YOMEDIA
ADSENSE
Bài giảng Địa lí các khu vực và các nước Châu Phi – Châu Mỹ - Châu Đại Dương
194
lượt xem 38
download
lượt xem 38
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài giảng Địa lí các khu vực và các nước Châu Phi – Châu Mỹ - Châu Đại Dương cung cấp cho các bạn những kiến thức về địa lí các khu vực và các nước Châu Phi; các khu vực và các nước Châu Mỹ; khu vực và các nước Châu Đại Dương. Với các bạn chuyên ngành Địa lý thì đây là tài liệu hữu ích.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Địa lí các khu vực và các nước Châu Phi – Châu Mỹ - Châu Đại Dương
- MỤC LỤC Chương 1: Địa lí các khu vực và các nước Châu Phi ........................................................................2 1.3.2. Nước cộng hòa Nam Phi..................................................................................................18 Chương 2: Địa lí các khu vực và các nước Châu Mỹ.......................................................................24 2.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên .............................................................................................24 2.2. Đặc điểm dân cư và kinh tế xã hội Châu Mĩ...........................................................................28 2.2.1. Đặc điểm dân cư xã hội ...................................................................................................28 2.2.2. Đặc điểm kinh tế...............................................................................................................30 2.3.Địa lí các nước Châu Mĩ..........................................................................................................33 2.3.1. Hợp chủng quốc Hoa Kì...................................................................................................34 2.3.2.Cộng hòa Liên bang Braxin..............................................................................................53 Chương 3: Địa lí khu vực và các nước Châu Đại Dương................................................................62 3.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên..............................................................................................62 3.2. Đặc điểm dân cư, kinh tế xã hội.............................................................................................65 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO – HỆ CHÍNH QUY Trình độ: Đại học Ngành đào tạo: Sư phạm Địa lí Địa lí các khu vực và các nước Châu Phi – Châu Mỹ Châu Đại Dương. [1]
- Chương 1: Địa lí các khu vực và các nước Châu Phi 1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 thế giới, diện tích rộng 30,3 triệu km 2 bao gồm các đảo, lục địa rộng 29,2 triệu km2. Châu Phi có vị trí địa lí nằm rất cân đối so với đường xích đạo, chia Châu Phi thành 2 phần tương đối cân nhau. Phần lớn lãnh thổ nằm trong vĩ độ thấp, trong đó 75% diện tích lãnh thổ nằm giữa 2 chia tuyến Bắc và Nam, nên bất kì điểm nào trên lãnh thổ đều có Mặt trời cao trên đường chân trời. Châu Phi có ba mặt Đông, Tây, Nam tiếp giáp với đại dương. Phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp với Châu Âu và Châu Á đồng thời phân cách với 2 châu lục này là hai biển hẹp Hồng Hải và Địa Trung Hải. Châu Phi có kích thước rộng lớn, đường bờ biển ít bị chia cắt, ít có các vịnh biển ăn sâu vào đất liền, nên lãnh thổ có dạng khối mập mạp. Khoảng hơn 20% diện tích lãnh thổ nằm sâu trong nội địa cách bờ biển gần nhất từ 1000 – 2000 km. Châu Phi có nhiều đảo nằm gần bờ lục địa. Phía Đông trong Ấn Độ Dương có đảo Mađagasca lớn nhất (500.000 km2), phía Tây trong Đại Tây Dương có các quần đảo Axo (2247km2), Capve (gần 4000km2), … Ngoài ra còn có các dòng biển nóng lạnh chảy gần bờ. Địa hình Châu Phi bị chia cắt yếu, toàn bộ lãnh thổ là một bán bình nguyên khổng lồ với độ cao trung bình 750m trên mực nước biển, địa hình bề mặt tương đối bằng phẳng là kết quả của quá trình san bằng lâu dài vùng nền cổ. Địa hình phân bậc gồm các sơn nguyên, đồng bằng cao, đồng bằng thấp. Trên bề mặt các sơn nguyên thỉnh thoảng nổi lên các khối núi sót có mặt đỉnh bằng phẳng gọi là núi mặt bàn. Bờ lục địa cao hơn vùng nội địa, các gờ núi ven bờ có sườn dốc về phía biển tạo thành nhiều bậc. Địa hình núi uốn nếp không đáng kể chỉ có hệ thống núi Atlat, núi Cáp, phổ biến là núi tái sinh và các sơn nguyên, cao nguyên núi lửa. [2]
- Nguồn khoáng sản ở Châu Phi rất giàu có và đa dạng trong đó có một số loại có trữ lượng lớn. Quan trọng nhất là đồng, vàng, uran, kim cương, dầu mỏ và photphorit. Đồng tập trung nhiều ở Trung Nam Phi tạo thành “Vòng đai đồng Trung Phi”. Uran và Côban tập trung nhiều ở Cộng hòa dân chủ Côngô, trong đó mỏ Sincôlôpve là một trong những mỏ uran lớn nhất thế giới với chất lượng cao đạt 0,3% 0,5%. Vàng rất nhiều phân bố rải ra ở nhiều nước khác nhau, trong đó mỏ vàng lớn nhất là Giôhannexbớc (CH Nam Phi). Châu Phi là nơi tập trung kim cương giàu có nhất thế giới trước khi LB Nga chưa phát hiện ra vùng kim cương Trung Xibia. Kim cương tập trung trong loại đá xanh gọi là Kimbeclit. Dầu mỏ và khí đốt phân bố trong các trầm tích miền võng trên nền, nhiều nhất ở Nigiêria, Angiêri, Libi và Ai Cập. Than đá được hình thành trong hệ trầm tích karu, photphoric tập trung nhiều ở đới uốn nếp Tân Sinh, chủ yếu là Marôc (đứng thứ 3 thế giới về khai thác Phôtphoric). Về khí hậu, Châu Phi hàng năm nhận được lượng bức xạ lớn từ 100 120 kcal/cm 2, cân bằng bức xạ luôn luôn dương, khí hậu giữa Bắc và Nam đối xứng nhau một cách rõ rệt. Hình dạng và kích thước lục địa làm cho khí hậu mang tính lục địa sâu sắc. Tính chất lục địa gay gắt nhất ở Bắc Phi. Mặt khác, tính rộng lớn của lãnh thổ là điều kiện thuận lợi cho sự sưởi nóng và hóa lạnh theo mùa: hình thành các vùng áp cao và áp thấp, tạo nên hoàn lưu gió mùa rộng rãi ở lục địa này. Phân bố lượng mưa, độ ẩm không khí thay đổi giảm dần từ xích đạo về phía Bắc và Nam. Theo sơ đồ phân loại khí hậu của B.F. Alixôp, Châu Phi có các đới khí hậu sau: đới khí hậu xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt. Nhìn chung, phần lớn lãnh thổ có khí hậu khô và mang tính lục địa cao. Ở Châu Phi, phần lớn là cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc và xavan. Sông ngòi Châu Phi chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, địa chất và địa hình khá chặt chẽ, mạng lưới sông ngòi phát triển và phân bố không đều, dày đặc ở vùng sơn nguyên Ghinê Thượng, Hạ và bồn địa Côngô, trong khi diện tích khu vực không có dòng chảy rộng tới 9 triệu km2, hơn 1/3 diện tích lãnh thổ. Nguồn cung cấp nước chủ yếu là mưa bởi vậy chế độ sông phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa. Đa số sông ở Châu Phi có nhiều thác ghềnh lớn, ngoài ra ở Châu Phi, các thềm lục địa kém phát triển nên nhiều sông lớn khi đổ ra đại dương không tạo được các đồng bằng châu thổ ở hạ lưu. Châu [3]
- Phi cũng có nhiều hồ kiến tạo lớn bậc nhất thế giới, tích trữ một khối lượng nước ngọt rất lớn, đáng chú ý nhất là hồ ở Đông Phi. Đây là các hồ được hình thành trên những chỗ sâu nhất của các thung lũng địa hào, nên chúng có dạng kéo dài, hẹp và rất sâu. Ngoài ra còn có các hồ có nguồn gốc tàn tích nằm trong các miền khí hậu khô hạn, loại hồ này phân bố ở vùng Đông Bắc Xahara và vùng núi Atlat, tiếng địa phương là “sốt”. 1.2. Đặc điểm dân cư và kinh tế xã hội 1.2.1. Đặc điểm dân cư xã hội Theo Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), dân số Châu Phi đã vượt mức hơn 1 tỷ người, chiếm 15% tổng dân số thế giới [1]. Mật độ dân số ở Châu Phi trung bình là 28 người/km2 và phân bố rất không đồng đều. Trong các vùng khí hậu khô nóng khắc nghiệt như Xahara, Calahari, Namip, các vùng đầm lầy ẩm thấp như đồng bằng thượng sông Nil, đồng bằng trung lưu Côngô, các vùng núi cao hiểm trở như Đông Phi…dân cư rất thưa thớt. Mật độ dân trong các khu vực này thường không quá 1 người/km 2. Ngược lại ở các thung lũng sông và các sơn nguyên tương đối bằng phẳng, dân tập trung khá đông, mật độ trung bình 10 – 100 người/km2. Đặc biệt ở đồng bằng hạ lưu sông Nil mật độ cao nhất đạt 600 người/km2, đồng bằng hạ lưu sông Nigiê trên 100 người/km 2 và vùng Ruanđa ở Đông Phi đạt trên 220 người/km2. Cùng một khu vực như Bắc Phi, nước đông dân nhất là Ai Cập với số dân lên tới hơn 77 triệu người, nước ít dân nhất là Xarauy (Tây Xahara) khoảng 100 ngàn người. Ở Châu Phi, tỉ lệ gia tăng dân số vẫn cao (2,4% năm 2003) đặc biệt ở một số nước tỉ lệ gia tăng rất cao như Tây Xahara, Xômali 2,9%, Mađagaxca, Uganđa, Mali: 3%, Libêria: 3,1%, CH Sát: 3,2%...Dân cư tăng nhanh làm cho nạn thiếu lương thực, thực phẩm, việc làm tăng lên, nảy sinh tệ nạn xã hội, khai thác tài nguyên bừa bãi dẫn đến mất cân bằng sinh thái và mùa màng bị thất bát, nghèo đói lại tiếp tục phát triển. Chỉ trong vòng 20 năm, dân số Châu Phi đã tăng gấp đôi với tỉ lệ tăng từ 2,9% đến 3%, cao nhất thế giới. Trong số 15 nước có tỉ lệ sinh đẻ cao nhất hiện nay, Châu Phi chiếm tới 12 nước, điển 1[] http://phapluattp.vn/20091123015152939p0c1017/dansotaichauphivuotnguong1tynguoi.htm [4]
- hình là Ruanđa: 5,2%; Angôla, Nigiê, Mali: 5,1%. Tuổi thọ trung bình của người dân Châu Phi thấp. Châu lục– Tỉ suất sinh thô Tỉ suất tử thô Tỉ suất gia tăng dân số Tuổi thọ trung nhóm nước (‰) (‰) tự nhiên (%) bình (tuổi) Châu Phi 38 15 2,3 52 Nhóm nươc 24 8 1,6 65 ĐPT Nhóm nước 11 10 0,1 76 PT Thế giới 21 9 1,2 67 Bảng 1.1. Một số chỉ số về dân số năm 2005 [2] Rất nhiều quốc gia Châu Phi trong bảng xếp hạng các nước có chỉ số phát triển con người HDI thấp trên thế giới 2009 [3] trong 4 mức xếp loại: chỉ số phát triển con người rất cao, cao, trung bình và thấp. Với các vị trí gần cuối bảng xếp hạng: 159. Togo ( Tây Phi), 160. Malawi (Nam Phi), 161. Benin (Tây Phi), 166. Senêgan, 171. Etiôpi, 172. Modămbich, 176. Cộng hòa dân chủ Côngô, 178. Mali. Tỉ lệ biết chữ và số người đi học ở Châu Phi thấp nhất thế giới, 42 triệu trẻ em ở vùng sa mạc Xahara không đến trường. Thống kê ở một số nước Châu Phi về nạn mù chữ (năm 1988) cho thấy, số người mù chữ chiếm tỉ lệ như sau: Ghinê 70%, Môritani 69%, Xênêgan 68%, Daia 35% [4] Trong số 25 nước bị đại dịch HIV/ AIDS có 24 nước Châu Phi, với tổng mức báo động lên tới 28,5 triệu người. Châu Phi chỉ chiếm 15% dân số thế giới nhưng tập trung hơn 2/3 tổng số người nhiễm HIV của thế giới. Nhiễm HIV là tình trạng chung trên khắp 2[] Địa lí lớp 11 nâng cao, NXB Giáo dục 2006 3[] http://hdr.undp.org/en/statistics/ Trang web của chương trình hỗ trợ phát triển của Liên Hợp Quốc UNDP 4[] Nguyễn Anh Thái (chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB ĐHQG HN, 1996 [5]
- Châu Phi hạ Sahara (khoảng 7%, so với 1% trên thế giới), lên tới trên 30% ở Botswana, Zimbabwe và Swaziland. Dân cư Châu Phi thuộc ba đại chủng chính là người Âu (da trắng), người da đen (người Phi), người da vàng. + Thuộc chủng tộc Ơrôpêôit có người Arập và người Bécbe phân bố từ Xahara về phía Bắc lục địa, họ có đặc điểm da ngăm, tóc đen, mũi cao và hẹp, tai dài, tầm vóc khoảng 170cm, phần lớn nói tiếng Arập. +Thuộc chủng Nêgrôit là những người sống từ nam Xahara về phía Nam, có màu da tối đến đen, tóc xoăn tạo thành một lớp xốp trên đầu. Trong quá trình phát triển, chủng tộc này phân thành 3 tiểu chủng phân bố theo các lãnh thổ khác nhau: Tiểu chủng Nêgrô (Xuđăng) sống chủ yếu ở phía nam Xahara đến xích đạo, họ là các bộ tộc sống ở lưu vực sông Nigiê và Côngô, họ có màu da rất tối, tóc xoăn, mũi rộng, môi dày, tẹt và ngắn. Tiểu chủng Nêgrin mà đại biểu là người Pích mê có tầm vóc thấp bé không quá 150cm, môi mỏng và có lớp lông trên mặt khá phát triển, phân bố ở vùng xích đạo Trung Phi, có trình độ phát triển thấp, sống chủ yếu dựa vào săn bắn. Tiểu chủng Busơmen sống ở các khu vực khô hạn bán hoang mạc Tây Nam Phi với số lượng ít, có tầm vóc trung bình, tóc xoăn mũi rộng, màu da hơi vàng, gần giống người Mongôlôit cổ. +Thuộc chủng tộc Mongôlôit có người Mangát sống ở đảo Mađagaxca +Ngoài ra, còn có sự hòa huyết giữa người Ơrôpêôit phía Bắc và Nêgrôit phía Nam, vì thế họ có gương mặt giống người Châu Âu nhưng màu da giống người Phi, đó là tiểu chủng Đông Phi, phân bố ở Êtiôpi và Xômali. + Ở Châu Phi còn có hậu duệ của người Châu Âu, bắt đầu từ thế kỷ 16, người Bồ Đào Nha và Hà Lan bắt đầu thiết lập các điểm thương mại và pháo đài dọc theo bờ biển Tây và Nam châu Phi. Cuối cùng thì một lượng lớn người Hà Lan, cùng với người Pháp, Đức đã định cư lại tại Cộng hòa Nam Phi ngày nay. Trong thế kỷ 19, giai đoạn thứ hai của quá trình thuộc địa hóa đã đem một lượng lớn người Pháp và người Anh tới định cư ở châu Phi. Người Pháp sống chủ yếu ở Angiêri, còn một lượng nhỏ khác sống ở các khu [6]
- vực khác thuộc Bắc và Tây Phi. Người Anh định cư ở Nam Phi, đảo Rốt, và các vùng cao nguyên của Kenya ngày nay. Về tín ngưỡng, tôn giáo ở các nước Châu Phi khá phức tạp, đa số các quốc gia theo đạo Hồi. Có 16 quốc gia có đại bộ phận dân cư theo đạo này (70 – 90%), trong đó có một số quốc gia đạo Hồi được coi là quốc giáo. Kitô giáo là tôn giáo chính của 17 quốc gia. Có khoảng 11 quốc gia mà đại bộ phận dân cư theo tín ngưỡng địa phương của họ. Một số ít quốc gia có dân cư theo đạo Tin lành, Thiên Chúa và đạo Phật, Ấn Độ giáo với số lượng không nhiều. Tính chất phức tạp của tôn giáo phần nào có ảnh hưởng đến điều kiện sống và sự phát triển kinh tế xã hội của các nước. Trình độ dân trí thấp, tỉ lệ mù chữ trên 50%, nhiều hủ tục chưa được xóa bỏ, sự yếu kém trong công tác quản lý. 1.2.2. Đặc điểm kinh tế Lục địa đen Châu Phi nghèo nhất thế giới, nền kinh tế phụ thuộc nước ngoài, nợ nần chồng chất, khó có khả năng chi trả, vài năm gần đây nền kinh tế đã có chuyển biến tích cực thông qua một số chỉ tiêu cơ bản. Nhiều nước đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối khá: Nam Phi là nước đầu tàu kinh tế của khu vực, Nigiêria là nước có nguồn tài nguyên dầu lớn, chiếm 92% giá trị xuất khẩu nên đã thu được lợi nhuận lớn. a/ Về nông nghiệp Phần lớn các nước Châu Phi là các nước nông nghiệp lạc hậu, 80% dân số sản xuất nông nghiệp. Ở Châu Phi hình thành hai khu vực sản xuất nông nghiệp khác biệt là khu vực nông nghiệp tư bản chủ nghĩa bao gồm các trang trại, đồn điền sản xuất các nông sản để xuất khẩu trên những đất tốt, trang bị kĩ thuật hiện đại và khu vực sản xuất nhỏ, kĩ thuật lạc hậu, năng suất thấp, phụ thuộc thiên nhiên hà khắc. Diện tích đất canh tác áp dụng hệ thống thủy lợi thấp, nhiều nước không đáng kể như Uganđa: 0,2%, Côngô: 0,2% (2001). Trong cơ cấu nông nghiệp, ngành trồng trọt vượt trội hơn so với ngành chăn nuôi. Trong đó, trồng cây công nghiệp xuất khẩu: [7]
- Châu Phi đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu ca cao ¾ sản lượng của thế giới, được trồng nhiều ở vịnh Ghinê, đặc biệt ở Gana, chiếm 50% toàn châu lục. Cà phê chiếm 25% sản lượng thế giới, trồng nhiều ở Đông Phi, Tây Phi. Dầu cọ chiếm 50% sản lượng thế giới trồng nhiều ở vịnh Ghinê. Chè trồng nhiều ở các nước Đông Phi, lạc chiếm 25% sản lượng toàn thế giới. Ngoài ra còn có bông, thuốc lá, cao su, đinh hương, các loại cây ăn quả cam, chanh, nho trồng nhiều ở Bắc và Nam Phi, nơi có khí hậu cận nhiệt. Cây lương thực sản lượng thấp, diện tích ít nên nhiều nước phải nhập khẩu từ nước ngoài, nạn đói triền miên, bình quân lương thực đầu người ở Bắc Phi dưới 190 kg. Lúa mì được trồng ở Ai Cập, CH Nam Phi, Marốc, lúa gạo ở Ai Cập và một số nước Đông Phi, kê được trồng ở nhiều nơi, các nước sản xuất nhiều lương thực là Nigiêria 23 triệu tấn, Ai Cập 19,5 triệu tấn (2001). Chăn nuôi ở Châu Phi phụ thuộc vào tự nhiên, theo hình thức du mục và bán du mục, nhưng quan trọng trong nền kinh tế của khá nhiều nước, chăn nuôi du mục ở vùng nội địa núi Atlát, vùng núi Ahacga, ven Xahara thuộc Tuynidi, Libi, Ai Cập, với các vật nuôi chịu được điều kiện khắc nghiệt như lạc đà, cừu, dê, các giống gia súc phổ biến như trâu, bò, gia cầm, lợn được nuôi ở Trung và Nam Phi. b/ Về Công nghiệp: Công nghiệp phát triển không đều giữa các nước, nhìn chung còn phát triển ở mức độ thấp kém dù tài nguyên khoáng sản giàu có, giá trị sản lượng công nghiệp của Châu Phi chỉ chiếm 2% thế giới. Nước Nông – Lâm – Thủy sản Công nghiệp Dịch vụ Ai Cập 17 34 49 Burunđi 50 18,7 31,3 Mađagaxca 25 12 63 Nam Phi 3,2 31,2 65,6 Ghinê Bitxao 64,3 12 23,7 Angôla 7,9 66,8 25,3 [8]
- Bảng 1.2. Tỉ trọng (%)của ba khu vực kinh tế trong tổng sản phẩm trong nước các nước Châu Phi năm 2001 [5] Trong cơ cấu công nghiệp, ngành khai thác chiếm 30% giá trị sản lượng công nghiệp với các nhiều sản phẩm nổi tiếng: kim cương (CH Nam Phi, Namibia, Daia, Gana, Xiera Leôn, Angôla…), vàng (trong đó CH Nam Phi có sản lượng vàng cao nhất thế giới, Gana, Daia có ngành vàng phát triển), kim loại phóng xạ (uranium ở CH Nam Phi, Daia, Gabông..), kim loại đen (quặng sắt, mangan), kim loại màu (đồng, thiếc, bôxit), than đá (CH Nam Phi – nước có sản lượng khá lớn 226 triệu tấn 2001), khai thác dầu ( tập trung phần lớn ở các nước Bắc Phi như Libi 67 triệu tấn, Angiêri, Ai Cập, Tuynidi 40 triệu tấn). Các ngành đòi hỏi hàm lượng kĩ thuật cao chỉ ở một số nước như Ai Cập, CH Nam Phi. Công nghiệp luyện kim đen, màu, chế tạo máy, công nghiệp hóa dầu, dệt, thực phẩm phát triển tương đối rộng ở một số nước. Cơ cấu xuất nhập khẩu luôn nhập siêu, xuất khoáng sản, nông sản phụ thuộc vào thị trường về giá cả, nhập thiết bị máy móc. Công nghiệp chế biến nông phẩm cũng bắt đầu phát triển nhưng chủ yếu chỉ ở mức sơ chế với ý nghĩa “bảo quản sau thu hoạch”, “giảm chi phí vận chuyển”, chứ chưa tạo ra sản phẩm cuối cùng cho tiêu dùng. Châu Phi là quê hương của những nền văn minh lớn trên thế giới như nền văn minh Ai Cập cổ đại, nền văn minh Gana thời kì đồ sắt, nền văn minh Mali, Sanghi, Tacởua, An Hútxa ở Trung và Đông Phi, nền văn minh Ranđi ở Xuđăng…Và dù có nguồn tài nguyên khá phong phú, song đa số các nước Châu Phi vẫn là nước nghèo, kinh tế kém phát triển (chỉ đóng góp 1,9% GDP toàn cầu – năm 2004). Đó là hậu quả của sự thống trị của chủ nghĩa thực dân nhiều thế kỉ. 33 trong số 54 quốc gia của Châu Phi hiện nay bị Liên Hợp Quốc liệt vào nhóm những nước nghèo nhất thế giới. Khủng hoảng kinh tế ngày càng trở nên trầm trọng những nhóm nước nghèo nhất thế giới. Khủng hoảng kinh tế ngày càng trở nên trầm trọng bởi gánh nặng nợ nần, tăng từ 92 tỉ USD vào đầu thập niên 80, lên trên 350 tỉ USD (năm 2000). Như vậy, xét tương quan với năng lực kinh tế, Châu Phi Số liệu kinh tế xã hội các nước và lãnh thổ trên thế giới, NXB Thống kê, Hà Nội, 2002 5[ ] [9]
- là lục địa vay nợ nặng nề nhất thế giới hiện nay.Từ năm 1950 đến 2000, tỉ trọng của Châu Phi trong tổng GDP toàn thế giới, GDP toàn thế giới tính theo sức mua giảm đi 1/3, kim ngạch xuất khẩu cũng giảm 1/3. Sản lượng lương thực bình quân đầu người hiện nay chỉ còn bằng 70% so với đầu những năm 70. Trong khi cách đây 40 năm, vào đầu những năm 60, Châu Phi còn tự túc được lương thực và vẫn đạt sản lượng dư thừa để xuất khẩu thì hiện tại, 2/3 số nước của lục địa này không đủ ăn. Số người đói ăn kinh niên lên khoảng 120 đến 150 triệu, chiếm ¼ dân số Châu Phi (nghiêm trọng nhất là Xuđăng (7,6 triệu người cần được cứu đói), Êtiôpi (7 triệu), Xômali (4,5 triệu), Buôckina (2,5 triệu), Phaxô, Môdămbich, Angôla, Nigiê, Libêria, Malauy…). Những nguyên nhân chính gây ra nạn đói là khủng hoảng kinh tế, chiến tranh liên miên và bùng nổ dân số. Một đặc điểm quan trọng là khi chủ nghĩa đế quốc phương Tây xâm lược, các nước Châu Phi nói chung còn ở trong tình trạng bộ lạc đang chuyển sang xã hội có giai cấp, hoặc chưa hình thành các quốc gia dân tộc. Sau khi trở thành thuộc địa, các nước Châu Phi bị đế quốc chia để trị thành các vùng nhỏ xen kẽ nhau, ở Châu Phi ước tính có khoảng 1000 dân tộc, bộ tộc khác nhau, nhiều bộ tộc bị cắt xẻ, phần thuộc nước này, phần thuộc nước kia. Sau khi giành được độc lập, các nước Châu Phi được thành lập trong khuôn khổ thuộc địa cũ trước đây dù có tên mới. Chính điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xung đột sắc tộc, Châu Phi hiện là lục địa bất ổn định nhất thế giới, riêng năm 1993 tại đây xảy ra 13 cuộc chiến tranh làm hàng vạn người thiệt mạng, hàng triệu người phải rời quê hương để chạy nạn, tạo ra những dòng người tị nạn lớn chưa từng có. Từ năm 1994 đến nay, lục địa lại tiếp tục xảy ra các cuộc huynh đệ tương tàn. Ở những nước như Môdămbích, Angôla, mặc dù đã có chính quyền hòa giải dân tộc, nhưng tranh chấp giữa các phe phái vẫn kéo dài và ác liệt. Xung đột phe phái với những mâu thuẫn trong bộ tộc đang làm kiệt quệ nhiều nước Châu Phi vốn đã rất nghèo nàn. Cho đến nay, những cuộc giao chiến và nổi loạn đang xảy ra ở ít nhất là 20 nước Châu Phi, trong đó bi thảm nhất là cuộc nội chiến và nổi loạn ở Ruanđa, xung [10]
- đột sắc tộc giữa người Hutu và Tusi đã làm cho hơn nửa triệu người chết, nhiều làng mạc, thành phố bị phá hủy, 1,2 triệu người lâm vào cảnh màn trời, chiếu đất. [6] Tình trạng đói nghèo đói nghèo và bệnh tật do điều kiện tự nhiên rất khó khắc phục như phân hóa khí hậu theo mùa quá rõ ở nhiều nơi, khí hậu khô hạn, nạn châu chấu, bệnh ngủ do ruồi xê xê… đã và đang đe dọa cuộc sống của người dân châu lục này. Yếu kém trong quản lí và tệ nạn tham nhũng cũng đang hoành hành tại các quốc gia này, tại Nigiêria, đến 60% lợi nhuận từ buôn bán dầu thô vào tay chính phủ, người dân chỉ được hưởng quyền lợi rất ít, ngành công nghiệp khai thác dầu ở quốc gia này chiếm đến 76% lợi nhuận kinh tế, từ năm 1965 đến nay đã đem lại 350 tỉ USD. Tuy nhiên, do nạn bạo hành và tham nhũng lan tràn, mà Nigiêria chỉ xếp hạng 159 trong 177 thứ hạng của Liên hợp quốc về chỉ số phát triển HDI, với 60% dân số có thu nhập dưới 1 USD 1 ngày. Các tổ chức về y tế, giáo dục, lương thực trên thế giới thông qua các dự án chống đói nghèo, bệnh tật đang giúp đỡ các nước nghèo ở Châu Phi. Việt Nam cũng đã gửi chuyên gia sang giảng dạy và tư vấn kĩ thuật cho một số nước Châu Phi. Câu hỏi ôn tập 1. Vị trí địa lí và hình dáng lục địa có ảnh hưởng như thế nào đối với khí hậu Châu Phi? 2. Hãy xác định khu vực đông dân và thưa thớt, giải thích tại sao? 3. Hãy nhận xét về đặc điểm dân cư Châu Phi? 4. Giải thích tại sao có sự chênh lệch về tuổi thọ trung bình giữa các vùng? 5. Tính chất phức tạp của tôn giáo có ảnh hưởng như thế nào đến điều kiện sống của các nước? 6. Chứng minh nền nông nghiệp Châu Phi còn lạc hậu Trần Thị Vinh, Giáo trình lịch sử thế giới hiện đại quyển 2, NXB ĐHSP, 2007 6[] [11]
- 7. Chứng minh công nghiệp ở Châu Phi không đáng kể và không đều giữa các nước 8. Vì sao nói những vấn đề yếu kém đã kìm hãm Châu Phi trong vòng luẩn quẩn của đói nghèo? 9. Tại sao các cuộc chiến tranh lại xảy ra thường xuyên ở Châu Phi? 1.3. Địa lí một số nước Châu Phi 1.3.1. Ai Cập Diện tích: 1 triệu km2 Dân số: 83.744 triệu (2013) Thủ đô: Cairô GDP: 231.232 triệu USD (2011) 1.3.1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên: Nằm ở Bắc Phi, lãnh thổ Ai Cập gồm hai bộ phận ngăn cách bởi kênh đào Xuyê. Phần lãnh thổ chủ yếu ở Đông Bắc Châu Phi và một phần trên bán đảo Xinai thuộc Châu Á. Ai Cập có vị trí rất quan trọng, là cầu nối giữa Châu Phi, Châu Âu và Châu Á do vị trí nằm trên đường bờ biển quốc tế thông qua kênh đào Xuyê và đường bộ qua lại khu vực Trung – Cận Đông. Địa hình chủ yếu là các cao nguyên thấp và bằng phẳng. Gần 2/3 lãnh thổ phía Tây là cao nguyên hoang mạc Libi cao từ 100 600m, với các hoang mạc đá dăm, cuội sỏi và hoang mạc cát, 1/3 nửa phía Đông là cao nguyên hoang mạc Arập độ cao từ 300 700m. Dọc theo bờ biển Đỏ là dãy Et bai có một số đỉnh cao trên 2000m. Điều kiện tự nhiên Ai Cập có nhiều khó khăn đối với phát triển kinh tế, hoang mạc chiếm 95% diện tích đất nước, 5% còn lại thuộc về thung lũng và châu thổ sông Nil, nằm giữa hai cao nguyên kể trên, kéo dài từ Nam đến Bắc hơn 120km, rộng từ 1 2 km đến 25 km. Đây là nơi có đất phù sa màu mỡ, địa hình bằng phẳng, rộng tới 24.000 km 2 có đủ nước, là vùng dân cư tập trung đông đúc và là cơ sở để phát triển kinh tế của Ai Cập. [12]
- Về khí hậu, đại bộ phận Ai Cập thuộc khí hậu nhiệt đới khô, có hai mùa rõ rệt. Mùa hè khô nóng, mùa đông hơi lạnh. Nhiệt độ trung bình tháng 1: 11 12 0C (miền Bắc), 15160C (miền Nam), tháng 7: 25 260C (miền Bắc), 30 340C (miền Nam). Mùa hạ, nhiệt độ trung bình 26 340C; ở các sa mạc, nhiệt độ ngày có thể lên đến 400C, ban đêm xuống dưới 60C. Mùa đông có gió cát với tốc độ 150 km/h. Lượng mưa rất thấp, phổ biến là 200mm/năm, có nơi 80mm/năm hoặc ít hơn. Hạn hán, lũ lụt, lở đất, gió nóng xảy ra vào mùa xuân, bão cát ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Ven bờ Địa Trung Hải có khí hậu ôn hòa hơn, nhiệt độ thích hợp trồng các loại nho, cam, chanh… Tài nguyên khoáng sản có dầu mỏ: 2,9 tỉ thùng (2000), khí thiên nhiên, quặng sắt, photphorit, mangan, đá vôi, thạch cao, kẽm, chì,… 1.3.1.2. Đặc điểm dân cư và xã hội Ai Cập là một trong những cái nôi đầu tiên của nền văn minh loài người. Ai Cập là nước đông dân thứ hai ở Châu Phi. Trong khu vực Bắc Phi, đây là nước đông dân nhất, mật độ dân số gần 62 người/km2, phân bố không đều, 99% dân số sống ở vùng thung lũng và châu thổ sông Nil. Tỉ lệ dân thành thị 45%. Thành phố đông dân nhất là thủ đô Cairô 10,5 triệu người, Alexandria: 4,5 triệu. Ai Cập là một nước Hồi giáo với 94% dân số theo đạo này, 6% số dân còn lại theo đạo Thiên Chúa và các tôn giáo khác. Ngôn ngữ chính là tiếng Arập, tiếng Anh, tiếng Pháp được sử dụng rộng rãi. Người Hamit (người Ai Cập, Arập du cư và người Becbe) chiếm 99% dân số, các dân tộc khác chỉ chiếm 1%. Tuổi thọ trung bình là 70, nam 67, nữ 72. Tỉ suất gia tăng tự nhiên năm 2005 là 2%. Giáo dục phổ cập bắt buộc 8 năm, trẻ em được học miễn phí tới đại học. Nhà nước có chương trình xây dựng trường học cho người nghèo ở các vùng nông thôn. Các trường đại học được thành lập ở các trung tâm đô thị lớn. 1.3.1.3. Đặc điểm nền kinh tế [13]
- Kinh tế Ai Cập phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, môi giới trung gian, xuất khẩu dầu mỏ và du lịch. Dân số tăng trưởng nhanh chóng (đông nhất thế giới Ả rập), hạn chế về đất canh tác cùng sự phụ thuộc vào sông Nile khiến các nguồn tài nguyên và kinh tế nước này phải chịu nhiều sức ép lớn. Tuy nhiên, các điều kiện kinh tế đang bắt đầu được cải thiện nhiều sau một giai đoạn trì trệ nhờ việc tự do hóa các chính sách kinh tế của chính phủ, cũng như tăng nguồn thu từ du lịch và sự bùng nổ của thị trường chứng khoán. Trong bản báo cáo hàng năm của mình, IMF đã xếp hạng Ai Cập là một trong những nước dẫn đầu thế giới về thực hiện cải cách kinh tế. Cuối những năm 1980, Ai Cập phải đối mặt với các vấn đề kinh tế xã hội gay go như năng suất lao động thấp, quản lí nền kinh tế yếu kém do tăng dân số quá mức, lạm phát cao, tình trạng tập trung dân cư quá đông ở các đô thị lớn. Để giải quyết những áp lực này, đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX Ai Cập đã tiến hành nhiều biện pháp để ổn định nền kinh tế: tiến hành cải cách trên diện rộng, chế ngự lạm phát, giảm bội chi ngân sách và tạo dự trữ ngoại tệ cao, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Năm 1990: 8,6%, 1995: 4,6%, 2000: 5,1% và 2001: 3,3% (do ảnh hưởng chung của nền kinh tế thế giới). Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch, nông nghiệp 17%, công nghiệp và xây dựng 34%, dịch vụ 49% (2001) Thu nhập bình quân đầu người tương đối cao so với các nước Bắc Phi, sau Tuynidi 2070,9USD/người, Angiêri 1715,8 USD/người. Phát triển nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là những ngành đòi hỏi trình độ khoa học cao. Nông nghiệp có nhiều tiến bộ a/ Nông nghiệp Ai Cập có nền nông nghiệp phát triển so với các nước Bắc Phi, diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm 2% (2,67 triệu ha đất trồng cây lương thực), Nông nghiệp góp 15,5 % GDP (2004). Ai Cập có nền nông nghiệp phát triển nhờ đồng bằng sông Nil màu mỡ. [14]
- Châu thổ sông Nil được coi là “vườn rau xanh vĩ đại nhất Trái Đất”, với những cánh đồng lúa mì, rau, đậu, khoai tây, v.v. Nhờ đập Atxuan Thượng và Hạ ( cách đập Thượng 4 km) xây dựng trên sông Nil mà diện tích đất được tưới nước tăng lên đáng kể đập nằm gần thác nước lớn đầu tiên trên sông Nile ở Ai Cập. Người ta xây dựng hai đập dạng chữ V trên đoạn này mục đích là ngăn lũ trên sông Nile, phát điện (đóng góp 24% sản lượng điện cả nước) và cung cấp nước tưới cho nông nghiệp. Dọc theo sông Nil (phần chảy trên lãnh thổ Ai Cập) từ thượng nguồn về cửa sông cảnh quan thay đổi đa dạng: Hồ Nase được tạo nên bởi đập Atxuan có diện tích 200 km2 là hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất thế giới, là kho dự trữ nước mênh mông cho sa mạc. Đất sử dụng: canh tác thời vụ: 3%, canh tác hàng năm 2%, đồng cỏ 0%, rừng và đất rừng 0%, hoang mạc, bán hoang mạc 95%. Sản phẩm nông nghiệp chính là cây lương thực 19,5 triệu tấn gồm có lúa mì, lúa gạo, ngô; cây công nghiệp có bông nổi tiếng thế giới, cây ăn quả, rau…Ai Cập là một trong những nước sản xuất nhiều bông nhất thế giới, xuất khẩu bông đứng thứ 6 trên thế giới, Ai Cập cung cấp khoảng 55% sản lượng vải cotton trên thế giới. Năng suất lúa cao từ 7 đến 8 tấn/ha/ vụ Chăn nuôi: bò 318 triệu con, gà 88 triệu con, dê 3,3 triệu con, cừu 4,45 triệu con và lợn gần 30.000 con (2001) Hiện nay, đất nông nghiệp đang thu hẹp dần do đô thị hóa và nạn cát bay, đất dưới đập Atxuan thượng ngày càng mặn hóa, diện tích sa mạc ngày càng mở rộng, nước rất hiếm ở vùng nằm xa sông Nil. b/ Công nghiệp Ai Cập có nền công nghiệp hoàn chỉnh gồm công nghiệp khai thác dầu 45 triệu tấn (đứng thứ 2 ở Bắc Phi sau Libi 67 triệu tấn), sản lượng dầu và khí tự nhiên đáp ứng khoảng 90% nhu cầu năng lượng trong nước. Khai thác và xuất khẩu dầu mỏ giữ vai trò then chốt trong nền kinh tế Ai Cập suốt hơn 20 năm qua. Tuy nhiên, do trữ lượng ngày càng sụt giảm, Ai Cập đã bắt đầu giảm dần nhịp độ khai thác dầu. [15]
- Ngoài ra còn có công nghiệp dệt may, hóa chất, chế biến thực phẩm, công nghệ điện tử. Công nghiệp khai khoáng của Ai Cập rất phát triển. Năm 1990 1995 2000 2001 2002 2003 2004 Xuất 5 3,5 4,76,3 4,1 4,7 6,3 7,5 khẩu Nhập 16,8 11,8 14 12,8 12,6 11,1 12,9 khẩu Bảng: Giá trị xuất nhập khẩu của Ai Cập – giai đoạn 1990 – 2004 Hiện nay, ô nhiễm dầu đe dọa các vỉa san hô, bãi biển và môi trường biển đang là vấn đề môi trường cần giải quyết. c/ Dịch vụ Lĩnh vực dịch vụ của Ai Cập đóng góp 45,1% GDP của Ai Cập trong năm 2007. Đây là một tỷ lệ khá cao so với các nước đang phát triển khác. Các ngành dịch vụ quan trọng là du lịch, ngân hàng, khai thác kênh đào Suez... Ai Cập có nguồn lợi lớn từ thu lệ phí từ dịch vụ đường biển qua kênh Xuyê dài 195,3 km nối Địa Trung Hải và biển Đỏ. Kênh đào được xây dựng bởi một công ti của Pháp từ 1859 đến 1869. Đến 1875 chịu sự kiểm soát của Anh. Quân đội Anh rút khỏi kênh đào ngày 13/6/1956. Đến ngày 26/7/1956, kênh đào này thuộc quyền sở hữu của Ai Cập. Ngoại thương Ai Cập phát triển mạnh trong thập kỷ 90, nhưng nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu làm cho tình trạng thâm hụt thương mại ngày càng trầm trọng. Cuối những năm 90, thâm hụt thương mại đã vượt ngưỡng 10 tỷ USD. Tuy nhiên, những năm gần đây, tình trạng thâm hụt này có dấu hiệu được cải thiện. Trong cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Ai Cập, nhóm hàng quan trọng nhất là các sản phẩm chế biến, chế tạo. Các sản phẩm hóa dầu và dầu thô luôn là những mặt hàng xuất khẩu chính của Ai Cập. Bông cũng là một thế mạnh xuất khẩu của Ai Cập nhờ chất lượng cao. Ngoài ra, Ai Cập đang cố gắng đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, giày dép, [16]
- các sản phẩm chế tạo... Một số mặt hàng mà Ai Cập phải nhập khẩu với khối lượng lớn là các loại máy móc thiết bị, các sản phẩm sắt thép, lúa mì, ngô, đồ nhựa, đồ gỗ... Về cơ cấu bạn hàng, EU là đối tác lớn nhất, Mỹ là bạn hàng lớn thứ hai. Hiện nay, buôn bán với Châu Á chiếm khoảng 1416% ngoại thương của Ai Cập. Hình Tình hình xuất nhập khẩu của Ai Cập giai đoạn 20012005 [7] Trong số các nhà đầu tư EU, Anh là đối tác đầu tư lớn nhất ở Ai Cập. Trong năm 2006 2007, Anh vẫn tiếp tục đầu tư mạnh vào Ai Cập. Một số công ty lớn ở Anh đã có mặt tại Ai Cập bao gồm British Gas, British Petroleum (BP)... Năm 2001, Ai Cập đầu tư ra nước ngoài 27,3 triệu USD, tập trung ở một số nước láng giềng như Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), Kenya... Ai Cập thu được từ hoạt động du lịch hơn 1 tỉ USD (2001), đây là đất nước với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Thủ đô Cairo, đền thờ Hồi giáo cổ, Thư viện Alecxanđria, đèn biển, kim tự tháp trong đó có kim tự tháp Kêops (Giza, Khufu) là 1 trong 7 kì quan thế giới, là công trình cao nhất thế giới từ năm 2570 TCN đến năm 1300 …Khu vực trung lưu sông Nil có thàh phố cổ Luxơ, là nơi mà huyền thoại cho rằng bờ Đông của sông Nil là vùng đất của sự sống và bờ Tây là vùng đất của cái chết với các lăng mộ vua Ai Cập – các kim tự tháp. Thành phố Luxơ hấp dẫn khách du lịch không kém thủ đô Cairô. 7[] Cơ quan Xúc tiến Đầu tư nước ngoài của Ai Cập GAFI [17]
- Cơ sở hạ tầng giao thông chỉ tập trung ở một số vùng, đại bộ phận người dân vẫn dùng phương tiện bằng gia súc. Hệ thống đường sắt 4751 km khổ tiêu chuẩn, 42 km điện khí hóa, 915 km đường đôi, 64.000km đường bộ, 3500 km đường thủy (bao gồm sông Nil, hồ Nátxe, kênh Alêcxanđria – Cairô và một số kênh nhỏ trong khu vực, kênh Xuyê, đường ống dẫn khí 1171 km. Câu hỏi ôn tập 1. Tại sao nói điều kiện tự nhiên của Ai Cập gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế? 2. Tại sao nói Ai Cập là quốc gia đông dân nhưng phân bố dân cư không đều? 3. Ai Cập có nền kinh tế phát triển nhất Bắc Phi. Hãy chứng minh. 4. Tìm hiểu về kênh đào Xuyê và những công trình thu hút du lịch ở Ai Cập để làm rõ vai trò của chúng trong nền kinh tế Ai Cập? 5. Những vấn đề Ai Cập đang phải đối mặt hiện nay? Cho dẫn chứng? 1.3.2. Nước cộng hòa Nam Phi Diện tích: 1.211.000 km2 Dân số: 51.770 triệu người (2011) Thủ đô: Prêtôria GDP: 408.237 triệu USD (2011) 1.3.2.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Cộng hòa Nam Phi nằm ở cực Nam Châu Phi. Ba mặt Tây, Nam, Đông giáp Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Bờ biển phía Đông có nhiều điều kiện thuận lợi xây dựng các hải cảng và hoạt động kinh tế biển. Phía Bắc giáp Bôtxoana, Namibia, Dimbabuê, phía Đông Bắc tiếp giáp Môdămbich và Xoadilen. Ngoài ra còn có Lêxôthô là nước nằm lọt hoàn toàn trong lãnh thổ CH Nam Phi. Đại bộ phận lãnh thổ Nam Phi nằm trên cao nguyên Venđơ có cấu tạo địa hình nhiều bậc, với độ cao trên dưới 2000m. Dãy núi Đrêkenbec viền lấy phía Nam và phía Đông cao nguyên, có nhiều ngọn núi cao, đỉnh cao nhất 3842m. Diện tích đồng bằng ít, chủ yếu là đồng bằng ven biển. [18]
