intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Hướng dẫn quản lí lớp học hòa nhập trong cơ sở GDMN

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:58

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Hướng dẫn quản lí lớp học hòa nhập trong cơ sở GDMN" gồm các nội dung chính sau: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động giáo dục; Quản lí hành vi của trẻ em trong lớp hòa nhập; Xây dựng môi trường giáo dục hòa nhập; Xây dựng và thực hiện nội quy, nề nếp lớp học hòa nhập; Tổ chức hoạt động giáo dục để tăng sự tham gia của trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Hướng dẫn quản lí lớp học hòa nhập trong cơ sở GDMN

  1. HƯỚNG DẪN QUẢN LÍ LỚP HỌC HÒA NHẬP TRONG CƠ SỞ GDMN 2/27/25 1
  2. KHỞI ĐỘNG - Ở trường các cô có trẻ khuyết tật không?  - Trẻ không hiểu và làm theo lời hướng dẫn - Trẻ hay chạy nhảy, đi lại, hoạt động tự do 5 phút - Trẻ không tập trung vào nhiệm vụ - Trẻ đi vệ sinh không đúng nơi quy định - Trẻ hay la hét, đánh bạn - Trẻ không tham gia hoạt động - Giáo viên gặp khó khăn khi quản lí, tổ chức lớp - Giáo viên gặp khó khăn khi tổ chức hoạt động 2/27/25 2
  3. Mục tiêu 1) Tạo môi trường giáo dục tốt nhất. 2) Tăng sự tham gia của trẻ, giảm hành vi quấy rối, tăng thời gian làm theo hướng dẫn hoặc tự làm việc theo nội qui của lớp học. 3) Cải thiện động cơ hoạt động của trẻ trong lớp. 2/27/25 3
  4. Nội dung v Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động giáo dục. v Quản lí hành vi của trẻ em trong lớp hòa nhập vXây dựng môi trường giáo dục hòa nhập v Xây dựng và thực hiện nội quy, nề nếp lớp học hòa nhập v Tổ chức hoạt động giáo dục để tăng sự tham gia của trẻ 2/27/25 4
  5. Đặc điểm của lớp học hòa nhập q Về đối tượng trẻ em trong lớp học: đa dạng về mức độ phát triển, độ tuổi, khả năng, nhu cầu. q Về các hoạt động giáo dục: đa dạng về hoạt động chung và dịch vụ hỗ trợ, trong đó hỗ trợ cá nhân là một hoạt động cần thiết q Về môi trường học tập: có những điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu đa dạng của trẻ q Về cha mẹ của trẻ: gồm cha mẹ trẻ không khuyết tật và cha mẹ trẻ khuyết tật, khả năng, nhu cầu của cha mẹ rất đa dạng q Về giáo viên: linh hoạt, sáng tạo, có năng lực sư phạm tốt. 2/27/25 5
  6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động giáo dục trong lớp hòa nhập 2/27/25 6
  7. Quản lí hành vi của trẻ trong lớp học ØQuản lí hành vi của trẻ bao gồm: ØHạn chế những hành vi không phù hợp của trẻ ØPhát triển các hành vi phù hợp Ø Giúp trẻ duy trì những hành vi mới học và ứng dụng trong những hoàn cảnh khác nhau. 2/27/25 7
  8. Hiểu hành vi của trẻ ◦ Trong những năm đầu: hầu hết trẻ đều năng động, các kĩ năng vận động và giao tiếp bắt đầu phát triển. Trẻ bắt đầu học các chuẩn mực hành vi. ◦ Trẻ cần một quá trình để học cách kiềm chế bản thân và tôn trọng người khác. 2/27/25 8
  9. Nguyên nhân của hành vi không phù hợp Nguyên nhân từ phía trẻ: ◦ Hạn chế về nhận thức ◦ Khó khăn về giao tiếp. ◦ Khó tập trung vào một hoạt động ◦ Không thích sự liên hệ thể chất hoặc xã hội. ◦ Trẻ buồn chán ◦ Tim kiếm sự chú ý hoặc kích thích ◦ Trốn tránh ◦ Các vấn đề về giác quan: cường cảm giác/ quá nhạy cảm hoặc thiểu cảm giác / thiếu nhạy cảm. 2/27/25 9
  10. Nguyên nhân của hành vi không phù hợp üNguyên nhân khách quan: ü Củng cố không phù hợp ü Thiếu sự kích thích ü Phá vỡ thói quen ü Môi trường thiếu cấu trúc ü Nhiệm vụ, hướng dẫn không phù hợp 2/27/25 10
  11. NHỮNG ĐIỂM CẦN GHI NHỚ TRONG QUẢN LÍ HÀNH VI üMọi hành vi đều có chức năng/ mục đích. ü Hầu hết các hành vi đều có thể học được và có thể chỉnh sửa ü Hành vi được hỗ trợ bởi những điều kiện môi trường hiện tại. üCó thể dạy trẻ hành vi thay thế nào đó dễ chấp nhận 2/27/25 hơn. 11
  12. Chúng ta càng dạy trẻ những điều chúng ta mong đợi thì trẻ càng cư xử đúng đắn. Kathleen Lane 2/27/25 12
  13. Quản lí lớp học – an toàn đặt lên hàng đầu Hãy nghĩ đến một điều mà bạn đã làm để đảm bảo an toàn cho tất cả trẻ trong lớp. 2/27/25 13
  14. ü Tạo môi trường an toàn về thể chất, tâm lí và tinh thần - Không chế nhạo, dè bỉu nhau - GV đưa ra cách xử sự nhất quán - Giúp trẻ hòa đồng với bạn bè - Nhóm hỗ trợ - Thấu hiểu và sát sao với trẻ Tất cả trẻ đều phải cảm thấy an toàn trong môi trường lớp học 2/27/25 14
  15. Những điều kiện thúc đẩy hành vi tích cực trong lớp v Mong đợi hành vi rõ ràng v Dạy các hành vi mong đợi v Phản hồi nhất quán đối với việc vi phạm quy tắc v Chương trình cá nhân cho những trẻ có vấn đề về hành vi và khuyết tật vChương trình có sự tham gia của trẻ vKhuyến khích mối quan hệ bạn bè và mối quan hệ giữa trẻ - GV. 2/27/25 15
  16. Biện pháp phát triển các hành vi tích cực § Củng cố tích cực: thể hiện một kết quả tốt đẹp sau khi trẻ làm được một hành vi thích hợp. §Củng cố tích cực bao gồm: § khen ngợi § phần thưởng vật chất § một hoạt động mà trẻ thích § hay những sự ưu tiên đặc biệt. 2/27/25 16
  17. Thảo luận Liệt kê tất cả những gì có giá trị củng cố đối với trẻ (khuyết tật): - Miếng dán - Mặt cười - Đồ chơi - Hoạt động mà trẻ thích: xếp hình, vẽ,… - Cho cả lớp vỗ tay -… 2/27/25 17
  18. Một số gợi ý kĩ thuật củng cố ØXác định những thứ có giá trị củng cố thực sự đối với trẻ. ØLựa chọn những hình thức củng cố dễ thực hiện và thực tế trong điều kiện của lớp học ØNắm bắt ngay thời điểm trẻ có hành vi thích hợp rồi khen hoặc củng cố. ØCủng cố để dần dần hướng cho hành vi của trẻ gần với hành vi mong muốn. Ø Khuyến khích trẻ khác cùng lớp khi có hành vi tích cực 2/27/25 18
  19. Hạn chế các hành vi không phù hợp q Khi trẻ có hành vi không phù hợp cô đã làm gì? (2ph) q Cách tốt nhất để giải quyết những hành vi thách thức ở trẻ là thực hiện các biện pháp để giảm khả năng xảy ra điều đó từ sớm (Phòng còn hơn chống). 2/27/25 19
  20. Một số câu hỏi trước khi xử lí những hành vi không phù hợp của trẻ vTrẻ có chủ động tham gia và trẻ có dịp phản hồi đúng đối với đa số các câu hỏi không? vTôi có thể thay đổi những gì trong giáo án và lời hướng dẫn? vTôi có thể tăng cường mối quan hệ GV-Trẻ không? vCó bao nhiêu trẻ cư xử không phù hợp? 2/27/25 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
136=>1