intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Bài 6: Pháp luật thế kỷ XV

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:19

83
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Bài 6: Pháp luật thế kỷ XV bao gồm những nội dung về tình hình pháp luật, bộ Quốc triều hình luật (bố cục của bộ luật, nội dung chủ yếu của bộ luật, những quy định trong lĩnh vực dân sự). Mời các bạn tham khảo bài giảng để bổ sung thêm kiến thức về lĩnh vực này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Bài 6: Pháp luật thế kỷ XV

  1. Bài VI : Pháp luật thế kỷ XV I. Tình hình pháp luật - Do sự phát triển của nhà nước trung ương tập quyền nên hoạt đông lập pháp của nhà Lê đươc đẩy mạnh và có nhiều thành tựu to lớn. - Một số công trình tiêu biểu: Bộ quốc triều hình luật, Hình thư (do Nguyễn Trãi biên soạn), Quốc triều luật lệnh (do Phan Phu Tiên biên soạn), Lê triều quan chế, Thiên Nam dư hạ tập, Hồng Đức thiện chính thư… - Trong đó công trình Quốc triều hình luật ( Bộ luật Hồng Đức) là bộ luật quan trọng và có ảnh hưởng suốt trong suốt cả 4 thế kỷ ( 1428 – 1789).
  2. II. Bộ Quốc triều hình luật 1. Bố cục của bộ luật - Gồm 13 chương với 722 điều, được chia thành 6 tập. - Chương Danh lệ, quy định cụ thể các hình phạt được sử dụng ( xuy, trượng, đồ, lưu, tử của phép ngũ hình; những trường hợp không được nhân nhượng (Thập ác tội); những trường hợp miễn giảm ( bát nghị), chuộc tội bằng tiền, được đền bù... - Chương Cấm vệ ( canh giữ, bảo vệ), chủ yếu quy định vi phạm về cấm cung, vua, thân thích nhà vua, các công trình nhà nước. - Các chương tiếp theo quy định về kỷ luật quân đội, những tội vi phạm phép nước, quan hệ trên dưới, quan hệ gia đình, gia tộc, chế độ ruộng đất, chế độ thừa kế tài sản, vị trí của dân dinh... và các hình thức xét xử, kiện tụng, xử phạt. > Nhận xét: là bộ luật tổng hợp, điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội, được xây dựng dưới quy phạm pháp luật hình sự và áp dụng phổ biến bằng các chế tài hình sự.
  3. 2. Nội dung chủ yếu của bộ luật 2.1. Những quy định trong lĩnh vực hình sự 2.1.1. Những nguyên tắc hình sự chủ yếu - Nguyên tắc vô luật bất hình + Muốn buộc tội phải có đủ chứng cứ buộc tội và phải dựa trên những chứng cứ đúng, không làm sai lệch chứng cứ( Điều 715, 716). + Chỉ bị khép vào loại tội khi trong bộ luật quy định tội danh đó, không được thêm bớt, viễn dẫn tội danh khác ( Điều 722). > Đây là 2 trong 3 nguyên tắc tiến bộ của luật hình tư sản, ra đời trong thời kỳ cách mạng tư sản. - Nguyên tắc chiếu cố: + Chiếu cố theo địa vị xã hội ( Điều 3: tám hạng người được nghị xét giảm tội là Nghị thân, Nghị cố, Nghị hiền, Nghị năng, Nghị công, Nghị quý, Nghị cần và Nghị tân). Trừ tội thập ác, còn nếu vi phạm vào tội tử thì do vua quyết định, nếu phạm từ tội lưu trở xuống thì được giảm 1 bậc, những người thuộc nghị thân được miễn tội đánh roi, đánh trượng, thích chữ vào mặt( riêng họ hàng Hoàng hậu thì phải dùng tiền để chuộc). + Giảm hình phạt cho con cháu của những người có công, con cháu của các bậc đại thần, những người phụ nữ có quan phẩm của chồng... + Chiếu cố theo tuổi tác và đối với người tàn tật, phụ nữ, Theo Điều 16: ( Từ 90 tuổi trở lên, 7 tuổi trở xuống dầu bị tội chết cũng không hành hình; Những người 70 tuổi trở lên, từ 15 tuổi trở xuống hoặc người bị tàn phế,
  4. - Nguyên tắc chuộc tội bằng tiền: quy định một số loại người được chuộc tội bằng tiền, một số loại tội được chuộc bằng tiền hoặc vô ý phạm tội. Mức tiền chuộc tùy thuộc tội nặng nhẹ, địa vị xã hội của người phạm tội. - Nguyên tắc hình sự liên đới: + Được quy định trên cơ sở hôn nhân, huyết thống và đồng cư. + Được biểu hiện ở hai khía cạnh: Một là, khi phạm vào một số tội, người thân thích trong gia đình phải chịu tội thay. Nhằm nâng cao trách của người gia trưởng và đạo hiếu của con cháu mang tư tưởng của đạo đức Nho giáo. Hai là, Đối với những tội nghiêm trọng, nhất là xâm hại đến đến vương quyền, phản quốc thì không những phạm nhân mà vợ con cũng bị chế tài hình sự. - Nguyên tắc giảm trách nhiệm hình sự: Tự vệ chính đáng, tình trạng khẩn cấp, tình trạng bất khả kháng, trường hợp thi hành khẩn cấp mệnh lệnh cấp trên, trường hợp tự thú. - Nguyên tắc người thường tố giác và trừng phạt kẻ che dấu tội phạm. - Nguyên tắc thân thuộc được che dấu hành vi phạm tội cho nhau, trừ tội thập ác.
  5. 2.2 . Tội phạm • Quan niệm tội phạm: - Chế tài hình sự áp dụng cho tất cả các quan hệ xã hội cơ bản. - Không định nghĩa về khái niệm tội phạm nói chung và về từng loại tội phạm nói riêng mà quy định chi tiết các tội phạm cụ thể. - Phân biệt cố ý phạm tội và vô ý phạm tội làm căn cứ cho áp dụng hình phạt. - Quan niệm âm mưu phạm tội và hành vi phạm tội - Bước đầu có sự phân biệt đồng phạm( chủ mưu bị phạt nặng còn kẻ tòng phạm được giảm một bậc). • Các nhóm tội phạm: - Nhóm tội thập ác + Thập ác là 10 trọng tội nghiêm trong xâm hại đến quyền lực tuyệt đối của nhà vua, đến tồn vong quốc gia, xâm hại đến đạo đức cơ bản theo quan niệm Nho giáo phong kiến. + Phạm những tội này không được hưởng giảm hình phạt theo chế độ Bát nghị, không được chuộc tội bằng tiền, không được ân xá, đại xá. Nó thể hiện rõ nhất bản chất giai cấp phong kiến. > Chế định thập ác tội thể hiện rõ nhất bản chất giai cấp của pháp luật phong kiến, trật tự xã hội và gia đình phong kiến theo hệ tư tưởng Nho giáo.
  6. - Những nhóm tội phạm khác: + Các tội xâm phạm sự an toàn, yên tĩnh, lễ nghi của cung phủ ( Chương Cấm vệ). + Các tội xâm phạm trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính, thể thức nghi lễ, trật tự triều đình( Chương Vi chế, Tạp luật, Trá ngụy, Hộ hôn). + Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người; Tội đánh và lăng mạ những người bề trên đều xem là có dấu hiệu tăng nặng. + Các tội xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn chế độ phong kiến ( Chương Vệ cấm, Đạo tặc). + Các tội phạm quân sự ( quan phạm tội thì được xử nhẹ hơn lính). + Các tội xâm phạm chế độ sở hữu ruộng đất và tài sản của người khác ( Chương Điền sản, Đạo tặc, Tạp luật). + Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình và các tội tình dục ( Hộ hôn,Thông gian, Đấu tụng). + Tội xâm phạm hoạt động tư pháp( Chương Bộ vong,Đoán ngục,Vi chế,Trá ngụy, Tạp luật).
  7. c. Hình phạt * Quan niệm về hình phạt - Hình phạt là chế tài áp dụng đối với các hành vi vi phạm trong các lĩnh vực hình sự, dân sư, hôn nhân gia đình , đạo đức, tín ngưỡng… - Quan niệm quy định chi tiết , quá cụ thể về hình phạt. - Căn cứ vào dấu hiệu cố ý phạm tội và vô ý phạm tội để xét giảm hay tăng nặng hình phạt. * Những hình phạt cụ thể : Ngũ hình và ngoài ngũ hình - Ngũ hình là 5 loại hình phạt + Hình phạt xuy ( đánh roi).Phạm tội này có thể kèm theo phạt tiền, biếm chức. + Hình phạt trượng ( đánh gậy), chỉ áp dung cho nam giới. Nó có thể là hình phạt chính và cũng có thể là hình phạt phụ. + Hình phạt đồ: 3 bậc Bậc 1 làm dịch đinh( Nam) và dịch phụ ( nữ). Bâc 2 làm trượng phường binh( đối với nam), và Xuy thất tỳ ( đối với đàn bà). Bậc 3 : Làm chủng điền binh( Nam ) và Thung thất tỳ (nữ). + Hình phạt lưu: Lưu cận châu, lưu ngoại châu, lưu viễn châu ( lao đông cải tạo). + Hình phạt tử: Thắt cổ( giảo),chém đầu ( trảm); Chém bêu đầu (khiêu): Lăng trì( tùng xẻo).
  8. - Những hình phạt ngoài ngũ hình + Biếm chức: Là hình phạt độc đáo trong bộ luật Hồng Đức. + Phạt tiền : 3 bậc được quy định mức tối thiểu, tối đa. + Tịch thu tài sản Là hình phạt phụ và có 2 múc độ ( toàn bộ tài sản hoặc một phần tài sản). + Thích chữ là hình phạt phụ áp dụng đối với các tội lưu , đồ, trượng, xuy. + Sung vợ con người phạm tội làm nô tỳ: áp dung đối với các tội mưu phản, mưu đại nghịch, mưu bạn.
  9. 2.2. Những quy định trong lĩnh vực hôn nhân gia đình Một mặt bảo vệ chế độ tư hữu gia tộc phụ quyền, hôn nhân mang tính chất gia trưởng, tam tòng, trật tự đẳng cấp. Nhưng mặt khác đã ghi nhân một số tiến bộ mang tính dân tộc sâu sắc. 2.2.1. Hôn nhân 2.2.1.1. Kết hôn: điều kiện kết hôn; hình thức kết hôn và thủ tục kết hôn. - Điều kiện kết hôn + Phải có sự đồng ý của 2 bên cha mẹ hoặc bậc thân thuộc bề trên hoặc của trưởng thôn. - Tuổi kết hôn: 18 tuổi đối với con trai, 16 tuổi đối với con gái ( Không được quy định trong bộ luật nhưng được quy định trong văn bản khác là Lễ Hồng Đức hôn giá). - Hình thức và thủ tục kết hôn: 2 giai đoạn + Đính hôn (hứa hôn): Coi như có giá trị pháp lý, nhưng chưa có giá trị thực tế. + Thành hôn( lễ cưới) : đánh dấu thực tế của hôn nhân
  10. 2.2.1.2 : Chấm dứt hôn nhân - Do vợ hoặc chồng chết trước : - Nếu chồng chết trước, quan hệ nhân thân vẫn tồn tại trong thời gian vợ để tang chồng; đối với vợ chết trước thì quan hệ nhân thân chấm dứt ngay. - Ly hôn + Vi phạm vào các điều cấm kết hôn( Hôn nhân trái pháp luật) + Khi vợ phạm vào 7 lỗi ( thất xuất) + Vợ xin ly hôn vì chồng bỏ lững vợ 5 tháng không đi lại, nếu có con thì 1 năm, hoặc chồng mắng nhiếc cha mẹ vợ một cách phi lý.
  11. 2.2.2. Quan hệ gia đình Quan hệ gia đình gồm 2 mặt là quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân 2.2.2.1. Quan hệ tài sản: gồm định đoạt tài sản trong gia đình và quyền thừa kế. - Quyền định đoạt tài sản gia đình thuộc về người gia trưởng ( Chồng, cha, mẹ). - Quyền thừa kế được đề cập đến trong những quy định về chế độ thừa kế. 2,2,2,2. Quan hệ nhân thân - Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng + Nghĩa vụ phục tùng chồng + Nghĩa vụ chung thủy + Nghĩa vu để tang chồng 3 năm + Quyền được giảm hình phạt theo quan phẩm của chồng. Nhận xét: Quy đinh bất bình đẳng trong quan hệ vợ chồng. Nhưng một số trường hợp khác đã bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ, đó là nết tiến bộ của bộ luật hồng Đức
  12. - Quan hệ nhân thân giữa cha mẹ và con cái + Con cái không được chưởi mắng ông bà, cha mẹ, có nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà, cha mẹ. + Nghĩa vụ chịu tội thay ông bà, cha mẹ tội phạt roi, tội phạt trượng. + Nghĩa vụ không được kiện cáo ông bà, cha mẹ + Nghĩa vụ che dấu tội cho ông bà, cha mẹ. +Nghĩa vụ để tang. + Quyền được giảm hình phạt theo quan phẩm của cha. + Về phía cha me: Có quyền quyết định chỗ ở của con cái, nghĩa vụ nuôi dạy con cái, quyết định hôn nhân cho con cái, quyền từ con nếu con bất hiếu. Con cái phạm tội cha mẹ phải liên đới chịu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại.
  13. - Quan hệ nhân thân giữa các thân thuộc khác + Giữa vợ cả và vợ lẻ + Quan hệ giữa anh chị em với nhau + Vai trò của người tôn trưởng Nhận xét: Một mặt chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán và lễ giáo phong kiến khắt khe. Mặt khác củng cố sự hòa thuận trong gia đình và phần nào đề cao, bảo vệ địa vị của người phụ nữ.
  14. 3. Những quy định trong lĩnh vực dân sự 3.1. Sở hữu và hợp đồng ruộng đất 3.1.1. Đối với sở hữu ruông đất công - Nhà nước ban hành chính sách quân điền và lộc điền, xác định cho những diện được sử dụng ruộng đất công - Những điều cấm vi phạm với ruộng đất công. - > Ruộng đất công được bảo vệ một cách toàn diện và chặt chẽ. Nó không phải là đối tượng của hợp đồng mua bán. 3.1.2. Các quy địnhbảo vệ ruông đất tư và hợp đồng về ruộng đất: - Những quy định cấm vi phạm đến ruông đất tư hữu - Hợp đồng về mua bán ruộng đất: Có hiệu lực pháp lý khi có đủ cả 3 điều kiên. - Hợp đồng cầm cố ruộng đất ( khế ước điển mại – bán tạm) người bán có quyền chuộc lại trong vòng 30 năm. - Hợp đồng thuê mướn ruộng đất: Giá thuê được ấn định bằng tiền hoặc một phần hoa lợi. - Về hình thức hợp đồng ( văn khế): phải có chứng thực của một quan viên trong làng xã.
  15. 3. 1. 3. Các loại hợp đồng khác - Hợp đồng vay nợ: Cấm gộp lãi vào tiền gốc. Trong họ 30 năm, ngoài họ 20 năm. Biện pháp bảo đảm là bảo lãnh ( người trả thay) - Hợp đồng thuê mướn nhân công và tài sản khác: quy định quyền, nghĩa vụ và chế tài. - Hợp đồng giữ gữi: dự liệu các trường hợp vi pham và chế tài tương ứng. - Chủ thể hợp đồng: thường là cha me, vợ chồng với tư cách gia trưởng( Con cái ở chung với cha mẹ, ông bà không có tài sản nên không phải là chủ thể của hợp đồng). Con gái, trẻ mồ côi bán mình thi phải có người bảo lãnh, người cô độc 15 tuổi trở lên bán mình thì được luật cho phép. - Nguyên tắc hợp đồng: Ưng thuận ( thoả thuận ) và trung thực theo luật định. - Hợp đồng vô hiệu: Vi phạm về ý chí ( Điều 355, 638), vi phạm về năng lực chủ thể (313, 377), vi phạm về đối tượng hợp đồng (Điều
  16. 3.2. Thừa kế 3.2.1. Thừa kế theo di chúc - Hình thức di chúc: di chúc miệng và di chúc viết. - Nguyên tắc lập di chúc của người ( cha, mẹ) có tài sản được tôn trọng. Chia như thế nào và truât quyền thừa kế của con do người lập di chúc quyết định. - Quy định: ngoài phần hương hoả, phần còn lại được chia cho các con. - 3.2.2. Thừa kế theo luật: Cha mẹ chết không có chúc thư hoặc chúc thư không hợp pháp. - Có 2 hàng thừa kế ( Hàng thứ nhất là các con; hàng thứ 2 là cha mẹ hoặc người thừa tự). - Nội dung: (TNC). + Quan hệ hàng thừa kế thứ nhất: chỉ phát sinh khi cha mẹ đã chết: Trù 1/20 hương hoả. Con vợ cả bằng nhau, con vợ lẻ kém vợ cả. Con nuôi không ở từ bé gấp đôi người thừa tự, nếu ở từ bé mà không có con đẻ thì được hưởng cả. + Quan hệ hàng thừa kế thứ 2: Được phát sinh khi hôn nhân không có con mà một người chết (Quy định trong 3 trường hợp). • Trường hợp 1: Nếu chồng chết trước: Phu gia điền sản( ½ vợ, nữa còn lại chia đều cho vợ và người thừ tự). Tần tảo điền sản ( Vợ ½ Cộng với 2/3 của người chồng đã mất nhưng không được làm của riêng mà khi tái giá phải trả cho người thừa tự, còn 1/3 người thừa tự. Nếu cha mẹ còn thì toàn bộ Phu gia điền sản thuộc về cha mẹ chồng).
  17. Nếu vợ chết trước: như trên nhưng chỉ khác nếu chồng lấy vợ khác vẫn được chiếm dụng suốt đời. • Trường hợp 2: Nếu vợ chết trước : Nếu cha mẹ chồng còn sống ( thê gia điền sản: Chồng ½, cha mẹ chồng ½). Nếu cha mẹ chồng đã chết (Thê gia điền sản: người thừa tự 1/3, chồng 2/3). Nếu chồng chết trước : thì tương tự nhưng khi vợi cải giá thì phải trả lại. • Trường hợp 3: vợ chồng có con, một ngừơi chết trước người kia lấy người khác không có con. Nếu vợ trước chết trước, chồng lấy vợ khác không có con: Với Phu gia điền sản( Nếu vơ trước 1 con thì phu gia điền sản của người vợ sau được hưởng 1/3 và nếu vợ trước 2 con trở lên thì bằng phần của con vợ đầu). Với Tần tảo điền sản với vợ trước ( ½ thuộc con vợ trước, ½ được chia cho con chồng vợ trước và vợ sau theo tỷ lệ trên). Với Tần tảo điền sản vơi vợ sau: ½ của vợ sau, ½ chia cho vợ sau và con chồng theo tỷ lệ trên nhưng khi tái giá hoặc chết thì thuộc về nhà chồng). Nếu chồng chết trước: thì tài sản cũng dược chia tương tự như vợ chết trước. Như vây: Luật cấm Vợ hoặc chồng khi lấy vợ khác bán ruộng đất của lần hôn nhân trước ( Điều 377) nhằm bảo tồn tài sản cho con cháu sau này thừa kế. Nhận xét: Chế độ thừa kế một mặt thể hiện chế độ gia trưởng phong kiến. Nhưng mặt khác nó ghi nhận những nét tiến bộ nổi bật : vợ có quyền quản lý tài sản trong gia đình khi chồng mất, phụ nữ có quyền thừa kế, không phân biệt con trai, con gái.
  18. 4. Những quy đinh về tố tụng 4.2. Thẩm quyền và trình tự tố tụng của các cấp chính quyền : 4 cấp - Cấp xã: Xã quan sử những vụ tranh chấp nhỏ nhặt trong làng xã mà chủ yếu là giải quyết bằng biện pháp hòa giải đối với đương sự. - Cấp huyện, quan huyện xét xử lại những vụ xã quan xử không hợp lẽ. - Cấp Lộ và Phủ: Quan Lộ xét lại những vụ việc nhỏ và xét xử lại những vụ mà quan huyện xử không hớp lẽ; quan phủ xét xử những vụ việc trung bình. - Cấp triều đình: xét xử những vụ án lớn và xử lại những vụ mà cấp Lộ, Phủ xử không hợp lẽ. 4.3. Một số thủ tục tố tụng: - Thủ tục đơn kiên, đơn tố cáo - Thủ tục tra hỏi và tra khảo - Thủ tục xử án và thời hạn xử - Thủ tục giam giữ và thi hành án - Thời hạn xử án; Điều 678 quy định chế tài nghiêm khắc: Quá 1 tháng biếm tước, quá 3 tháng bãi chức, quá 5 tháng phạt đồ. > Nhận xét: Bước đầu tạo ra một chu trình khép kín trong quá trình tố tụng.
  19. Tóm lai: đánh giá về pháp luật thời Lê Sơ - Hoạt động lập pháp được nhà nước đặc biệt quan tâm. - Pháp luật là công cụ sắc bén để bảo vệ vương quyền và giai cấp địa chủ. - Thành tựu của bộ luật Hồng Đức có sự sáng tạo cao mang đậm tính cách Việt nam và có nhiều điểm tiến bộ bảo vệ quyền lợi người dân, tầng lớp nô tỳ, tầng lớp dưới... Bảo vệ tư liệu sản xuất trong nông nghiệp. Đặc biệt nó nó chú ý đến địa vị và quyền lợi của người phụ nữ, quan tâm chiếu cố người già, trẻ con, người tàn tật... - Sự tiếp thu có chọn lọc pháp luật phong kiến Trung Quốc, “Việt hóa” phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và cách ứng xử mang tính mềm dẻo của cốt cách văn hóa, tâm lý của cộng đồng người Việt (Ruộng hương hoả...) - Nó đạt đến trình độ lập pháp cao so với các nước phương Đông lúc bấy giờ và để lại những giá trị quý báu đối với hoạt động lập pháp của chúng ta ngày nay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2