YOMEDIA
ADSENSE
Bài giảng Cỏ mồm
269
lượt xem 20
download
lượt xem 20
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Đến với "Bài giảng Cỏ mồm" các bạn sẽ được tìm hiểu về một số loại cỏ mồm chủ yếu; phân bố cỏ mồm; đặc điểm của cỏ mồm; đặc điểm sinh thái; sinh sản của cỏ mồm;... Cùng tìm hiểu để nắm bắt nội dung thông tin tài liệu.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Cỏ mồm
- CỎ MỒM 1.Giới thiệu. Tên cỏ: Cỏ Mồm Tên khoa học: Ischaemum rugosum Salisb. Ngành : Magnoliophyta Lớp: liliopsida Họ: poaceae Chi: Ischaemum 2. Phân loại. Cỏ Mồm có nhiều loại phân bố rộng rãi trên khắp thế giới. Một số loại phổ biến: CỎ MỒM MỠ
- CỎ MỒM LÓNG
- CỎ MỒM ĐẮNG 3. Phân bố. Là bản địa vùng nhiệt đới châu Á và được phân bố rộng rãi khắp vùng nhiệt đới. Đông Á: Trung Quốc,… Nam Á và Đông Nam Á: Bangladesh, Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Myanmar, Nepal, Philippines, Thái Lan, Việt Nam. Phần còn lại của thế giới: Úc, Colombia, Ecuador, Madagascar, Peru, Venezuela, và Tây Phi.
- 4. Đặc điểm. 4.1. Đặc điểm hình thái, kiểu dạng thực vật. Là cỏ một năm, thân cao khoảng 1m, thân có chia lóng, ở vị trí giữa 2 lóng có nhiều rễ mọc quanh, rễ dài, mỗi lóng có một bẹ lá bao bọc. Lá to, hai mặt lá khác nhau về màu sắc, mặt lá dưới xanh hơn mặt lá trên. Có lớp phấn trắng bạc phủ ở bề ngoài mặt các lóng và lá. Thân tròn hơi dẹp, tương đối cứng. Rễ dài, lan rộng, có nhiều lông hút. * Nhận xét: Thân chia lóng giúp cây dễ dàng tăng chiều cao khi nước nổi, thích nghi với môi trường đất ngập nước. Mặt lá và lóng có phủ lớp phấn trắng bạc giúp phản xạ với ánh sáng khi nhiệt độ cao, giúp chúng tồn tại trong mùa khô hạn và chống thấm nước vào mùa mưa lũ. Thân cứng giúp cây có thể đứng vững trong môi trường. Rễ có nhiều lông hút giúp tăng khả năng hút nước khi gặp điều kiện môi trường khô cạn.
- Hình ảnh: HÌNH THÁI CỎ MỒM
- 4.2. Cấu tạo giải phẫu . a . Cấu tạo giải phẫu rễ Biểu bì gồm một lớp tế bào vách mỏng xếp sát nhau có kích thước trung bình (64 ± 0,98) μm, chiếm 4% bán kính rễ. Lớp vỏ bao gồm các tế bào mô xốp sắp xếp nối tiếp với nhau tạo thành các sợi, giữa các sợi là các khoảng trống khá lớn. Kích thước trung bình của lớp vỏ (1043 ± 4,35) μm, chiếm 64,7% bán kính rễ. Vỏ trong gồm các tế bào vách dày sắp xếp sát nhau thành vòng tròn ngay sát phía ngoài của phần trụ. Trong cùng là phần trụ có kích thước trung bình (506 ± 3,67) μm, chiếm 31,4% bán kính rễ, xung quanh trụ có vòng mô cứng. Trụ bao gồm các tế bào mô mềm có vách hóa gỗ và mạch gỗ, tuy nhiên số lượng mạch gỗ rất ít, có 8 mạch trên lát cắt ngang của rễ .
- Hình ảnh: Cấu tạo giải phẫu rễ cây cỏ Mồm * Nhận xét: Phần vỏ dày có rất nhiều sợi tế bào mô xốp tạo ra nhiều khoảng trống có chức năng chứa khí. Lớp vỏ trong xếp sát ngay phía ngoài phần trụ làm tăng khả năng chống đỡ cho rễ. Phần trụ bao gồm khối tế bào mô mềm có vách hóa gỗ vững chắc giúp rễ ăn sâu vào đất giữ cho cây không bị trôi nổi trong nước. b. Cấu tạo giải phẫu thân
- Biểu bì có phủ lớp cutin mỏng, kích thước trung bình (60 ± 1,82) μm, chiếm 3,2% bán kính của thân gồm các tế bào sắp xếp sát nhau. Lớp vỏ nằm sát ngay dưới lớp biểu bì có kích thước trung bình (872 ± 1,99) μm, chiếm 46,4% bán kính của thân gồm nhiều tế bào mô xốp nối với nhau tạo dạng sợi và hình thành nên các khoảng trống gian bào. Các bó dẫn nhỏ xếp trong vòng mô cứng, các bó dẫn lớn hơn nằm sâu trong thân. Trụ gồm các tế bào mô mềm xen lẫn với các tế bào mô mềm có vách hóa gỗ và các bó mạch, dày trung bình (949 ± 4,57) μm, chiếm 50,5% bán kính thân. Bó mạch gồm gỗ và libe. * Nhận xét: Lớp tế bào mô xốp có kích thước lớn tạo ra nhiều khoảng gian bào lớn có chức năng dự trữ khí và trao đổi khí. Vòng tế bào mô cứng cùng với các bó dẫn nhỏ giúp thân vững chắc hơn. Phần trụ có các tế bào vách dày giúp tăng độ vững chắc cho cơ thể. Các bó mạch gồm tế bào mô mềm libe và mạch gỗ có chức năng dự trữ và vận chuyển.
- Hình ảnh: Cấu tạo giải phẫu thân cây cỏ Mồm c. Cấu tạo giải phẫu lá. Biểu bì trên có lớp cutin dày, gồm một lớp tế bào, độ dày (76 ± 1,69) μm, chiếm 13,3% độ dày của lá. Lớp biểu bì dưới có kích thước (49 ± 1,72) μm mỏng hơn so với lớp biểu bì trên, chiếm 8,6% độ dày của lá. Dưới lớp biểu bì trên là các tế bào mô đồng hóa với độ dày (447 ± 1,99) μm, chiếm 78,1% độ dày của lá. Mặt dưới của lá có các tế bào hình rẻ quạt. Trong lớp tế bào mô đồng hóa là các bó mạch phân bố tương đối đồng đều, ở gân chính ngoài các bó mạch còn có nhiều tế bào đa giác vách dày hóa gỗ xếp sát nhau * Nhận xét: Lớp cutin dày có chức năng chống nóng, bảo vệ lá vào mùa khô và thời tiết nắng nóng. Chưa có sự phân hóa ở tế bào thịt lá, lớp tế bào mô đồng hóa dày tăng khả
- năng quang hợp và dự trữ. Các tế bào hình rẻ quạt ở mặt dưới của lá sẽ giúp giảm bớt sự thoát hơi nước khi gặp điều kiện khô hạn. Các bó mạch phân bố đều ở phần thịt lá có chức năng vận chuyển và nâng đỡ. Ở gân chính có bó mạch lớn đảm bảo tốc độ vận chuyển. Các tế bào có vách hóa gỗ làm cho gân lá cứng chắc hơn giúp lá ít bị gãy gập.
- Hình ảnh: Cấu tạo giải phẫu lá cây cỏ Mồm 5. Đặc điểm sinh thái 5.1. Đặc điểm môi trường đặc trưng Đất: Cỏ Mồm thường xuất hiện ở nơi đất cao vừa, trên bờ đê ven các kênh đào. Vào mùa khô, đất nơi cỏ Mồm sống là khô hơn so với lúa ma và cỏ ống, nhiệt độ tăng cao, cỏ Mồm sinh trưởng phát triển kém, lá cằn cõi ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp chất hữu cơ. Vào mùa nước nổi, cỏ Mồm sinh trưởng và phát triển tốt hơn, thân vươn dài ra theo mực nước. Cỏ Mồm thích nghi với điều kiện đất ẩm ướt, sinh trưởng phát triển tốt trong môi trường nước ngập sâu và kéo dài. Nước: Cỏ Mồm chịu được môi trường nước phèn khi nước rút xuống còn trong lòng kênh vào mùa khô và cả mùa nước nổi. 5.2. Đặc điểm thích nghi sinh thái Lá và thân cỏ Mồm có phủ lớp phấn bạc có tác dụng chống nóng, chống thấm nước. Hệ rễ rất phát triển, ăn sâu và lan rộng thích nghi với môi trường đất bị ngập sâu và kéo dài. Cùng với rễ ở các mấu tạo cho thân có một giá bám thật vững vàng,
- ngoài ra rễ ở mấu còn có chức năng hấp thu oxy khi môi trường ngập nước. Những lá già ở gần gốc chết đi chỉ còn lại thân, thân cỏ Mồm cùng với một số loài cỏ khác như thân cỏ ống, mồm mỡ…tạo nên nơi trú ẩn khá an toàn cho một số loài chim nước. 6. Sinh sản. Cỏ mồm sinh sản bằng hạt, hạt giống không nảy mầm trong khi chìm mặc dù sau khi xuất hiện nó có thể dễ dàng phát triển trong điều kiện ngập nước.
- Hình ảnh: HOA CÂY CỎ MỒM 7. Tác dụng. a. Lợi ích. Cỏ Mồm có thể sử dụng làm thúc ăn cho động vật. Nó cũng cung cấp các vật liệu phù hợp cho mùn va phân compost. b. Tác hại. Cỏ Mồm là một loại cỏ dại có tác hại nghiêm trọng đối với nhiều loại cây trồng, đăc biệt là với cây lúa. 8. Biện pháp quản lí cỏ dại. 8.1. Chọn giống : Chọn giống có xác nhận hoăc nguyên chung, ̣ ̉ mục đích hạn chế sự lẫn tạp của cỏ cũng như cỏ dại, giống phù hợp với địa phương và thời vụ. 8.2. Làm đất : Làm đất kỹ và bằng phẳng trước khi trồng để thuận tiện trong việc khống chế cỏ dại, tạo các luống rãnh dọc theo ruộng, đất để thuận tiện cho việc chăm sóc cây trồng. 8.3. Biện pháp hóa học Phun thuốc trừ cỏ Sofit 300EC lần 1 sau khi làm đất lần cuối ( trước sạ 1 đêm). Mục đích cho thuốc cùng với nước bùn loãng thấm sâu xuống đất để diệt mầm cỏ dại và cỏ nằm lẫn trong bùn Phun thuốc trừ cỏ Sofit 300 EC 8.4. Biện pháp cơ học : Nhổ và cắt bông cỏ dại và lúa cỏ nhiều lần trong vụ. Ngoài những biện pháp quản lý lúa cỏ và cỏ dại, còn tác động các biện pháp canh tác lúa như: Mật độ cây trồng phù hợp, bón phân đầy đủ và cân đối dưỡng
- chất theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây, quản lý sâu bệnh theo chương trình IPM. Để hạn chế lúa cỏ tăng nhanh trong các vụ sau, bà con nông dân nên áp dụng tốt các biện pháp đã nêu trên va lam liên tuc nhiêu vu. ̀ ̀ ̣ ̀ ̣
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn