Bài giảng Khái niệm về đáp ứng miễn dịch
lượt xem 50
download
Bài giảng Khái niệm về đáp ứng miễn dịch với mục tiêu nêu được đặc điểm, các yếu tố tham gia đáp ứng miễn dịch tự nhiên; nêu được đặc điểm, yếu tố tham gia và phân loại đáp ứng miễn dịch đặc hiệu; nêu được biểu hiện lâm sàng của 2 loại đáp ứng miễn dịch.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Khái niệm về đáp ứng miễn dịch
- KHÁI NIỆM VỀ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH
- Mục tiêu : 1. Nêu được đặc điểm, các yếu tố tham gia đáp ứng miễn dịch tự nhiên. 2. Nêu được đặc điểm, yếu tố tham gia và phân loại đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. 3. Nêu được biểu hiện lâm sàng của 2 loại đáp ứng miễn dịch.
- Một số khái niệm: - Miễn dịch (immunity) là khả năng của cơ thể nhận ra và loại bỏ các vật lạ (trong miễn dịch học gọi là kháng nguyên) - Hệ thống miễn dịch là tập hợp các tế bào, mô và các phân tử tham gia vào quá trình đề kháng chống nhiễm trùng. - Đáp ứng miễn dịch là phản ứng có sự phối hợp của các tế bào và phân tử thành phần của hệ thống miễn dịch - Miễn dịch học là môn học nghiên cứu về hệ thông miễn dịch và các đáp ứng của hệ thống này trước các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. - ở cơ thể con người đáp ứng miễn dịch có thể tạm chia ra làm hai loại: miễn dịch tự nhiên và miễn dịch thu được. Song cân lưu ý là hai loại đáp ứng này liên quan với nhau rất chặt chẽ.
- Có mấy loại đáp ứng miễn dịch bảo vệ cơ thể trước các loại nhiễm trùng? MD không đặc hiệu MD đặc hiệu
- I. Đáp ứng miễn dịch tự nhiên (miễn dịch không đặc hiệu)
- Đặc điểm: - Là miễn dịch (khả năng đề kháng) có sẵn của cơ thể có từ khi chúng ta vừa sinh ra - Mang tính chất di truyền (khác nhau giữa loài này, cá thể này so với loài khác, cá thể khác) nên bệnh khác nhau giữa các loài các cá thể - Dùng chung cho tất cả các yếu tố gây bệnh không phân biệt đó là yếu tố gây bệnh nào
- C¸c yÕu tè tham gia Da vµ niªm m¹c niª C¸c ph©n tö ph© C¸c tÕ bµo Hµng rµo thÓ chÊt thÓ (yÕu tè c¬ häc) (yÕu tè ho¸ häc) ho¸ (hµng rµo tÕ bµo)
- Da và niêm mạc (yếu tố cơ học): Là hàng rào ngăn chặn không cho yếu tố gây bệnh xâm nhập vào cơ thể - Da: da lành lặn, không sây sát sẽ cản trở sự xâm nhập của yếu tố gây bệnh Da có lớp tế bào rất quan trọng (tế bạo sừng hoá) tham gia quá trình bảo vệ cơ thể vì tế vào này có tính chất sinh học là luôn luôn đổi mới nên khi nó bong ra thì đem theo cả yếu tố gây bệnh - Niêm mạc: + Toàn bộ hệ thống niêm mạc có một dịch niêm mạc (dịch nhầy) tạo nên một màng bảo vệ làm cho yếu tố gây bênh không thể bám vào niêm mạc để xâm nhập vào sâu hơn. +Một số niêm mạc có hệ thống tiết dịch để rửa sạch niêm mạc, làm loãng yếu tố gây bệnh Ví dụ: niêm mạc mắt có nước mắt, niêm mạc miệng có nước bọt.... + Một số niêm mạc (niêm mạc đường hô hấp) lại có nhung mao cản yếu tố gây bệnh và đẩy dần chúng ra cùng phản xạ co thắt, hắt hơi
- Các phân tử (yếu tố hoá học): - Trên da có acid lactic, acid béo của mồ hôi và tuyến mỡ dưới da có khả năng loại trừ yếu tố gây bệnh - Dịch nhày niêm mạc, dịch tiết của các tuyến (nước mắt, nước mũi...) chứa nhiều lysosym tiêu yếu tố gây bệnh - Dịch sinh học: dịch màng bụng, dịch huyết thanh,...cũng có khả năng tiêu diệt yếu tố gây bệnh nhờ một số chất .
- Dịch huyết thanh có các chất: CRP, hệ thống bổ thể, intesterol... + CRP: có trong mọi phản ứng viêm: tác dụng đối với phế cầu trùng và cố định bổ thể. + Hệ thống bổ thể: là hệ thống protein enzym hoạt động theo dây truyền nối tiếp nhau (gồm C1- C9) khi chúng gặp các VSV hoặc khi chúng được các kháng thể hoạt hoá chúng để sinh ra các chất có tác dụng: phá vỡ tế bào đích và hàng loạt các phản ứng khác. Hệ thống này được gọi là MDTN vì nó không phân biệt hệ thống KN-KT là của ai, của tế bào nào mà nó đều tấn công và phá vỡ.
- Dịch huyết thanh có các chất: CRP, hệ thống bổ thể, intesterol... + Intesterol: cytokin (bản chất là protein) Khi tế bào bị nhiễm virut thì nó lại có khả năng tiết ra intesterol Intesterol có tác dụng: • Ngăn cản không cho virut xâm nhập vào tế bào lành khác của cơ thể • Kích hoạt tạo sự ức chế không cho virut sinh sôi Intesterol cũng không đặc hiệu vì nó cũng không phân biệt loại virut xâm nhập vào cơ thể
- Các tế bào (hàng rào tế bào): * Thực bào: - Phân loại: gồm 2 loại + Tiểu thực bào: ăn chất khối lượng phân tử nhỏ (bạch cầu đa nhân trung tính) + Đại thực bào: đại diện trong máu là monocyt và nó mang tên khác nhau ở các cơ quan nó hoạt động - Tác dụng: ăn kháng nguyên, trình diện kháng nguyên
- •Thực bào: - Các giai đoạn thực bào: + Giai đoạn gắn: nhờ các receptor trên bề mặt tế bào thực bào (MBP, C3a, C5R). Khi yếu tố gây bệnh gắn vào receptor sẽ khởi động sự chuyển tin bên trong tế bào gây nên quá trình nuốt và tiêu. + Giai đoạn nuốt: Màng tế bào lõm, nguyên sinh chất tạo chân giả bao yếu tố gây bệnh rồi đóng kín tạo thành hốc thực bào (phagosom) - Giai đoạn tiêu: các hạt lysosom tiến đến hốc thực bào rồi hoà màng tạo thành phagolysosym. Các chất trong lysosom đổ vào hốc thực bào và tiêu đối tượng thực bào.
- Các tế bào (hàng rào tế bào): * NK: là tế bào diệt tự nhiên, là biến thể của lympho bào nhưng có khả năng tiêu diệt không đặc hiệu (tế bào u, tế bào chứa virut) bằng chất tiết của chúng. * Bạch cầu ái kiềm, bạch cầu ái toan: tham gia quá trình viêm BC ái kiềm tiết TGHH BC ái toan có khả năng tiêu diệt ấu trùng KST
- Hàng rào thể chất: Chính hàng rào này đã tạo nên sự khác nhau giữa các loài, ngay giữa các cá thể với nhau trước mọi tấn công khác nhau Gồm đặc điểm hình thái chức năng của cơ thể , có tính di truyền quyết định mọi phản ứng của cơ thể trước những yếu tố gây bệnh Ví dụ: EBV là virut gây ung thư vòm mũi họng ở nước ta có khoảng 97,7% người nhiễm VR này nhưng chỉ khoảng 3% số đó bị K vòm họng
- Biểu hiện lâm sàng (viêm cấp): Viêm cấp: do yếu tố gây bệnh sinh ra mà cơ thể chưa sinh ra yếu tố khác. Là phản ứng tức thời, tự nhiên của cơ thể. Phản ứng của miễn dịch không đặc hiệu sau nhiễm trùng Các hàng rào - Hoạt hoá biểu mô - Bổ thể - Các cytokine/chemokine - Giây Phút Phút Phút tới ngày C’ BC trung tính - Tế bào mono/ĐTB - Tế bào NK - Giờ Giờ tới ngày Giờ tới ngày Đời sống ngắn Đời sống dài và tham gia cả vào ĐƯMD đặc hiệu
- Miễn dịch thu được (Miễn dịch đặc hiệu)
- Đặc điểm: - MD chỉ có được sau khi cơ thể tiếp xúc với KN (KN là chất mà hệ thống MD nhận biết được và đáp ứng bằng sản xuất ra một KT đặc hiệu tương ứng) Có 2 cách tiếp xúc: tiếp xúc ngẫu nhiên trong cuộc sống và tiếp xúc chủ động (tiêm vacxin,....) - Do kháng thể đặc hiệu tương ứng với từng KN Ví dụ: KT chống VR viêm gan không chống được VR sởi
- Các yếu tố tham gia: *. Phân loại: - MD qua trung gian tế bào (MDQTGTB) Do lymphocyt T đảm nhiệm. Vì lym T sau khi chúng được sản xuất chúng bám chặt vào tế bào sinh ra chúng nên gọi là MDQTGTB - MD dịch thể (MDDT) Do lym B đảm nhiệm. Vì lym B sau khi được KN kích thích biệt hoá thành tương bào (Ig miễn dịch) hoà tan trong máu nên gọi là MDDT Như vậy: lym T tiêu diệt yếu tố gây bệnh nằm trong tế bào:VR viêm gan, K... Lym B tiêu diệt yếu tố gây bệnh ngoài tế bào: Trong viêm xoang, viêm họng,...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Đại cương bệnh lý dị ứng miễn dịch - ThS. BS Nguyễn Phúc Học
0 p | 133 | 22
-
Bài giảng Miễn dịch - Bài: Khái niệm về Đáp ứng miễn dịch
20 p | 90 | 9
-
NGUYÊN NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT
20 p | 75 | 6
-
Giáo trình môn Dược lý: Phần 1
106 p | 35 | 6
-
Bài giảng Kĩ thuật bào chế viên bao
11 p | 137 | 6
-
Bài giảng Thực tập Cộng đồng 1: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
50 p | 21 | 5
-
Bệnh căn học
14 p | 90 | 4
-
TÂM THẦN PHÂN LIỆT – PHẦN 1
22 p | 47 | 4
-
Bài giảng Những điểm cần lưu ý trong thực hành lâm sàng - TS. BS. Lê Mạnh Hùng
46 p | 34 | 3
-
NGUYÊN NHÂN BỆNH CĂN HỌC
9 p | 76 | 3
-
Bài giảng Ung thư đại cương: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
66 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn