Bài giảng Dịch vụ mạng - Chương 2: File Transfer Protocol
lượt xem 60
download
Chương 2: File Transfer Protocol thuộc Bài giảng Dịch vụ mạng có các kiến thức tổng hợp về: Cấu hình dịch vụ FTP, Giao thức FTP. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Dịch vụ mạng - Chương 2: File Transfer Protocol
- DỊCH VỤ MẠNG Chương 2 - File Transfer Protocol
- I, Giao thức FTP Giao thức này được xây dựng dựa trên chuẩn TCP, FTP cung cấp cơ chế truyền tin dưới dạng tập tin (file) thông qua mạng TCP/IP FTP là 1 dịch vụ đặc biệt vì nó dùng đến 2 cổng: cổng 20 dùng để truyền dữ liệu (data port) và cổng 21 dùng để truyền lệnh(command port). 1, Active FTP 2,Passive FTP 3, Một số lưu ý khi truyền dữ liệu qua FTP 4, Cô lập người dùng truy xuất FTP Server II, Chương trình FTP Client
- Menu Tiếp 1, Active FTP Ở chế độ chủ động (active), máy khách FTP (FTP client) dùng 1 cổng ngẫu nhiên không dành riêng (cổng N > 1024) kết nối vào cổng 21 của FTP Server. Sau đó, máy khách lắng nghe trên cổng N+1 và gửi lệnh PORT N+1 đến FTP Server. Tiếp theo, từ cổng dữ liệu của mình, FTP Server sẽ kết nối ngược lại vào cổng dữ liệu của Client đã khai báo trước đó (tức là N+1)
- Menu Về Tiếp 1, Active FTP Mô hình hoạt động của Active FTP
- Menu Về Tiếp 1, Active FTP - Bước 1: Client khởi tạo kết nối vào cổng 21 của Server và gửi lệnh PORT 1027. - Bước 2: Server gửi xác nhận ACK về cổng lệnh của Client. - Bước 3: Server khởi tạo kết nối từ cổng 20 của mình đến cổng dữ liệu mà Client đã khai báo trước đó. - Bước 4: Client gửi ACK phản hồi cho Server Khi FTP Server hoạt động ở chế độ chủ động, Client không tạo kết nối thật sự vào cổng dữ liệu của FTP server, mà chỉ đơn giản là thông báo cho Server biết rằng nó đang lắng nghe trên cổng nào và Server phải kết nối ngược về Client vào cổng đó.
- Menu Về Tiếp 1, Active FTP Ví dụ phiên làm việc active FTP: phiên làm việc FTP khởi tạo từ máy testbox1.slacksite.com (192.168.150.80) dùng FTP Client dạng dòng lệnh, đến máy chủ FTP testbox2.slacksite.com (172.29.14.149).
- Menu Về 1, Active FTP
- Menu Tiếp 2, Passive FTP Để giải quyết vấn đề là Server phải tạo kết nối đến Client, một phương thức kết nối FTP khác đã được phát triển. Phương thức này gọi là FTP thụ động (passive) hoặc PASV (là lệnh mà Client gửi cho Server để báo cho biết là nó đang ở chế độ passive). Ở chế độ thụ động, FTP Client tạo kết nối đến Server, tránh vấn đề Firewall lọc kết nối đến cổng của máy bên trong từ Server. Khi kết nối FTP được mở, client sẽ mở 2 cổng không dành riêng N, N+1 (N >1024). Cổng thứ nhất dùng để liên lạc với cổng 21 của Server, nhưng thay vì gửi lệnh PORT và sau đó là server kết nối ngược về Client, thì lệnh PASV được phát ra. Kết quả là Server sẽ mở 1 cổng không dành riêng bất kỳ P (P > 1024) và gửi lệnh PORT P ngược về cho Client.. Sau đó client sẽ khởi tạo kết nối từ cổng N+1 vào cổng P trên Server để truyền dữ liệu.
- Menu Về Tiếp 2, Passive FTP Mô hình hoạt động của Active FTP
- Menu Về Tiếp 2, Passive FTP -Bước 1: Client kết nối vào cổng lệnh của Server và phát lệnh PASV. -Bước 2: Server trả lời bằng lệnh PORT 2024, cho Client biết cổng 2024 đang mở để nhận kết nối dữ liệu. - Buớc 3: Client tạo kết nối truyền dữ liệu từ cổng dữ liệu của nó đến cổng dữ liệu 2024 của Server. - Bước 4: Server trả lời bằng xác nhận ACK về cho cổng dữ liệu của Client.
- Menu Về Tiếp 2, Passive FTP Trong khi FTP ở chế độ thụ động giải quyết được vấn đề phía Client thì nó lại gây ra nhiều vấn đề khác ở phía Server : Thứ nhất là cho phép máy ở xa kết nối vào cổng bất kỳ > 1024 của Server. Điều này khá nguy hiểm trừ khi FTP cho phép mô tả dãy các cổng >= 1024 mà FTP Server sẽ dùng (ví dụ WU-FTP Daemon). Vấn đề thứ hai là một số FTP Client lại không hổ trợ chế độ thụ động. Khi đó cần phải có thêm trình FTP Client. Một lưu ý là hầu hết các trình duyệt Web chỉ hổ trợ FTP thụ động khi truy cập FTP Server theo đường dẫn URL ftp://.
- Menu Về Tiếp 2, Passive FTP Ví dụ phiên làm việc passive FTP: Trong ví dụ này phiên làm việc FTP khởi tạo từ máy testbox1.slacksite.com (192.168.150.80) Dùng FTP Client dạng dòng lệnh, đến máy chủ FTP testbox2.slacksite.com(192.168.150.90), máy chủ Linux chạy ProFTPd 1.2.2RC2
- Menu Về 2, Passive FTP
- Menu Tiếp 3, Một số lưu ý khi truyền dữ liệu qua FTP IIS hỗ trợ cả hai chế độ kết nối Active và Passive, do đó việc kết nối theo phương thức Active hay passive tùy thuộc vào từng Client. IIS không hỗ trợ cơ chế vô hiệu hóa (disable) chế độ kết nối Active hay Passive. Khi sử dụng FTP để truyền tin trên mạng Internet thông qua mạng các hệ thống bảo mật (Proxy, Firewall, NAT) thì những hệ thống này phải mở TCP port 20 của FTP
- Menu Về 3, Một số lưu ý khi truyền dữ liệu qua FTP Danh sách các ứng dụng Microsoft cung cấp làm FTP Client
- Menu Tiếp 4, Cô lập người dùng truy xuất FTP Server FTP User Isolation đặc tính mới trên Windows 2003, hỗ trợ cho ISP và Aplication Service Provider cung cấp cho người dùng upload và cập nhật nội dung Web, chứng thực cho từng người dùng. FTP User Isolation cấp mỗi người dùng một thư mục riêng rẽ, người dùng chỉ có khả năng xem, thay đổi, xóa nội dung trong thư mục của mình
- Menu Về 4, Cô lập người dùng truy xuất FTP Server
- Menu Tiếp II, Chương trình FTP Client Là chương trình giao tiếp với FTP Server, hầu hết các hệ điều hành đều hỗ trợ FTP Client. Trên Linux hoặc Windows để mở kết nối tới FTP Server ta dùng lệnh #ftp Để thiết lập một phiên giao dịch, ta cần phải có địa chỉ IP (hoặc tên máy tính), một tài khoản (username, password). Username mà FTP hỗ trợ sẵn cho người dùng để mở một giao dịch FTP có tên là anonymous với password rỗng.
- Menu Về Tiếp II, Chương trình FTP Client Ví dụ về mở một phiên giao dịch đến FTP Server:
- Menu Về Tiếp II, Chương trình FTP Client Một số tập lệnh của FTP Client:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Dịch vụ mạng - Chương 3: Web Server
46 p | 447 | 104
-
Bài giảng Dịch vụ mạng - Chương 4: Mail Server
44 p | 279 | 64
-
Bài giảng Dịch vụ mạng - Chương 1: Domain Name System (tt)
40 p | 204 | 32
-
Bài giảng Dịch vụ mạng: Chương 1 - Domain Name System
17 p | 187 | 29
-
Bài giảng Dịch vụ mạng - Chương 5: Các Dịch Vụ Hệ Thống
29 p | 144 | 17
-
Bài giảng Dịch vụ mạng Linux: Chương 8 - Phạm Mạnh Cương
4 p | 78 | 11
-
Bài giảng Dịch vụ mạng Linux: Chương 3 - Phạm Mạnh Cương
36 p | 87 | 10
-
Bài giảng Dịch vụ mạng Linux - Chương 3: Dịch vụ DHCP, DNS
36 p | 78 | 9
-
Bài giảng Dịch vụ mạng Linux: Chương 5 - Phạm Mạnh Cương
6 p | 97 | 9
-
Bài giảng Dịch vụ mạng Linux: Chương 7 - Phạm Mạnh Cương
28 p | 83 | 8
-
Bài giảng Dịch vụ mạng Linux: Chương 1 - Phạm Mạnh Cương
9 p | 69 | 8
-
Bài giảng Dịch vụ mạng Linux: Chương 6 - Phạm Mạnh Cương
9 p | 71 | 8
-
Bài giảng Dịch vụ mạng Linux: Chương 2 - Phạm Mạnh Cương
8 p | 89 | 7
-
Bài giảng Dịch vụ mạng Linux: Chương 4 - Phạm Mạnh Cương
11 p | 70 | 7
-
Bài giảng Dịch vụ mạng Linux: Chương mở đầu - Phạm Mạnh Cương
5 p | 62 | 5
-
Bài giảng Dịch vụ mạng Linux - Chương 2: Dịch vụ Telnet, SSH, VNC
8 p | 57 | 4
-
Bài giảng Dịch vụ mạng Linux - Chương 5: Dịch vụ FPT, FPT - DNS
6 p | 47 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn