intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Cung cấp điện - Chương 9: Chọn dây dẫn và cáp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:59

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Cung cấp điện - Chương 9: Chọn dây dẫn và cáp, cung cấp cho người đọc những kiến thức như: khái niệm chung; dây dẫn và cáp trong mạng phân phối; dây dẫn và cáp trong mạng hạ áp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Cung cấp điện - Chương 9: Chọn dây dẫn và cáp

  1. Chương 9: CHỌN DÂY DẪN VÀ CÁP 1
  2. Chương 9: CHỌN DÂY DẪN VÀ CÁP 9.1. KHÁI NIỆM CHUNG 9.2. DÂY DẪN VÀ CÁP TRONG MẠNG PHÂN PHỐI 9.3. DÂY DẪN VÀ CÁP TRONG MẠNG HẠ ÁP 2
  3. Chương 9: CHỌN DÂY DẪN VÀ CÁP 9.1. KHÁI NIỆM CHUNG Dây dẫn và cáp là một trong các thành phần chính của mạng cung cấp điện. Vì thế, việc lựa chọn dây dẫn và cáp đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và thỏa mãn chỉ tiêu kinh tế sẽ góp phần đảm bảo chất lượng điện, cung cấp điện an toàn và liên tục, đồng thời góp phần không nhỏ vào việc hạ thấp giá thành truyền tải và phân phối điện năng, mang lại lợi ích lớn không chỉ cho ngành điện mà còn cho cả nền kinh tế quốc dân. 3
  4. Chương 9: CHỌN DÂY DẪN VÀ CÁP 9.1. KHÁI NIỆM CHUNG Tùy theo loại mạng điện và cấp điện áp mà điều kiện kinh tế đóng vai trò quyết định và điều kiện kỹ thuật đóng vai trò quan trọng hay ngược lại. Do đó, cần phải nắm vững bản chất của mỗi phương pháp lựa chọn dây dẫn và cáp để sử dụng đúng chỗ và có hiệu quả. 4
  5. Chương 9: CHỌN DÂY DẪN VÀ CÁP 9.2. DÂY DẪN VÀ CÁP TRONG MẠNG PHÂN PHỐI 9.2.1. Dây dẫn mạng phân phối 9.2.1.1. Cấu tạo Dây dẫn trên không trong mạng phân phối chủ yếu là dây đồng, dây nhôm và dây nhôm lõi thép. Ngoài ra, còn sử dụng các dây bằng hợp kim của nhôm. Trong các loại dây trên, dây nhôm được sử dụng rộng rãi nhất. 5
  6. Chương 9: CHỌN DÂY DẪN VÀ CÁP 9.2. DÂY DẪN VÀ CÁP TRONG MẠNG PHÂN PHỐI 9.2.1. Dây dẫn mạng phân phối 9.2.1.2. Chủng loại dây ▪ Dây vặn xoắn (dây bện) - Dây đồng trần vặn xoắn - Dây nhôm trần vặn xoắn 6
  7. Chương 9: CHỌN DÂY DẪN VÀ CÁP 9.2. DÂY DẪN VÀ CÁP TRONG MẠNG PHÂN PHỐI 9.2.1. Dây dẫn mạng phân phối 9.2.1.2. Chủng loại dây ▪ Dây hợp kim nhôm lõi thép xoắn Dùng cho những khoảng vượt tương đối lớn, với tất cả các cấp điện áp) 7
  8. Chương 9: CHỌN DÂY DẪN VÀ CÁP 9.2. DÂY DẪN VÀ CÁP TRONG MẠNG PHÂN PHỐI 9.2.2. Cáp mạng phân phối Cáp mạng phân phối được chế tạo chắc chắn, có thể đặt trong đất hoặc trong hầm dành riêng cho cáp nên tránh được va đập, tránh được ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu. ▪ Cáp ở cấp điện áp U < 10kV, thường được chế tạo theo kiểu ba pha bọc chung một vỏ chì. ▪ Cáp ở cấp điện áp U > 10kV, thường được chế tạo theo kiểu bọc riêng rẽ từng pha. Cáp thường dùng lõi nhôm một sợi hoặc nhiều sợi, chỉ sử dụng lõi đồng ở những nơi đặc biệt (dễ cháy nổ, trong hầm mõ, nguy hiểm do khí và bụi). 8
  9. Chương 9: CHỌN DÂY DẪN VÀ CÁP 9.2. DÂY DẪN VÀ CÁP TRONG MẠNG PHÂN PHỐI 9.2.2. Cáp mạng phân phối Lõi cáp có thể làm bằng một sợi hoặc nhiều sợi xoắn lại, các sợi có dạng tròn, ô van, cánh quạt, có thể ép chặt hoặc không ép chặt. Cáp nhiều ruột thường là loại 3 hay 4 ruột. Với cáp 4 ruột, ruột trung tính thường có tiết diện nhỏ hơn. Các ruột dẫn có bọc cách điện để bọc từng pha với nhau, bên ngoài được bao bằng một lớp vỏ bằng chì, nhôm, cao su hoặc nhựa tổng hợp để ngăn ngừa lớp vỏ bị ăn mòn hoặc bị hỏng, phía bên ngoài cũng được phủ một lớp vỏ bảo vệ. 9
  10. Chương 9: CHỌN DÂY DẪN VÀ CÁP 9.2. DÂY DẪN VÀ CÁP TRONG MẠNG PHÂN PHỐI 9.2.2. Cáp mạng phân phối Cáp mạng phân phối có các chủng loại: ▪ Cáp điện lực trung áp ▪ Cáp vặn xoắn trung áp 10
  11. Chương 9: CHỌN DÂY DẪN VÀ CÁP 9.2. DÂY DẪN VÀ CÁP TRONG MẠNG PHÂN PHỐI 9.2.2. Cáp mạng phân phối Cáp 1 ruột 11
  12. Chương 9: CHỌN DÂY DẪN VÀ CÁP 9.2. DÂY DẪN VÀ CÁP TRONG MẠNG PHÂN PHỐI 9.2.2. Cáp mạng phân phối Cáp 2 ruột 12
  13. Chương 9: CHỌN DÂY DẪN VÀ CÁP 9.2. DÂY DẪN VÀ CÁP TRONG MẠNG PHÂN PHỐI 9.2.2. Cáp mạng phân phối Cáp 3 ruột 13
  14. Chương 9: CHỌN DÂY DẪN VÀ CÁP 9.2. DÂY DẪN VÀ CÁP TRONG MẠNG PHÂN PHỐI 9.2.2. Cáp mạng phân phối Cáp 4 ruột 14
  15. Chương 9: CHỌN DÂY DẪN VÀ CÁP 9.2. DÂY DẪN VÀ CÁP TRONG MẠNG PHÂN PHỐI 9.2.3. Phương pháp lựa chọn dây dẫn, cáp trong mạng phân phối Nguyên tắc chung chọn dây dẫn, cáp là phải đảm bảo về chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật. Thường hai chỉ tiêu này mang tính đối lập cho nên căn cứ vào đặc điểm của mạng phân phối, truyền tải điện được xem xét và các yếu tố ảnh hưởng khác mà việc chọn dây dẫn, cáp sẽ được tiến hành trên cơ sở kinh tế hay kỹ thuật là chính. Tuy nhiên, dù được chọn dựa trên cơ sở nào cũng phải kiểm tra cơ sở còn lại. 15
  16. Chương 9: CHỌN DÂY DẪN VÀ CÁP 9.2. DÂY DẪN VÀ CÁP TRONG MẠNG PHÂN PHỐI 9.2.3. Phương pháp lựa chọn dây dẫn, cáp trong mạng phân phối Các phương pháp chọn dây dẫn, cáp trên cơ sở chỉ tiêu kinh tế: ▪ Phương pháp chọn dây dẫn, cáp theo mật độ dòng điện kinh tế ▪ Phương pháp chọn dây dẫn, cáp theo khối lượng kim loại màu cực tiểu 16
  17. Chương 9: CHỌN DÂY DẪN VÀ CÁP 9.2. DÂY DẪN VÀ CÁP TRONG MẠNG PHÂN PHỐI 9.2.3. Phương pháp lựa chọn dây dẫn, cáp trong mạng phân phối Các phương pháp chọn dây dẫn, cáp theo cơ sở chỉ tiêu kỹ thuật: ▪ Phương pháp chọn dây dẫn, cáp theo dòng điện phát nóng ▪ Phương pháp chọn dây dẫn, cáp theo điều kiện tổn thất điện áp Phương pháp xem xét đồng thời cả hai chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật là phương pháp mật độ dòng điện không đổi. 17
  18. Chương 9: CHỌN DÂY DẪN VÀ CÁP 9.2. DÂY DẪN VÀ CÁP TRONG MẠNG PHÂN PHỐI 9.2.3. Phương pháp lựa chọn dây dẫn, cáp trong mạng phân phối 9.2.3.1. Phương pháp Mật độ dòng điện kinh tế Đối với đường dây truyền tải và phân phối điện áp cao, do truyền tải công suất lớn và khoảng cách truyền tải tương đối xa nên vốn đầu tư, chi phí vận hành và tổn thất công suất có ý nghĩa quyết định. Ngoài ra, do việc đảm bảo tổn thất điện áp trong phạm vi cho phép có thể đạt được nhờ các biện pháp điều chỉnh điện áp cho nên thường dây dẫn, cáp trong mạng truyền tải và phân phối được chọn dựa trên cơ sở đảm bảo chi phí tính toán hàng năm là nhỏ nhất. 18
  19. Phương pháp Mật độ dòng điện kinh tế Ilvmax ▪ Tính tiết diện kinh tế: Fkt = j 𝑘𝑡 Với: Fkt [mm2] là tiết diện kinh tế; Ilvmax [A] là dòng diện làm việc cực đại; Jkt [A/mm2] là mật độ dòng điện kinh tế. ▪ Chọn tiết diện tiêu chuẩn Ftc gần tiết diện kinh tế Fkt nhất ▪ Kiểm tra điều kiện kỹ thuật: tổn thất điện áp cho phép, dòng phát nóng cho phép. Nếu điều kiện kỹ thuật không thỏa thì phải tăng tiết diện dây dẫn, cáp. 19
  20. Chương 9: CHỌN DÂY DẪN VÀ CÁP 9.2. DÂY DẪN VÀ CÁP TRONG MẠNG PHÂN PHỐI 9.2.3. Phương pháp lựa chọn dây dẫn, cáp trong mạng phân phối 9.2.3.1. Phương pháp Mật độ dòng điện kinh tế Mật độ dòng điện kinh tế Jkt của Liên Xô (cũ) Thời gian Tmax [giờ/năm] Loại dây dẫn < 3000 3000 ÷ 5000 >5000 Dây dẫn và thanh cái bằng đồng 2,5 2,1 1,8 Dây trần và thanh cái bằng nhôm 1,3 1,1 1,0 Cáp cách điện bằng giấy và dây dẫn bọc cao su - Lõi đồng 3,0 2,5 2,0 - Lõi nhôm 1,6 1,4 1,2 Cáp đồng cách điện bằng cao su 3,5 3,1 2,7 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1