YOMEDIA
ADSENSE
Bài giảng Biên tập audio và video: Phần 1 - Tạ Thị Thảo
431
lượt xem 54
download
lượt xem 54
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
(NB) Bài giảng Biên tập audio và video có cấu trúc gồm 4 chương và được chia thành 2 phần. Phần 1 sau đây sẽ trình bày một số khái niệm về video – audio và biên tập video với premiere. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt các nội dung chi tiết.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Biên tập audio và video: Phần 1 - Tạ Thị Thảo
- Bài giảng Biên tập Audio và Video – Ngành Truyền thông Đa phương tiên TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG BỘ MÔN TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN BÀI GIẢNG BIÊN TẬP AUDIO VÀ VIDEO (Dùng cho sinh viên ngành Truyền thông Đa phương tiện) Lưu hành nội bộ Tập thể biên soạn: 1. Tạ Thị Thảo Thái Nguyên, 2015 1 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng Biên tập Audio và Video – Ngành Truyền thông Đa phương tiên MỤC LỤC CHƯƠNG 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ VIDEO – AUDIO .................................... 4 1.1. Một số khái niệm quan trọng ............................................................................... 4 1.1.1. Video CAM, TeleSyns (TS), TeleCine (TC) ............................................... 4 1.1.2. Screenner (SCR), DVD-Screenner (DVDSCR), R5 .................................... 4 1.1.3. DVDRip, BluRay và HDDVD, VHSRip, TVRip ........................................ 4 1.2. Một số định dạng ................................................................................................. 5 1.2.1. VCD, SVCD ................................................................................................. 5 1.2.2. DivX/XviD và DVD-R................................................................................. 5 1.3. Tìm hiểu về HD ................................................................................................... 5 1.3.1. Khái niệm về HD.......................................................................................... 5 1.3.2. Hệ thống phần cứng để xem HD .................................................................. 6 1.4. Một số khái niệm về Audio ................................................................................. 6 1.4.1. Sample Rate.................................................................................................. 6 1.4.2. Sample Size .................................................................................................. 7 1.4.3. Âm thanh uncompressed .............................................................................. 7 1.4.4. Âm thanh Lossness....................................................................................... 7 1.4.5. Âm thanh Lossy ........................................................................................... 7 1.4.6. CBR .............................................................................................................. 8 1.4.7. ABR .............................................................................................................. 8 1.4.8. VBR .............................................................................................................. 8 1.4.9. Dual Channels .............................................................................................. 8 1.4.10. Stereo .......................................................................................................... 8 1.4.11. Joint Stereo ................................................................................................. 9 1.5. Một số khái niệm khác......................................................................................... 9 1.5.1. Bitrate ........................................................................................................... 9 1.5.2. Resolution (Độ phân giải) ............................................................................ 9 1.5.3. Tìm hiểu về NTSC và PAL ........................................................................ 10 CHƯƠNG 2: BIÊN TẬP VIDEO VỚI PREMIERE ............................................... 12 2.1. Một số chức năng cơ bản của Adobe Premiere Pro CS4 ................................... 12 2.1.1. Khởi tao Project.......................................................................................... 12 2.1.2. Một số thiết lập cho khu vực Preview và Timeline.................................... 16 2.2. Phương pháp biên tập Video ............................................................................. 18 2.2.1. Biên tập Track trên thanh Timeline............................................................ 18 2.2.2. Làm việc với các Tools của Workplace ..................................................... 19 2.2.3. Một số công cụ biên tập nâng cao .............................................................. 