- Nam Phi có khí hậu nhiệt đới, miền ven biển cực Nam có khí hậu cận nhiệt. Lượng mưa trung bình hàng năm thay đổi từ 600 – 2000mm (rất chênh lệch so với các nơi). Miền ven biển phía Tây có lượng mưa 60mm, trên cao nguyên 600mm, sườn Đông dãy Đrêkenbec có lượng mưa cao 2000mm. Mưa tập trung vào mùa hạ, vùng cực Nam mưa vào mùa đông. Nhìn chung lượng mưa thấp nên cần nhiều công trình thủy lợi cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Nam Phi có nhiều sông nhưng ngắn dốc không có giá trị giao thông, chỉ có giá trị tưới tiêu và thủy điện. Hai sông lớn nhất là Orangiơ và Limpôpô. Đường bờ biển dài hơn 2798 km. Nam Phi là một trong 17 quốc gia trên thế giới có đa dạng sinh học cao. Nước này có hơn 20.000 loài cỏ khác nhau, chiếm 10% tất cả các loài thực vật được biết trên thế giới. Nam Phi là nước đa dạng sinh thái thứ ba trên thế giới, sau Brazil và Inđônêsia và có mức đa dạng sinh thái cao hơn bất kỳ một quốc gia nào có diện tích tương đương hoặc nhỏ hơn (Brazil lớn gần gấp bảy lần Nam Phi, và Indonesia lớn hơn 50%). Quần xã sinh vật ưu thế tại Nam Phi là đồng cỏ và cây bụi thấp. Cộng hòa Nam Phi là quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản nhất Châu Phi. Từ lâu Châu Phi đã nổi tiếng thế giới về trữ lượng và sản lượng khai thác vàng, kim cương, kim loại đen, kim loại màu, năng lượng, uranium. Đây là cơ sở thuận lợi cho nền công nghiệp phát triển và đóng góp phần đáng kể cho kim ngạch xuất nhập khẩu đất nước. 1.3.2.2. Đặc điểm dân cư xã hội Nam Phi có một lịch sử rất khác biệt với các quốc gia khác ở Châu Phi, kết quả của quá trình nhập cư sớm từ Châu Âu và tầm quan trọng chiến lược của biển Cape. Người Hà Lan đặt chân lên đất Nam Phi và lập ra xứ thuộc địa Kếp vào năm 1662. Đầu thế kỉ XIX, Anh chiếm được thuộc địa này. Anh thôn tính Nâtn và Bôê, chiếm vùng Tơrăngxvan và Orangiơ. Năm 1910 các lãnh thổ và xứ Kếp hợp nhất thành liên bang Nam Phi. Năm 1901 nước này rút khỏi khối liên hợp Anh và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nam Phi. Trong nhiều năm chính quyền đã thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc, [19]
- được Đảng Quốc gia Nam Phi ghi thành hiến pháp năm 1948. Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa Apacthai ở Nam Phi diễn ra mạnh mẽ. Năm 1993, Nam Phi chính thức thông qua hiến pháp mới, chấm dứt ba thế kỉ của chế độ phân biệt chủng tộc ở nước này. Sự xung đột giữa thiểu số da trắng và đa số da đen đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử và chính trị đất nước. Thành phần chủng tộc trong dân cư Cộng hòa Nam Phi rất phức tạp, có nhiều dân tộc, bộ tộc, bộ lạc, tiểu chủng khác nhau. Do quá trình lịch sử nên đã dẫn tới tính chất phức tạp về thành phần chủng tộc trong dân cư Cộng Hòa Nam Phi. Người da đen chiếm 75,2% dân số cả nước gồm: người Bantu, Hottentốt, Busơmen. Người da trắng chiếm 13,6% là con cháu của người Châu Âu di cư tới, nhiều nhất là Hà Lan và Anh. Phần lớn họ sống ở các thành phố, trung tâm khai thác khoáng sản, hoặc các vùng nông nghiệp trù phú, đời sống sung túc. Người da màu chiếm 8,6% dân số. Trong nhiều thập kỉ trước đây họ nắm quyền thống trị và giữ vai trò chủ chốt về chính trị và kinh tế đất nước. Từ 4/1994 cuộc bầu của đa chủng tộc đầu tiên được tiến hành với sự thắng lợi của hội đồng dân tộc Phi và người da đen đầu tiên đã được công nhận chức tổng thống của CH Nam Phi là ông Mandela, chấm dứt sự cai trị của thiểu số người da trắng. Dân cư Nam Phi tập trung đông tại các trung tâm khai thác mỏ miền Đông Bắc, miền duyên hải phía Đông và phía Nam. Tôn giáo chủ yếu là Thiên chúa giáo 68%, tín ngưỡng truyền thống chiếm 28%, đạo Hồi 2%, đạo Hinđu 1,5%. Dân thành thị chiếm khoảng 50%. Nam Phi có 11 ngôn ngữ chính gồm tiếng Africa, tiếng Anh, Tiếng Ndebele, Sôtho, Pedi. Nam Phi có nhiều thành phố lớn và đông dân cư như Giôhannexbua 2,35 triệu người, là trung tâm kinh tế văn hóa. Thủ đô Prêtôria là trung tâm hành chính, chính trị văn hóa, khoa học có dân số 1,5 triệu người. Nhiều thành phố cảng nổi tiếng như Keptao cửa ngõ quan trọng nhất ở Tây Nam, Po Elidabet là cảng chính của miền Nam, Đuốcban ở Phía Đông… [20]
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn