intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Khí tượng thuỷ văn rừng: Phần 2 - Lê Thị Hương Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

17
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, Bài giảng "Khí tượng thuỷ văn rừng" Phần 2 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Áp suất khí quyển và gió; thiên tai khí tượng ở việt nam; khí hậu Việt Nam; vai trò của các yếu tố khí tượng trong đời sống thực vật rừng;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Khí tượng thuỷ văn rừng: Phần 2 - Lê Thị Hương Giang

  1. CHƯƠNG 5. ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN VÀ GIÓ 5.1. Áp suất khí quyển 5.1.1. Khái niệm Không khí dù rất nhẹ vẫn có sức nén xuống mặt Trái đất gọi là khí áp. Tuỳ theo tình trạng của không khí (co lại hay nở ra) mà tỷ trọng không khí sẽ thay đổi, do đó khí áp cũng thay đổi theo. Càng lên cao không khí càng loãng nên sức nén càng nhỏ, khí áp giảm. Nhiệt độ tăng làm không khí nở ra, tỷ trọng giảm đi nên khí áp giảm. Nhiệt độ giảm làm không khí co lại, tỷ trọng tăng nên khí áp tăng. Trong khí tượng, áp suất khí quyển được định nghĩa: áp suất khí quyển là trọng lượng của cột không khí thẳng đứng có tiết diện bằng một đơn vị diện tích và có chiều cao từ mực quan trắc đến giới hạn trên của khí quyển. Áp suất khí quyển thường được đo bằng hai đơn vị là milimet thuỷ ngân (mmHg) và milibar (mb) 1mb=0,75 mmHg Áp suất khí quyển trong điều kiện 0oC, ở vĩ độ 45o trên mực nước biển gọi là áp suất tiêu chuẩn. Trị số áp suất tiêu chuẩn bằng 760mmHg hay 1013,25mb. 5.1.2. Sự biến đổi của áp suất khí quyển Sự phụ thuộc của áp suất khí quyển vào độ cao địa hình Theo độ cao áp suất không khí giảm dần. Song sự giảm của áp suất ở những độ cao khác nhau không theo hàm số bậc nhất. Lớp không khí dưới thấp do mật độ không khí cao hơn nên sự giảm dần của áp suất chậm hơn. Sự biến thiên của áp suất theo độ cao trong điều kiện không khí yên tĩnh được thể hiện ở công thức sau: Dp= -pgdz Trong đó: dp :sự biến thiên của áp suất theo sự biến thiên của độ cao dz g là gia tốc trọng trường, p là mật độ của không khí. Công thức được thiết lập trong điều kiện không khí yên tĩnh. Song trong điều kiện khí quyển thực tế, nó cũng nghiệm đúng với độ chính xác cao. Trong thực hành người ta thường sử dụng công thức của Ba-ni-nê. Công thức có dạng sau: 2( Pd  Pt ) h  8.000 (1  t ) ( Pd  Pt ) Trong đó: h là độ chênh lệch của độ cao giữa mực dưới và mực trên. Pd là áp suất khí quyển của mực dưới, Pt là áp suất khí quyển ở mực trên.  là hệ số giãn nở của không khí t là nhiệt độ trung bình của 2 mực dưới và trên. Áp dụng công thức của Ba-bi-nê có thể giải quyết được những vấn đề sau: 56
  2. - Xác định được h khi biết Pd và Pt và nhiệt độ trung bình giữa hai điểm. - Tìm áp suất Pt tại độ cao đã biết h, nếu biết áp suất Pd và nhiệt trung bình giữa 2 mực (t). - Xác định áp suất khí quyển ở mực dưới Pd, khi biết áp suất khí quyển ở mực trên, độ cao của mực trên so với mực nước biển và nhiệt độ trung bình (t). Bậc thang khí áp (h) Để tính toán sự thay đổi của khí áp theo chiều cao người ta dùng bậc thang khí áp. Bậc thang khí áp là chiều cao được tăng thêm để áp suất của khí quyển hạ xuống 1mb Bậc thang khí áp h được tính theo công thức: 8000 h= (1 +  t) p với: P là áp suất khí quyển, t là nhiệt độ không khí, hệ số  = 1/273 Từ công thức trên ta thấy, bậc thang khí áp tỷ lệ nghịch với khí áp, tỷ lệ thuận với nhiệt độ. Như vậy, càng lên cao bậc thang khí áp càng lớn và khi có cùng áp suất thì vùng nóng có bậc thang khí áp lớn hơn vùng lạnh hay nói cách khác là ở vùng lạnh áp suất giảm nhanh, vùng nóng áp suất giảm chậm theo chiều cao, và từ đó dẫn tới hệ quả là ở dưới thấp vùng nóng có áp suất thấp, lên phía trên cao lại là áp suất cao, ngược lại ở vùng lạnh dưới thấp là áp cao, lên phía trên là áp thấp. Do đó, gió ở dưới thấp và trên cao ngược hướng nhau tạo thành vòng tuần hoàn trong khí quyển. 5.1.3. Những đại lượng đặc trưng cho áp suất khí quyển - Đường đẳng áp: là đường nối những điểm có cùng áp suất trên cùng độ cao. Các đường đẳng áp có thể cách nhau 2mb hoặc 5mb. - Vùng áp cao: càng vào tâm áp suất càng cao, tại tâm áp suất cao nhất - Vùng áp thấp: là vùng càng vào tâm áp suất càng thấp, tại tâm áp suất thấp nhất. - lưỡi áp cao: là phần nhô ra của một áp cao nằm giữa hai áp thấp - Rãnh áp thấp: là phần nhô ra của một áp thấp nằm giữa hai áp cao - Yên khí áp : là vùng nằm giữa hai áp cao và hai áp thấp sắp xếp xen kẽ nhau 5.2. Gió. 5.2.1. Nguyên nhân sinh ra gió. Sự di chuyển tương đối của không khí theo phương nằm ngang so với mặt đất gọi là gió. Nguyên nhân đầu tiên sinh ra gió là do sự phân bố không gian của nhiệt độ nơi có nhiệt độ cao thì áp suất thấp, nơi có nhiệt độ thấp thì áp suất cao. Khi có sự chênh lệch áp suất theo phương nằm ngang sẽ có sự chuyển dịch của không khí từ vùng áp suất cao hơn đến vùng có áp suất thấp hơn. Sự chuyển dịch đó chỉ dừng lại khi không còn có sự chênh lệch áp suất theo phương nằm ngang. 5.2.2. Các đại lượng đặc trưng của gió Hướng gió là hướng từ nơi gió thổi đến. Để biểu diễn hướng gió trong thực hành người ta lấy 16 hướng. Hướng gió được thể hiện trong bảng sau: 57
  3. Bảng 8. Tên gọi và ký hiệu của hướng Ký hiệu Ký hiệu Tên gọi Việt Nam Tên gọi quốc tế Việt nam quốc tế B Bắc N No BĐB Bắc- Đông Bắc NNE No-no-et ĐB Đông Bắc NE No-et ĐĐB Đông-Đông Bắc ENE Et-no-et Đ Đông E Et ĐĐN Đông-Đông Nam ESE Et-suých-et ĐN Đông Nam SE Suých-et NĐN Nam- Đông Nam SSE Suých-súch-et N Nam S Súych NTN Nam- Tây Nam SSW Suých-suých-u-et TN Tây Nam SW Suých-u-et TTN Tây-Tây Nam WSW U et-súch-u-et T Tây W Uet TTB Tây-Tây Băc WNW Uet-no-u-et TB Tây-Bắc N No-u-et BTB Bắc-Tây Bắc NNW No-no-u-et. Hướng gió còn có thể biểu thị bằng góc giữa địa điểm đã cho và hướng gió. Các góc được tính ra độ từ điểm Bắc, theo chiều kim đồng hồ. Lấy hướng Bắc là 0 0, hướng Đông là 900, hướng Nam là 1800, hướng Tây là 2700. Tốc độ gió được tính theo mét trong 1 giây (m/giây) hay km trong một giờ (km/h). Theo Bô-pho vận tốc gió được phân làm 12 cấp. Bảng 9. Cấp gió của Bo-pho. Tốc độ Cấp Phân hạng Nhận biết (m/gy) 0 0-0,2 Lặng gió Khói lên thẳng 1 0,3-1,5 Gió rất nhẹ Khói hơi lay động Mặt cảm thấy gió, lá và 2 1,6-3,3 Gió nhẹ cành nhỏ rung rung Gió vừa, làm rung động 3 3,4-5,4 Gió nhỏ cành nhỏ 4 5,5-7,9 Gió trung bình Ao hồ gợn sóng Gió to làm lung lay những 5 8,0-10,7 Gió khá mạnh cành lớn trên cây Gió mạnh làm rung động 6 10,8-13,8 Gió mạnh cành lớn 7 13,9-17,1 Gió khá lớn Gió lớn làm lung lay cả 58
  4. cây Gió rất mạnh làm gãy 8 17,2-20,7 Gió lớn cành, không đi ngược gió được 9 20,8-24,4 Gió rất lớn Bão bẻ gãy cây cối Bão lớn làm đổ cây, đổ 10 24,5-28,4 Gió bão nhà Bão rất mạnh, ít quan sát 11 28,5-32,6 Gió bão to thấy Rất hiếm có trong đất liền, 12 32,7-36,9 Đại cuồng phong sức tàn phá lớn. 5.3. Hoàn lưu khí quyển 5.3.1. Phân bố khí áp trên mặt đất Sự phân bố áp suất khí quyển của lớp không khí sát mặt đất hay mực biển có liên quan chặt chẽ đến sự biến thiên của nhiệt độ, mây, mưa, gió.v.v..Sự phân bố khí áp trên mặt đất được thể hiện bằng các bản đồ đẳng áp của một thời gian nhất định (theo số liệu trung bình tháng, số liệu trung bình của một mùa nhất định). Sự phân bố áp suất không khí trong năm được đặc trưng bởi các bản đồ đẳng áp vào tháng giêng và tháng bảy. - Vào tháng giêng, dọc theo xích đạo có một dải áp thấp gọi là áp thấp xích đạo với áp suất gần 1010 mb. Từ xích đạo áp suất tăng dần và ở các vĩ độ 30-350 ở cả hai bên xích đạo hình thành những dải áp cao. Ở Bắc bán cầu có những cực đại cận nhiệt đới sau: Cực đại Axo thuộc Đại Tây Dương. Cực đại Haoai nằm trên Thái Bình Dương, gần quần đảo Hawai. Trên lục địa, sâu trong lục địa châu Á là áp cao Châu Á có tâm là vùng Xibiri và một phần lục địa Mông Cổ có áp suất ở vùng trung tâm tới 1035 mb. Cực đại của áp suất hình thành tại Canada với áp suất của vùng trung tâm tới 1027 mb, người ta gọi là áp cao Canada. Tại Bắc bán cầu có 2 cực tiểu: một cực tiểu Islan ở Bắc Đại Tây Dương và cực tiểu Alêutin ở phía bắc Thái Bình Dương. Ở Nam bán cầu có 3 cực đại nằm ở phía nam các đại dương: áp cao Nam Ấn Độ Dương, áp cao Nam Thái Bình Dương và áp cao Nam Đại Tây Dương. Ở Nam bán cầu từ cận cực đới tới các vĩ độ 60-650 áp suất giảm rõ rệt. Các đường đẳng áp gần như song song với vĩ tuyến do tính đồng nhất của mặt đệm. Tại khu vực Cực Bắc và Cực Nam áp suất tăng lên tạo những cực đại khí áp tồn tại quanh năm. - Vào tháng bảy dải áp thấp xích đạo vẫn còn song dịch về phía Bắc. Các cực đại trên đại dương vẫn tồn tại và có phần mạnh lên. Các cực đại trên lục địa ở phía Bắc bán cầu biến mất nhường chỗ cho áp thấp Châu Á và áp thấp Canada. Áp thấp Alêutin và Islan vẫn tồn tại song yếu đi. Sự phân vùng khí áp trên địa cầu đã ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu nước ta. Đặc biệt là vùng áp cao Xibiri đã gây ra gió mùa Đông Bắc trong mùa Đông. Vùng áp cao 59
  5. Nam Thái Bình Dương, Nam Đại Tây Dương đã gây ra gió Đông Nam và Tây Nam trong thời kỳ mùa Hè. 5.3.2. Hoàn lưu khí quyển Hoàn lưu khí quyển là thuật ngữ dùng để chỉ sự vận động nói chung của các luồng không khí trong khí quyển. Nhờ có hoàn lưu khí quyển mà có sự trao đổi không khí giữa các vùng khác nhau trên trái đất, do vậy nhiều tính chất vật lý của không khí như nhiệt độ, độ ẩm cũng được trao đổi. Có thể phân biệt 3 loại hoàn lưu khí quyển là - Hoàn lưu chung khí quyển - Hoàn lưu gió mùa - Hoàn lưu địa phương. @1 Hoàn lưu chung khí quyển (hoàn lưu địa cầu, hệ gió hành tinh) Hoàn lưu chung khí quyển là tập hợp những dòng không khí bao trùm những diện tích rộng lớn trên trái đất và tương đối ổn định. Hoàn lưu chung khí quyển được hình thành do tác động của 3 yếu tố như sự phân bố bức xạ mặt trời, phân bố đất biển và lực Côriôlít. Theo sơ đồ hình 12, Đới gió đông cực hoàn lưu địa cầu gồm có 60o các đới gió như sau: Đới thịnh hành gió tây + Đới gió tín phong: Gió 30o thổi từ áp cao cận nhiệt đới Đới gió tín phong về xích đạo, chịu ảnh Đới không gió xích đạo 0o hưởng của lực Côriôlít nên 30o ở Bắc bán cầu là hướng đông bắc, Nam bán cầu là hướng đông nam. Ở trên 60o cao gió có hướng ngược 90o (S) lại. Loại gió này thường có hướng cố định nên gọi là tín phong. Hình 12. Hoàn lưu khí quyển khi trái đất đồng nhất. + Đới thịnh hành gió tây: Ở mặt đất gió từ áp cao cận nhiệt đới thổi về áp thấp cận cực địa bị lệch hướng thành gió tây. + Đới gió đông cực: Gío từ áp cao cực địa thổi xuống, bị lệch hướng thành gió đông, người ta gọi là gió đông cực. + Đới không gió xích đạo: Trong vùng xích đạo nhiệt độ ít chênh lệch, lực gradient khí áp và lực Côriôlít rất nhỏ nên gió rất yếu, tạo thành một đới không gió xích đạo. Trong thực tế hướng gió ở các đới gió địa cầu không hoàn toàn giống như đã vẽ trong hình 12, do sự phân bố đất biển rất phức tạp nên ảnh hưởng mạnh đến các hướng gió đã trình bày ở trên. @2 Hoàn lưu gió mùa (gió mùa) 60
  6. Gió mùa là loại gió có hướng thay đổi có quy luật trong một năm. Mùa hè gió thổi từ biến vào lục địa, mùa đông gió thổi từ lục địa ra biển. Nguyên nhân hình thành gió mùa là vào mùa hè lục địa nóng hơn biển nên ở lục địa hình thành các trung tâm áp thấp còn trên biển nhiệt độ thấp hơn so với lục địa nên trên biển hình thành các trung tâm áp cao. Do đó vào mùa hè gió thổi từ biển vào lục địa. Vào mùa đông lục địa lạnh hơn biển nên ở lục địa hình thành các trung tâm áp cao, còn trên biển nhiệt độ cao hơn và hình thành các trung tâm áp thấp. Do vậy mùa đông gió thổi từ lục địa ra biển. @3 Hoàn lưu địa phương (gió địa phương) Gió địa phương là những dòng không khí được hình thành do đặc điểm địa, vật lý địa phương. Hoàn lưu địa phương bao gồm gió đất-biển, gió núi-thung lũng, gió rừng- đồng ruộng, gió phơn.. 5.3.3. Một số loại gió địa phương a. Gió đất-biển (gió Brizơ ven biển) Là gió quan sát thấy ở những vùng ven biển trong một ngày đêm, ban ngày gió thổi từ biển vào đất gọi là gió biển, ban đêm gió thổi từ đất ra biển gọi là gió đất. Nguyên nhân hình thành gió đất biển là do sự nóng lên không đều giữa nước biển và vùng đất ven biển trong một ngày đêm. Ban ngày đất nóng nhiều hơn so với nước biển, do vậy ở vùng đất ven biển nhiệt độ cao hơn so với nước biển, ở đất ven biển hình thành vùng áp suất thấp, trên biển là vùng áp cao nên gió thổi từ biển vào đất. Ban đêm mặt đất lạnh nhanh hơn so với nước biển nên ở vùng đất áp suất cao hơn so với nước biển, gió thổi từ đất ra biển. Đặc điểm: Gió đất biển chỉ thể hiện rõ khi có thời tiết tốt, tức là khi có sự chênh lệch đáng kể giữa nhiệt độ của đất ven biển và nước biển. Hàng ngày gió biển bắt đầu hoạt động từ khoảng 8 giờ sáng, sau đó mạnh dần lên đến khoảng 2-3 giờ chiều gió mạnh nhất, về chiều gió yếu dần và đến đêm thì hoàn lưu trên sẽ đổi chiều. (Hình 13) b. Gió núi-thung lũng: Thường được hình thành trong một ngày đêm ở những vùng núi và thung lũng. Ban ngày gió thổi từ thung lũng lên sườn núi gọi là gió thung lũng ban ngày, ban đêm gió thổi từ núi xuống thung lũng gọi là gió núi ban đêm. Nguyên nhân hình thành gió núi-thung lũng là do sự chênh lệch nhiệt độ của không khí sát sườn núi và không khí cùng độ cao trên thung lũng. Ban ngày dưới sức đốt của bức xạ mặt trời sườn núi bị nóng lên mạnh, làm cho không khí sát sườn núi cũng bị nóng lên mạnh, trong khi đó không khí cùng độ cao trên thung lũng có nhiệt độ thấp hơn. Do đó không khí sát sườn núi nở ra, nhẹ hơn bốc lên cao còn không khí trên thung lũng nặng hơn chìm xuống dưới.  ☼  61
  7. Gío thung lũng ban ngày Gió núi ban đêm Hình 14. Gió núi-thung lũng. Ban đêm thì ngược lại, sườn núi bị bức xạ nhiệt nên không khí tiếp xúc với nó bị lạnh đi nhanh chóng còn không khí trên thung lũng có nhiệt độ cao hơn. Do đó không khí từ sườn núi chảy xuống dưới và đẩy không khí bên trên thung lũng bốc lên cao, tạo thành hoàn lưu gió núi-thung lũng (xem hình 14) Đặc điểm của gió núi-thung lũng: Loại gió này chỉ thể hiện rõ khi trời tốt, tức là khi có sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa không khí trên thung lũng và không khí sát sườn núi. Thông thường vào buổi sáng bắt đầu xuất hiện gió thung lũng, đến 2-3 giờ chiểu thì gió mạnh nhất, sau đó vào ban đêm hoàn lưu này sẽ đổi chiều. 62
  8. CHƯƠNG 6 THIÊN TAI KHÍ TƯỢNG Ở VIỆT NAM 6.1. Sương muối 6.1.1. Điều kiện hình thành Sương muối là các tinh thể băng có màu trắng, xốp, nhẹ đọng trên mặt đất, cây cỏ vào ban đêm hoặc gần sáng sớm. Nguyên nhân hình thành sương muối là do vào ban đêm mặt đất, cành cây ngọn cỏ, bức xạ mạnh nên nhiệt độ không khí tiếp xúc với nó bị hạ xuống rất thấp dưới 0oC nên hơi nước ngưng kết thành tinh thể băng. Sương muối dễ hình thành trong điều kiện trời quang, gió nhẹ và độ ẩm không khí khá cao. Ở thung lũng và các vùng thấp vào ban đêm nhiệt độ hạ xuống rất mạnh nên sương muối thường hay xuất hiện. 6.1.2. Tác hại và phương pháp phòng chống Tác hại của sương muối đối với cây trồng là do nhiệt độ thấp. Khi nhiệt độ hạ o đến 0 C nước trong cây đóng băng phá vỡ tế bào, các ống dẫn nhựa cũng ngừng hoạt động, không hút được chất dinh dưỡng nuôi cây. Vì vậy sau vài ngày khi có sương muối thấy có những vết cháy táp trên mặt lá, ngọn cây héo úa, cây chết. Ở nước ta sương muối thường xảy ra vào tháng 12 tháng 1 ở vùng núi cao và cả đồng bằng Bắc bộ. Ở Đăk Lăk do nhiệt độ tối thấp tháng lạnh nhất cũng thường o lớn hơn 5 C nên sương muối không thể xuất hiện. Tuy nhiên tác hại của sương muối thực chất là tác hại của nhiệt độ thấp cho nên vào mùa đông một số cây trồng cũng có thể bị hại khi nhiệt độ xuống quá thấp. Biện pháp phòng chống sương muối: Nguyên tắc chung phòng chống sương muối là giữ cho nhiệt độ mặt đất không xuống dưới 0oC. Những biện pháp thường dùng là: + Hun khói; có thể dùng rơm, cỏ chất thành những đống nhỏ ở các góc ruộng đầu gió đốt cho khói bay lên âm ỉ. + Sưởi ấm: Dùng cách sưởi ấm bằng than hoặc củi, có thể dùng phương pháp này cho vườn ươm hoặc vườn cây ăn quả. + Tưới nước làm cho đất ấm thêm + Phủ đất làm cho đất đỡ bị lạnh đi + Che gió có thể dùng phên hoặc liếp che gió giá lạnh + Chọn giống chịu lạnh Khi nghe dự báo thời tiết thấy nhiệt độ có thể hạ thấp đến 5 – 7oC là phải chuẩn bị phòng chống sưong muối ở các vùng núi; nhiệt độ hạ thấp đến 9-10oC là phải chuẩn bị phòng chống sương muối ở đồng bằng. 6.2. Gió phơn khô, nóng 63
  9. Gío khô nóng là loại gió có nhiệt độ cao trên 35 oC, độ ẩm rất thấp có thể hạ đến 45%, tốc độ gió từ 2-3 m/s có khi đến 5-10 m/s. Gió khô nóng làm cho cây thoát hơi rất mạnh, nếu rễ hút nước không kịp thì cây sẽ bị héo và chết. Lúa và hoa màu vào thời kỳ trỗ bông mà gặp những đợt gió này thì tỷ lệ lép sẽ rất cao từ 20-50 %. Gió khô nóng lâu ngày sẽ dẫn đến hạn nặng trên diện rộng. Gió khô nóng hoạt động mạnh là điều kiện dễ xẩy ra cháy rừng. 6.2.1. Điều kiện hình thành Gió phơn là thứ gió khô và nóng thổi từ trên núi xuống. Gió phơn được hình thành khi có sự chênh lệch lớn của áp suất giữa hai bên sườn núi. Luồng không khí mát ẩm, áp suất cao buộc phải vượt qua đỉnh núi để sang sườn đối diện. Quá trình đi lên của luồng không khí chưa bão hòa hơi nước theo gradiant đoạn nhiệt khô. Nghĩa là cứ đi lên 100m độ cao nhiệt độ không khí giảm đi 1oC và ẩm độ tương đối tăng dần cho tới mực ngưng kết. Tại mực ngưng kết, hơi nước đạt tới mức bão hào (e > E, t >T), hơi nước trong không khí bắt đầu ngưng kết. Không khí tiếp tục đi lên, nhưng lúc này không khí đã bão hòa hơi nước nên đi lên theo đoạn nhiệt ẩm cho tới khi những giọt nước trong không khí đạt tới kích thước của giọt mưa và hình thành mưa rơi xuống. Sau đó không khí lại tiếp tục đi lên đến đỉnh núi, lúc này sự biến thiên của nhiệt độ theo gradiant đoạn nhiệt khô ( = 1oC/100m). Quá trình đi xuống của không khí cũng theo gradiant đoạn nhiệt khô. Cứ đi xuống một độ cao 100m thì nhiệt độ tăng lên 10C, còn độ ẩm không khí giảm dần. Chính vì vậy mà khi tới chân núi không khí trở nên rất khô và nóng. Nước ta có lắm núi, nhiều đồi, gió thổi qua các miền đồi núi dù cao hay thấp đều biến thành gió Phơn cả. Đặc biệt ở một số vùng miền núi, có những loại gió Phơn nổi tiếng như: gió Than uyên thổi xuống cánh đồng Mường Than (huyện Than Uyên, tỉnh Nghĩa Lộ, Tây Bắc), gió Ô quy hồ ở vùng SaPa. Nhưng điển hình nhất là gió Lào thổi trong một vùng rộng lớn của vùng Bắc Trung Bộ (đặc biệt là từ Nghệ An đến Quảng Trị). Nguồn gốc của gió Lào chính là gió mùa mùa hè, mà thực chất là khối khí Ben- gan. Sau khi thổi qua lãnh thổ Campuchia và Lào, gió đã mất đi một phần hơi ẩm. Gặp dãy Trường Sơn, không khí bị đẩy lên cao và bị lạnh nên hầu hết hơi ẩm đều bị ngưng lại thành mưa trút xuống bên sườn phía Tây của dãy núi. Khi gió thổi sang bên sườn núi phía Việt Nam, gió trở nên khô và nóng 64
  10. Hình 3. Sơ đồ giải thích sự hình thành gió phơn 6.2.2. Tác hại và biện pháp phòng chống Gió Lào thổi theo hướng Tây Nam. Trong một ngày, gió Lào thường bắt đầu thổi từ 8-9 giờ sáng cho đến chiều tối, thổi mạnh nhất từ khoảng gần giữa trưa đến xế chiều. Có khi gió Lào thổi liên tục suốt cả ngày đêm, có đợt kéo dài trong 10 ngày đêm liền. Khi có gió Lào thổi, nhiệt độ cao nhất trong ngày thường vượt quá 37oC và độ ẩm trong ngày thường giảm xuống dưới 50%. Thời tiết trong những ngày này rất khô, độ ẩm có khi xuống 30%, và nóng, nhiệt độ có khi lên tới 43oC, bầu trời không một gợn mây, trời nắng chói chang, gió lại thổi đều đều như quạt lửa, cây cỏ héo khô, ao hồ cạn kiệt, con người và gia súc bị ngột ngạt, rất dễ sinh hoả hoạn Gió lào là mối đe doạ đối với nông nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ. Nếu lúa chiêm trổ mà gặp gió lào mạnh thì có thể bị mất trắng, đúng như câu ca: “Ba ngày gió nam Mùa màng mất trắng” Hay “Lúa trỗ lập hạ, buồn bã cả thôn” Vì vậy, thời vụ gieo cấy lúa chiêm ở các vùng đó cần phải xác định được đúng để tránh lúa trỗ vào tiết lập hạ là thời gian dễ bị ảnh hưởng của gió Lào. Trong mùa gió Lào, mưa ở Trung Bộ rất ít, cộng với việc bị bốc hơi nhiều đã gây khó khăn lớn cho việc chuẩn bị vụ hè thu . Để phòng chống gió khô nóng thì cần trồng các đai rừng phòng hộ, che phủ đất, vun gốc, chăm sóc tốt và gieo trồng đúng thời vụ. 6.3. Hạn hán 6.3.1. Điều kiện hình thành Hạn là một hiện tượng tự nhiên được coi là thiên tai, bởi nó gây ra sự thoát hơi nước mặt lá và bốc hơi mặt đất mạnh, phá vỡ cân bằng nước trong cây, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Dựa vào nguyên nhân gây ra hạn mà có thể chia ra làm hai loại là hạn đất và hạn không khí Hạn đất là hiện tượng do không mưa, hoặc ít mưa trong một thời gian dài làm cho đất bị khô, cây không đủ nước để hút do hậu quả của hạn cán cân nước trong cơ thể thực vật bị phá hoại cây bị khô héo và chết . Hiện tượng này gọi là hạn đất 65
  11. Có trường hợp trong đất đủ nước nhưng do không khí rất khô, cây thoát hơi nước quá mạnh, rễ hút nước không kịp nên cây bị héo, hạn này gọi là hạn không khí . Thông thường hạn không khí xâỷ ra trước hạn đất, cũng có khi xẩy ra đồng thời làm cho cây bị thiếu nước gay gắt . Hạn không khí Hạn không khí xảy ra khi độ ẩm không khí quá thấp, nhiệt độ cao và gió mạnh. Hạn không khí thì đất có thể vẫn đủ ẩm nhưng các bộ phận của cây trên mặt đất thoát hơi nước nhiều dẫn đến bộ rễ không kịp hút nước cung cấp cho quá trình bốc hơi mặt lá và kết quả là cây bị khô héo. 6.3.2. Phân bố hạn và biện pháp phòng chống Ở các tỉnh duyên hải miền Trung, hạn xảy ra vào cuối mùa xuân và trong suốt mùa hè, hạn nặng vào tháng VI, VII. Thời kỳ bị ảnh hưởng của gió Lào khô, nóng gây ra cả hạn đất và hạn không khí, làm thất thu nghiêm trọng lúa vụ đông xuân và vụ hè thu. Nhiều tỉnh không trồng được các loại rau màu, các chân đất màu mỡ, thích hợp với cây trồng cạn cũng bị bỏ hóa do không có nước tưới. Ở các tỉnh Tây Nguyên hạn hán cũng thường xảy ra trong mùa khô, ngay từ tháng III, tháng IV nhiều vườn cà phê, cây ăn quả đã bị hạn làm cháy khô. Các ao, hồ, sông, suối và các mạch nước ngầm đều cạn kiệt, không còn nguồn nước phục vụ sản xuất. Hạn hán còn có nguyên nhân từ hoạt động của El Ninô. Nghiên cứu về hạn hán ở Việt Nam cho thấy, trong 50 năm hạn trên diện rộng vào vụ đông xuân chiếm 22%, vụ hè thu chiếm 12%. Trong đó trên 60% hạn đông xuân và trên 80% hạn hè thu có liên quan đến El Ninô. Các vụ đông xuân 1962 – 1963, 1976 – 1977, 1982 – 1983, 1997 – 1998 và các vụ hè thu 1963, 1977, 1983, 1993 và 1998 là các năm có El Ninô đặc biệt bị hạn nặng Biện pháp cảnh báo và phòng chống hạn - Biện pháp quan trọng nhất là giữ ẩm cho đất như trồng dày, trồng xen và che phủ đất để giảm tối đa lượng nước bị bốc hơi và tạo ra các giống cây chịu hạn - Xây dựng hồ đập thuỷ lợi và hệ thống kênh mương - Trồng rừng phòng hộ, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để làm tăng lượng nước ngầm trong đất - Tính toán nhu cầu nước cho các loại cây và khả năng đáp ứng nguồn cung cấp nước để quyết định diện tích trồng, cơ cấu cây trồng, loại cây trồng và mùa vụ trồng cho phù hợp - Xây dựng hệ thống giám sát và cảnh báo hạn sớm như giám sát chặt chẽ lượng mưa ngày, tuần , tháng, lượng bốc hơi, số đợt gió khô nóng... - Khi hạn xẩy ra thì cần tăng cường tưới, vun gốc, nếu hạn trên diện rộng thì có thể làm mưa nhân tạo - Trường hợp hạn quá nặng thì cần khuyến cáo nông dân bỏ vụ 6.4. Lũ lụt 6.4.1. Tác hại của lũ lụt 66
  12. Lũ lụt là hiện tượng mưa kéo dài hoặc mưa quá lớn hoặc nước thượng nguồn đổ về nước sông không kịp rút và làm ngập đồng ruộng nhà cửa. Ở miền núi và Tây Nguyên do địa hình dốc và bị chia cắt mạnh nên hay xẩy ra lũ quét và lũ lớn trên các sông chính. Những năm gần đây lũ quét, lũ lớn trên các sông chính xẩy ra thưòng xuyên hơn làm ngập lụt các vùng trũng ven sông, các thị trấn, thị xã từ một vài ngày, thậm chí ngập lụt nhiều ngày. Ảnh hưởng của lũ lụt đến cây trồng: Khi bị ngập lụt rễ cây bị tổn thương, bị thối rễ do đất bị thiếu ô xy, lá cây bị ngập trong nước nên không quang hợp được, hoa mùa bị dòng nước cuốn trôi hoặc bị gãy đổ. Các ảnh hưởng trên thường dẫn đến cây bị chết hoặc bị mất mùa. 6.4.2. Đặc điểm lũ lụt ở nước ta và các biện pháp phòng chống lụt và úng Thiệt hại: Lũ lụt là thiên tai được xếp hàng đầu về phạm vi ảnh hưởng, mức độ, số lần xuất hiện và thiệt hại về kinh tế và sinh mạng. Biện pháp phòng chống: Biện pháp có tác dụng lâu dài và ngăn chặn lũ lụt tận gốc là trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn sẽ giảm được dòng chảy mặt, chống xói mòn đất và xây dựng các công trình thuỷ lợi để điều tiết dòng chảy Quy hoạch vùng trồng, loại cây trồng, đặc biệt là cây ăn quả cần trồng ở nơi đất cao, không bị ngập Với vùng thấp, trũng, lũ lụt đến sớm như các vùng ven sông suối cần dùng giống ngắn ngày hoặc gieo trồng sớm. Ở đồng bằng cần đắp đê chống lụt, xây dựng các công trình phân lũ, giải phóng lòng sông. Với vùng Đồng bằng sông Cửu Long khi chưa có hệ thống đê điều như ĐBSH thì cần có giải pháp sống chung với lũ. Sau khi lũ lụt xảy ra cần tăng cưòng chăm sóc hoa màu và phòng trừ sâu bệnh Cần tiến hành vệ sinh môi trường như rửa nhà cửa, thu gom xác động thực vật, nạo vét giếng... và phòng chống một số bệnh như tiêu chảy, lỵ... 6.5. Mưa đá a. Khái niệm: Mưa đá là hiện tượng hạt mưa đóng băng rơi xuống mặt đất, dưới dạng những cục nước đá có hình dạng và kích thước khác nhau. Thông thường hạt mưa đá có kích thước chừng 1 cm và nặng vài gam. b. Quá trình hình thành: Mưa đá xảy ra khi mây dông phát triển mạnh. Dòng không khí trong mây bị cuốn lên rất cao, tới 9-10 km hoặc hơn nữa. Do đó hình thành những hạt băng và hạt nước quá lạnh tồn tại đồng thời với nhau. Trong điều kiện này, các hạt băng lớn lên, lúc đầu do hơi nước từ những giọt nước chuyển tới, về sau do sự dính chập với những giọt nước quá lạnh và những giọt này khi gặp các tinh thể băng sẽ đông đặc lại trên đó. 67
  13. Bị dòng thăng đưa lên đưa xuống nhiều lần những hạt băng sẽ to lên cho đến khi chúng thắng được sức đẩy của dòng thăng rơi xuống và hình thành mưa đá vì không đủ thời giờ để tan thành nước. Trong quá trình này, do sự va chạm với những giọt nước quá lạnh, nhân băng lớn lên mau chóng, có thể có đường kính tới 5-10 cm và nặng ½ kg hay hơn nữa. Thông thường, hạt mưa đá có thích thước chừng 1 cm và nặng vài gam. c. Tác hại của mưa đá: Mưa đá là hiện tượng nguy hiểm. Những trận mưa đá kéo dài vài phút trở lên có thể huỷ hoại đáng kể cây trồng, làm mất mùa 1 phần hoặc toàn phần, ảnh hưởng tới kiến trúc, nhà cửa, phương tiện giao thông, gây thương tích hoặc có thể làm chết gia súc, gia cầm và cả con người. Đặc biệt đối với hoạt động của ngành hàng không dân dụng, mưa đá có thể đe dọa an toàn của các chuyến bay. Ở nước ta những vùng khối điểm có mưa đá thường là những vùng canh tác các cây trồng có giá trị cao như chè, cà phê, hồ tiêu, bông và các cây ăn quả đặc sản khác. Mưa đá có sức phá hoại rất mạnh, nhất là đối với lúa Đông xuân. Mưa đá còn gây tác hại nhiều đối với cay ăn quả và hoa màu. Vì vậy, vấn đề dự báo hiện tượng mưa đá, biện pháp phòng tránh, hạn chế tới mức thấp nhất những thiệt hại do mưa đá gây ra đã đang và sẽ là vấn đề cấp bách. e. Những biện pháp phòng chống mưa đá: Để phòng tránh, hạn chế tác hại do mưa đá gây ra trước hết phải dự báo chính xác thời điểm và nơi sẽ xảy ra hiện tượng trên. Ở nhiều nước, nhất là các nước có nền kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển cao người ta có thể cảnh báo khá chính xác hiện tượng mưa đá dựa trên phân tích bản đồ thời tiết, đặc trưng sóng phản hồi của rađa khí tượng và ảnh mây vệ tinh nhân tạo. Ở nước ta do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến trang thiết bị kỹ thuật còn lạc hậu nên vấn đề dự báo chính xác mưa đá còn hạn chế. Để phòng chống mưa đá hiện nay, người ta dùng hai phương pháp cơ bản sau đây: - Phòng chống thụ động: Dựa vào kết quả điều tra, xác định các vùng lãnh thổ, thời gian thường xảy ra mưa đá để từ đó bố trí các loại cây trồng ít bị ảnh hưởng, bị tàn phá bởi mưa đá. Chuyển dịch thời vụ để cây trồng ra hoa, kết quả và cho thu hoạch vào thời điểm an toàn nhất. Kịp thời triển khai các biện pháp phòng tránh như che, đậy. Đối với hoạt động hàng không dân dụng thì thay đổi lộ trình các chuyến bay khi được cảnh báo khả năng xảy mưa đá. - Phòng chống tích cực: Tác động tích cực lên các khối mây dông - nguồn phát sinh ra mưa đá. Thực chất của phương pháp này là dùng đại bác, tên lửa hoặc máy bay đưa lên các khối mây dông các chất như hạt axit cacboníc hoặc iôđua bạc. Sau khi đưa các chất này lên các đám mây dông, chúng đóng vai trò như các phôi thai, làm tăng đáng kể các hạt nhân ngưng kết trong mây. Vì lượng hơi nước và nước trong mây không tăng nhưng số lượng hạt ngưng kết tăng nên các tinh thể băng phát triển nhưng kích thước và khối lượng không lớn. Trong quá trình rơi tự do trong khí quyển, các 68
  14. cục băng sẽ tan hết thành mưa thuần tuý, hoặc nếu còn ở thể cứng thì kích thước của chúng cũng rất nhỏ, không có sức công phá lớn. Song các biện pháp chống mưa đá trên ta chưa thể thực hiện được. Để tránh tổn thất do mưa đá gây ra ta phải dự báo thật chính xác những thời kỳ có khả năng xuất hiện mưa đá và vạch kế hoạch kịp thời để tránh. 6.6. Dông nhiệt a. Khái niệm Dông là hiện tượng khí quyển phức tạp bao gồm sự phóng điện giữa những đám mây lớn (chớp) hay sự phóng điện giữa những đám mây và mặt đất (sét). Dông liên quan đến đối lưu nhiệt và các nhiễu động của khí quyển. Dông chính là sự phóng điện trong nhữ ng đám mây dày đặc , phát triển rất cao gọi là mây dông. Loại mây này có thể hình thành do nhiều nguyên nhân: - Do không khí nóng và ẩm buộc phải bốc lên cao vì bị không khí lạnh nặng hơn tràn xuống bên dưới. Đó là trường hợp của những đợt sóng lạnh tràn về. Khi đó, mây dông có thể phát triển trong một dải dài hàng trăm kilômét và rộng vài kilômét, di chuyển theo cùng với sóng lạnh. - Do không khí nóng và ẩm bị nâng lên bên sườn chắn gió và do quá trình đoạn nhiệt (dông này là dông địa hình). - Do mặt đất nóng lên vì bức xạ, tạo điều kiện cho không khí nóng mang theo hơi ẩm bốc lên cao. Loại dông này gọi là dông nhiệt, thường xảy ra trong mùa hè và trong một phạm vi không lớn lắm. Thực ra thì trong nhiều khi những nguyên nhân nêu trên không tác dụng hoàn toàn riêng lẻ mà kết hợp với nhau, trong đó có một nguyên nhân là chủ yếu. Nhưng thông thường hơn cả vẫn là dông nhiệt thấy vào các buổi chiều mùa hè là lúc mặt đất bị đốt nóng nhiều nhất. Có 2 loại sét là sét là sét âm và sét dương - Sét âm (90%) chủ yếu xuất hiện từ phần dưới đám mây đánh xuống đất. - Sét dương thường xuất hiện từ trên đỉnh đám mây đánh xuống - Sấm là tiếng động do kênh sét đốt nóng không khí. - Khi không khí nở ra rất nhanh, nó gây ra tiếng động. Ta có thể nghe thấy sấm trong vòng bán kính 20 -25km. 69
  15. Phân bố điện tích trong đám mây b. Tác hại của dông: Việt Nam là 1 trong 3 Trung tâm dông sét châu Á. - Số ngày dông sét khoảng 100 ngày/năm và số giờ dông khoảng 250 giờ/năm - Rất nhiều công trình, đường dây tải điện, kho tàng, các thiết bị ngành bưu chính viễn thông, thiết bị điện tử... đã bị sét đánh hỏng gây thiệt hại rất lớn. - Sét còn gây thiệt hại về người, gây tâm lý hoang mang. - Ở một số nơi như xã Sơn Lộc - Can Lộc - Hà Tĩnh , Cổ Dũng (Hải dương), huyện Đông Anh (Hà nội), Easup (ĐL), ... Hay có dông sét. - Gió và mưa dông ảnh hưởng nhiều đến mùa màng, xói mòn đất đai, làm rách lá, gãy, đổ cây cối,... - Làm tốc mái nhà, tính phóng điện của những đám mây dông rất nguy hiểm cho tính mạng con người và gia súc, đặc biệt nguy hiểm cho ngành hàng không. c. Lợi ích của dông: Dông cho mưa rào góp phần đáng kể vào lượng mưa tổng cộng. Hơn nữa dông đã cung cấp một lượng đạm khí trời rất lớn cho cây trồng. Chính vì vậy sau những trận mưa dông cây cối canh tốt hơn. d. Biện pháp phòng tránh: - Để chống sét nhà cao tầng cần có cột thu lôi. - Không nên đứng dưới những gốc cây to trong những trận mưa dông. - Những vùng nhiều dông nên chọn những giống thấp cây, khả năng chống đổ tốt. - Nên bố trí thời vụ hợp lý tránh khi cây ra hoa gặp thời kỳ nhiều dông - Quy tắc nhìn-nghe: Tính gian từ lúc tia chớp loé lên đến lúc nghe thấy tiếng sấm và chia số giây cho 3 ta được khoảng cách đến tia sét (km). 70
  16. - Nếu khoảng thời gian nhỏ hơn 30 giây, thì bạn đã nằm trong tầm ngắm của tia sét (cách sét khoảng 10 km) → bị sét đánh Tránh sét khi ở trong nhà: - Đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện - Tránh các chỗ ẩm ướt - Không nên dùng điện thoại. - Nên rút phích cắp các thiết bị điện Tránh sét đánh ngoài trời: • Tuyệt đối không trú dưới cây to • Tránh các khu vực cao hơn xung quanh và những nơi đất ẩm, chứa nước • Tránh xa các vật dụng kim loại như xe đạp, xe máy, hàng rào sắt, rựa, cuốc,... • Tìm chỗ khô ráo, người ở vị trí càng thấp càng tốt, tay ôm cổ. • Nhón chân, không được nằm xuống đất. • Phần tiếp xúc của người với mặt đất là ít nhất. Cấp cứu người bị sét đánh: Nếu bị ngất (tim ngừng đập, tắt thở) phải thực hiện khẩn cấp các động tác hô hấp, trợ tim nhân tạo. 6.7. Bão và áp thấp nhiệt đới 6.7.1. Điều kiện hình thành bão và áp thấp nhiệt đới “Bão – là xoáy thuận nhiệt đới quy mô (khoảng 500 – 1000 km) không có front phát triển trên miền biển nhiệt đới hay cận nhiệt đới ở mực bất kỳ và có hoàn lưu xác định. Bão yếu còn được gọi là áp thấp nhiệt đới.” Bão là vùng gió xoáy rất mạnh đưa không khí biển nóng ẩm hội tụ vào vùng trung tâm và bốc lên cao trong một cột xoáy rất lớn với đường kính khoảng 1000 – 2000 km tạo hệ thống mây gần tròn cho lượng mưa rất lớn. Gió mạnh nhất ở vùng gần trung tâm bão càng xa trung tâm tốc độ gió trong bão càng giảm. Trong giai đoạn thuần thục bão có thể có mắt bão, đó là khu vực dòng giáng, quang mây, lặng gió với nhiệt độ cao hơn khu vực ngoài mắt bão. 71
  17. Dòng giáng trong mắt bão bù lại cho phần khí trong thành mắt bão cuốn theo dòng khí bốc lên cao rất mạnh ở phía ngoài thành mắt bão. Theo tốc độ gió mạnh nhất ở gần trung tâm xoáy Tổ chức khí tượng thế giới quy định phân loại xoáy thuận nhiệt đới thành: 1/ Áp thấp nhiệt đới (Tropical depression): Xoáy thuận nhiệt đới với hoàn lưu mặt đất giới hạn một hay một số đường đẳng áp khép kín và tốc độ gió lớn nhất ở vùng trung tâm từ 10,8 – 17,1m/s. 2/ Bão nhiệt đới (Tropical storm). Bão với các đường đẳng áp khép kín và tốc độ gió lớn nhất ở vùng gần trung tâm từ 17,2 đến 24,4m/s. 3/ Bão mạnh (Severe Tropical Storm): Bão với tốc độ gió lớn nhất vùng gần trung tâm từ 24,5 – 32,6m/s. 4/ Bão rất mạnh (Typhoon/Hurricane): Bão với tốc độ gió lớn nhất vùng gần trung tâm từ 32,7m/s trở lên. Để dễ theo dõi bão được đặt tên hay là đánh số cho từng năm. Ở Tây Thái Bình Dương và Biển Đông bão được gọi là Typhoon, ở miền biển Đại Tây Dương và Caraip – Hurricane, ở châu Úc gọi là Vili Vili. Do nguồn năng lượng chủ yếu hình thành và duy trì bão là năng lượng phát sinh từ quá trình ngưng kết hơi nước trên phạm vi khá rộng nên bão chỉ hình thành trên miền biển cận nhiệt hay biển nhiệt đới có nhiệt độ mặt biển khá cao bảo đảm bốc hơi mạnh trong phạm vi đủ rộng. Tuy nhiên, trong đới 5ovĩ ở hai phía xích đạo bão không hình thành do ở đó lực lệch hướng do sự quay của Trái Đất không đủ lớn để tạo thành xoáy. Bão thường hình thành từ một vùng áp thấp, liên quan với dải hội tụ nhiệt đới. Trong những điều kiện thuận lợi, vùng áp thấp này khơi sâu, khí áp vùng trung tâm giảm xuống rất nhanh xuống dưới 1000 mb, tạo nên gradien khí áp rất lớn, có khi tới trên 20 mb gây gió rất mạnh có khi trên 100 m/s. Khi đó dòng khí trong bão xoáy ngược chiều kim đồng hồ (ở Bắc Bán Cầu) và cùng chiều kim đồng hồ (ở Nam Bán Cầu) và hội tụ vào khu vực trung tâm Trung bình trong lớp gần mặt đất khoảng 0 – 3km dòng khí hội tụ mạnh vào thành mắt bão. Trong lớp từ 3 – 7km dòng khí bốc lên cao, đồng thời quay ngược chiều kim đồng hồ. Phía trên lớp này dòng khí thổi ra từ tâm bão theo chiều kim đồng hồ. Sự hội tụ mạnh mẽ của dòng khí đưa một lượng không khí nóng ẩm rất lớn bốc mạnh lên cao, xoáy quanh vùng trung tâm tạo thành một ống xoáy rất lớn. Phía trên bão dòng khí lan toả ra xung quanh theo chiều kim đồng hồ, giải phóng khối lượng khí tích tụ ở khu vực trong tâm để bão có thể khơi sâu thêm hoặc duy trì bão. Nếu dòng hội tụ ở mặt đất mạnh hơn dòng toả ra từ trên cao bão dần dần đầy lên và tan đi. Hơi nước trong không khí nóng ẩm bốc hơi cao lạnh đi ngưng kết lại, tạo thành hệ thống mây tích rất lớn phát triển mạnh theo chiều cao tới 7 – 10km hay hơn nữa bao quanh khu vực trung tâm. Các dải mây này xoáy mạnh quanh vùng tâm tạo thành khu vực mây trong tâm hình tròn quay ngược chiều kim đồng hồ, còn các dải mây ti trên cao bao quanh rìa bão lại quay theo chiều kim đồng hồ, hướng theo dòng đi ra của bão. 72
  18. Một điều đặc biệt là trên các ảnh mây vệ tinh của các cơn bão mạnh có khi thấy một chấm đen ở trong khu vực mây hình tròn. Đó là mắt bão, khu vực với đường kính 30 – 40km có dòng khí giáng xuống bồi hoàn cho phần không khí cuốn theo các dòng khí bốc lên cao rất mạnh ở rìa phía ngoài thành mắt bão. Chính vì vậy trong mắt bão nhiệt độ cao lên, khu vực xung quanh mắt bão quang mây lặng gió, đôi khi có thể nhìn thấy cả những cánh chim bay trên bầu trời. Tuy nhiên, trên biển khu vực mắt bão lại là khu vực hết sức nguy hiểm do gió thổi vào khu vực này từ bốn phía, dồn sóng vào giữa tạo khu vực giao thoa sóng, với sóng rất cao. Bão gây mưa rất to, gió lớn từng đợt xung quanh mắt bão. Bão thường gây mưa to gió lớn, một đợt mưa bão trung bình có thể cho lượng mưa tới 500 – 700mm gây lụt lội trên vùng rộng lớn. Mùa bão kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11, các tháng khác cũng có bão nhưng với tần suất rất nhỏ, tháng ít bão nhất là tháng 1, tháng 2. Bão ảnh hưởng đến Việt Nam từ tháng 6 đến tháng 12. Tháng 9 nhiều bão ảnh hưởng hơn cả, có khoảng 2 cơn, tháng 5 và tháng 12, 5 đến 7 năm mới xảy ra một lần, tháng 4 từ 10 – 15 năm mới có một lần, tháng 1,2 và 3 rất hiếm khi có bão. Điều kiện hình thành bão Cho đến nay nhiều nhà khí tượng vẫn còn tranh cãi nguyên nhân sinh ra bão, song những nguyên nhân chính vẫn là: - Bão chỉ phát sinh ở vùng biển nóng, nơi có nhiệt độ bề mặt nước khoảng 26-270C. Nước ở đây bốc hơi rất mãnh liệt tạo ra sự bất ổn định cao của không khí và có trữ lượng nước rất lớn. - Luồng không khí nóng ẩm này, dưới tác dụng của lực Côriôlít sẽ thành xoáy. - Nếu lúc này kết hợp với tác dụng của ngoại lực nào đó như xuất hiện dòng thăng của dải hội tụ thì xoáy sẽ mạnh lên nhanh và hình thành bão. + Ở vùng xích đạo từ vĩ độ 0-50 ở hai bên xích đạo đều không có bão, vì lực Côriôlít quá nhỏ hoặc bằng 0, mặc dù không khí trên các vùng biển rất nóng và ẩm. + Ở các vùng vĩ độ cao, lực Côriôlít lớn nhưng không khí ở đây lạnh và khô nên dòng thăng yếu không hình thành bão. + Bão thường phát sinh ở vùng biển nhiệt đới, từ vĩ độ 5-300 là những vùng có đầy đủ điều kiện sinh ra bão. Nguồn năng lượng tạo điều kiện bão hình thành, phát triển và tồn tại quanh năm là nguồn nhiệt và hơi nước ẩm ướt của đại dương 6.7.2. Hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới ở Việt Nam và biện pháp phòng tránh Mùa bão kéo dài từ tháng 6 đến cuối tháng 10 với tần suất bão cực đại vào các tháng 8, 9, 10. Hàng năm trung bình có từ 5 – 6 cơn bão và 2 áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến nước ta. Bão gây ra khu vực gió mạnh từ 17,2 m/s trong khu vực bán kính tới 200 km. Các mực mưa bão trung bình có thể cho lượng mưa 100 – 300mm gây lụt lội. Khi hoạt động của bão có sự phối hợp với hoạt động của không khí lạnh vùng mưa lớn mở rộng ở phía bắc bão. Sau khi bão tan trên cao có thể tồn tại vùng áp thấp hay rãnh áp thấp tiếp tục gây mưa lớn tạo nên hình thế thời tiết mưa lớn. Gió bão đẩy nước vào bờ cao hơn 5m, nhất là khi kết hợp với thuỷ triều lên cao. Các cơn bão mạnh có 73
  19. thể gây ra tố lốc ở rìa phần phía trước, phía phải so với hướng di chuyển của bão. Trung bình ở vùng trung tâm bão không có sấm chớp do cơ chế trung hoà điện hiện chưa rõ. Đầu mùa dòng dẫn đường ở rìa phía nam áp cao cận nhiệt Tây Thái Bình Dương nằm ở vị trí bắc nhất trong năm nên đưa bão di chuyển chủ yếu vào phía nam Trung Quốc vào tháng 6 và đưa bão đổ bộ vào miền Bắc Việt Nam vào tháng 7, tháng 8. Sang tháng 9, tháng 10 xoáy thuận hành tinh mở rộng đẳng áp cao cận nhiệt xuống phía nam và hơi lệch tây nên quỹ đạo bão bị đẩy xuống phía nam, đổ bộ vào Bắc và Nam Trung Bộ. Tháng 11, 12 bão có thể đổ bộ vào Nam Bộ. Hoạt động phối hợp của bão và dải hội tụ nhiệt đới đóng vai trò quy định, tháng cực đại mưa ở Bắc Bộ (tháng 8), Bắc Trung Bộ (tháng 9) và Nam Trung Bộ (tháng 10). Tác hại của bão: Do mưa to và gió lớn đã tàn phá cây nông nghiệp, cây con trong vườn ươm, cây mới trồng, gây tổn thương cơ giới cho cây rừng,cây ăn quả... Phòng chống bão trong sản xuất lâm nghiệp chủ yếu là chống gió và chống úng. Về mùa bão các luống gieo ở vườn ươm phải được đánh cao, thoát nước. Xung quanh vườn khơi thêm rãnh thoát nước, làm giàn che chắc chắn hạn chế giập nát do gió mưa gây ra. Cây mới trồng phải được vun gốc chặt, cây rừng chặt bớt cành lá, hạn chế gió bão làm gãy đổ. Sau khi bão tan cần chăm bón kịp thời cho cây, bón phân để tăng khả năng phục hồi, xới đất, làm cỏ cho cây khỏi bị bí. Cây mới trồng cần vun gốc, dựng lại những cây đổ, dọn vệ sinh như: thu dọn cành rơi lá rụng, xử lý sâu bệnh hại vì mới mưa xong thời tiết ẩm sâu bệnh phát triển mạnh cây lại yếu,... CHƯƠNG 7. KHÍ HẬU VIỆT NAM 7.1. Cơ chế hình thành khí hậu Việt Nam 7.1.1. Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới Đặc điểm này do vị trí địa lý của VN qui định, Việt Nam trải dài trên 15o vĩ từ 8o30' ( Cà Mau ) đến 23o22'(Hà Giang) Chế độ bức xạ của khí hậu nhiệt đới có những đặc điểm như quanh năm độ cao mặt trời lớn, độ dài chiếu sáng ngắn và ít thay đổi; lượng tổng xạ lớn và trong diễn biến của tổng xạ thường có 2 cực đại và 2 cực tiểu. Để khẳng định KHVN là khí hậu nhiệt đới ta cần so sánh một số đặc trưng khí hậu VN với tiêu chuẩn nhiệt đới (bảng) Bảng : So sánh một vài chỉ tiêu KHVN với tiêu chuẩn nhiệt đới Chỉ tiêu Tiêu chuẩn nhiệt đới TP HCM Hà Nội Nhiệt độ TB năm (oC) > 21 ( Milo) 27,6 23,4 Tổng xạ năm > 130 136,4 111,3 2 (Kcal/cm /năm) nhiệt đới nhiệt đới Ô đới, nhiệt đới KK thịnh hành mùa đông NĐ,XĐ (Alíôp) NĐ, XĐ Ođ,NĐ KK thịnh hành mùa đông 74
  20. Lượng mưa năm (mm) 800-1800 1894 1600 Như vậy các chỉ tiêu đó đều bằng và vượt tiêu chuẩn chỉ trừ một số địa điểm núi cao hoặc bị khuất gío mới có các chỉ tiêu khí hậu của nó thấp hơn tiêu chuẩn 7.1.2. Khí hậu Việt Nam chịu ảnh hưởng của gió mùa Hệ thống gió mùa của Việt Nam là hệ thống phức hợp của 3 hệ thống gió mùa châu Á và tín phong Bắc bán cầu. Nhìn chung khí hậu VN chịu sự chi phối mạnh mẽ, thường xuyên của gió mùa, tuy nhiên từng lúc, từng nơi tín phong vẫn phát huy tác dụng. Hệ thống gió mùa châu Á ảnh hưởng đến khí hậu Việt Nam bao gồm: * Gió mùa Đông Bắc Á (ĐBA): Khống chế khu vực Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc... Gió mùa ĐBA ảnh hưởng chủ yếu vào mùa đông, hướng gió thịnh hành là hướng bắc, đông bắc. Trung tâm phát gió là Trung tâm cao áp Xibêri, Trung tâm hút gió là Trung tâm áp thấp xích đạo Khối không khí gây ra gió là khối không khí cực đới lục địa biến tính (NPc). Phụ thuộc vào hướng di chuyển đến nước ta mà ảnh hưởng của gió mùa đông bắc Á được chia ra làm 2 thời kỳ:  Thời kỳ đầu đông: X-XII . NPc đi thẳng đến nước ta qua Đại lục Trung Quốc nên huớng gió là huớng bắc và nó gây ra kiểu thời tiết lạnh khô Đặc trưng của NPc khô Tháng t(oC) Độ ẩm (%) XI 18 -20 75 XII 14-16 70-75  Thời kỳ cuối đông : I – III. NPc đi vòng qua biển nên biến tính ẩm, hướng thịnh hành là đông bắc. NPc ẩm gây ra thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn ở miền Bắc Đặc trưng của NPc ẩm Tháng t(oC) Độ ẩm (%) II 15 -17 90 III 18-20 90 * Gió mùa Tây Nam Á: Khống chế khu vực : Malaixia, Ấn Độ, Pakixtan, Đông dương... Hướng gío : Nam, Tây Nam Thời gian ảnh hưởng: Chủ yếu vào mùa hạ từ tháng IV đến tháng VIII Khối không khí xuất phát là KKK nhiệt đới Vịnh Bengan (Tmb). Khối không khí Tmb thổi đến nước ta theo gió mùa tây nam nên Nam bộ và Tây Nguyên là nơi đón trực tiếp gió này do vậy ở đây có mưa lớn. Khi đi lên phía bắc và vượt Trường Sơn xuống duyên hải miền Trung, do chịu hiệu ứng phơn gió trở nên khô và nóng và gây ra hạn ở miền Trung. Vùng bắc miền Trung từ Quảng Trị đến Nghệ An gọi gió này là gió "Lào" và hoạt động mạnh trong thời gian từ tháng V, VI, VII. Đặc trưng của Tmb Tháng t(oC) Độ ẩm (%) Phía nam Phía bắc Phía nam phía bắc 75
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1