intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Hàn khí - Bài 5: Hàn đắp mặt trụ bằng phương pháp hàn khí

Chia sẻ: Vũ Huyền Nhi | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:23

16
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Hàn khí - Bài 5: Hàn đắp mặt trụ bằng phương pháp hàn khí. Sau khi học xong bài này người học sẽ có khả năng: hiểu khái niệm, công nghệ và kỹ thuật hàn đắp mặt trụ tròn; chuẩn bị phôi hàn đúng quy cách; hàn đắp mặt trụ tròn đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật; kiểm tra, chỉnh sửa những khuyết tật bên ngoài của mối hàn;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Hàn khí - Bài 5: Hàn đắp mặt trụ bằng phương pháp hàn khí

  1. MĐ 12: HÀN KHÍ BÀI 5. HÀN ĐẮP MẶT TRỤ BẰNG  PHƯƠNG PHÁP HÀN KHÍ
  2. BÀI 5. HÀN ĐẮP MẶT TRỤ BẰNG  PHƯƠNG PHÁP HÀN KHÍ MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này người học sẽ có khả năng: ­ Hiểu khái niệm, công nghệ và kỹ thuật hàn đắp mặt trụ tròn ­ Chuẩn bị phôi hàn đúng quy cách ­ Tính toán và tra cứu tài liệu để xác định chế độ hàn đắp mặt  trụ khi biết loại vật liệu, chiều dày vật liệu, vị trí mối hàn trong  không gian (đường kính que hàn, loại ngọn lửa, công suất ngọn  lửa, phương pháp hàn....) ­ Lấy lửa và điều chỉnh ngọn lửa hàn. ­ Hàn đắp mặt trụ tròn đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ  thuật. ­ Kiểm tra, chỉnh sửa những khuyết tật bên ngoài của mối hàn. ­ An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
  3. BÀI 5. HÀN ĐẮP MẶT TRỤ BẰNG  PHƯƠNG PHÁP HÀN KHÍ NỘI DUNG 1. Hàn đắp, phạm vi ứng dụng 2. Công tác chuẩn bị 3. Thực hiện hàn 4. Kiểm tra sửa chữa khuyết tật mối hàn
  4. 1. Hàn đắp, phạm vi ứng dụng 1.1. Khái niệm chung Hàn đắp là quá trình bồi đắp một lớp kim loại que hàn lên kim loại cơ  bản  bị  đót  nóng  chảy  tới  một  chiều  sâu  nhỏ.  Hàn  đắp  được  dùng  để  phục hồi các chi tiết bị mòn và để đắp lên bề mặt một lớp kim loại có  những  tính  chất  đặc  biệt  như  độ  chống  ăn  mòn,  độ  cứng,  độ  bền  chống mài  mòn,. Hàn  đắp  được  thực  hiện  bằng  các  kim loại có cùng  thành phần như kim loại cơ bản hoặc khác thành phần với kim loại cơ  bản.
  5. 1. Hàn đắp, phạm vi ứng dụng 1.2. Đặc điểm Nhược điểm của hàn đắp bằng ngọn lửa hàn khí là năng suất thấp hốn  với hàn đắp bằng hồ quang điệnvà vùng bị nung nóng của kim loại cơ  bản quá rộng, do đó có thể xuất hiện  ứng suất dư và biến dạng trong  chi tiết. Vì vậy, hàn đắp bằng ngọn lửa hàn khí được ứng dụng để hàn  các chi tiết có kích thước vừa và nhỏ
  6. 1. Hàn đắp, phạm vi ứng dụng 1.3. Phạm vi ứng dụng ­Hàn đắp kim loại màu:  Hàn  đắp  bằng  khí  dùng  cho  đồng  thau  thì  rất  ưu  việt.  Dùng  phương  pháp nung nóng bằng  điện để hàn đắp đồng và đồng thanh là hợp lý.  Đồng  thau  được  hàn  đắp  lên  các  chi  tiết  để  tạo  các  bề  mặt  kín  khít  trong  các  thiết  bị  đóng  kín.  Khi  hàn  đắp  đồng  thau  lên  kim  loại  đen  thường  phải  dùng  thuốc  hàn.  Dùng  thuốc  hàn  dạng  khí  EM1  khi  hàn  đắp đồng thau lên thép và gang sẽ đạt kết quả tốt nhất. Thông thường  hàn đắp được thực hiện bằng phương pháp hàn trái ở vị trí hàn sấp. Để  hạn  chế  sự  bốc  hơi  của  kẽm  khi  hàn  đắp  đồng  thau  người  ta  dùng  ngọn lửa  oxi hóa và vật liệu hàn đắp là các nhãn đồng thau chứa không  quá 0,1% kẽm.
  7. 1. Hàn đắp, phạm vi ứng dụng 1.3. Phạm vi ứng dụng ­Hàn đắp kim loại màu:  Công suất ngọn lửa  Chiều dày lớp đắp Đường kính que hàn (tiêu thụ axêtylen  (mm) (mm) m3/h) 3­4 4­6 400­700 5­6 8­10 600­1100 6­9 10­12 1050­1750
  8. 1. Hàn đắp, phạm vi ứng dụng 1.3. Phạm vi ứng dụng ­ Hàn đắp hợp kim cứng:  Hàn đắp bằng hợp kim cứng được dùng cho các bề mặt làm việc chịu  mòn. Các chi tiết đó là các dụng cụ khoan lỗ, răng của gầu máyxúc, các  chi tiết máy cán và máy kéo dây, lưỡi cày, van, mũi tâm máy tiện, khuôn  dập và cả dụng cụ cắt như dao tiện, mũi khoan dao phay. Hàn đắp hợp  kim cứng thực hiện cho các chi tiết bằng thép. Hàn đắp hợp kim cứng  tốt nhất là bằng thép các bon chứa không quá0,6% các bon và cả chi  tiết bằng thép crôm­niken và thép vanađi.
  9. 1. Hàn đắp, phạm vi ứng dụng 1.3. Phạm vi ứng dụng ­ Hàn đắp hợp kim cứng:  Hàn đắp bằng hợp kim cứng được dùng cho các bề mặt làm việc chịu  mòn. Các chi tiết đó là các dụng cụ khoan lỗ, răng của gầu máyxúc, các  chi tiết máy cán và máy kéo dây, lưỡi cày, van, mũi tâm máy tiện, khuôn  dập và cả dụng cụ cắt như dao tiện, mũi khoan dao phay. Hàn đắp hợp  kim cứng thực hiện cho các chi tiết bằng thép. Hàn đắp hợp kim cứng  tốt nhất là bằng thép các bon chứa không quá0,6% các bon và cả chi  tiết bằng thép crôm­niken và thép vanađi.
  10. 2. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ • 2.1. Đọc bản vẽ
  11. 2. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 2.2. Vật liệu: ­ Thép CT3 đường kính Φ30)  ­ Que hàn thép các bon thấp 02,4 ­ Khí O2, Khí C2H2  ­ Nắn phẳng phôi, kiểm tra kích thước phôi, làm sạch. 
  12. 2. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 2.3. Thiết bị dụng cụ và điều kiện an toàn: ­ Máy  sinh  khí  a­xê­ty­len  (hoặc  chai  khí  a­xê­ty­len),  chai  ô­xy,  ống mềm dẫn khí, van giảm áp, mỏ hàn khí, bàn ghế hàn, đồ gá  hàn, kính hàn hơi, búa nguội, giũa, bàn chải sắt, thước lá, dưỡng  kiểm tra mối hàn ­ Mặt bằng thực tập bố trí gọn gàng, nơi làm việc có đủ ánh sáng,  hệ thống thông gió, hút bụi hoạt động tốt ­ Nền xưởng khô ráo, thiết bị hàn khí đảm bảo độ kín ­ Bảo hộ lao động đầy đủ
  13. 2. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 2.3. Thiết bị dụng cụ và điều kiện an toàn:
  14. 2. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 2.4. Chế độ hàn Công suất ngọn lửa được lấy tuỳ thuộc vào chiều dạy lớp đắp. Sử dụng bép hàn số 3 hoặc số 4 để hàn Chiều dày Đường kính Công suất ngọn lửa  a­xê­ty­len. lớp đắp que hàn m3/h 3­4 4­6 400­700 5­6 8­10 600­1100 6­9 10­12 1050­1750
  15. 2. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 2.4. Chế độ hàn Chọn phương pháp hàn trái, que hàn đi trước mỏ hàn Chọn ngọn lửa ô­ xy hoá để hàn Tốc độ hàn khi hàn đắp cần đảm bảo trong khoảng từ 0,25­ 0,15m/ph không nên nhỏ hơn 0,15m/ph dễ gây rỗ trong mối hàn Góc nghiêng mỏ hàn:a= 30o­600
  16. 2. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 2.5. Gá phôi hàn Sao cho bề mặt hàn đắp được đặt nghiêng một góc từ 0­100
  17. 3. THỰC HIỆN HÀN 3.2. Kỹ thuật hàn
  18. 3. THỰC HIỆN HÀN 3.2. Kỹ thuật hàn Khi  hàn  đường  thứ  hai  cần  phải  làm  chảy  1/3  chiều  rộng  của  đường hàn thứ nhất.Hàn đắp có thể hàn một lớp hoặc nhiều lớp, khi  hàn đắp các lớp sau, phải đốt chảy lớp trước sâu khoảng 1/3 chiều dày  lớp hàn. ­ Để giảm bớt sự biến dạng, có thể nhân lúc còn nóng, dùng búa  tay gõ nhẹ vào lớp hàn đắp. ­  Để đáp  ứng yêu cầu gia công cơ sau khi hàn  đắp, cần đắp với  lượng dư 3­5mm
  19. 3. THỰC HIỆN HÀN 3.3. Kỹ thuật hàn Video  https://www.youtube.com/watch?v=6V3BpiNwVEw https://www.youtube.com/watch?v=0kdSwyZRctQ https://www.youtube.com/watch?v=k1hnYforQb4 https://www.youtube.com/watch?v=cmkx7CKhvxw
  20. 3. THỰC HIỆN HÀN 3.4. Làm sạch kiểm tra chất lượng mối hàn ­ Hàn xong chờ cho phôi hàn nguội, gõ sạch xỉ, dùng bàn chải sắt đánh  sạch trên bề mặt phôi. ­ Dùng nước sạch hoặc dung dịch xút 5% rửa sạch chi tiết hàn. ­ Kiểm tra đường kính của trục đắp, độ tròn đều, độ đồng tâm. ­ Kiểm tra chất lượng bề mặt đắp, các khuyết tật của mối hàn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2