Bài giảng Hàn khí - Bài 6: Hàn kim loại màu, hợp kim cứng, hợp kim các bon cao bằng phương pháp hàn khí
lượt xem 2
download
Bài giảng Hàn khí - Bài 6: Hàn kim loại màu, hợp kim cứng, hợp kim các bon cao bằng phương pháp hàn khí. Sau khi học xong bài này người học sẽ có khả năng: giải thích được những khó khăn khi hàn vật liệu kim loại màu, hợp kim cứng và hợp kim cacbon cao bằng phương pháp hàn khí; trình bày đầy đủ các vật tư, vật liệu dùng cho hàn kim loại màu, hợp kim cứng và hợp kim cacbon cao; liệt kê các loại dụng cụ thiết bị dùng trong công nghệ hàn khí;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Hàn khí - Bài 6: Hàn kim loại màu, hợp kim cứng, hợp kim các bon cao bằng phương pháp hàn khí
- MĐ 12: HÀN KHÍ BÀI 6. HÀN KIM LOẠI MÀU, HỢP KIM CỨNG, HỢP KIM CÁC BON CAO BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÀN KHÍ
- NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ HÀN KHÍ MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này người học sẽ có khả năng: Kiến thức: + Giải thích được những khó khăn khi hàn vật liệu kim loại màu, hợp kim cứng và hợp kim cacbon cao bằng phương pháp hàn khí. + Trình bày đầy đủ các vật tư, vật liệu dùng cho hàn kim loại màu, hợp kim cứng và hợp kim cacbon cao . + Liệt kê các loại dụng cụ thiết bị dùng trong công nghệ hàn khí. Kỹ năng: Nhận biết các khuyết tật trong mối hàn khi hàn khí. Thái độ: Thực hiện tốt công tác an toàn lao động và vệ sinh phân xưởng
- NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ HÀN KHÍ NỘI DUNG 1. Công nghệ hàn kim loại màu và hợp kim màu 2. Công nghệ hàn thép hợp kim
- 1. Công nghệ hàn kim loại màu và hợp kim màu 1.1. Hàn đồng (đỏ) Đặc điểm: Đồng có độ dẫn nhiệt cao vì thế tại chỗ hàn nhiệt bị phân tán nhiều hơn so với khi hàn thép. Mặt khác khi dùng ngọn lửa công suất lớn dễ bị quá nhiệt kim loại mối hàn và nhận được cấu trúc hạt to độ bền kém so với kim loại cơ bản.
- 1. Công nghệ hàn kim loại màu và hợp kim màu 1.1. Hàn đồng (đỏ) Phương pháp hàn: Để hàn đồng tấm dày tới 10 mm chọn công suất ngọn lửa 150dm3/h axêtylen cho một mm chiều dầy vật hàn. Các tấm dày hơn chọn công suất ngọn lửa tăng lên 200dm3/h axêtylen 1mm chiều dày. Với chiều dày lớn hơn 10mm tốt nhất là thực hiện bằng 2 đèn hàn cùng một lúc: một đèn để nung nóng sơ bộ và điều chỉnh sự đốt nóng kim loại ở chỗ hàn, đèn kia để hàn.
- 1. Công nghệ hàn kim loại màu và hợp kim màu 1.1. Hàn đồng (đỏ) Phương pháp hàn: Đồng ở trạng thái lỏng có tính dễ chảy (lưu động) vì thế khi hàn đồng không để khe hở lắp ráp giữa các mép hàn. Vật hàn > 3mm vát mép chữ V góc mở 450. Lượng dư không vát mép bằng 0,2 lần chiều dầy vật hàn. Mép hàn được làm sạch trước khi hàn hoặc được tẩy rửa trong dung dịch axít Nitơríc loãng sau đó tẩy rửa tiếp trong nước.
- 1. Công nghệ hàn kim loại màu và hợp kim màu 1.1. Hàn đồng (đỏ) Phương pháp hàn: Điều chỉnh nhiệt của ngọn lửa trong quá trình hàn đồng sao cho dây hàn nóng chảy sớm hơn mép hàn. Để giảm sự thoát nhiệt của vật hàn phía trên và dưới của vật hàn có thể phủ kín bằng các tấm a mi ăng. Dây hàn có thể dùng đồng nguyên chất hoặc đồng có chứa 0,2% phốt pho; 0,150,30% Silíc là các chất khử trong quá trình hàn. Đôi khi dùng dây hàn đồng vàng có chứa 0,050,15% Măng gan; 0,10,5% sắt và có nhiệt độ nóng chảy t = 8950C
- 1. Công nghệ hàn kim loại màu và hợp kim màu 1.1. Hàn đồng (đỏ) Phương pháp hàn: Hàn đồng có một khó khăn nữa là khả năng hòa tan các loại khí: ôxy, hyđrô và các hóa chất với ôxy của đồng ở trạng thái lỏng. Ôxít đồng Cu2O tạo thành trong quá trình hàn sẽ bố trí nằm ở ranh giới giữa các hạt làm cho đồng bị dòn. Để giảm sự ôxy hóa của đồng trong khi hàn chỉ dùng ngọn lửa hoàn nguyên, nhân của ngọn lửa giữ thẳng với mép hàn trên khoảng cách 36mm so với bề mặt vật hàn.
- 1. Công nghệ hàn kim loại màu và hợp kim màu 1.1. Hàn đồng (đỏ) Phương pháp hàn: Để giảm việc tạo thành ôxít đồng 2 và khả năng bị nứt nóng quá trình hàn thực hiện nhanh không gián đoạn. Theo dõi cẩn thận đặc tính hoàn nguyên của ngọn lửa khi hàn. Ngọn lửa thừa axêtylen sẽ làm kích thích phản ứng tạo thành đồng ôxít 2 Cu2O do hyđrô và cacbonnic của ngọn lửa. Kết quả làm cho kim loại nóng chảy dễ tạo thành hơi và nứt nhỏ.
- 1. Công nghệ hàn kim loại màu và hợp kim màu 1.1. Hàn đồng (đỏ) Để khử ôxít đồng khi hàn dây thuốc hàn với các thành phần chọn theo bảng sau: Hàm lượng trong thuốc % Thành phần thuốc N 0 1 N 02 N 03 N 04 (bột lỏng) Borắc nóng chảy 100 50 6070 50 Axít Bo 100 50 1020 50 Muối ăn 100 50 2030 50 Than gỗ 100 50 2030 20 Silíc cát 100 50 2030 15 Phốt phát Natri axít 100 50 2030 15
- 1. Công nghệ hàn kim loại màu và hợp kim màu 1.1. Hàn đồng (đỏ) Trong quá trình hàn thuốc hàn được rắc vào vũng hàn và tẩm vào đầu dây hàn, vùng lân cận cách trục mối hàn 4050mm. Theo hai phía cũng được rắc thuốc hàn. Thuốc hàn sau khi hàn xong có màu nâu thủy tinh việc tẩy rửa có thể tiến hành bằng dung dịch 2% axít nitơríc hoặc axít sunfuríc loãng.
- 1. Công nghệ hàn kim loại màu và hợp kim màu 1.1. Hàn đồng (đỏ) Để cải thiện cấu trúc hạt của kim loại mối hàn và tăng độ kín của mối hàn. Sau khi hàn xong tiến hành rèn. Đồng có chiều dầy
- 1. Công nghệ hàn kim loại màu và hợp kim màu 1.2. Hàn hợp kim đồng 1.2.1. Hàn đồng vàng Đồng vàng hàn khí dễ dàng hơn hàn điện hồ quang. Khó khăn cơ bản trong hàn đồng vàng là sự bay hơi của kẽm bắt đầu ở 9000C. Nếu đồng vàng bị quá nhiệt nghĩa là kẽm đã bị bay hơi, mối hàn sẽ bị xốp. Khi hàn khí có thể bị bay hơi tới 25% lượng kẽm trong đồng vàng.
- 1. Công nghệ hàn kim loại màu và hợp kim màu 1.2. Hàn hợp kim đồng 1.2.1. Hàn đồng vàng Nguyên nhân nữa dẫn đến mối hàn bị xốp khi hàn đồng vàng là sự xâm thực của hyđrô từ ngọn lửa vào kim loại nóng chảy. Hyđrô không kịp tách ra khi kim loại mối hàn bị nguội và ở lại mối hàn thành các bọt khí nhỏ. Hơi kẽm sẽ rơi vào các bọt khí đó nở rộng chúng tăng kích thước các bọt. Để giảm sự bay hơi của kẽm dùng ngọn lửa ôxy hoá với lượng dư của ôxy từ 30 40% nghĩa là cứ 1m3 axetylen cần 1,31,4 m3 ôxy. Khi hàn bằng ngọn lửa ôxy hoá trên bề mặt vũng hàn sẽ tạo ra màng ôxít kẽm giảm được khả năng bay hơi của kẽm. Đồng thời ngọn lửa ôxy hoá khi hàn đồng vàng cũng làm giảm khả năng thực của hyđrô do ngọn lửa.
