiểu quan hệ con người - Quản lý là sự tác động của đối tượng Quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường. - Mọi người biết việc - Phân công công việc - Điều chỉnh định hướng công việc - Hoàn thành mục tiêu
  6. Quản lý là sử dụng hiệu quả các nguồn lực: 5 M Man Money Material Minute (Machine) (time) Method
  7. Quản lý và ra quyết định Sản phẩm của nhà quản lý là các quyết định Người làm quản lý mà không quyết đoán, không dám quyết định, hoặc không dám chịu trách nhiệm về quyết định của mình thì không đạt hiệu quả trong quản lý. Người làm quản lý là phải ủy quyền trách nhiệm. Giám đốc ủy quyền cho phó giám đốc, cho các trưởng phòng, trưởng khoa.
  8. 1.2. Quản lý y tế? Là chức năng của hệ thống y tế, đảm bảo cho sự phát triển cân đối và năng động của hệ thống đó; Giữ gìn cơ cấu tổ chức tối ưu đã được xác định; Duy trì chế độ hoạt động có hiệu quả; Thực hiện những chương trình khác nhau; nhằm đạt được mục đích và mục tiêu về bảo vệ sức khỏe nhân dân.
  9. II. ĐỊNH NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA BỆNH VIỆN 2.1. Vài nét về lịch sử bệnh viện - Xã hội thời cổ y học và tôn giáo được gắn liền, chưa có cơ sở thu nạp BN vào điều trị. - Các thầy thuốc chủ yếu thăm khám và điều trị bệnh nhân tại nhà. - Dân số tăng, lượng BN tăng, nhà thầy thuốc thành nơi dung nạp BN. - Tại Sri Lanca (dân Sinhalese) có lẽ là người đầu tiên phát minh ra khái niệm BV. Vào TK thứ 4 TCN, vua Pandukabhaya cho xây các nhà “nghỉ lại”và BV (sivikasotthi-Sala). - Tại Ấn Độ: vua Ashoka lập 18 nhà thương vào khoảng năm 230 TCN - BV giáo dục y học đầu tiên thành lập tại Hàn lâm viện Gundishapur tại Ba Tư - Người La Mã thiết lập các bệnh xá để chăm sóc cho nô lệ, võ sĩ giác đấu, binh sĩ khoảng 100 năm TCN. Những thế kỷ tiếp theo nhiều BV đã được nhà nước phong kiến xây dựng khắp Châu Âu
  10. II. ĐỊNH NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA BỆNH VIỆN 2.1. Vài nét về lịch sử bệnh viện - Theo danh từ tiếng Anh “Hospital” có nghĩa là tổ chức từ thiện, ngày nay được chính thức dịch ra các thứ tiếng là “bệnh viện”. - Ở nước ta, việc tổ chức chữa bệnh đã có từ lâu. Đời nhà Lý (1010-1224) đã tổ chức Ty Thái Y chăm lo sức khỏe cho nhà vua và quan lại. Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu là Tuệ Tĩnh (thế kỷ thứ XIV) đã xây dựng 24 ngôi chùa, trong đó có chùa Hải Triều ở Cẩm Giàng (Hải Dương) là những cơ sở chữa bệnh làm phúc sớm nhất ở nước ta. - Năm 1894, Pháp xây dựng bệnh viện Tây Y đầu tiên ở nước ta (và Đông dương) và cũng từ đây xuất hiện hai hình thức điều trị: nội trú và ngoại trú (BV TW Huế hiện nay) - Năm 1862, Pháp XD BV Grall, BV Đồn Thủy (Lanessan-nay là QY108; HNghị) 1884..
  11. II. ĐỊNH NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA BỆNH VIỆN 2.2. Định nghĩa bệnh viện Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Bệnh viện là một bộ phận của một tổ chức mang tính chất y học và xã hội, có chức năng đảm bảo cho nhân dân được săn sóc toàn diện về y tế cả chữa bệnh và phòng bệnh. Công tác ngoại trú của bệnh viện tỏa tới tận gia đình đặt trong môi trường của nó. BV còn là trung tâm giảng dạy y học và nghiên cứu sinh vật xã hội Với quan niệm này, bệnh viện không tách rời, biệt lập và phiến diện trong công tác chăm sóc sức khỏe nổi chung, mà BV đảm nhiệm một chức năng rộng lớn, gắn bó hài hoà lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và xã hội. Quan niệm mới đã làm thay đổi nhiệm vụ, chức năng, cơ cấu tổ chức và phương thức quản lý bệnh viện.
  12. II. ĐỊNH NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA BỆNH VIỆN 2.3. Vai trò của bệnh viện - Bệnh viện là “bộ mặt” của ngành y tế. Kỹ thuật bệnh viện phản ánh sự phát triển y học của một quốc gia. - Thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nhà nước đảm bảo cho mọi người đều được chăm sóc sức khỏe cơ bản có chất lượng phù hợp với khả năng kinh tế xã hội của đất nước. - BV có thầy thuốc giỏi, có trang thiết bị, máy móc hiện đại nên có thể thực hiện được công tác khám bệnh, chẩn đoán và điều trị tốt nhất. - Nhờ đội ngũ cán bộ và trang thiết bị tốt, bệnh viện còn là cơ sở nghiên cứu y học và đào tạo cán bộ y tế cho ngành y tế.
  13. II. ĐỊNH NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA BỆNH VIỆN 2.3. Vai trò của bệnh viện Hiện nay, BV không chỉ đơn thuần làm công tác khám và điều trị mà còn thực hiện những chức năng khác trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân như: - Phòng bệnh. - Giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh - Chăm sóc sức khỏe tại nhà. - Bệnh viện là chỗ dựa về kỹ thuật, về phòng bệnh chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cộng đồng, là tuyến trên của y tế cộng đồng.
  14. III. TỔ CHỨC VÀ CẤU TRÚC BỆNH VIỆN 3.1. Vị trí xây dựng bệnh viện - Bệnh viện cần được xây dựng ở trung tâm của khu dân cư do BV phụ trách. Nếu vùng dân cư nằm rải rác, thưa thớt thì cần phải xây dựng thêm cơ sở thứ hai. - Bệnh viện cần được xây dựng gần đường giao thông của khu dân cư do BV phụ trách để đảm bảo cho nhân dân tới BV được nhanh chóng và thuân lợi nhất. - BV cần nằm xa nơi gây ra tiếng ồn và những nơi gây ô nhiễm như chợ, bến xe, bãi rác, nghĩa trang, khu chăn nuôi gia súc, các nhà máy xí nghiệp... Tuy nhiên bệnh viện cũng không nên xây quá xa các bến xe, bến tàu nhà bưu điện, công viên... Vì có thể gây khó khăn cho người bệnh và người dân đi lai thông tin, liên lạc và giải trí.
  15. III. TỔ CHỨC VÀ CẤU TRÚC BỆNH VIỆN 3.2. Cấu trúc, sắp xếp các bộ phận tổ chức của BV nói chung - Xung quanh BV cần có hàng cây xanh để chắn bụi và tiếng ồn, tiếp đó là hàng rào. - BV cần có 2 cổng: Cổng chính để đón tiếp BN và CB tới làm việc. Cổng phụ thường phía sau hay ngang BV dùng để vận chuyển vật bẩn (rác, chất thải…) hoặc xác chết.
  16. III. TỔ CHỨC VÀ CẤU TRÚC BỆNH VIỆN 3.2. Cấu trúc, sắp xếp các bộ phận tổ chức của BV nói chung - Phòng bảo vệ sát cổng. Khoa khám bệnh đặt gần cổng chính để tiện cho dân vào KB - Phòng cấp cứu cần bố trí sau cho tiện cấp cứu BN từ ngoài vào và tiện vào các khoa - Khoa ngoại, sản cũng cần bố trí gần cổng để cấp cứu ngoại, sản.
  17. III. TỔ CHỨC VÀ CẤU TRÚC BỆNH VIỆN 3.2. Cấu trúc, sắp xếp các bộ phận tổ chức của BV nói chung - Khoa truyền nhiễm nằm ở 1 góc BV cách xa khoa khác nhằm tránh lây nhiễm chéo. - Các khoa lâm sàng quay quanh khoa hồi sức cấp cứu của BV. - Khoa xét nghiệm nằm xen kẻ các khoa điều trị. BV lớn khoa KB có XN riêng. - Khu vực hậu cần, các kho nên nằm sau BV. Khoa giải phẩu bệnh gần cổng phụ.
  18. III. TỔ CHỨC VÀ CẤU TRÚC BỆNH VIỆN 3.2. Cấu trúc, sắp xếp các bộ phận tổ chức của BV nói chung - Đường đi trong BV phải được lát gạch, đá phẳng đi lại thuận tiện, không bụi bặm. - Trong BV nên xây một vài khuôn viên nhỏ (tiểu công viên). - Sơ đồ cấu trúc của BV theo nguyên tắc một chiều. Người bệnh từ ngoài vào khoa khám bệnh rồi đến các khoa điều trị. Sau khi điều trị khỏi, người bệnh tới các phòng chức năng giải quyết thủ tục giấy tờ rồi ra viện theo cổng chính. Người bệnh tử vong được chuyển đến khoa giải phẩu bệnh và ra theo cổng phụ
  19. III. TỔ CHỨC VÀ CẤU TRÚC BỆNH VIỆN 3.3. Những bộ phận tổ chức chính của bệnh viện đa khoa 3.3.1. Bộ phận hành chính lãnh đạo gồm: - Ban giám đốc - Các phòng chức năng như: + Phòng tổ chức cán bô + Phòng kế hoạch tổng hợp + Phòng hành chính quản trị + Phòng tài chính kế toán + Phòng điều dưỡng trưởng bệnh viện + Phòng chỉ đạo tuyến + …..
  20. III. TỔ CHỨC VÀ CẤU TRÚC BỆNH VIỆN 3.3. Những bộ phận tổ chức chính của bệnh viện đa khoa 3.3.2. Bộ phận chuyên môn gồm: Các khoa lân sàng và cận lâm sàng 3.3.3. Bộ phận phục vụ gồm: Các kho, công xa, nhà giặt, bảo vệ…. 3.3.4. Biên chế: Theo thông tư liên bộ 08/TTLB-BYT-BNV - Dân số trong khu vực phụ trách của BV - Nhiệm vụ của BV - Tình hình bệnh tật của địa phương - Khả năng điều trị ở các tuyến trước
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2