Chương 5. Công trình bến tường cọc.<br />
<br />
Chương 5.<br />
<br />
CÔNG TRÌNH BẾN TƯỜNG CỌC.<br />
5.1. Khái niệm và phân loại công trình bến tường cọc<br />
5.1.1. Khái niệm:<br />
<br />
Công trình bến tường cọc là loại kết cấu tường mỏng gồm nhiều cọc riêng lẻ đóng<br />
sát nhau sâu vào trong đất, ổn định của nó là nhờ phần cọc đóng vào trong đất và hệ<br />
thống neo giữ của tường mặt.<br />
5.1.2.Phân loại:<br />
<br />
Tuỳ theo quan điểm mà tường cọc có thể phân thành các loại:<br />
5.1.2.1. Theo trạng thái làm việc:<br />
<br />
Tường cừ được phân thành tường cừ tự do, cừ không neo và cừ có neo (tường cừ<br />
một neo, hai neo hay nhiều neo).<br />
5.1.2.2. Theo vật liệu làm cừ:<br />
<br />
Có thể phân làm ba loại chính gồm: bến tường cừ gỗ, bến tường cừ thép và bến<br />
tường cừ bê tông cốt thép .<br />
1) Công trình bến tường cừ gỗ:<br />
Thường được sử dụng ở những địa phương có nhiều gỗ, ở vùng nước không có hà,<br />
môi trường xâm thực ít. Gỗ ngập hoàn toàn trong nước sẽ tăng tuổi thọ, do đó có thể<br />
dùng gỗ làm các bến tường cừ đặc biệt là tường cừ không neo. Các loại bến này thích hợp<br />
với chiều sâu nhỏ không lớn hơn 3m.<br />
2) Công trình bến tường cừ thép:<br />
Có ưu điểm tăng chiều cao của bến do sức chịu vật liệu cao nhất là cừ có neo, tầng<br />
neo càng nhiều càng giảm chiều sâu đóng cọc. Tiết dạng cừ nhiều dạng: cừ phẳng, chữ Z,<br />
chữ T, chữ I... Một ưu điểm nữa là cọc cừ cứngvà dài nên đóng được vào nhiều loại đất.<br />
Liên kết giữa các cọc cừ là khóa thép nên ngăn giữ đất lấp sau tường rất tốt.<br />
Nhược điểm của cừ thép là dễ bị ăn mòn do nước biển cho nên phải bảo vệ bằng<br />
cách sơn quét nhựa đường và các miếng kẽm chịu ăn mòn thay cho cọc ván thép. Loại<br />
này tốn nhiều thép cho nên giá thành thường cao.<br />
Chiều dài cừ thép trong khoảng (12÷30)m, vì vậy cừ thép được ứng dụng nhiều<br />
cho các loại bến dọc bờ có chiều sâu trước bến (10÷12)m.<br />
3) Công trình bến tường cừ bê tông cốt thép:<br />
So với cừ thép cừ bê tông cốt thép chống tác động ăn mòn của nước biển tốt hơn<br />
song chiều sâu trước bến có phần giảm. Trong trường hợp làm bằng cọc bê tông cốt thép<br />
ứng suất trước thì tiết kiệm được vật liệu và còn đóng được cả vào đất cứng. Đối với<br />
nước ta sử dụng loại công trình này còn cho phép sử dụng được nguồn vật liệu địa<br />
phương.<br />
Với tường bến cao 10m thì cọc có thể dài 25m dày 0,5m nặng tới 15 tấn. Vì cọc dài<br />
và nặng nên thi công khó đảm bảo chất lượng, khó đóng sít, để ngăn đất lấp sau tường<br />
trôi ra ngoài cần phải dùng biện pháp hàn bít đặc biệt đó là vấn đề khó khăn trong thi<br />
công.<br />
5-1<br />
<br />
Chương 5. Công trình bến tường cọc.<br />
<br />
5.2. Cấu tạo công trình bến tường cọc không neo<br />
<br />
4<br />
<br />
1<br />
<br />
3b<br />
<br />
5<br />
3c<br />
2<br />
<br />
3a<br />
<br />
1. DÇm mò<br />
2. T−êng mÆt<br />
3a. TÇng läc ng−îc<br />
3b. Khèi ®¸ gi¶m t¶i<br />
3c. C¸t (®Êt lÊp sau t−êng)<br />
4. BÝch neo<br />
5. §Öm va<br />
<br />
Hình 5_ 1 Cấu tạo công trình bến tường cọc không neo.<br />
Công trình bến tường cọc không neo có những bộ phận chính sau: dầm mũ, tường<br />
mặt, đất lấp sau tường, ngoài ra còn có kết cấu đậu tàu và bích neo tàu.<br />
5.2.1. Dầm mũ.<br />
<br />
Dầm mũ của tường góc thường được làm bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ, nhiệm<br />
vụ của nó là nối liền tất cả các cọc trong tường mặt làm thành bức tường liền và tạo thành<br />
một mặt phẳng trước bến để lắp đặt thiết bị đậu tàu tạo điều kiện cho tàu đậu bốc xếp<br />
hàng hoá một cách an toàn thuận tiện.<br />
Để thi công nhanh, đảm bảo chất lượng người ta còn làm dầm mũ đổ tại chỗ có các<br />
bản mặt lắp ghép bằng bê tông cốt thép thay cho các ván khuôn.<br />
Trường hợp tường mặt là cọc ván thép thì dầm mũ còn có tác dụng bảo vệ cọc<br />
không bị môi trường xâm thực, khi đổ dầm mũ phải bao trùm tường mặt dưới mực nước<br />
thấp thiết kế 0,2m.<br />
5.2.2.Cấu tạo tường mặt<br />
<br />
Tường mặt của công trình bến tường cọc gồm nhiều cọc đơn được đóng liền, liên<br />
kết với nhau tạo thành bức tường.<br />
1) Tường mặt là cọc bê tông cốt thép bao gồm các tiết diện sau:<br />
- Tiết diện hình chữ nhật, kích thước tiết diện bxh: 50x25; 50x30; 50x35; 50x40;<br />
50x45.<br />
<br />
h<br />
<br />
Để chống hiện tượng đất lấp sau tường trôi ra ngoài khu nước người ta sử dụng các<br />
dạng liên kết sau:<br />
<br />
b<br />
<br />
Gê - R·nh<br />
<br />
R·nh - R·nh<br />
<br />
Hình 5_ 2 Tiết diện và liên kết cọc chữ nhật BTCT.<br />
5-2<br />
<br />
Chương 5. Công trình bến tường cọc.<br />
<br />
- Tiết diện chữ T, kích thước:<br />
bc = 1,2÷2,0m<br />
hc = 0,15÷0,20m<br />
b = 0,3÷0,4m<br />
h = 0,45÷0,75m<br />
<br />
h<br />
<br />
hc<br />
<br />
bc<br />
<br />
b<br />
<br />
25<br />
<br />
Hình 5_ 3 Tiết diện cọc chữ T BTCT<br />
<br />
60<br />
<br />
Hình 5_ 4 Liên kết cọc chữ T BTCT<br />
- Tiết diện tròn – cọc trụ ống<br />
kích thước:<br />
D = 0,8÷2,0m<br />
δ = 0,10÷0,20m<br />
<br />
δ<br />
<br />
D<br />
<br />
Hình 5_ 5 Tiết diện và liên kết cọc ống BTCT.<br />
2) Tường cọc là cọc ván thép<br />
<br />
Ph¼ng<br />
<br />
Ch÷ Z<br />
<br />
Hình 5_ 6 Tiết diện cọc ván thép.<br />
Liên kết giữa các cọc là liên kết khoá.<br />
<br />
5-3<br />
<br />
Lßng m¸ng<br />
<br />
Chương 5. Công trình bến tường cọc.<br />
<br />
Hình 5_ 7 Liên kết cọc ván thép.<br />
5.2.3. Đất lấp sau tường: Thường dùng hai loại vật liệu là cát và đá hộc.<br />
<br />
Cát có góc ma sát giữa các hạt ϕ = 20÷35o<br />
Đá hộc có góc ma sát giữa các viên đá ϕ = 41÷45o<br />
Đất lấp sử dụng đá hộc có lợi về mặt chịu lực (làm giảm áp lực đất chủ động tác<br />
dụng lên tường mặt) song giá thành lại cao, vì vậy người ta kết hợp khối đá giảm tải và<br />
cát để lấp lòng bến.<br />
20cm<br />
<br />
3x4<br />
<br />
20cm<br />
<br />
1x2<br />
<br />
20cm<br />
H−íng dßng ch¶y<br />
<br />
Hình 5_ 8 Cấu tạo tầng lọc ngược.<br />
Giữa cát và đá người ta xử lý tầng lọc ngược để chống hiện tượng cát theo dòng<br />
nước ngầm trôi vào lăng thể đá.<br />
Tầng lọc ngược được cấu tạo ba lớp có kích thước hạt lớn dần theo chiều dòng<br />
nước ngầm, mái dốc của tầng lọc ngược từ 1:1 đến 1:1,25.<br />
5.3.Công trình bến tường cọc một tầng neo.<br />
Ngoài các bộ phận chính như: dầm mũ, tường mặt, đất lấp sau tường ra công trình<br />
bến tường cọc một tầng neo còn có thêm hệ thống bao gồm: thanh neo và gốc neo.<br />
5.3.1.Thanh neo.<br />
<br />
Thường làm bằng gỗ, bê tông cốt thép tuy nhiên thông dụng nhất là sử dụng loại<br />
thanh neo bằng thép tròn. Đường kính và chiều dài thanh neo được xác định qua tính<br />
toán.<br />
1) Khoảng cách giữa các thanh neo<br />
la = n(b + ∆)<br />
n - số cọc nằm giữa hai thanh neo;<br />
b - Kích thước cọc theo phương dọc bến;<br />
∆ - Khoảng cách giữa hai cọc:<br />
Cọc BTCT tiết diện chữ nhật ∆=2÷5cm;<br />
Cọc chữ T liên kết khoá ∆=0;<br />
5-4<br />
<br />
Chương 5. Công trình bến tường cọc.<br />
<br />
Cọc chữ Tt liên kết khác ∆=8÷10cm;<br />
Cọc ván thép ∆=0.<br />
b<br />
<br />
b<br />
<br />
b<br />
<br />
la<br />
<br />
b<br />
<br />
b<br />
<br />
b<br />
<br />
b<br />
<br />
b<br />
<br />
la<br />
<br />
Hình 5_ 9 Bố trí hệ thống neo trên mặt bằng.<br />
Để đường kính thanh neo không quá lớn và quá bé chọn: la = 1,5÷2,5m.<br />
<br />
tn<br />
<br />
Ht<br />
<br />
hn<br />
<br />
ha<br />
<br />
2) Điểm gắn neo<br />
<br />
Hình 5_ 10 Điểm gắn neo theo mặt cắt ngang.<br />
- Theo mặt cắt ngang:<br />
ha = (0,25÷0,35)cm;<br />
<br />
(5. 1)<br />
<br />
hn ≥<br />
<br />
1<br />
tn<br />
2<br />
<br />
(5. 2)<br />
<br />
tn ≤<br />
<br />
1<br />
Ht<br />
2<br />
<br />
(5. 3)<br />
<br />
Theo mặt bằng với cọc bê tông cốt thép hình chữ nhật thanh neo gắn với hai cọc,<br />
cọc chữ T thanh neo gắn vào sườn chữ T, cọc ống thanh neo bố trí vào giữa cọc, cọc ván<br />
thép thanh neo bố trí giữa cọc phía trong.<br />
<br />
5-5<br />
<br />