Bài giảng Đánh giá tác động môi trường: Phần 2 - PGS. TS. Trần Thanh Đức
lượt xem 6
download
Tiếp nội dung phần 1, Bài giảng Đánh giá tác động môi trường: Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: Kế hoạch bảo vệ môi trường; Các phương pháp sử dụng trong đánh giá tác động môi trường. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Đánh giá tác động môi trường: Phần 2 - PGS. TS. Trần Thanh Đức
- CHƯƠNG 4 KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 4.1 Đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về đối tượng phải lập Kế hoạch bảo vệ môi trường như sau: Các dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, không thuộc đối tượng phải đánh giá tác động môi trường sẽ phải đăng ký kế hoạch BVMT tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Các đối tượng sau đây không phải lập Kế hoạch bảo vệ môi trường: Các dịch vụ ăn uống có quy mô diện tích nhà hàng phục vụ dưới 200m2; dịch vụ thương mại, buôn bán lưu động, không có địa điểm cố định; dịch vụ thương mại, buôn bán các sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng, đồ gia dụng; dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng đồ gia đụng quy mô cá nhân, hộ gia đình; dịch vụ photocopy, truy cập Internet, trò chơi điện tử; chăn nuôi gia súc, gia cầm, động vật hoang dã với quy mô chuồng trại nhỏ hơn 50 m2, nuôi trồng thủy hải sản trên quy mô diện tích nhỏ hơn 5.000 m2 mặt nước; xây dựng văn phòng làm việc, nhà nghỉ, khách sạn, lưu trú du lịch quy mô nhỏ hơn 500 m2 sàn..., không phải đăng ký kế hoạch BVMT. Chương trình giám sát môi trường phải được đặt ra cho quá trình thực hiện dự án, được thiết kế cho các giai đoạn: (1) Thi công xây dựng; (2) Vận hành thử nghiệm và (3) dự kiến khi vận hành thương mại, cụ thể như sau: - Giám sát nước thải và khí thải: phải quan trắc, giám sát lưu lượng thải và các thông số đặc trưng của các nguồn nướcc thải, khí thải trước và sau xử lý với tần suất tối thiểu 03 tháng/01 lần; vị trí các điểm giám sát phải được mô tả rõ. - Giám sát chất thải rắn: Giám sát khối lượng chất thải rắn phát sinh; phải phân định, phân loại các loại chất thải phát sinh để quản lý theo quy định, ... - Giám sát tự động, liên tục nước thải, khí thải và truyền số liệu trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương (đối với trường hợp phải lắp đặt). - Giám sát môi trướng xung quanh: chỉ áp dụng cho giai đoạn hoạt động của các dự án có phát sinh phóng xạ hoặc một số loại hình đặc thù theo yêu cầu của cơ quan phê duyệt với tần suất tối thiểu 06 tháng/01 lần; vị trí các điểm giám sát phải được lựa chọn để đảm bảo tính đại diện và phải được mô tả rõ. - Giám sát các vấn đề môi trướng khác (trong trướng hợp dự án có thể gây tác động đến): các hiện tượng trượt, sụt, lở, lún, xói lở, bồi lắng; sự thay đổi mực nướcc 55 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- mặt, nướcc ngầm, xâm nhập mặn, xâm nhập phèn, các loài nguy cấp, quý hiếm được ưutiên bảo vệ nhằm theo dõi được sự biến đổi theo không gian và thời gian của các vấn đề này với tần suất tối thiểu 06 tháng/01 lần 4.2. Nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường Kế hoạch bảo vệ môi trường là tên gọi mới được thay thế cho tên cũ Cam kết bảo vệ môi trường được áp dụng chính thức từ ngày 14/2/2015 từ Chính phủ ban hành thông qua nghị định số 18/2015/NĐ-CP Kế hoạch bảo vệ môi trường được xem là hồ sơ căn cứ pháp lý mà những doanh nghiệp khi tham gia hoạt động sản xuất cần phải thực hiện đúng quy trình để đảm bảo được giảm thiểu tối đa nguồn ô nhiễm môi trường khi đang trong quá trình hoạt động. Vậy hồ sơ này được triển khai như thế nào, quy trình thực hiện ra sao, có gì thay đổi hay không? Kế hoạch bảo vệ môi trường là bộ hồ sơ pháp lý mang tính ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp cùng với cơ quan môi trường và là một giai đoạn phân tích, đánh giá và dự báo những ảnh hưởng tới môi trường của dự án trong quá trình thực hiện và hoạt động sản xuất. Từ đó mà doanh nghiệp có thể đề xuất được những giải pháp tối ưuu nhất để bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn hoạt động cũng như thi công những công trình lớn. 4.3. Trách nhiệm xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định Cơ quan xác nhận Kế hoạch BVMT có trách nhiệm như sau: 1. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường của những dự án sau: a) Dự án nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên; b) Dự án trên vùng biển có chất thải đưa vào địa bàn tỉnh xử lý; c) Dự án có quy mô lớn và có nguy cơ tác động xấu tới môi trường trên địa bàn tỉnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2. Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn, trừ dự án quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này; Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường đối với dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình nằm trên địa bàn một xã. 3. Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thực hiện xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư, phương án đầu tư sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trong trường hợp được cơ quan có thẩm quyền ủy quyền. 56 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- Thời hạn xác nhận đăng ký Ké hoạch bảo vệ môi trường Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được Kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền phải xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; trường hợp không xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 4.4. Xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường 1. Trình tự thực hiện: Bước 1. Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện, nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ, viết phiếu nhận hồ sơ, vào sổ, cập nhật theo File để theo dõi quá trình giải quyết, chuyển đến Phòng Tài nguyên và Môi trường để giải quyết theo quy định. Bước 2. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Phòng chuyên môn tham mưu lãnh đạo UBND cấp huyện xem xét, xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện xác nhận phải thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản. Bước 3: Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, UBND cấp huyện ký Giấy xác nhận kèm theo kế hoạch bảo vệ môi trường cho tổ chức, cá nhân (chuyển kết quả đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; gửi Giấy xác nhận đến UBND cấp xã nơi triển khai dự án, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh (trường hợp dự án nằm trong khu công nghiệp). Bước 4: Tổ chức, cá nhân đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện để nhận kết quả giải quyết theo quy định. 2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện. 3. Thành phần, số lượng hồ sơ: - Thành phần hồ sơ: a. 03 bản kế hoạch bảo vệ môi trường (kèm theo bản điện tử) của dự án, cơ sở theo Mẫu số 02 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ; b. 01 văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở theo Mẫu số 01 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ c. 01 báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng của dự án, cơ sở (kèm theo bản điện tử). - Số lượng: 01 bộ. 57 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4. Thời hạn giải quyết. - Mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ hợp lệ theo quy định. 5. Đối tượng thực hiện: Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc lập/xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường. 6. Cơ quan thực hiện: - Cơ quan xác nhận: UBND cấp huyện. 7. Kết quả: Giấy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường. 8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: - Mẫu văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo mẫu số 01 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ. - Mẫu trang bìa, phụ bìa, cấu trúc và nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo mẫu số 02 Phụ lục VII, mục I phụ lục kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ 9. Phí, lệ phí: Không. 10. Yêu cầu, điều kiện: Tổ chức, cá nhân. 11. Căn cứ pháp lý: - Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; - Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; - Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường. 58 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- CHƯƠNG 5 CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐGTĐMT là cả quá trình có sự tham gia của nhiều chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Ở mỗi lĩnh vực nghiên cứu có phương pháp nghiên cứu riêng của mình. Vì vậy trong ĐGTĐMT hội tụ nhiều hệ phương pháp loại này. Những hệ phương pháp riêng cho từng lĩnh vực sẽ không được xem xét nhiều trong chương này mà chỉ tập trung vào một số phương pháp chung nhất có thể sử dụng để xác định phân tích, dự báo các tác động môi trường các dự án. 5.1. PHƯƠNG PHÁP LIỆT KÊ SỐ LIỆU Đây là phương pháp dễ hiểu, dễ sử dụng nhưng thông tin không đầy đủ và không trực tiếp liên quan nhiều tới quá trình ĐGTĐMT. Theo phương pháp này, người ĐGTĐMT phân tích hoạt động phát triển, chọn ra một số thông số có liên quan đến môi trường, liệt kê ra và cho các số liệu liên quan đến các thông số đó, chuyển tới người ra quyết định xem xét. Bản thân người ĐGTĐMT không đi sâu, phân tích phê phán gì thêm mà dành cho người ra quyết định lựa chọn phương án theo cảm tính sau khi đã được đọc các số liệu liệt kê. Ví dụ minh hoạ phương pháp liệt kê số liệu về thông số môi trường được trình bày như bảng 4.1. Hệ thống công trình khai thác tài nguyên nước trên một khu vực sông có thể được thực hiện theo những phương án khác nhau A, B, C, trong đó C là phương án không hoạt động. Theo kinh nghiệm và cảm tính người ĐGTĐMT cho ra 11 thông số mà người đó cho là thực sự có liên quan đến tài nguyên và môi trường của lưu vực. Theo các phương án đã dự tính cho biết các số liệu về các thông số đó. Phương pháp liệt kê số liệu về thông số môi trường đơn giản, sơ lược, tuy nhiên rất cần thiết và có ích trong bước đánh giá sơ bộ về tác động đến môi trường, hoặc trong hoàn cảnh không có đủ điều kiện về chuyên gia, số liệu hoặc kinh phí để thực hiện về ĐGTĐMT một cách đầy đủ. Bảng 4.1. Liệt kê thông số môi trường của hệ thống thuỷ lợi TT Thông số Phương án A B C 1 Số hồ chứa nước 4 1 0 2 Diện tích đường mặt nước (km2) 850 130 0 3 Đường ven hồ (km) 190 65 0 59 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 Diện tích tưới (ha) 40000 12000 0 5 Diện tích đất bị thu hẹp 10000 2000 0 6 Diện tích khảo cổ bị ngập (ha) 11 13 0 7 Hạ mức xói mòn 4 cấp 1 cấp 0 8 Nâng mức khai thác thuỷ sản 4 cấp 1 cấp 0 9 Chống lũ tốt vừa 0 10 Tạo nên ổ dịch bệnh cấp 4 cấp 1 0 11 Biên chế quản lý cần thiết (người) 1000 200 0 5.2. PHƯƠNG PHÁP DANH MỤC Phương pháp danh mục là một trong những phương pháp được sử dụng rông rãi trong ĐGTĐMT, đặc biệt trong việc nghiên cứu các tác động. Trong sử dụng người ta thường chia danh mục thành các loại dựa theo các đặc trưng và sự phức tạp của chúng. Chúng ta sẽ xét một số dạng danh mục sau đây: danh mục đơn giản, danh mục mô tả, danh mục câu hỏi, danh mục trọng số. 5.2.1. Danh mục đơn giản Danh mục đơn giản trình bày bảng liệt kê các nhân tố môi trường cần phải đề cập, tuy nhiên chưa cung cấp được thông tin về nhu cầu số liệu riêng, phương pháp đo hoặc đánh giá và dự báo tác động. Loại danh mục này được sử dụng rất rộng rãi ở Mỹ vào những năm bắt đầu có ĐGTĐMT. Như vậy loại danh mục này chỉ ra những nhân tố phải xem xét, còn những nhân tố khác thì có thể bỏ qua. Về bản chất danh mục này được coi là ghi nhận, nó chưa nêu được những tác động nào sẽ xuất hiện đối với các nhân tố này. VD: Danh mục các vấn đề cần quan tâm khi đánh giá chất lượng nước Khi xét một đơn xin phát triển liên quan đến việc thải ra chất thải, cuốn trôi, xói mòn đất làm ảnh hưởng đến chất lượng các nguồn nước, cơ quan cấp phép cần xem xét các vấn đề ứng với sự phát triển được đề xuất như sau: 1. Đặc trưng các nguồn nước đang bị đe doạ, các đặc điểm địa hình và sinh thái, dòng chảy theo mùa và theo năm, lượng mưa và rửa trôi, các công trình trữ nước và các đặc điểm khác. 2. Sử dụng các nguồn nước hiện tại, sinh hoạt, thương mại và công nghiệp, nông nghiệp hay nghỉ ngơi giải trí 3. Xả thải và rửa trôi chất thải hiện thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng nước, các biện pháp xử lí đã được áp dụng hay dự kiến. 60 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4. Các đề án phát triển nguồn nước đang chờ giải quyết, có thể ảnh hưởng đến môi trường hiện nay và tương lai. 5. Lịch sử ô nhiễm hay lạm dụng các nguồn nước 6. Các nguồn xả chất thải của đề xuất phát triển đã được xác định sau khi đã có các biện pháp giảm thiểu, tái chế, xử lí, pha loãng cho vào ao chứa, lọc hoặc các biện pháp khác. 7. Ảnh hưởng có thể do xáo trộn đất trong giai đoạn xây dựng và các biện pháp phòng tránh cần có. 8. Ảnh hưởng có thể của việc rửa trôi từ bề mặt có che kín hay không che, các biện pháp phòng tránh cần có. 9. Ảnh hưởng có thể trong điều kiện hạn hán và lụt lội 10. Mức độ xả, thải và rửa trôi, đặc biệt là đối với các qui định, tiêu chuẩn và phân loại của Nhà nước và các mục tiêu môi trường, tổng các hiệu ứng sinh thái, hoá học vật lí và sự mặn hoá. 5.2.2. Danh mục mô tả Danh mục mô tả cũng được sử dụng nhiều trong nghiên cứu tác động môi trường. Trong danh mục này, ngoài liệt kê các nhân tố môi trường còn có thể cung cấp thêm thông tin và hướng dẫn đánh giá tác động môi trường, nhưng chưa đưa được tầm quan trọng của các tác động Một dạng danh mục được trình bày trên bảng 4.2 làm ví dụ. Ngoài nhân tố môi trường yêu cầu như chất lượng không khí, chất lượng nước, tiếng ồn danh mục này còn chỉ rõ cách thức xác định các tác động có thể gây ra cho các yếu tố. Loại danh mục này đã được áp dụng cho các dự án nguồn nước, dự án giao thông, dự án phát triển lãnh thổ,... Bảng 4.2. Danh mục mô tả Số liệu yêu cầu (nhân tố) Nguồn thông tin/kỹ thuật dự báo 1. Chất lượng không khí Thay đổi nồng độ ô nhiễm theo tần suất Nồng độ ở vùng xung quanh, phát thải xuất hiện và số người chịu rủi ro hiện tại, tương lai mô hình khuyếch tán, bản đồ ô nhiễm Gây khó chịu cho thị giác (do khói) hoặc Khảo sát cư dân cơ sở, lưu lượng giao khứu giác (do mùi) và số người bị ảnh thông, quá trình công nghiệp hưởng 2. Chất lượng nước 61 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- Thay đổi chất lượng nước dùng, số người Phát thải hiện tại, tương lai nồng độ hiện bị tác động đối với mỗi thủy vực tương tại vùng xung quanh, mô hình chất lượng ứng nước 5.2.3. Danh mục câu hỏi Danh mục này bao gồm nhiều câu hỏi liên quan tới những khía cạnh môi trường cần được đánh giá. Các câu hỏi có thể được soạn thảo cho một hạng mục chung như hệ sinh thái cạn, sức khoẻ cộng đồng. Danh mục loại này rất có ích cho những người đánh giá thiếu kinh nghiệm. Để đánh giá tác động người được hỏi phải trả lời câu hỏi của mọi hạng mục. Thường có 3 phương án trả lời, phụ thuộc vào hiểu biết riêng về tác động được xem xét và được ghi sẵn ngay sau câu hỏi. Nếu người được hỏi hiểu biết rõ về tác động, họ có thể chọn phương án "có" hoặc "không", còn chưa biết rõ về tác động thì chọn "chưa rõ" hoặc "không rõ". Ngoài câu hỏi cụ thể, có thể đặt câu hỏi tổng hợp để người được hỏi đánh giá, ước tính tác động một cách tổng hợp, ví dụ: "mức hại cao"; "mức hại nhỏ"; "không xác định được",... Bảng 4.3. ĐGTĐMT của dự án phát triển nuôi trồng thuỷ sản Các nhân tố MT Có Không Không rõ - Xử lý trước khi sử dụng và sau khi thải x - Sử dụng các hoá chất bị cấm x - Nằm trong vùng qui hoạch không x - Cải tạo môi trường sau khi nuôi x 5.2.4. Danh mục có ghi mức độ tác động đến từng nhân tố môi trường - Kế thừa danh mục mô tả nhưng ghi thêm mức độ tác động của từng hoạt động phát triển đến từng nhân tố môi trường. - Thể hiện đồng thời các nhân tố môi trường (có khả năng bị ảnh hưởng bởi dự án) và những hoạt động của dự án (những hoạt động có ảnh hưởng đến môi trường) thông qua bảng - Xây dựng thang mức độ + Tác động nặng ++ + Tác động nhẹ + + Không tác động 0 62 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- Bảng 4.4. Danh mục ghi mức độ tác động đến từng nhân tố môi trường của dự án thuỷ lợi Thông số MT Hoạt động dự án Xây dựng hồ Xây dựng Xây dựng Nạo vét chứa và đập kênh thuỷ lợi đê ngăn lũ sông Chất lượng nước ++ ++ + + Chất lượng không khí + 0 0 0 Xói mòn đất + + + + Hệ sinh thái rừng + 0 + 0 5.2.5. Danh mục có ghi trọng số của tác động Ngoài việc đưa vào mức độ tác động, trong danh mục này còn ghi thêm trọng số hay mức độ quan trọng của từng nhân tố môi trường chịu tác động. Cùng với việc đưa ra danh mục này có thể sử dụng phương pháp đánh giá tổng hợp tác động thông qua các thay đổi các nhân tố môi trường. Mỗi nhân tố môi trường được định mức chất lượng (theo điểm chẳng hạn) và các mức quan trọng. Để minh hoạ cho phương pháp này, ta lấy ví dụ về dự án tài nguyên nước đa mục tiêu Pattani (Thái Lan). Các nhân tố môi trường được các chuyên gia mô tả cho điểm về chất lượng cả khi chưa có dự án và khi có dự án, sau đó ước tính tầm quan trọng cho mỗi nhân tố. Từ đó có thể đánh giá tác động của dự án thông qua chỉ số hoặc đơn vị đánh giá (EIU). Đơn vị này được tính theo công thức: m m EI = ∑ (Vi)1 Wi - ∑ (Vi)2 Wi i=1 i=1 trong đó: EI là tác động môi trường (Vi)1 là giá trị chất lượng thông số môi trường thứ i khi có dự án. (Vi)2 là giá trị chất lượng thông số môi trường thứ i khi không có dự án. Wi là trọng số tương đối (tầm quan trọng của nhân tố i m là tổng số các thông số. Đối với dự án thuỷ nông đa mục tiêu, người ta đã chia nhân tố thành ba loại: Nhân tố sinh học, nhân tố hoá - lý và phúc lợi cho con người. Mỗi loại này lại có các thành phần, mỗi thành phần có các thông số khác nhau. Chẳng hạn, nhân tố sinh học có thành phần trên cạn và dưới nước; nhân tố lý hoá bao gồm: đất, nước mặt, nước 63 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ngầm, khí quyển, còn nhân tố phúc lợi có các thành phần sức khoẻ, kinh tế - xã hội, văn hoá - thẩm mỹ. Bảng 4.5. Ví dụ về danh mục có ghi trọng số tác động của dự án thủy lợi Thông số MT Dự án hoạt động Dự án không hoạt động Điểm Trọng số Điểm Trọng số Hệ sinh thái nước 9 3 9 2 Hệ sinh thái cạn 7 4 7 3 Danh mục môi trường được sử dụng đối với tất cả các bước của ĐGTĐMT. Các danh mục đơn giản, danh mục có mô tả được dùng nhiều trong giai đoạn đầu giúp cho việc đánh giá ban đầu về tác động. Qua kinh nghiệm sử dụng các danh mục trong ĐGTĐMT, các chuyên gia đã đúc kết được hai lợi ích căn bản của phương pháp này, thể hiện ở chỗ: Phương pháp danh mục nói chung rõ ràng, dễ hiểu. Nếu người đánh giá am hiểu về nội dung hoạt động phát triển, về điều kiện thiên nhiên, xã hội tại nơi hoạt động thực hiện hoạt động đó thì phương pháp này có thể đưa ra những cơ sở tốt cho việc quyết định. Tuy nhiên, phương pháp chứa đựng nhiều nhân tố chủ quan của người đánh giá và phụ thuộc vào những quy ước có tính chất cảm tính về tầm quan trọng, các cấp, điểm số qui định cho từng thông số. Những ước đoán chủ quan của từng cá nhân người đánh giá lúc đưa vào con số tổng tác động sẽ bị hoà lẫn vào nhau rất khó phân tích. Do đó có hạn chế trong việc tổng hợp tất cả các tác động đối chiếu so sánh các phương án khác nhau. Các danh mục được giới thiệu sử dụng thường bị hai nhược điểm hoặc quá chung chung hoặc không đầy đủ. Một số tác động dễ lặp lại, do đó được tính toán hai hoặc nhiều lần trong việc tổng hợp thành tổng tác động. Trong sử dụng cần lưu ý đến những nhược điểm đó và có cách khắc phục thích hợp, giảm bớt thành phần chủ quan trong kết quả đánh giá chung 5.3. PHƯƠNG PHÁP MA TRẬN MÔI TRƯỜNG Phương pháp này liệt kê đồng thời các hoạt động của dự án với danh mục các điều kiện hoặc các đặc trưng môi trường có thể bị tác động kết hợp các liệt kê này dưới dạng toạ độ, ta sẽ được ma trận với trục tung là các nhân tố môi trường, còn trục hoành là các hoạt động phát triển. Từ đó cho ta thấy rõ hơn mối quan hệ nhân quả giữa các hoạt động và tác động một cách đồng thời. Ô nằm giữa hàng và cột trong ma trận sẽ được dùng để chỉ khả năng tác động. Tuỳ theo cách sử dụng ô này mà có thể chia ma trận môi trường thành một số loại sau: ma trận đơn giản, ma trận theo bước, ma trận định lượng hoặc định cấp. 5.3.1. Ma trận đơn giản 64 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- Trong ma trận tương tác đơn giản, thường trục hoành liệt kê các hoạt động dự án còn trục tung liệt kê các nhân tố môi trường. Hoạt động nào gây tác động đến nhân tố nào sẽ được đánh dấu nằm giữa hàng nhân tố và cột hoạt động. Ví dụ về loại ma trận này được chỉ ra ở bảng 4.6. Như vậy, với ma trận này mới chỉ ra những thành phần môi trường chịu tác động do hoạt động nào gây nên chứ chưa nêu rõ mức độ tác động. Bảng 4.6. Ma trận đơn giản đối với nhà máy giấy Các hoạt động dự án Xây Trang trại Sử dụng thuốc Cấp Rác Thành phần MT dựng trồng sâu, phân hoá nước thải nguyên liệu học Chất lượng nước mặt * * Chất lượng không khí Thuỷ sản * * Môi trường sống của * SV cạn Sử dụng đất * Cung cấp nước * * Nông nghiệp * Sức khoẻ * 5.3.2. Ma trận theo bước Ma trận này còn gọi là ma trận dạng chữ thập, có thể dùng để chỉ ra các tác động thứ cấp do tác động ban đầu gây ra. Trong ma trận này, một số nhân tố môi trường được trình bày cả ở trục tung lẫn trục hoành. Các hậu quả thay đổi ban đầu ở một số nhân tố đến nhân tố khác cũng được trình bày. Có thể hiểu ma trận loại này gồm nhiều ma trận kế tiếp nhau nhằm chỉ ra được các tác động thứ cấp có thể xảy ra. Ví dụ về loại ma trận này được chỉ ra ở hình 4.1. Ma trận theo bước giúp truy tìm các tác động thứ cấp và coi môi trường như một hệ thống. Đây là phương pháp tương quan giữa phương pháp ma trận và phương pháp mạng lưới. 65 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- Hoạt động 1 2 3 4 5 A B F G H A B C D E E A B H I Ị Hình 4.1. Biểu diễn ma trận theo bước - Hoạt động A tác động đến nhân tố môi trường C làm thay đổi nhân tố này - Nhân tố này tác động làm thay đổi nhân tố A và F - Thay đổi nhân tố A lại thay đổi nhân tố B và I - Thay đổi nhân tố F lại thay đổi nhân tố H VD: - Hoạt động sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu ảnh hưởng đến thành phần môi trường nông nghiệp ---> thay đổi môi trường đất và môi trường nước. - Thay đổi môi trường đất ---> thay đổi môi trường sống của sinh vật cạn và làm thoái hoá đất. - Thay đổi môi trường nước --> thay đổi môi trường sống của sinh vật nước 5.3.3. Ma trận định lượng - ma theo cấp Trong các ô của ma trận định lượng không chỉ đánh dấu khả năng tác động mà còn chỉ ra mức độ tác động, loại tác động và tầm quan trọng của nhân tố,...như ở bảng 4.6 hoặc có thể định lượng định cấp như ma trận trong bảng 4.7. Thường mỗi ô trong ma trận định cấp chỉ ra tác động và tầm quan trọng của các tác động. Trong ma trận 66 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- Leopold, hệ thống định cấp theo thang từ 1 đến 10 được dùng cho cả mức tác động và tầm quan trọng của tác động. Với mức tác động, mức 1 là mức tác động thấp còn 10 là mức tác động cao nhất. Mức 1 là mức có tầm quan trong thấp nhất còn mức 10 là quan trọng cao nhất. Leopold đã lập được ma trận 100 tác động và 88 thông số môi trường. Bảng 4.7: ĐGTĐMT nhà máy giấy Hoạt động DA Xây Sử dụng Nước Khí thải Tạo việc Tổng TPMT dựng thuốc trừ thải làm sâu, phân hoá học Chất lượng nước 6 2 5 13 mặt 7 8 5 20 Chất lượng không 3 4 7 khí 6 5 11 Thuỷ sản 2 2 5 5 Cung cấp nước 3 2 5 6 7 13 Sức khoẻ 2 2 4 8 6 14 Tổng 3 11 6 6 5 6 18 23 11 5 Phương pháp ma trận cũng là phương pháp đơn giản, dễ sử dụng không đòi hỏi nhiều số liệu môi trường nhưng lại có thể phân tích một cách tường minh tác động của nhiều hành động khác nhau lên cùng một nhân tố. một số lợi ích cụ thể của phương pháp này là: Sử dụng phương pháp ma trận trong việc xác định và trình bày các tác động đã được sử dụng trong nhiều dự án. Sở dĩ như vậy là chúng dễ biến đổi, nhiều dạng của nó đã được xây dựng và sử dụng. Ma trận tương tác đã được thiết lập để xác định và tiến tới định lượng các tác động gián tiếp nhưng ít khi được dùng. - Mối quan hệ giữa phát triển và môi trường được thể hiện rõ ràng. - Ma trận cung cấp một số phương pháp để trình bày các tác động dưới dạng dễ hiểu. 67 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- Tuy nhiên phương pháp này cũng còn một số nhược điểm thể hiện ở chỗ: - Khó xác định được các tác động thứ cấp, ngoại trừ ma trận theo bước. - Chưa xét đến diễn biến theo thời gian của các hoạt động, tác động nên chưa phân biệt được tác động lâu dài hay tạm thời. Hiện nay người ta đang cố gắng cải tiến để tạo ra các loại ma trận có thể khắc phục được các nhược điểm trên và mặc dù có nhược điểm như vậy, phương pháp này vẫn được sử dụng phổ biến. 5.4. PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ MẠNG LƯỚI Phương pháp này có mục đích phân tích các tác động song song và nối tiếp do các hành động của hoạt động gây ra. Sử dụng phương pháp mạng lưới (Network Method) trước hết phải liệt toàn bộ các hành động (Action) trong hoạt động (Activity) và xác định mối nhân quả giữa những hành động đó. Các quan hệ đó nối các hành động lại với nhau thành một mạng lưới. Trên mạng lưới có thể phân biệt được những tác động bậc 1 do một hành động trực tiếp gây ra, rồi tác động động bậc 2 do tác động bậc 1 gây ra và lần lượt tác động bậc 3, bậc 4,...Các chuỗi tác động đó cuối cùng dẫn về các tác động cuối cùng, hiểu theo nghĩa là những sự việc có lợi hoặc có hại cho tài nguyên và môi trường. Do nắm được quan hệ nhân quả của liên quan của nhiều hành động và tác động mạng lưới, ta có thể dùng phương pháp này để xem xét các biện pháp phòng tránh hoặc hạn chế các tác động tiêu cực đến tài nguyên môi trường. Phương pháp mạng lưới nảy sinh từ những kinh nghiệm nghiên cứu về dòng năng lượng và cân bằng năng lượng trong các hệ sinh thái. Sâu đó được vận dụng rộng rãi vào việc phát triển các vùng ven biến nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các yêu cầu sử dụng của các ngành kinh tế khác nhau và ngăn chặn xu thế thoái hoá tài nguyên tại các vùng này. Điểm mạnh của phương pháp mạng lưới là cho biết nguyên nhân và con đường dẫn tới những hậu quả tiêu cực tới môi trường, từ đó có thể đề xuất các biện pháp phòng tránh ngay khâu quy hoạch, thiết kế hoạt động phát triển. Điều đáng tiếc là phương pháp này chỉ chú ý đến phân tích các khía cạnh tiêu cực. Trên mạng lưới cũng không thể phân biệt được tác động trước mắt và tác động lâu dài. Phương pháp mạng lưới thích hợp cho phân tích tác động sinh thái do trên mạng lưới có thể biểu thị các dòng năng lượng có độ đo chung, phương pháp này chưa thể dùng để phân tích các tác động xã hội, các vấn đề về thẩm mỹ. Thông thường phương pháp mạng lưới được dùng để ĐGTĐMT của một đề án cụ thể, không thích hợp với các chương trình hoặc kế hoạch khai thác tài nguyên trên một địa phương Nhược điểm của phương pháp này là: 68 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- - Việc xác định tầm quan trọng của nhân tố môi trường chỉ tiêu chất lượng môi trường còn mang tính chất chủ quan. - Việc quy hoạch tổng tổng tác động của một phương án vào một con số không giúp ích thiết thực cho việc ra quyết định. - Sự phân biệt khu vực tác động, khả năng tránh, giảm các tác động không thể biểu hiện trên ma trận. 5.5. PHƯƠNG PHÁP CHẬP BẢN ĐỒ MÔI TRƯỜNG Phương pháp này sử dụng những bản đồ về các đặc trương môi trường trong khu vực nghiên cứu vẽ trên giấy trong suốt. Mỗi bản đồ diễn tả khu vực địa lý đó với từng đặc trưng môi trường đã xác định qua tài liệu điều tra cơ bản. Thuộc tính của đặc trưng môi trường được xác định bằng cấp độ. Ví dụ vùng ô nhiễm vừa tô màu nhạt, vùng ô nhiễm nhiều tô màu sẫm hơn. Độ dốc của mặt đất chẳng hạn có thể ghi thành 5 mức khác nhau. Để xét việc thích hợp của việc sử dụng đất đai tại nơi nghiên cứu vào một việc nào đó, ví dụ để trồng một loại cây, ta chập những bản đồ liên quan lại với nhau. Tổ hợp độ đậm nhạt hoặc màu sắc cho phép nhận định một cách tổng hợp và nhanh chóng về sự thích hợp của từng khu vực trên bản đồ. Phương pháp chập bản đồ đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, kết quả xem xét thể hiện trực tiếp thành hình ảnh, thích hợp với việc đánh giá các phương pháp sử dụng đất. Tuy nhiên phương pháp có nhiều nhược điểm: thể hiện thiên nhiên và môi trường một cách tĩnh tại, độ đo các đặc trưng môi trường trên bản đồ thường khái quát, đánh giá cuối cùng về tổng tác động phụ thuộc nhiều vào chủ quan của người đánh giá. Dựa trên nguyên tắc chập bản đồ, gần đây nhiều nước đã sử dụng hệ thống thông tin địa lý, sử dụng máy tính cho phép tổng hợp và so sánh các tổ hợp điều kiện thiên nhiên và môi trường tại một địa điểm với rất nhiều thông số và những độ đo chi tiết. Một phương pháp chập bản đồ cụ thể được sử dụng rộng rãi là mô hình quy hoạch cảnh quan thành phố, gọi tắt là METLAND (Metropolitan Landscape Planning Model). Việc sử dụng phương pháp chia ra ba giai đoạn: đánh giá tổng hợp cảnh quan, đề xuất các phương án quy hoạch và đánh giá so sánh các phương án. Trong đánh giá tổng hợp lại chia ra: đánh giá cảnh quan, đánh giá sự phù hợp sinh thái và đánh giá dụch vụ công cộng. Trông đánh giá cảnh quan lại tiếp tục phân thành đánh giá giá trị tài nguyên, đánh giá nguy hại về môi trường, đánh giá về sự thích hợp cho phát triển. Trên cơ sở lần lượt phân tích các đặc trưng về cảnh quan, về tính hợp sinh thái và các loại dịch vụ, người ta soạn các bản đồ cần thiết để chập bằng hình vẽ thực hoặc chập bằng máy tính. Phương pháp này cũng có những điểm chung của phương pháp chập bản đồ nói chung. Trong ĐGTĐMT, nếu sử dụng phương pháp này thì phải có phương 69 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- tiện tính toán hiện đại, nếu dùng nhân lực không thể chỉnh biên khối lượng số liệu rất lớn. 5.6. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ MỞ RỘNG Phân tích chi phí lợi ích là một phương pháp đánh giá dự án rất có hiệu quả về mặt kinh tế. Phương pháp này còn được áp dụng trong ĐGTĐMT khi tính tới các chi phí, lợi ích do dự án mang lại cho môi trường. Tromng trường hợp như vậy, phương pháp này được gọi là phương pháp phân tích chi phí, lợi ích mở rộng. Trong phương pháp phân tích chi phí, lợi ích kinh tế các dự án, các chi phí, lợi ích được liệt kê, chẳng hạn: - Chi phí đầu tư ban đầu, vốn cố định. - Vốn lưu động - Chi phí sản xuất - Doanh thu do bán sản phẩm,... Các chi phí, lợi ích này được tính thành tiền trong từng năm trong suốt tuổi thọ dự án. Trong tính toán chi phí lợi ích người ta tính tới chiết khấu đồng tiền, nghĩa là đồng tiền thu được trong tương lai sẽ chịu mức chiết khấu so với thời điểm hiện tại. Thời điểm hiện tại ở đây cũng mang tính tương đối, thường được chọn là thời gian dự án bắt đầu thi công hoặc bắt đầu hoạt động. Phân tích chi phí, lợi ích phải được tính toán trước khi thực hiện dự án, nó giúp cho những nhà quyết định có thêm cơ sở để tính toán xem có nên thực hiện dự án hay không. Đây là phương pháp có thể giúp so sánh hiệu quả của các dự án kinh tế có thể thay thế nhau trên cùng một địa bàn hoặc các phương án thực thi dự án khác nhau. Các đại lượng thường được sử dụng trong phân tích chi phí, lợi ích bao gồm: a. Giá trị hiện tại ròng NPV (Net Present Value) n Bt n Ct NPV = ∑ [ Co + ∑ ] t=1 (1 + r)t t=1 (1 + r)t Trong đó: Bt: Lợi ích năm thứ t Ct: Chi phí năm thứ t Co: Chi phí ban đầu r: Hệ số chiết khấu 70 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- t: Thời gian (năm) n: Tuổi thọ dự án Như vậy NPV chính là lợi nhuận ròng tích luỹ, phụ thuộc vào hệ số chiết khấu và thời gian. Thường đối với dự án bắt dầu thực thi thì luác đầu NPV mang dấu âm (nghĩa là chi phí lớn hơn lợi nhuận), đến lúc nào đó sẽ bằng 0 và sau đó mang dấu dương. Dùng giá trị NPV để so sánh các dự án phải chú ý thêm tới mức vốn đầu tư ban đầu, vì nhiều khi NPV của hai dự án như nhau nhưng vốn đầu tư ban đầu lại khác nhau. Nếu chỉ xét khía cạnh kinh tế thì phải ưu tiên phương án có mức đầu tư ban đầu ít. b. Hệ số hoàn vốn nội tại (Internal Return Rate): K. Hệ số này được tính theo công thức n Bt n Ct NPV = ∑ [ Co + ∑ ] =0 t=1 (1 + K)t t=1 (1 + K)t Dự án có hệ số K lớn thường được quyết định thực hiện. Người ta thường so sánh giá trị K với mức lãi vay vốn ngân hàng để ước tính hiệu quả kinh tế mang lại. Vì vậy giá trị K lớn sẽ được lựa chọn. c. Chỉ suất lợi ích chi phí B/C n Bt n Ct B/C = ∑ / [ Co + ∑ ] t=1 (1 + r)t t=1 (1 + r)t Theo thời gian tại thời điểm có B/C = 1, lợi nhuận tích luỹ đã bằng chi phí tích luỹ. Sau đó tỷ số này sẽ lớn hơn 1 và tăng nhưng thường tiến tới một giá trị giới hạn nào đấy. Việc sử dụng các đặc trưng trên một cách riêng biệt chưa có thể trả lời dự án nào hoặc phương án nào có lợi ích kinh tế cao. Vì vậy thường sử dụng kết hợp chúng với nhau. Như vậy, ở phương pháp tính toán chi phí lợi ích mở rộng người ta tính đến toàn bộ thời gian hoạt động của dự án. Trong thực tế có nhiều dự án chỉ có thể mang lại lãi suất cao trong thời gian ngắn, sau đó có thể bị thua lỗ triền miên. Vì vậy việc tính chi phí, lợi ích cho toàn bộ tuổi thọ dự án mới có thể xác định được khả năng thu hồi vốn cũng như hiệu quả kinh tế của dự án. Điều này chỉ có thể thực hiện được trong 71 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- trường hợp đồng tiền tương đối ổn định. Do vậy chỉ có thể áp dụng cho nước ta trong khoảng thời gian sau 1993. Trong phương pháp chi phí, lợi ích sử dụng chiết khấu đồng tiền. Việc này phù hợp với nên kinh tế thị trường và theo ý nghĩa của đồng tiền, đặc biệt là đồng tiền tư bản. Theo đó nếu không đầu tư để sinh lợi thì đồng tiền tự nó cũng mất giá theo thời gian. Hệ số chiết khấu còn được sử dụng như một công cụ trong quản lý kinh tế. 72 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu tiếng Việt: 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2011), "Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường", Hà Nội, Việt Nam. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (1995) "Các quy định pháp luật về môi trường, Tập I, II", Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, Việt Nam. 3. Lê Thạc Cán và tập thể tác giả, (1993), "Đánh giá tác động môi trường: phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn", Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội, Việt Nam. 4. Lê Đức An, Lê Thạc Cán, Luc Hens, Nguyễn Ngọc Sinh, (2000), “Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung các dự án phát triển ”, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - cục môi trờng, Bộ KHCN&MT - Đại học tự do BRUXEL 5. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. “Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, 2005, 2014”. 6. Lê Trình (2000), “Đánh giá tác động môi trường: phương pháp và ứng dụng”, NXB Khoa học Kỹ thuật. 7. Lê Xuân Hồng (2006): “Cơ sở đánh giá tác động môi trường”. Nhà xuất bản thống kê. Hà Nội, Việt Nam. 8. Nguyễn Đình Mạnh, (2005), “Giáo trình Đánh giá tác động môi trường”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, Việt Nam. 9. Phạm Ngọc Hồ và Hoàng Xuân Cơ, (2004), “Đánh giá tác động môi trường”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam. 10. Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, (1997), "Tuyển tập báo cáo tại Hội thảo lần thứ nhất về đánh giá tác động môi trường", Công ty in Tiến bộ, Hà Nội, Việt Nam. * Tài liệu tiếng Anh: 1. Asian Development Bank, (1997), "Environmental Impact Assessment for Developing Countries in Asia", Asian Development Bank, Manila, The Philippines 2. Canter, L. W., (1996), "Environmental Impact Assessment", McGraw-Hill Inc., Singapore. 73 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3. European Commission, (1997), "Environmental Impact Assessment DGIB Guidance Note", Directorate General IB, European Commission, Brussels, Belgium. 4. Gilpin, A. (1995), Environmental Impact Assesment, Cutting Edge for the twenty-first century, Cambridge University Press 5. Hagler Bailly Consulting, Inc., (1996), "Viet Nam: Strengthening Environmental Planning and EIA Capability", Arlington, USA. 6. Sadar, M. H., (1996), "Environmental Impact Assessment", Carleton University Press, Canada. 7. United Nations, (1992), "Application of Environmental Impact Assessment Principles to Policies, Plans and Programmes", United Nations, New York, USA. 7. Wood, C., (1996), "Environmental Impact Assessment: A Comparative Review", Longman Limited, Harrow, UK. 74 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Đánh giá tác động môi trường - Chương 1: Khái quát về EIA
13 p | 212 | 58
-
Bài giảng Đánh giá tác động môi trường - Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp dùng cho EIA
19 p | 149 | 43
-
Bài giảng Đánh giá tác động môi trường - Chương 2: Nguyên lý của dự án EIA
20 p | 133 | 35
-
Bài giảng Đánh giá tác động môi trường - Chương 4: Bài toán về trả phí môi trường
4 p | 111 | 34
-
Bài giảng Thực hành đánh giá tác động môi trường - Lê Việt Phú
19 p | 127 | 13
-
Bài giảng Giới thiệu đánh giá tác động môi trường - Lê Việt Phú
8 p | 98 | 11
-
Bài giảng Đánh giá tác động môi trường trong quá trình ra quyết định đối với các dự án phát triển: Một số bất cập lớn trong thực tiễn ở Việt Nam - TS. Nguyễn Khắc Kinh
18 p | 17 | 6
-
Bài giảng Các công cụ quản lý môi trường và trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp - Hoàng Dương Tùng
12 p | 19 | 4
-
Bài giảng Chính sách về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam - Đỗ Thanh Bái
9 p | 13 | 3
-
Bài giảng Các phương pháp định lượng 2: Hồi quy với dữ liệu bảng - Lê Việt Phú
59 p | 11 | 3
-
Bài giảng Các phương pháp định lượng 2: Đánh giá tác động bằng thử nghiệm ngẫu nhiên - Lê Việt Phú
39 p | 12 | 3
-
Bài giảng Các phương pháp định lượng 2: Thiết lập quan hệ nhân quả trong đánh giá tác động chính sách với dữ liệu quan sát được - Lê Việt Phú
30 p | 12 | 3
-
Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần II: Bài 15 – ĐH KHTN Hà Nội
10 p | 18 | 3
-
Bài giảng Các phương pháp định lượng 2: Nhập môn đánh giá tác động chính sách - Lê Việt Phú
22 p | 8 | 2
-
Bài giảng Đánh giá tác động môi trường: Chương 2
84 p | 8 | 1
-
Bài giảng Đánh giá tác động môi trường: Chương 3
61 p | 9 | 1
-
Bài giảng Đánh giá tác động môi trường: Chương 4
14 p | 4 | 1
-
Bài giảng Đánh giá tác động môi trường: Chương 5
24 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn