Chương 1. Những khái niệm chung.<br />
<br />
Chương 1.<br />
<br />
NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG.<br />
1.1. Khái niệm về cảng, bến tàu và công trình bến.<br />
1.1.1.Cảng:<br />
<br />
Cảng là tập hợp các công trình và thiết bị cho phép tàu đỗ yên tĩnh, xếp dỡ hàng<br />
hóa, đưa hành khách xuống tàu và ngược lại nhanh chóng, tiện lợi tập trung, bảo quản,<br />
bao gói, và phân loại hàng hóa phục vụ những nhu cầu của tàu đỗ trong cảng.<br />
Vì vậy các Cảng trở thành những đầu mối giao thông quan trọng. Tính chất xung<br />
yếu và phức tạp của đầu mối giao thông này phụ thuộc vào vị trí địa lý, vai trò và nhiệm<br />
vụ của Cảng ví dụ cảng biển nằm trên các cửa sông (Hình 1.1) có thể là đầu mối phức tạp<br />
nhất, bao gồm vận tải đường biển, vận tải đường sông, vận tải đường sắt, vận tải đường ô<br />
tô và vận tải đường ống còn các cảng sông đơn giản nhất cũng là đầu mối không kém<br />
phức tạp của vận tải đường sông và vận tải đường ô tô.<br />
Tổ chức và điều hòa mọi hoạt động của đầu mối giao thông giữa vận tải đường thủy<br />
với các hình thức vận tải trên bộ để vận chuyển hàng hóa từ dưới nước lên bờ và ngược<br />
lại là chức năng chủ yếu của các cảng hiện đại.<br />
<br />
1<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
1. VËn t¶i biÓn<br />
2. VËn t¶i ®−êng s¾t<br />
3. VËn t¶i ®−êng « t«<br />
4. VËn t¶i ®−êng s«ng<br />
5. VËn t¶i ®−êng èng<br />
<br />
3<br />
2<br />
<br />
4<br />
5<br />
<br />
3<br />
<br />
Hình 1_ 1 Sơ đồ cảng là đầu mối giao thông.<br />
1.1.2.Bến tàu.<br />
<br />
Chức năng chủ yếu của cảng là vận chuyển hàng hóa từ vận tải thủy lên bờ hay<br />
ngược lại. Quá trình này được mô tả trên hình 1.2.<br />
Hàng hóa có thể chuyển theo hai phương án<br />
- Phương án trực tiếp: Từ tàu thủy lên tàu hỏa (2) và ô tô (4) hoặc lên tàu sông (1).<br />
- Phương án gián tiếp: Từ tàu thủy lên bãi (3) và kho (5); phân loại, xếp đống (6);<br />
chuyển tiếp lên tàu hỏa (7) và ô tô (8). Hàng hóa trên bờ đưa xuống tàu theo chiều<br />
ngược lại.<br />
<br />
1-1<br />
<br />
Chương 1. Những khái niệm chung.<br />
<br />
3<br />
<br />
2<br />
<br />
1<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
Hình 1_ 2 Sơ đồ bốc xếp hàng qua bến.<br />
Toàn bộ các quá trình nói trên đều được thực hiện nhờ các dây chuyền bốc xếp hay<br />
là tuyến xếp dỡ bố trí trên bến. Bến không chỉ là phần công trình bến để cho tàu đỗ mà<br />
còn bao gồm các thiết bị xếp dỡ, kho bãi, hệ thống các công trình và trang bị kỹ thuật<br />
khác bảo đảm cho bến tàu thực hiện được chức năng xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa.<br />
Vậy bến là tập hợp công trình và thiết bị kỹ thuật của cảng để tiến hành công tãc<br />
xếp dỡ hàng hóa cho tàu.<br />
1.1.3.Công trình bến<br />
<br />
Là bộ phận quan trọng nhất trong số các công trình xây dựng của bến. Nó là gianh<br />
giới giữa khu đất và khu nước của cảng, tạo điều kiện tốt nhất cho tàu tiếp xúc với bờ,<br />
bảo đảm cho tàu neo đậu và bốc xếp hàng hóa đồng thời bảo đảm cho các thiết bị xếp dỡ<br />
và phương tiện vận chuyển trên bến làm việc an toàn, thuận tiện.<br />
1.2.Phân loại công trình bến.<br />
Các công trình bến có thể được phân loại dựa vào các đặc điểm như: Hình dáng mặt<br />
cắt, vị trí đối với bờ, vật liệu xây dựng, kiểu kết cấu, thời hạn phục vụ, công dụng, vốn<br />
đầu tư.<br />
1.2.1.Phân loại theo mặt cắt<br />
a)<br />
<br />
d)<br />
<br />
b)<br />
<br />
c)<br />
<br />
e)<br />
<br />
Hình 1_ 3 Hình dạng mặt cắt ngang của công trình bến.<br />
a _ Thẳng đứng; b _ mái nghiêng; c _ Nửa nghiêng;<br />
d _ Nửa đứng; e _ Hai tầng (bậc thang)<br />
1-2<br />
<br />
Chương 1. Những khái niệm chung.<br />
<br />
Trên hình 1.3 là những dạng mặt cắt ngang thường gặp của công trình bến. Kiểu<br />
thẳng đứng tuy khối lượng xây lắp lớn nhưng tiện lợi khi sử dụng (đặc biệt là các bến có<br />
độ sâu lớn) nên được dùng rộng rãi nhất. Công trình bến mái nghiêng là loại đơn giản và<br />
rẻ tiền nhưng không thuận tiện cho khai thác. Kiểu công trình bến này thường dùng trong<br />
các bến cảng sông hoặc kết hợp với các phao nổi hay các trụ độc lập.<br />
Các kiểu hỗn hợp nửa nghiêng, nửa đứng hay hai tầng được sử dụng trong trường<br />
hợp nơi xây dựng có mực nước thấp hay mực nước cao kéo dài trong năm hoặc theo mùa.<br />
1.2.2. Phân loại theo vị trí công trình đối với bờ<br />
<br />
Tùy thuộc vào vị trí của công trình bến đối với bờ, có thể chia thành bến liền bờ,<br />
bến song song với bờ, bến nhô và bến vũng. Điều này đã được nêu trong phần quy hoạch<br />
cảng ở đây chỉ trình bày mang tính chất tóm lược.<br />
- Bến liền bờ (hình 1.4a) là công trình bến tiếp liền liên tục với bờ suốt cả tuyến<br />
bến, do đó tạo điều kiện thuận tiện cho việc xếp dỡ hàng giữa tàu với các phương<br />
tiện vận tải trên bờ cũng như với kho bãi. Bến liền bờ là hình thức khá phổ biến<br />
trong các cảng biển cũng như cảng sông.<br />
- Bến song song với bờ (hình 1.4b, 1.4c) gồm có đường dẫn vài chục mét, có khi<br />
hàng kilômet và cầu chính được đặt nơi có đủ độ sâu tự nhiên. Số lượng đường dẫn<br />
có thể là một, hai hay ba bố trí thẳng góc hay xiên một góc nào đó với bờ. Công<br />
trình bến song song với bờ thường dùng cho các bến chuyên dụng hay bến có lượng<br />
hàng nhỏ.<br />
a)<br />
<br />
c)<br />
<br />
2<br />
b)<br />
<br />
1<br />
<br />
Hình 1_ 4 Phân loại công trình bến theo vị trí của nó đối với bờ.<br />
a _Bến liền bờ; b _Bến song song với bờ;<br />
c _ Cắt ngang bến song song với bờ: 1 _ Cầu chính; 2 _ Cầu dẫn.<br />
1.2.3- Phân loại theo vật liệu xây dựng<br />
<br />
Vật liệu xây dựng có thể dùng để làm công trình bến là gỗ, thép, bê tông, bê tông<br />
cốt thép và vật liệu hỗn hợp. Vật liệu gỗ chỉ được sử dụng nơi có nhiều gỗ để làm các<br />
công trình bến tạm hoặc cho phân công trình luôn ngập trong nước. Phổ biến nhất là các<br />
công trình bến bằng bê tông, bê tông cốt thép và bê tông cốt thép ứng suất trước. Để xây<br />
dựng các công trình bến có độ sâu lớn, gần đây ở một số nước tiên tiến đã dùng cọc ống<br />
thép đường kính từ 1-3mét và cừ thép có độ cứng chống uốn rất lớn.<br />
1.2.4. Phân loại theo quy mô công trình<br />
1-3<br />
<br />
Chương 1. Những khái niệm chung.<br />
<br />
Tùy thuộc quy mô của công trình mà người ta chia thành các cấp:<br />
Bảng 1_ 1 Phân cấp công trình bến.<br />
Cấp công trình với công trình<br />
Chủ yếu<br />
Thứ yếu<br />
<br />
Công trình<br />
CẢNG BIỂN.<br />
Chiều cao của bến (m)<br />
> 25<br />
10 ÷ 25<br />
< 20<br />
CẢNG SÔNG.<br />
Lượng hàng hóa tính đổi<br />
(triệu tấn/năm)<br />
> 3,0<br />
0,15 ÷ 3,0<br />
< 0,15<br />
<br />
IV<br />
<br />
I<br />
II<br />
III<br />
<br />
III<br />
IV<br />
IV<br />
<br />
II<br />
III<br />
IV<br />
<br />
1.2.5. Phân loại theo đặc điểm kết cấu<br />
<br />
Theo đặc điểm kết cấu và tính toán, các công trình bến được chia thành bốn nhóm<br />
chính: bến trọng lực, bến tường cừ, bến móng cọc và nhóm các công trình bến trên móng<br />
đặc biệt như giếng chìm, giếng chìm hơi ép... Công trình bến mà tính ổn định chống<br />
trượt, lật... do trọng lượng bản thân của nó sinh ra gọi là công trình bến trọng lực tường<br />
cừ là loại tường chắn gồm nhiều cây cừ riêng lẻ đóng sát nhau và tính ổn định của nó là<br />
nhờ gối neo (nếu có) và phần chân cừ, ngàm trong đất nền.<br />
Công trình bến kiểu móng cọc bao gồm bệ cọc đạt trên nền cọc và tính ổn định của<br />
nó là do phần cọc ngàm trong đất.<br />
Như thế theo đặc điểm làm việc của công trình bến thì tường cừ cũng là một dạng<br />
riêng của móng cọc.<br />
Phân loại công trình bến chi tiết hơn trình bày trong bảng 1.2.<br />
TT<br />
(1)<br />
<br />
Bảng 1_ 2 Phân loại công trình bến.<br />
Tên gọi<br />
Sơ đồ kết cấu<br />
(2)<br />
CÔNG TRÌNH BẾN TRỌNG LỰC<br />
<br />
(3)<br />
Bến trọng lực<br />
liền khối.<br />
<br />
1.<br />
<br />
1-4<br />
<br />
Đặc điểm kết<br />
cấu<br />
(4)<br />
Vật liệu bê tông,<br />
bê tông ít cốt<br />
thép, bê tông đá<br />
hộc, đá xây.<br />
<br />
Chương 1. Những khái niệm chung.<br />
<br />
Tường trọng lực<br />
khối xếp.<br />
<br />
Vật liệu bê tông,<br />
bê tông ít cốt<br />
thép, bê tông đá<br />
hộc, đá xây.<br />
<br />
Bến thùng chìm.<br />
<br />
Thùng nổi bê<br />
tông cốt thép chế<br />
tạo từ trên bờ,<br />
dùng tàu kéo đưa<br />
đến nơi xây dựng.<br />
<br />
Thùng chìm với<br />
phần trên là<br />
tường có neo.<br />
<br />
Thùng chìm được<br />
ghép bằng các<br />
bản BTCT trên<br />
triền. Kết cấu<br />
phần trên là tường<br />
BTCT dây neo<br />
bằng thép tấm.<br />
<br />
Tường góc neo<br />
trong.<br />
<br />
Bản đứng, bản<br />
đáy bằng BTCT<br />
lắp ghép, dây neo<br />
bằng thép lá.<br />
<br />
Tường góc neo<br />
trong.<br />
<br />
Bản đứng được<br />
neo ra ngoài bản<br />
đáy.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
1-5<br />
<br />