21 2.3. Kỹ xảo và hiệu ứng. ........................................................................................... 27 2.3.1. Một số hiệu ứng căn bản. ........................................................................... 27 2.3.2. Hiệu ứng ánh sáng. ..................................................................................... 29 2 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng Biên tập Audio và Video – Ngành Truyền thông Đa phương tiên 2.3.3. Một số hiệu ứng nâng cao .......................................................................... 33 2.3.4. Mộ số hiệu ứng về màu sắc. ....................................................................... 37 2.3.5. Hiệu ứng chuyển cảnh. ............................................................................... 38 2.3.6. Làm việc với Keyframe .............................................................................. 42 2.4. Chèn văn bản vào Video .................................................................................... 46 2.4.1. Thiết kế các kiểu chữ cơ bản ...................................................................... 46 2.4.2. Một số công cụ soạn thảo khác. ................................................................. 49 2.5. Làm việc với keyframe, tạo chuyển động trong Premiere................................. 52 2.6. Phương pháp xuất phim trong Premiere ............................................................ 54 2.6.1. Xuất ra định dạng AVI ............................................................................... 54 2.6.2. Xuất phim theo định dạng MPG ................................................................ 56 2.6.3. Xuất tập tin theo một số định dạng khác. ................................................... 58 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP BIÊN TẬP VIDEO VỚI AFTER EFFECT ....... 62 3.1. Giới thiệu tổng quan về phần mềm After Effects .............................................. 62 3.1.1. Giới thiệu giao diện After Effect ................................................................ 62 3.1.2. Tạo và import một Project .......................................................................... 64 3.2. Làm việc với Timeline và cách key điểm .......................................................... 68 3.3. Tạo chuyển động trong After Effect .................................................................. 70 3.4. Các hiệu ứng cơ bản trong After Effects ........................................................... 76 3.5. Sử dụng mặt nạ trong After Effects. .................................................................. 76 3.6. Tạo chữ trong After Effect ................................................................................ 76 3.7. Xuất video.......................................................................................................... 82 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP BIÊN TẬP ÂM THANH TRONG ADOBE PREMIERE. ....................................................................................................................... 83 4.1. Tìm hiểu về một số chức năng của Audio ......................................................... 83 4.1.1. Audio Track................................................................................................ 83 4.1.2. Một số thao tác với track Audio ................................................................. 83 4.2. Một số chức năng nâng cao của Audio trong Adobe Premiere. ........................ 85 4.2.1. Một số thao tác với âm thanh trong một Video .......................................... 85 4.2.2. Làm việc với Keyframe của Audio ............................................................ 87 4.2.3. Phương pháp thu âm cho Video. ................................................................ 89 4.3. Áp dụng hiệu ứng cho Audio. ........................................................................... 90 4.3.1. Hiệu ứng Channel Volume ......................................................................... 90 4.3.2. Tăng – giảm âm thanh Bass. ...................................................................... 90 4.3.3. Hiệu ứng chuyển tiếp cho Audio. ............................................................... 91 3 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng Biên tập Audio và Video – Ngành Truyền thông Đa phương tiên CHƯƠNG 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ VIDEO – AUDIO 1.1. Một số khái niệm quan trọng 1.1.1. Video CAM, TeleSyns (TS), TeleCine (TC) a. Video CAM Bản Cam là bản sao chép từ phim chiếu rạp, thường được thu bằng Camera kỹ thuật số. Một số trường hợp thuận lợi thì dùng được giá đỡ nhưng rất hiếm, vì thế bản Cam thường bị rung và đôi khi được quay từ góc (không trực diện). Âm thanh được thu trực tiếp từ Microphone của Camera nên đôi khi bị trộn lẫn với tiếng của khán giả, chất lượng rất thấp. b. TeleSync (TS) Thiết bị dùng tương tự như Cam nhưng dùng thiết bị thu âm rời nên chất lượng âm thanh tốt hơn bản Cam, đôi khi bản TS được thu từ rạp trống hay từ buồng chiếu với một Camera chuyên nghiệp. c. TeleCine (TC) Máy Telecine sẽ sao chép phim một cách số hóa từ cuộn phim nhựa. Âm thanh và hình ảnh rất tốt, tuy nhiên sẽ phụ thuộc vào chất lượng của máy, vì vậy hình và tiếng thường bị lệch nhau, chất lượng chấp nhận được. 1.1.2. Screenner (SCR), DVD-Screenner (DVDSCR), R5 a. Screenner (SCR) Bản thử của băng VHS, thường được đưa tới các tiệm cho thuê hay những nơi xem thử - tỉ lệ thường là 4:3 (fill screen), đôi khi trong phim xuất hiện dòng chữ cảnh báo (copyright và anti-copy telephone number). Phần lớn bản SCR được chuyển thành VCD (chất lượng tương đương VCD). b. DVD-Screenner (DVDSCR) Là dạng DVD được phát cho chủ rạp phim để xem thử trước khi mua. Chất lượng đẹp gần như DVDRip. Nhưng thường bị những dòng chữ cảnh báo “property of …” thỉnh thoảng chạy ngang qua màn hình (chất lượng tương đương SVCD hay DivX/XviD). c. R5 R5 có nghĩa là Region 5, đây là chia vùng địa lý của DVD. Region 5 là vùng Nga và các nước Đông Âu, … Chất lượng tốt hình đẹp như DVDRip, tuy nhiên R5 lại sử dụng đường âm thanh như là TS chứ không được AC3 như DVD ở các vùng khác. Chuẩn này là do nhà sản xuất DVD cố ý thực hiện để rút ngắn thời gian phát hành DVD. 1.1.3. DVDRip, BluRay và HDDVD, VHSRip, TVRip a. DVDRip 4 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng Biên tập Audio và Video – Ngành Truyền thông Đa phương tiên Phiên bản sao chép của DVD phát hành, chất lượng tốt hơn bản DVDSCR. Chất lượng hình ảnh âm thanh tuyệt hảo. Nếu muốn xem một phim cho trọn vẹn thì tốt nhất là mua bản DVDRip. b. BluRay và HDDVD Video độ phân giải cao, thường là 720 pixels hoặc 1080 pixels, rip từ đĩa BlueRay hoặc HDDVD, chất lượng cao hơn cả DVDRIP, nhưng dung lượng lớn, trung bình khoảng 8GB/phim. c. VHSRip Là bản copy từ băng VHS d. TVRip Là bản thu từ TV. Thông thường DVD phim được phát hành sau khoảng 1 tháng kể từ khi phim được chiếu rạp. Đôi khi ở Việt Nam phim mới được bán dưới dạng DVD nhưng được chép từ các bản TS hoặc TC. 1.2. Một số định dạng 1.2.1. VCD, SVCD VCD Định dạng MPEG-1. Với Bitrate cố định là 1150 kbps ở độ phân giải 350 x 240 (NTSC) – 30 fps, 252x288 (PAL) – 25fps. VCD được thu từ các nguồn chất lượng thấp (Cam/TS/TC.Screenner/Tvrip(analogue)) để giảm dung lượng tập tin. SVCD Định dạng MPEG-2 (gần giống định dạng của DVD). Độ phân giải 480x480 (NTSC) – 30 fps, 480x576 (PAL) – 25 fps, cho phép Bitrate lên tới 2500 kbps. 1.2.2. DivX/XviD và DVD-R DivX/XviD Bàn nén từ DVD, có thể nén 2 giừ phim chất lượng tốt vào một đĩa CD. Chất lượng tốt và dung lượng nhỏ (cần cài thêm bộ phần mềm giải nén để xem phim trong máy tính) DVD-R Dạng DVD thông dụng, chứa 4.7 GB dữ liệu cho mỗi mặt (hiện nay cũng có loại DVD hai mặt). 1.3. Tìm hiểu về HD 1.3.1. Khái niệm về HD HD (High Definition) hay HDTV (Hight definition Televison) là chuẩn video với độ nét cao. HDTV là một thuật ngữ chỉ các chương trình TV kỹ thuật số, các tập tin đa phương tiện (movies, audio, game, …) được trình chiếu với độ phân giải cao hơn các chuẩn thông thường đã có trước đây (PAL, SECAM, NTSC). Độ phân giải 5 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng Biên tập Audio và Video – Ngành Truyền thông Đa phương tiên cao giúp hình ảnh trung thực, chi tiết hơn rất nhiều, tuy nhiên cũng vì thế yêu cầu năng lực nguồn phát, khả năng trình chiếu (playback) của thiết bị tiếp nhận cũng như băng thông của hệ thống rất cao. Lịch sử HD theo Wikipedia thì bắt đầu từ một sự án trong quân đội Liên Xô năm 1958 đã tạo ra một hệ thống có khả năng trình chiếu khung hình 1125 dùng cho mục đích quân sự. Tuy nhiên, chương trình phát sóng thương mại đầu tiên thuộc về người Nhật năm 1969 nhưng vì “lý do kỹ thuật” nên không thể trở thành một xu hướng mới trong phát sóng. Thuật ngữ HDTV như hiện nay được giới thiệu lần đầu tiên ở Mỹ năm 1996 và chương trình phát sóng đầu tiên ở Mỹ vào năm 1998, cho đến nay các chương trình HDTV đã được phổ dụng hoàn toàn. Hình 1.1 dưới đây mô tả khung hình HDTV so với các chuẩn trước đây, tuy nhiên HD còn đi liền với nguồn âm thanh đa kênh DTS, AC3. Hình 1.1.So sánh giữa các chuẩn 1.3.2. Hệ thống phần cứng để xem HD Đối với các hệ thống máy tính, tất nhiên cấu hình càng cao càng tốt, vì trong quá trình giải mã và phát phim HD, trình player (Media Classic Player hoặc các trình Player khác có thể chạy được HD) sử dụng khá nhiều tài nguyên của hệ thống. Tùy theo độ phân giải của màn hình mà nó hiển thị, tức độ phân giải của màn hình càng cao, máy tính càng phải hoạt động nhiều. Bạn cũng phải cài đặt các Codec hỗ trợ giải mã Video và Audio HD. 1.4. Một số khái niệm về Audio 1.4.1. Sample Rate Là số sample (tạm dịch là mẫu) trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một giây) của âm thanh kỹ thuật số, quyết định trực tiếp tới chất lượng âm thanh. 6 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng Biên tập Audio và Video – Ngành Truyền thông Đa phương tiên Khi một tập tin âm thanh dạng số được ghi lại, nó phải được chuyển vào một chuỗi những mẫu (series of samples) mà bản thân chúng có thể lưu lại được trên bộ nhớ, trên các thiết bị lưu trữ kỹ thuật số. Sample rate sẽ thông báo cho ta biết trong tập tin âm thanh có bao nhiêu mẫu được ghi lại trong một giây. Đơn vị của sample rate là Hz. Ví dụ: một tập tin âm thanh được ghi ở sample rate 44100 Hz sẽ cần đến 44100 mẫu/ giây để lưu giữ âm thanh trong một chuỗi mẫu. Sample rate càng cao, chất lượng của chuỗi mẫu càng tốt và càng ít xảy ra hiện tượng gọi là aliasing (là hiện tượng xuất hiện những tần số âm thanh không mong muốn sinh ra bởi việc thiếu hụt thông tin từ sample rate). 1.4.2. Sample Size Mỗi mẫu (sample) sẽ cần một lượng bít nhất định để lưu trữ gọi là sample size, và ta có thể tính toán dung lượng cần thiết cho một sample. Ví dụ, với âm thanh 16 bit, ta cần sử dụng 16 bit hay 2 byte cho một mẫu (8 bit = 1 byte). Như vậy một giây âm thanh với sample rate 44100/16 bit môn (một kênh âm thanh) sẽ có độ lớn là 44100 x 2 = 88200 byte. Nếu cũng với các thông số như vậy nhưng thay vì môn, ta sử dụng stereo (2 kênh âm thanh), dung lượng sẽ phải nhân đôi và trở thành 176400 byte. Đây là lý do vì sao âm thanh vòm hay các âm thanh sử dụng nhiều kênh khác lớn hơn rất nhiều so với âm thanh stereo hay môn mặc dù chúng cũng được nén ở cùng chất lượng. 1.4.3. Âm thanh uncompressed Âm thanh uncompressed là loại âm thanh không áp dụng cho bất kỳ phương pháp nén nào. Được sử dụng dưới định dạng WAV hay PCM. Âm thanh loại này thường trung thực và hay hơn các loại khác (MP3, WMA). 1.4.4. Âm thanh Lossness Âm thanh Lossness là loại âm thanh sử dụng phương pháp loại bỏ những dữ liệu không liên quan tồn tại trong tập tin gốc để thu được một tập tin nhỏ hơn nhưng vẫn giữ được chất lượng như ban đầu. Âm thanh xử lý lossness sẽ có bitrate thấp hơn so với âm thanh chưa nén. Âm thanh lossness được sử dụng rộng rãi và phát triển thành những định dạng quen thuộc như AC3, AAC, DTS, MPEG-1/2/3, Vorbis, Real Audio,… 1.4.5. Âm thanh Lossy Âm thanh Lossy là loại âm thanh thu được khi sử dụng những phần mềm Encode âm thanh. Đây là loại âm thanh bị giảm chất lượng vì quá trình lossy encode sẽ không giữ nguyên những phần cần thiết trong tập tin âm thanh gốc. 7 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng Biên tập Audio và Video – Ngành Truyền thông Đa phương tiên Ví dụ: Khi encode (chuyển đổi) từ WAV sang MP3, bạn đã thực hiện phương pháp lossy encode cho tập tin âm thanh WAV chưa nén của mình. Tập tin MP3 thu được đã bị giảm chất lượng so với tập tin gốc, nó là âm thanh lossy. Chất lượng âm thanh sẽ xấu hơn nếu chuyển đổi tập tin MP3 lossy thành OGG (hay một định dạng khác), tập tin OGG thu được đã bị quá trình encode lossy giảm chất lượng tới 2 lần. Đó là lý do bạn không nên encode quá nhiều lần một âm thanh nhất định. 1.4.6. CBR CBR (Constant Bit Rate): là bitrate của một stream (chuỗi) và là một hằng số không thay đổi tại bất kỳ điểm nào của stream. Sử dụng bitrate cố định để mã hóa toàn bộ tập tin. Đây là thiết lập mặc định của hầu hết các máy nghe nhạc. 1.4.7. ABR ABR (Averate Bit Rate): là stream có thể sử dụng bitrate thay đổi cho mỗi frame, nhưng bitrate trung bình của toàn bộ stream là cố định. Gần giống VBR ngoài trừ kích thước tập tin biết trước (với VBR, kích thước tập tin có khi lớn, có khi nhỏ tùy vào độ phức tạp của âm thanh) nhờ điều chỉnh mức thay đổi quanh giá trị bitrate trung bình ấn định trước. 1.4.8. VBR VBR(Variable Bit Rate): là stream có thể được sử dụng bitrate thay đổi cho mỗi frame và tùy biến để đạt được bitrate cần thiết cho mỗi frame, vì vậy bitrate trung bình không thể xác định trước khi encode hay tính toán cụ thể, … Sử dụng bitrate thay đổi tùy theo yêu cầu của từng đoạn âm thanh. Thường thì VBR cho chất lượng tốt hơn với kích thước tập tin nhỏ hơn CBR nhờ cấp phát bitrate “thông minh” hơn. Tất cả định dạng “lossless” đều được mã hóa theo VBR, nhiều định dạng “lossy” mới (như WMA phiên bản 9) cũng hỗ trợ VBR. Nhiều máy nghe nhạc đời mới đã có hỗ trợ VBR nhưng những máy nghe nhạc đời cũ có thể không “hiểu” đúng VBR. 1.4.9. Dual Channels Là chuẩn audio tích hợp bởi hai kênh mono, nghĩa là mỗi kênh sẽ được encode với một nửa của toàn bộ bitrate. 1.4.10. Stereo Là chuẩn audio tích hợp bởi hai kênh âm thanh độc lập với nhau. Bitrate cung cấp giữa hai kênh âm thanh thay đổi phù hợp với lượng thông tin được chứa trong mỗi kênh. 8 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng Biên tập Audio và Video – Ngành Truyền thông Đa phương tiên 1.4.11. Joint Stereo Chuẩn này cũng tích hợp hai kênh âm thanh nhưng có một bước tiến xa hơn vì có thể sử dụng được những mẫu chung thường xuất hiện ở cả hai kênh. Do đó độ nén sẽ tốt hơn so với stereo bình thường. 1.5. Một số khái niệm khác 1.5.1. Bitrate Bitrate là lượng dữ liệu chuyển từ tập tin phim lên CPU trong một giây để xử lý giải mã thành hình ảnh và âm thanh. Bitrate càng cao phim càng đẹp, âm thanh càng hay nhưng cũng đồng nghĩa với việc CPU phải giải quyết càng nhiều công việc. 1.5.2. Resolution (Độ phân giải) Độ phân giải của phim HD tính bằng chiều ngang, tức là 1920 đối với 1080 p/I hoặc 1280 đối với 720p phân với chiều dọc (biến đổi tùy theo phim) của diện tích hình ảnh (không tính phần băng đen). Ví dụ: 1080i/p ở tỉ lệ 16:9 có độ phân giải 1920 x 1080 tương đương với 2.01 MPx (megapixel). 1080i/p ở tỷ lệ 2.39:1 có độ phân giải 1920 x 803 tương đương 1.54 MPx. 720p ở tỷ lệ 16:9 có độ phân giải 1280 x 720 tương đương 0.92 MPx. 720p ở tỷ lệ 2.39:1 có độ phân giải 1280 x 536 tương đương 0.69 MPx. Trên lý thuyết 1080p cho hình ảnh chi tiết hơn 720p gấp đôi. Tuy nhiên, trên thực tế sự chênh lệch này khó phân biệt bằng mắt thường trên cả TV 720p (HD ready) và 1080p (Full HD). Đối với TV 720p, việc thể hiện 1080p cũng chỉ cho độ chi tiết ngang với 720p vì đó là giới hạn phân giải của Panel (ô màu). Đối với TV 1080p kích thước 46” (inch) trở xuống thì ở khoảng cách 2.5m (khoảng cách xem phim đảm bảo) cũng rất khó phân biệt sự khác biệt vì tại vị trí này kích cỡ pixel quá nhỏ để có thể nhận biết bằng mắt thường. Ưu thế của 1080p chỉ có thể nhận biết bằng mắt thường dễ dàng khi màn hình lớn hơn 60”, lúc ấy phim 720p bắt đầu có hiện tượng rạn hình đủ để nhận biết bằng mắt thường. Hình 1.2. dưới đây thể hiện mối tương quan giữa Bitrate, Resolution với chất lượng HD: 9 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng Biên tập Audio và Video – Ngành Truyền thông Đa phương tiên 1.5.3. Tìm hiểu về NTSC và PAL Mặc dù hệ thống truyền hình tương tự và video được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới nhưng các quốc gia khác nhau lại sử dụng các tiêu chuẩn video khác nhau. Phổ biến nhất đó là NTSC (National Television System Committee) và PAL (Phase Alternating Line). NTSC là tiêu chuẩn video tương tự được sử dụng ở Bắc Mỹ và hầu hết Nam Mỹ. Ở tiêu chuẩn NTSC có 30 khung hình ảnh được truyền đi trong mỗi giây (Fps). Mỗi khung hình được tạo bởi 525 dòng quét đơn. PAL cũng là tiêu chuẩn video tương tự, nhưng so với NTSC số dòng quét cao hơn, lên tới 625 dòng đơn cho mỗi khung hình. Nhưng số khung truyền đi trong mỗi giây là 25 khung. Sự khác biệt giữa PAL và NTSC bắt nguồn sâu xa từ hệ thống năng lượng mà thế giới đang sử dụng. Ở Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, và một số quốc gia ở Châu Mỹ sử dụng hệ thống điện có tần số 60 Hz, vì lý do về kỹ thuật xử lý thông tin số dải truyền đi phụ thuộc vào tần số của dòng điện. Vì vậy tín hiệu được xử lý và truyền đi thành 60 dải trong một giây (thông thường còn gọi là tần số quét nang 60 Hz). Hầu hết các công nghệ truyền hình hay video đều sử dụng công nghệ Interlace Scan (công nghệ dòng quét xen kẽ) để tạo nên một hình ảnh hoàn thiện. Do tốc độ quét quá nhanh nên hai dải quét này người ta coi nó tạo thành một khung hình. Vì vậy với 60 dải được truyền đi trong giây tạo thành 30 khung hình trong một giây. Đó chính là nguyên do tạo nên 30 fps cho chuẩn NTSC. Còn hệ PAL, ở các nước Châu Âu và một số nước Châu Á trong đó có Việt Nam sử dụng hệ thống điện có tần số là 50 Hz, bằng cách giải thích tương tự như trên hệ PAL sẽ có số khung truyền đi trong một giây là 25 fps. 10 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng Biên tập Audio và Video – Ngành Truyền thông Đa phương tiên Thử so sánh hai hệ về chất lượng hình ảnh: Rõ ràng với 625 dòng quét và 525 dòng quét hệ PAL cho chúng ta hình ảnh sắc nét hơn hẳn NTSC. Nhưng với 30 fps so với 25 fps thì hệ NTSC cho chúng ta hình ảnh mượt hơn rất nhiều. Một điều chúng ta nên chú ý là khi chuyển hình ảnh từ NTSC sang PAL hình ảnh sẽ bị mờ hơn so với khi xem nguyên bản. Bởi kích thước khung ảnh phóng lên sẽ bị giãn ra, do vậy chất lượng sẽ kém hơn. Còn chuyển từ hệ PAL sang NTSC có thể gây ra hình ảnh bị giật, do số lượng khung hình trên một giây của PAL ít hơn NTSC. Ngoài tần số quét ngang còn có tần số quét dọc, chính vì vậy tạo nên kích thước khung hình của hai hệ này cũng khác nhau. Do đó, khi xem chúng ta vẫn thường thấy một số hiện tượng co hình ( không đầy màn hình) ở một số bộ phim hay một số kênh truyền hình. 11 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng Biên tập Audio và Video – Ngành Truyền thông Đa phương tiên CHƯƠNG 2: BIÊN TẬP VIDEO VỚI PREMIERE 2.1. Một số chức năng cơ bản của Adobe Premiere Pro CS4 2.1.1. Khởi tao Project Khi thực hiện bất kỳ một thao tác biên tập nào liên quan đến các đối tượng video, chúng ta đều phải tạo một Project mới. Project là một đối tượng mà ở đó nó cho phép người dùng thêm, xóa, sửa và lưu lại các thiết lập đã thực hiện trên video. Để tạo một Project mới, bạn thực hiện theo các bước sau: 1. Vào Start > Programs > Adobe Primere Pro CS4 để mở chương trình. 2. Tạo hộp thoại Welcome to Adobe Premiere Pro, hãy nhấp nút New Project để mở một Project mới (hình 3.1) Hình 3.1. Hộp thoại Welcome to Adobe Premiere Pro 3. Tạo thẻ General của hộp thoại New Project, bạn chọn các thông tin sau: - Title Safe Area: Hãy nhập giá trị 10% cho mục Horizoltal và Vertical để tạo vùng an toàn cho đối tượng văn bản mà ta sẽ đưa vào video. - Action Safe Area: Hãy nhập giá trị 5% cho mục Horizoltal và Vertical để tạo cùng an toàn cho các đối tượng video mà chúng ta sẽ xử lý sau này. - Display Format: Mục này hãy chọn là Timecode để hiển thị giá trị thời gian trên thanh Timeline (cũng có thể chọn giá trị hiển thị khác như Frames hay Feet + Frames). - Location: Ở mục này, hãy nhấp nút Browse để chỉ ra đường dẫn lưu tập tin. Ví dụ lưu tập tin tại thư mục E:\Premiere\Exercises\ Baitap1. - Name: Hãy nhập vào tên bất kỳ cho Project của bạn, ví dụ như Beginner. Sau khi thiết lập xong các giá trị, bạn nhấp OK để mở hộp thoài New Sequence (hình 3.2). 12 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng Biên tập Audio và Video – Ngành Truyền thông Đa phương tiên Hình 3.2. Các thiết lập trong thẻ General 4. Tạo thẻ Sequence Presets của hộp thoại New Sequence, bạn hãy chọn một định dạng bất kỳ, ví dụ nhấp chọn vào mục DV-PAL > Standard 48khz. 5. Trong mục Sequence Name, hãy đặt tên bất kỳ cho Sequence mới. Ví dụ để tên mặc định là Sequence 01. Tên Sequence này sẽ được hiển thị ở thanh Timeline trong Project ở trang giao diện chính của chương trình. Nó chứa tất cả các đối tượng trong Project mà chúng ta cần biên tập (video, audio, title,..) Hình dưới. Hình 3.3. Các thiết lập cho thẻ Sequence Presets 6. Vẫn tại hộp thoại New Sequence, hãy nhấp chọn thẻ General và chọn thêm các thiết lập khác sau: - Editting Mode: Hãy chọn một dạng biên tập bất kỳ, ví dụ chọn DV PAL. Nếu muốn tùy chỉnh các thiết lập thì hãy chọn Editting Mode là Desktop. - Pixel Aspect Ratio: Chọn D1/DV PAL (1.0940). - Sample Rate: Chọn 48000 Hz (48KHz) 13 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng Biên tập Audio và Video – Ngành Truyền thông Đa phương tiên - Display Format: Chọn Audio Samples, các mục khác để mặc định (hình 3.4) Hình 3.4. Các thiết lập trong thẻ General. 7. Vẫn tại hộp thoại New Sequence, hãy nhấp chọn thẻ Track, sau đó chọn các thành phần sau: - Video: Tại khung này, hãy nhập vào số Track Video cần sử dụng cho Project. Mặc định là 3 Tracks. Khi biên tập video, nếu cần sử dụng thêm Track video, ta có thể thêm vào số lượng Track tùy ý. - Audio: Tại khung này, hãy nhập vào số lượng track audio cần sử dụng và chọn kênh âm thanh trong mục Master. Mục này tôi sẽ sử dụng kênh âm thanh Stereo và số lượng track audio là 3 stereo. Sau khi chọn xong các giá trị, hãy nhấp OK để khỏi tạo Project và vào trang giao diện chính của chương trình (xem hình 3.5). Hình 3.5. Các thiết lập trong thẻ Tracks Giao diện chính của Adobe Premiere Pro CS4 gồm các khu vực sau: 14 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng Biên tập Audio và Video – Ngành Truyền thông Đa phương tiên - Project: Đây là khu vực chứa danh sách các tập tin (video, audio, và hình ảnh) mà chúng ta đã Import vào Project hiện hành. - Source: Đây là khu vực chứa các đối tượng nguồn. Nó cho phép xem và điều chỉnh các thiết lập cho những hiệu ứng. - Preview: Khu vực này cho phép xem trước đối tượng video bất kỳ trên thành Timeline. - Timeline: Đây là khu vực khá quan trọng, nó cho phép người dùng điều chỉnh các thiết lập và các chỉnh sửa cho video và audio trong Project. - Effects: Đây là khu vực chứa tất cả các hiệu ứng của chương trình. Từ khu vực này, ta có thể tìm và chọn một hiệu ứng bất kỳ cho Project (xem hình 3.6) Chú ý: Nếu xuất phim dưới chuẩn SVCD hoặc VCD , ta nên thiết lập khung Safe Title (vùng an toàn của văn bản trong video) và Safe video (vùng an toàn của đối tượng video) là 20% và 10% . Hình 3.6. Trang giao diện chính của AP Import các đối tượng vào Project Sau khi đã tạo Project, trên thanh Timline hiện thời sẽ còn trống. Nếu muốn chỉnh sửa bất kỳ một đối tượng video hay audio nào thì bước đầu tiên cần thực hiện đó là đưa các đối tượng này vào Project. Có các cách sau để import một đối tượng bất kỳ vào project 1. Cách 1: Trên giao diện chính của chương trình, vào menu File > Import… 2. Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + I trên bàn phím 3. Cách 3: Trên giao diện chính của chương trình-> Double Click vào phần Project -> khi đó cửa sổ Import sẽ hiển thị lên cho chúng ta chọn đường dẫn tới file dữ liệu cần đưa vào project. 15 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng Biên tập Audio và Video – Ngành Truyền thông Đa phương tiên Sau khi đối tượng đã được đưa vào giao diện của chương trình trong phần Project. Hãy kéo đối tượng cần biên tập thả vào track video hoặc audio của thanh Timeline. Để phóng lớn thanh Timeline, hãy nhấn nút Zoom In (có thể sử dụng phím dấu bằng (=)). Ngược lại, nếu muốn thu nhỏ thanh Timeline thì chỉ cần nhấn nút Zoom Out (có thể sử dụng phím dấu gạch chân(_)) Để xem thử video, hãy nhấp nút Play hoặc nhấn phím Space (phím khoảng cách) trên bàn phím. Để di chuyển đến một đoạn nào đó của video, chỉ cần kéo thanh điều khiển hoặc nhấp chọn vào vị trí cần đến trên thanh Timeline, hay nhập vào một mốc thời gian cụ thể nào đó. 2.1.2. Một số thiết lập cho khu vực Preview và Timeline Hiển thị khung an toàn và thiết lập tùy chọn hiển thị Khung an toàn còn được gọi là Safe Margins, nó có tác dụng cho người dùng biết ranh giới an toàn của video và văn bản chèn vào video. Điều này có nghĩa là khi một video được đưa ra ngoài Safe Margins thì nó sẽ không được hiển thị khi chúng ta render ra video sản phẩm. Khi trình chiếu ở các thiết bị khác nhau thì vùng bên ngoài khu vực Safe Margins, thực hiện các bước sau: 1. Nhấp phải chuột vào màn hình trong khu vực Preview và chọn Safe Margins Khung Safe Margins sẽ có đường viền màu trắng và được hiển thị thành khung kép. Khung ngoài cùng là Safe Margins cho đối tượng video, khung bên trong dành cho văn bản. Hình 3.7. Chọn Safe Margins 2. Nếu không muốn hiển thị Safe Margins, thì chỉ cần nhấp lại một lần nữa vào mục Safe Margins để bỏ chọn. 16 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng Biên tập Audio và Video – Ngành Truyền thông Đa phương tiên 3. Điều chỉnh các mục hiển thị trong khu vực Preview, hãy nhấp vào nút View Zoom Level và chọn mức hiển thị tùy ý. Thêm và xóa Track Mặc định khi tạo Project, chương trình cho phép hiển thị 3 track, trong đó có 3 track video và 3 track cho Audio tương ứng. Trong quá trình biên tập video, rất có thể cần đến nhiều track hơn, hoặc có một số track trên Timeline bị rỗng chúng ta muốn bỏ đi thì có thể thực hiện các thao tác sau: Thao tác: o Thêm tracks: Chọn lệnh Sequence Add Tracks Số lượng track Video cần thêm Thứ tự track thêm Số lượng track Audio cần thêm o Xóa Tracks: Chọn lệnh Sequence Delete Tracks Kiểm vào để xóa track video xóa các track trống hoặc xóa track tác hoạt Kiểm vào để xóa track audio Chèn thêm nhiều video vào một màn hình. Đây là một trong những chức năng nổi bật của Adobe Premiere Pro CS4. Nó đã tạo được sự khác biệt và chuyên nghiệp hơn những sản phẩm cùng loại khác. Trên một màn hình hiển thị, bạn có thể thiết lập để cho phép nhiều video được hiển thị một lúc và cùng được trình chiếu tại một thời điểm. Chúng ta có thể làm như sau: 1. Import 2 file video vào trang giao diện chính của chương trình 17 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng Biên tập Audio và Video – Ngành Truyền thông Đa phương tiên 2. Tại khu vực name, kéo hai tập tin video vào track video của thanh Timeline. 3. Nhấp chọn vào Video 1 của thanh Timeline, sau đó chọn mục Source, nhấp chọn Effect Controls để mở ô này 4. Nhấp vào nút có biểu tượng hình mũi tên trong mục Motion để mở rộng khung điều khiển. 5. Hãy điều chỉnh lại chiều quay thích hợp cho video trong mục Rotation 2.2. Phương pháp biên tập Video 2.2.1. Biên tập Track trên thanh Timeline a. Loại bỏ liên kết giữa Video và Audio Để có thể chỉnh sửa các video mà không ảnh hưởng đến các đối tượng âm thanh đính kèm video thì ta phải thực hiện việc tách hai đối tượng này được phân trên hai track hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên chúng vẫn được liên kết với nhau. Để tách chúng thành hai đối tượng độc lập thì chúng ta phải loại bỏ liên kết giữa chúng. Để loại bỏ liên kết giữa video và audio làm như sau: 1. Import file video cần loại bỏ liên kết và đưa video vào trạc Video 1 của thanh Timline 2. Trên track Video 1, nhấp phải chuột vào video và chọn Unlink Hoặc có thể vào menu Clip > Unlink để loại bỏ liên kết giữa đối tượng video và audio của đoạn phim. 3. Sau khi đã tách video và audio thành hai đối tượng độc lập, có thể kéo từng đối tựng này đến các vị trí khác nhau hoặc xóa đối tượng này mà không ảnh hưởng đến đối tượng còn lại Cũng có thể xóa đối tượng Audio này (nếu cần) bằng cách nhấp phải chuột vào Audio muốn xóa và chọn Clear hoặc nhấn phím Delete trên bàn phím. b. Không cho phép Video hiển thị trong khu vực Preview Trong quá trình biên tập phim, rất có thể cần import nhiều tập tin vào thành Timeline, các đối tượng track trên thanh Timeline thì có nhiều nhưng mục Preview chỉ có duy nhất một cửa sổ. Nếu không muốn cho Video hiển thị trên khu vực Preview, có thể thực hiện như sau: 1. Trên giao diện chính của chương trình hãy Import các video cần biên tập vào cửa sổ Project và đưa các video đó vào các track video của thanh Timeline. 2. Hãy nhấp vào mục Toggle Track Output của Video trên track video không muốn hiển thị để loại bỏ biểu tượng hình con mắt ở ô này. Khi biểu tượng hình con mắt không xuất hiện trong ô Toggle Track Output thì đồng nghĩa với việc video không được hiển thị trong khu vực Preview. 18 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng Biên tập Audio và Video – Ngành Truyền thông Đa phương tiên 3. Nếu muốn hiển thị trở lại, chỉ cần nhấp lại một lần nữa vào ô Toggle Track Output để biểu tượng hình con mắt được hiển thị trong ô này. c. Khóa và mở khóa cho một Track Trong quá trình biên tập video, trên thanh Timeline có thể đồng thời nhiều đối tượng video và audio. Để hiệu chỉnh video này mà không ảnh hưởng đến các video khác thì cách hay nhất là hãy khóa các video chưa biên tập lại. Để khóa track thực hiện như sau: Sau khi video đã được đưa vào track video của thanh Timeline. Nhấn chọn vào ô Toggle Track Lock của track video muốn khóa để biểu tượng hình chiếc khóa được hiển thị. Khi biểu tượng hình chiếc khóa được hiển thị trong ô Toggle Track Lock thì chúng ta sẽ không thể chỉnh sửa bất kỳ một thông tin nào trên đối tượng video này được. Lúc này, track bị khóa sẽ xuất hiện những dấu gạch chéo nhằm mục đích thông báo cho người dùng biết rằng track hiện thời đang bị khóa. Nếu muốn mở khóa, chỉ cần nhấp lại một lần nữa vào ô Toggle Track Lock để bỏ biểu tượng hình chiếc khóa trong ô này đi. Làm tương tự để khóa và mở khóa với track audio. 2.2.2. Làm việc với các Tools của Workplace a. Công cụ Selection Tool Selection Tool là công cụ cho phép người dùng chọn lựa các đối tượng khác nhau trên thanh Timeline. Công cụ này được chọn mặc định khi khởi động một Project. Trong quá trình biên tập Video, rất có thể ta chuyển sang dùng một công cụ khác. Để sử dụng Selection tool ta làm như sau: Tại Tools ở phái gốc phải dưới của trang giao diện chính, nhấp chuột vào mục có biểu tượng hình con trỏ hoặc nhấn phím V trên bàn phím để chọn công cụ Selection Tools. Với công cụ Selection Tool, chúng ta có thể nhấn giữ chuột trái đồng thời kéo các đối tượng (video hoặc audio) trên thành Timeline đến các vị tris khác nhau. Selection Tool cũng có thể được sử dụng để thu ngắn các đoạn video trên thanh Timeline bằng cách di chuyển chuột đến điểm cuối của video muốn thu ngắn. Khi thấy biểu tượng con trỏ chuột biến thành dấu ngoặc vuông (“]”) thì nhấn giữ chuột trái đồng thời kéo nó sang trái để thu ngắn video. Nếu không thấy ô Tools dưới góc phải dưới của trang giao diện, thì vào menu Window và chọn Tools. b. Cắt video thành từng đoạn bằng Razor Tool 19 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Bài giảng Biên tập Audio và Video – Ngành Truyền thông Đa phương tiên Razor Tool là một trong những công cụ quan trọng nhất của Adobe Premiere Pro, nó cho phép cắt video và audio thành những đoạn tùy ý. Để từ đó có thể thêm, xóa, sửa bất kỳ một đối tượng nào. Để sử dụng Razor Tool ta làm như sau: 1. Tại ô Tools ở góc phải dưới của trang giao diện chính, nhấp chuột vào mục Razor Tool hoặc nhấn phím C trên bàn phím để chọn công cụ này. Hình 2. Sau khi công cụ Razor Tool được chọn, con trỏ chuột lúc này được chuyển thành biểu tượng hình lưỡi cắt, di chuyển hình lưỡi cắt này đến vị trí muốn cắt trên video của thanh Timeline sau đó nhấp chuột để cắt. 3. Sau khi video đã được cắt thành những đoạn nhỏ, chúng ta có thể sử dụng công cụ Selection tool để kéo những đoạn video này đến nhữn vị trí khác nhau hoặc di chuyển các đoạn đã cắt đến một track mới. 4. Chúng ta cũng có thể xóa một đoạn bất kỳ bằng cách nhấp phải chuột vào đoạn muốn xóa và chọn Clear hoặc nhấn phím Delete trên bàn phím Như vậy, giờ đây muốn xóa một đoạn phim hay mộ cảnh quay nào đó thì có thể sử dụng công cụ Razor tool để khoanh vùng cần xóa, sau đo dùng công cụ Selection tool để nhấp chọn vào vùng cần xóa và nhấn phím Delete trên bàn phím để xóa. Nếu trong quá trình biên tập phim, ta cần phải xóa một cảnh mà cảnh này nằm ngay giữa của đoạn phim thì đầu tiên hãy chọn xóa cảnh đó đi, tiếp theo dùng công cụ Selection tool để kéo đoạn sau sát lại đoạn thứ nhất để lấp chỗ trống của cảnh vừa xóa. 5. Chúng ta cũng có thể di chuyển một đoạn bất kỳ trong video từ trước ra sau hoặc từ sau ra trước bằng cách dùng coong cụ Selection tool để kéo và thả. c. Công cụ Hand Tool Hand Tool là công cụ ó biểu tượng hình bàn tay. Nó cho phép di chuyển toàn bộ đối tượng của thanh Timeline đến những vị trí khác nhau. Để sử dụng công cụ Hand tool, làm như sau: 1. Nhấp chuột vào Hand tool trên ô Tools ở phía dưới của trang giao diện chính hoặc nhấn phím H trên bàn phím để chọn công cụ này. Hình 2. Sauk hi công cụ Hand tool được chọn, ta chỉ cần giữ chuột trái trên thanh Timeline, đồng thời kéo sang trái hay phải tùy ý. d. Công cụ Zoom Tool Zoom Tool là công cụ cho phép phóng lớn hay thu nhỏ thanh Timeline, đây là công cụ rất cần thiết. Chúng ta có thể sử dụng công cụ này để phóng lớn thanh 20 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn