intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Đặt stent graft ở bệnh nhân phình kèm viêm loét thành động mạch chủ - TS.BS. Bùi Long

Chia sẻ: ViGuam2711 ViGuam2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

23
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Đặt stent graft ở bệnh nhân phình kèm viêm loét thành động mạch chủ trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan về viêm loét động mạch chủ, nguyên nhân gây viêm loét động mạch chủ, biểu hiện lâm sàng của viêm loét động mạch chủ, điều trị viêm loét động mạch chủ. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết của bài giảng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Đặt stent graft ở bệnh nhân phình kèm viêm loét thành động mạch chủ - TS.BS. Bùi Long

  1. ĐẶT STENT GRAFT Ở BỆNH NHÂN PHÌNH KÈM VIÊM LOÉT THÀNH ĐỘNG MẠCH CHỦ TS.BS. Bùi Long Khoa Tim mạch Can thiệp – BV Việt Xô
  2. CA LÂM SÀNG • Bệnh nhân nữ, 81 tuổi • Vào viện vì sốt cao, ho khạc đờm, dùng kháng sinh uống Amoxilin 4 ngày không đỡ. • Tiền sử: Tăng huyết áp, hẹp ĐM chi dưới. • Lâm sàng: Hội chứng nhiễm trùng, viêm đường hô hấp trên.
  3. CA LÂM SÀNG • Xét nghiệm: Bạch cầu tăng: > 11.000, TT 77%. • XQ tim phổi: Tăng đậm rốn phổi. • Siêu âm ổ bụng: Nhiều mảng vữa xơ ĐM chủ bụng. • Điều trị với chẩn đoán viêm đường hô hấp trên, điều trị 1 loại kháng sinh tĩnh mạch.
  4. CA LÂM SÀNG • Sau 7 ngày, BN còn sốt nhẹ, dấu hiệu nhiễm trùng. • Đau bụng thành nhiều cơn vùng quanh rốn, đau khắp bụng, có dấu hiệu lan ra sau lưng, đau tức có lúc trội thành cơn. • Bụng mềm không có phản ứng thành bụng. • Siêu âm ổ bụng không có dấu hiệu viêm cấp tính. • Điều trị thêm kháng sinh Levofloxacin tĩnh mạch.
  5. MSCT 256 ĐM CHỦ BỤNG
  6. MSCT 256 ĐM CHỦ NGỰC
  7. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH Phình kèm viêm loét động mạch chủ bụng/ngực doạ vỡ/ THA
  8. TỔNG QUAN • Viêm loét động mạch chủ là bệnh hiếm gặp. • Gặp chủ yếu ở bệnh nhân nam, cao tuổi. • Thường gặp là phình dạng túi. • Tỷ lệ tử vong do phẫu thuật khá cao. • Phình kèm viêm loét ĐM bụng lần đầu tiên được phát hiện năm 1935, chiếm 5-10% số bệnh nhân bị phình ĐM chủ bụng. Hay gặp vị trí dưới thận.
  9. NGUYÊN NHÂN • Tác nhân chính là do vi khuẩn, mảng xơ vữa động mạch và tổn thương nội mạc ĐM chủ, dẫn tới thủng thành động mạch, bệnh cảnh viêm động mạch do vi khuẩn. • Xảy ra ở phần lớn bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch. Tiến triển mãn tính.
  10. TÁC NHÂN GÂY BỆNH
  11. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG • 70% bệnh nhân có sốt. • Đau lưng hoặc đau bụng, mỗi triệu chứng xuất hiện ở 1/3 số bệnh nhân (30-50%). • Có thể thấy dấu hiện da khô mất nước. • Bạch cầu và máu lắng tăng (73%) • Sút cân. • Có thể sờ thấy khối phình ở 50-60% các trường hợp, thường gây đau.
  12. CHẨN ĐOÁN • Cấy máu có ý nghĩa phát hiện nguyên nhân gây bệnh mặc dù 25% trường hợp là âm tính. • Siêu âm ổ bụng. • Chụp ĐM chủ cản quang. • CT đa dẫy hệ động mạch chủ. • Trường hợp CT kích thước ĐM chủ bình thường, cần theo dõi vì ĐM chủ có thể giãn nhanh trong bệnh cảnh này.
  13. ĐIỀU TRỊ • Điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch và xem xét phẫu thuật cắt bỏ đoạn ĐM chủ. • Đặt stent Graft động mạch chủ là một lựa chọn tốt. • Sau phẫu thuật hoặc đặt stent Graft, kháng sinh phải được duy trì kéo dài ít nhất 6 tuần.
  14. ĐIỀU TRỊ
  15. LÂM SÀNG • Bệnh nhân hết sốt và hết đau bụng. • Chỉ số viêm trở về gần bình thường. (CRP còn cao) • Chức năng gan thận bình thường. • Duy trì kháng sinh TM (levofloxaxin, Metronidazol và Ampisulcilin) trong 16 ngày, kết hợp với Statin, Aspirin và ổn định huyết áp bằng chẹn canxi và betaloc. • Ra viện sau 29 ngày, duy trì kháng sinh Klacid MR uống trong 1 tháng.
  16. KẾT LUẬN • Phình động mạch chủ là bệnh thường gặp, nhưng phình kèm loét thành động mạch do viêm thì ít gặp. • Triệu chứng lâm sàng rất quan trọng giúp nhận ra bệnh lý phình ĐMC kèm viêm loét. • Điều trị nội khoa bằng kháng sinh liều cao và kéo dài là bắt buộc. • Đặt stent Graft ĐMC mang lại hiệu quả rõ rệt, giảm nguy cơ tử vong so với phẫu thuật và điều trị nội khoa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2