intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Di truyền 2 - Nguyễn Trí Nhân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:65

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Di truyền 2 mở rộng các khái niệm di truyền học, bao gồm di truyền liên kết, di truyền ngoài nhân, di truyền học quần thể, và các cơ chế di truyền phức tạp như đa gen và tương tác gen. Nội dung cũng đề cập đến các nghiên cứu hiện đại trong di truyền học, ứng dụng công nghệ sinh học trong chỉnh sửa gen và y học di truyền, giúp người học hiểu rõ hơn về các quá trình di truyền ở mức độ phân tử và quần thể.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Di truyền 2 - Nguyễn Trí Nhân

  1. Di truyền 2 NGUYỄN TRÍ NHÂN Email: nhantringuyen.ntn@gmail.com
  2. Học thuyết trung tâm (Central dogma) Phiên mã Dịch mã Tự sao chép
  3. Quá trình biểu hiện gen ở prokaryote và eukaryote
  4. PHIÊN MÃ
  5. Các bước trong quá trình phiên mã: Khởi đầu, kéo dài và kết thúc
  6. Khởi đầu phiên mã - RNA polymerase bám lên promoter thông qua nhân tố σ • Promoter: phiên mã chỉ bắt đầu tại trình tự promoter. Promoter của vi khuẩn thường có 2 vùng trình tự bảo tồn nằm ở vị trí ~10 bp hay ~35 bp về phía “thượng nguồn” (upstream) của điểm khởi đầu phiên mã (+1)  gọi là vùng -10 và vùng -35, dài 6 bp. Một số promoter mạnh còn có “UP-element” • Nhân tố σ: nhân tố khởi đầu phiên mã  giúp RNA polymerase bám lên promoter; nhân tố σ gồm 4 vùng: σ vùng 2 và σ vùng 4 nhận biết trình tự promoter vùng -10 và vùng -35 • Carboxy-terminal domain của tiểu phần α của RNA polymerase (α-CTD) nhận biết vùng UP-element RNA polymerase +1 Promoter
  7. Trình tự promoter vùng -10 và vùng -35 • So sánh trên 300 trình tự promoter nhận biết bởi nhân tố σ70 (nhân tố σ phổ biến nhất)  càng giống trình tự bảo tồn promoter càng mạnh
  8. Khởi đầu phiên mã - tách mạch khuôn • σ vùng 2 bắt giữ 2 Nu của vùng -10 vào các “pocket” bằng các tương tác mạnh hơn so với tương tác giữa 2 cặp base  làm tách mạch khuôn DNA  Quá trình này được gọi là chuyển phức hợp RNA polymerase và khuôn mẫu từ dạng đóng (closed complex) sang dạng mở (open complex)
  9. Khởi đầu phiên mã - RNA polymerase đứng yên • RNA polymerase đứng yên tại promoter và tổng hợp đoạn RNA gồm ít nhất 10 Nu (không cần mồi) trước khi bước vào giai đoạn kéo dài  Làm DNA khuôn bị kéo ngược lại  gọi là quá trình “scrunching” • Để bước vào giai đoạn kéo dài  RNA polymerase phải rời khỏi promoter (sau khi tổng hợp khoảng 10 Nu)  gọi là Promoter escape  Nhờ vào: vùng linker giữa σ vùng 3 và σ vùng 4 tách ra khỏi DNA khuôn và sự “duỗi ra” của đoạn DNA bị kéo ngược lại trong quá trình “scrunching”
  10. Kéo dài phiên mã • RNA polymerase lướt qua DNA theo cách tương tự quá trình khởi đầu phiên mã • RNA polymerase gắn thêm từng Nu một vào sợi RNA mới tổng hợp • Mỗi Nu mới được gắn thêm vào ở downstream, mỗi cặp base của DNA khuôn bắt cặp trở lại ở upstream • RNA polymerase đồng thời thực hiện hoạt tính đọc sửa (proofreading)
  11. Kết thúc phiên mã Có 2 cách kết thúc phiên mã: 1. Phụ thuộc Rho: Rho là một homohexamer protein, có khả năng bám lên vùng trình tự “rut” của RNA đang được phiên mã  kích thích quá trình kết thúc phiên mã, bằng cách kéo RNA ra khỏi RNA polymerase hoặc kích thích RNA polymerase rời khỏi khuôn DNA (cơ chế chưa rõ) 2. Không phụ thuộc Rho: do vùng trình tự tạo cấu trúc kẹp tóc (“hairpin”)  làm kết thúc phiên mã bằng cách đẩy RNA polymerase ra khỏi RNA và DNA, hoặc giữ RNA lại làm RNA polymerase bị biến đổi cấu hình và tách ra (cơ chế chưa rõ)
  12. Phiên mã ở Eukaryote - RNA polymerase & promoter 1. RNA polymerase: eukaryote có ít nhất 3 loại RNA polymerase (Pol I, II, và III; thực vật còn có Pol IV và Pol V)  có một vài nhân tố khởi đầu phiên mã khác nhau gọi là: general transcription factor (GTF). Pol II phiên mã chủ yếu các gene mã hóa protein (protein-coding gene); Pol I và Pol III phiên mã các gene mã hóa RNA (RNA-coding gene). 2. Promoter: vùng lõi của promoter của Pol II dài khoảng 40 - 60 bp, gồm nhiều vùng trình tự (element) nằm ở cả upstream và downstream của vị trí khởi đầu phiên mã
  13. Phiên mã ở Eukaryote - FACT • FACT (facilitates chromatin transcription), một heterodimer của 2 protein Spt16 và SSRP1, giúp phiên mã trên khuôn mẫu chromatin hiệu quả hơn  FACT loại bỏ protein histone H2A•H2B dimer trước khi RNA polymerase phiên mã, đồng thời hoàn trả H2A•H2B dimer trở lại sau khi RNA polymerase phiên mã xong
  14. Phiên mã ở Eukaryote - xử lý RNA sau phiên mã • Sau khi được phiên mã, RNA mới tạo thành trãi qua các quá trình: gắn mũ (capping) ở đầu 5’, polyadenyl hóa (polyadenylation) ở đầu 3’ và cắt nối (splicing)  trước khi được vận chuyển ra khỏi nhân để thực hiện dịch mã 1. Capping: gắn mũ 7-methylguanylate, gọi tắt m7G. Xảy ra ngay sau khi RNA ra khỏi “RNA exit chanel” của RNA polymerase trong quá trình phiên mã
  15. Phiên mã ở Eukaryote - xử lý RNA sau phiên mã 2. Polyadenyl hóa ở đầu 3’ và kết thúc phiên mã: • Cắt RNA ở vị trí chuyên biệt, poly-A signal sequence • Gắn poly A bởi enzyme poly A polymease  khoảng 200 A • Cắt RNA còn sót lại trên RNA polymerase • Kết thúc phiên mã poly A polymerase
  16. Phiên mã ở Eukaryote - xử lý RNA sau phiên mã 3. Splicing: Gene của eukaryote bị chèn giữa bởi các đoạn trình tự không mang mã (non-coding sequence) gọi là “intron”  đoạn mang mã gọi là “exon” (một số exon là non-coding sequence gồm các vùng 5’ và 3’ không dịch mã (unstranslated region))  splicing: cắt bỏ intron và ghép nối các exon lại
  17. Intron và Exon • Số intron trong một gene rất khác biệt: từ 1 intron ở đa số gene của nấm men (và một ít gene ở người), đến 50 intron trong gene collagen proα2 của gà, đến 363 intron trong gene Titin của người • Kích thước của exon và intron cũng rất khác: intron thường dài hơn exon; exon trung bình khoảng 150 Nu, intron có thể ngắn tương tự exon nhưng cũng có thể dài đến 800,000 Nu (800 kb). Ví dụ: pre-mRNA của gene mã hóa cho enzyme dihydrofolate reductase ở động vật hữu nhũ dài 31 kb, trong đó chỉ có 6 exon với chiều dài tổng chỉ khoảng 2 kb trên mRNA Số intron trung bình trong một số loài
  18. Trình tự cần thiết cho splicing • Ranh giới giữa intron và exon được đánh dấu bởi trình tự 5’ splice site và 3’ splice site. Vùng bảo tồn của các trình tự này chủ yếu nằm trên intron. • Branch site (branchpoint sequence): là một trình tự cần thiết cho quá trình splicing, thường theo sau là một “polypyrimidine tract” (Py tract) Y: pyrimidine (C hay T/U), R: purine (A hay G), N: bất kỳ
  19. Cơ chế splicing: spliceosome và tự splicing nhóm I và II intron lariat
  20. Alternative splicing • Một số pre-mRNA có thể được cắt nối theo nhiều hơn 1 cách  gọi là alternative splicing • Sản phẩm của alternative splicing gọi là các isoform, trung bình ước tính có 90% hay hơn gene mã hóa cho protein ở người được cắt nối tạo các isoform khác nhau
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD


ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)

 

Đồng bộ tài khoản
38=>2