intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Chuyên đề 3: Giám sát quy hoạch sử dụng đất - PGS.TS. Lê Quang Minh

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:30

80
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Chuyên đề 3: Giám sát quy hoạch sử dụng đất do PGS.TS. Lê Quang Minh biên soạn bao gồm những nội dung về giới thiệu chung; quy hoạch sử dụng đất; tình huống giám sát; nội dung quy hoạch sử dụng đất trong luật Đất đai. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chuyên đề 3: Giám sát quy hoạch sử dụng đất - PGS.TS. Lê Quang Minh

  1. Chuyên đề 3 Giám sát quy hoạch sử dụng đất Lê Quang Minh, PGS. TS. ĐH QG TPHCM
  2. NỘI DUNG 1. Giới thiệu chung 2. Quy hoạch sử dụng đất 3. Tình huống giám sát 4. Nội dung QH SD Đất trong luật Đất Đai
  3. GIỚI THIỆU CHUNG
  4. MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG GIÁM SÁT • nội dung không rỏ • thiếu thông tin độc lập HÌNH • thiếu sự cộng tác THỨC • thiếu chuyên gia
  5. MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG GIÁM SÁT • kết luận không rỏ, sợ mất lòng,.. • kết luận một chiều, một góc độ của toàn thể HÌNH THỨC • không có kế hoạch “giám sát” những kiến nghị/kết quả giám sát
  6. • quy trình giám sát • nội dung giám sát • đối tượng giám sát • thành lập tổ GS • chuẩn bị
  7. GIÁM SÁT QUY HOẠCH ĐẤT ĐAI
  8. Luật, NQ,…liên Giám sát QH Thành phần quan GS Đất đai đoàn Giám sát Nội dung Giám sát Đơn vị cá nhân Kết luận Kiến nghị Theo dỏi KL
  9. TÌNH HUỐNG GIÁM SÁT
  10. “Cần rà soát, kiên quyết xóa các dự án quy hoạch treo, không khả thi để người dân ổn định cuộc sống”.
  11. “Cần kiểm tra một số địa phương cho phép quy hoạch mở quá nhiều sân gôn, khu du lịch, khách sạn trong vùng đất nông nghiệp vì nếu không thẩm định kỹ sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực”.
  12. Các khu công nghiệp được thành lập trong thời gian qua, ngoài việc đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá tại các trung tâm công nghiệp lớn, đã bắt đầu có tác động lan toả tích cực trong việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của các vùng phụ cận.
  13. Triển vọng thời kỳ 2001 đến 2010 tốc độ tăng trưởng của ngành thuỷ sản ổn định ở mức 8 - 8,5%, trong đó nuôi trồng thuỷ sản sẽ tăng trưởng nhanh hơn đánh bắt thuỷ sản, do các chính sách khuyến khích đầu tư và hỗ trợ của nhà nước cho khu vực này cũng như do khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ thuỷ sản còn lớn, kể cả trong nước và xuất khẩu 10 năm 2001 - 2010 là 4,5 - 5% và đến năm 2005 giá trị xuất khẩu thuỷ sản đạt kim ngạch 2,6 - 2,8 tỷ USD, (kế hoạch 2,5 tỷ USD) và đến năm 2010 đạt trên 3,5 tỷ USD.
  14. Cử tri đánh giá công tác quy hoạch sử dụng đất hiện còn nhiều bất cập. Các dự án còn yếu ở khâu chuẩn bị, nhất là về giá cả đền bù và tái định cư. Nhiều dự án, công trình chậm tiến độ, không đảm bảo chất lượng. HanoiNet 5/5/2008: Trước kỳ họp thứ 3, QH khóa XII: Lo ngại lạm phát, lãng phí đất công
  15. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ V (khoá IX) đã ra Nghị quyết quan trọng về ‘’đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, trong đó mục tiêu tổng quát là xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, hiệu quả và bền vững, xây dựng nông thôn ngày càng giầu đẹp, văn minh, cơ cấu kinh tế hợp lý’’… Mục tiêu cụ thể của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 do Quốc hội thông qua, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP 20 - 21%, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp 4,8%; 60% dân nông thôn có nước sạch.
  16. “Tiến độ cấp sổ đỏ chậm nhiều so với kế hoạch, có khả năng đến chu kỳ quy hoạch ruộng đất mới, việc cấp sổ đỏ cho chu kỳ này vẫn chưa xong”
  17. LUẬT ĐẤT ĐAI
  18. Điều 4. Giải thích từ ngữ 17. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định, được lập theo đơn vị hành chính. 18. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ quy hoạch, thể hiện sự phân bổ các loại đất tại thời điểm cuối kỳ quy hoạch.
  19. Điều 21. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây: 1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; 2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt; 3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới; 4. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả; 5. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; 6. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; 7. Dân chủ và công khai; 8. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt trong năm cuối của kỳ trước đó.
  20. Điều 22. Căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 1. Căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất bao gồm: a) Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước; quy hoạch phát triển của các ngành và các địa phương; b) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước; c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhu cầu của thị trường; d) Hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất; đ) Định mức sử dụng đất; e) Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất; g) Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước. 2. Căn cứ để lập kế hoạch sử dụng đất bao gồm: a) Quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt; b) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm và hàng năm của Nhà nước; c) Nhu cầu sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; d) Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước; đ) Khả năng đầu tư thực hiện các dự án, công trình có sử dụng đất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2