intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng GDCD 6 bài 9: Lịch sự, tế nhị

Chia sẻ: Phan Thi Kim Chi | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:27

542
lượt xem
55
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giới thiệu đến các bạn những bài giảng đặc sắc nhất của bài học Lịch sự tế nhị môn Giáo dục công dân lớp 6 dành cho quý bạn đọc tham khảo. Bài giảng Lịch sự tế nhị giúp chúng ta hiểu được thế nào là lịch sự tế nhị, biết rèn luyện cử chỉ, hành vi ,sử dụng ngôn ngữ lịch sự, tế nhị. Học sinh có kĩ năng giao tiếp ứng xử thể hiện lịch sự tế nhị, kĩ năng thể hiện sự tự trọng khi giao tiếp với người khác. Những bài giảng trên được trình bày rõ ràng, chi tiết giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian trong quá trình soạn thảo và thiết kế bài giảng được tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng GDCD 6 bài 9: Lịch sự, tế nhị

  1. Bài 9 LỊCH SỰ, TẾ NHỊ • I- Tìm hiểu tình huống: • (SGK trang 26) • Tóm tắt tình huống: Khi thầy Hùng đang nói, ba, bốn bạn chạy vào lớp: Có bạn chào, có bạn không chào, có bạn chào rất to. • * Hành vi của các bạn nói trên thể hiện điều gì?
  2. * Kiểm tra bài cũ: • * Sốâng chan hoà có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? Em hãy nêu những biểu hiện chưa biết sống chan hoà với mọi người?
  3. • * Sống chan hoà với mọi người giúp ta tự đánh giá, tự điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi của cá nhân cho phù hợp với yêu cầu của cộng đồng xã hội. • * Biểu hiện chưa biết sống chan hoà: thiếu cởi mở, sống cách biệt, không góp ý cho ai cả vì sợ mất lòng; không dám phát biểu vì sợ phát biểu sai bạn cười; không quan tâm đến bạn bè, tới công việc của lớp,…
  4. * Tình huống: • Có cuộc điện thoại gọi đến nhà, lúc đó chỉ có một mình em ở nhà và em nhận điện thoại… • (Lớp theo dõi để nhận xét cách giao tiếp qua điện thoại của hai bạn học sinh…).
  5. • II- Nội dung bài học • 1. Thế nào là lịch sự, tế nhị?
  6. • + Bạn không chào: • Thể hiện sự vô lễ, vào học muộn, không thực hiện nội qui học sinh, nhưng không xin lỗi. Vào lớp lúc thầy đang nói là thiếu lịch sự, tế nhị. • + Bạn chào rất to: • Cũng là người không biết giữ phép tắc, thiếu lịch sự
  7. • + Bạn Tuyết: • - Đứng nép ngoài cửa, nghe thầy nói hết câu mới bước ra trước cửa đứng nghiêm chào thầy và nói lời xin lỗi: Xin lỗi thầy, em đến chậm, xin thầy cho em vào lớp ạ! • → Thể hiện sự khiêm tốn, kính trọng thầy và biết giữ đúng phép tắc trong mối quan hệ thầy trò, phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc. • Những hành vi như vậy gọi là lịch sự. • Em hiểu thế nào là lịch sự?
  8. a/ Lịch sự là gì? • Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với qui định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.
  9. • Bạn Tuyết: Đứng nép ngoài cửa …nghe thầy nói hết câu…Xin thầy vào lớp • → Thể hiện sự khiêm tốn, sự khéo léo trong cử chỉ, ngôn ngữ. • Những cử chỉ lời nói đó là thể hiện sự tế nhị. • Em hiểu thế nào là tế nhị?
  10. b/ Tế nhị là gì? Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hoá.
  11.  Cách ứng xử của bạn Tuyết rất đáng khen ngợi và học tập vì bạn đã thể hiện rõ là người rất lịch sự, tế nhị trong giao tiếp. •* So sánh sự giống và khác nhau giữa lịch sự và tế nhị? •- Giống nhau: Đều là hành vi ứng xử, giao tiếp phù hợp với yêu cầu của xã hội. •- Khác nhau: Tế nhị là nói đến sự khéo léo, nghệ thuật của hành vi giao tiếp, ứng xử. •* Vậy, em hãy nêu những biểu hiện của lịch sự, tế nhị?
  12. c/ Biểu hiện của lịch sự, tế nhị: • - Lời nói, cử chỉ, hành vi giao tiếp: đúng chuẩn mực, thể hiện sự hiểu biết những phép tắc, qui định chung của xã hội trong quan hệ giữa con người với con người. • - Tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh.
  13. II- Nội dung bài học: 1. Thế nào là lịch sự, tế nhị? a/ Lịch sự là gì? b/ Tế nhị là gì? c/ Biểu hiện của lịch sự, tế nhị? 2/ Lịch sự, tế nhị có ý nghĩa gì trong cuộc sống?
  14. * Học sinh thảo luận nhóm: (3 phút) Nhóm 1: Tìm 3 biểu hiện của lịch sự, tế nhị (ở trong trường, gia đình và xã hội). Nêu ý nghĩa của những biểu hiện đó? Nhóm 2: Tìm 3 biểu hiện của thiếu lịch sự, tế nhị (ở trong trường, gia đình và xã hội).. Nêu ảnh hưởng của những biểu hiện đó? Nhóm 3: Trong tình huống sgk- 26, em thử đoán xem thầy Hùng sẽ cư xử như thế nào? Nhóm 4: Khi bị ba mẹ mắng oan, em sẽ có thái độ như thế nào? Nhóm 5: +Em có cảm nghĩ gì khi được người khác cư xử lịch sự, tế nhị với mình? + Thử nêu tâm trạng của em khi bị người khác cư xử thiếu lịch sự, tế nhị với mình?
  15. * Nhận xét thảo luận nhóm: Nhóm 1: a/ Biểu hiện lịch sự, tế nhị: - Biết lắng nghe, biết nhường nhịn. - Nói năng nhẹ nhàng, nói dí dỏm. - Biết cảm ơn, xin lỗi… b/ Ý nghĩa: Thể hiện sự hiểu biết những phép tắc qui định chung của xã hội trong quan hệ giữa người với người, tôn trọng người giao tiếp và mọi người xung quanh. Nhóm 2: a/ Biểu hiện thiếu lịch sự, tế nhị: - Ăn nói thô tục, nói trống không. - Thái độ cục cằn, cử chỉ sỗ sàng. - Ăn mặc nhố nhăng… b/ Aûnh hưởng: Thể hiện sự không hiểu biết phép tắc, qui định chung trong quan hệ giữa người với người. Dễ bị mọi người chê trách, xa lánh.
  16. Nhóm 3: Dự đoán thầy Hùng sẽ: - Phê bình gắt gao. - Nhắc nhở nhẹ nhàng. - Coi như không có chuyện gì. - Không nói lúc ấy, tan học sẽ nhắc nhở trực tiếp. - Phản ánh với giáo viên chủ nhiệm. - Kể một câu chuyện thể hiện sự lịch sự, tế nhị để học sinh tự liên hệ. Em thích cách ứng xử nào của thầy Hùng?
  17. Nhóm 4: Khi em bị cha mẹ mắng oan, em sẽ: a/ Cãi lại, thanh minh hoặc bực tức, giận dỗi,… b/ Không cãi lại, đợi khi ba mẹ nguôi giận sẽ thưa lại để ba mẹ hiểu… Cần thể hiện hành vi phù hợp với truyền thống đạo đức trong gia đình một cách khéo léo. Nhóm 5: a/ Cảm nghĩ khi được đối xử lịch sự, tế nhị: - Yêu mến, tôn trọng, học hỏi người đó. - Sẵn sàng chia sẻ, quan tâm, giúp đỡ. b/ Tâm trạng khi bị đối xử thiếu lịch sự, tế nhị: - Không thích giao tiếp với người đó. - Không tôn trọng họ. - Rút kinh nghiệm cho bản thân.
  18. * Kết luận: Chúng ta ai cũng thích những hành vi, cử chỉ, lời nói lịch sự, tế nhị. Vậy lịch sự, tế nhị có ý nghĩa gì trong cuộc sống?
  19. 2/ Lịch sự, tế nhị có ý nghĩa gì trong cu ộc sống? • - Tạo nên một môi trường giao tiếp thân mật để học hỏi lẫn nhau, cùng giúp đỡ nhau. • - Được mọi người trân trọng, yêu mến, tin tưởng. • - Bản thân tự tin hơn trong cuộc sống. • - Thể hiện trình độ văn hóa, đạo đức của mỗi người. • * Ca dao: Lời nói chẳng mất tiền mua • Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
  20. 3- Phương hướng rèn luyện? Em sẽ rèn luyện như thế nào để trở thành người lịch sự, tế nhị ? (về ngôn ngữ, trang phục, thái độ, cử chỉ…)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2