- 1. Công nghệ hàn kim loại màu và hợp kim màu 1.2. Hàn hợp kim đồng 1.2.1. Hàn đồng vàng Dùng thuốc hàn để đẩy ôxít đồng và kẽm ôxít ra khỏi vũng hàn thuốc hàn có thành phần sau: Chất N1 N2 Axít Bo 35% 80% Bo rắc chảy 50% 20% phốt phát Nat ri 15% 20%
- 1. Công nghệ hàn kim loại màu và hợp kim màu 1.2. Hàn hợp kim đồng 1.2.1. Hàn đồng vàng Mép hàn trước khi hàn phải được làm sạch bằng bàn chải sắt, dũa hoặc đục chạm. Nếu trên bề mặt vật hàn có lớp ôxít có thể tẩy rửa trong dung dịch 10% axít nitơríc, sau đó rửa lại cẩn thận trong nước nóng và sấy khô. Kích thước tính bằng mm Dạng mối hàn chiều dầy (s) khe hở (a) lượng dư (b) Giáp mí gấp mép 0,5 1 1 1 Giáp mí không vát cạnh Hàn một bên 1 5 0,5 2 Hàn 2 phía 3 6 1 2 Có tấm đệm 3 5 2 3 Vát mép chữ V 6 15 2 4 1,5 3 Vát mép chữ X 15 25 2 4 2 – 4
- 1. Công nghệ hàn kim loại màu và hợp kim màu 1.2. Hàn hợp kim đồng 1.2.1. Hàn đồng vàng Độ dẫn nhiệt của đồng vàng lớn hơn thép các bon thấp khoảng 70%. Vì thế khi hàn đồng vàng phải dùng ngọn lửa có công suất lớn hơn khi hàn thép ít các bon với cùng chiều dầy. Song công suất lớn dễ làm tăng sự bay hơi của kẽm làm cho mối hàn bị xốp. Vì vậy khi hàn đồng vàng chọn công suất ngọn lửa giống như hàn thép ít các bon nghĩa là từ 100 120 dm3/h axetylen cho 1mm chiều dày vật hàn. Để giảm sự bay hơi của kẽm và sự xâm thực của hyđro phần cuối của nhân ngọn lửa giữ cách mặt kim loại khoảng từ 36 lần lớn hơn hàn thép. Ngọn lửa phải hướng vào dây hàn là chủ yếu và dây hàn phải giữ vuông góc với trục của đầu đèn hàn. Đầu dây hàn luôn luôn được tẩm thuốc hàn đồng thời rắc vào vũng hàn và vùng xung quanh chỗ hàn. Quá trình hàn tiến hành nhanh.
- 1. Công nghệ hàn kim loại màu và hợp kim màu 1.2. Hàn hợp kim đồng 1.2.1. Hàn đồng vàng Dây hàn dùng trong hàn đồng có chứa chất khử như silíc và thiếc. Thành phần của dây hàn giới thiệu theo bảng dưới đây: Thành phần dây hàn để hàn đồng vàng Hàm lượng của 3 loại dây hàn (%) Thành phần AK 62 05 A060 1 A0K59 1 03 Đồng 60,5 63,5 59 61 58 60 Silíc 0,3 0,7 59 61 0,2 0,4 thiếc 0,3 0,7 1,0 1,5 0,7 1,1 Kẽ m còn lại
- 1. Công nghệ hàn kim loại màu và hợp kim màu 1.2. Hàn hợp kim đồng 1.2.2. Hàn đồng thanh Brông Hàn khí các sản phẩm bằng đồng đỏ ứng dụng trong sửa chữa, hàn đắp lớp chống ăn mòn từ đồng đỏ và lớp giảm ma sát trên mặt phẳng,...vv. Hàn khí các sản phẩm đồng đỏ cần thiết phải nung nóng sơ bộ tới 4500C. Đốt nóng sơ bộ nhằm hạn chế các vết nứt. ở trạng thái nóng đồng đỏ tăng tính dòn vì thế khi hàn cần thiết phải được gia cố tốt, quá trình hàn tiến hành ở vị trí hàn bằng và không cho phép lật, và va đập vào sản phẩm hàn.
- 1. Công nghệ hàn kim loại màu và hợp kim màu 1.2. Hàn hợp kim đồng 1.2.2. Hàn đồng thanh Brông Ngọn lửa dùng ngọn lửa trung tính vì dùng ngọn lửa ôxy hóa sẽ tăng sự cháy Thiếc, Silíc, Nhôm ở trong đồng đỏ ôxít tạo thành gây khó khăn cho quá trình hàn, làm cho mối hàn bị xốp và lẫn xỉ. Để tránh quá nhiệt cho kim loại mối hàn cần giữ ngọn lửa một khoảng cách giống như hàn đồng vàng so với mặt phẳng vật hàn. Dây hàn dùng dây hàn có thành phần gần giống vật hàn. Trong thành phần dây hàn có thêm chất khử: 0,4% Silíc, công suất ngọn lửa chọn 100 150 dm3/h axetylen cho một mm chiều dầy vật hàn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn