intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kĩ năng giải quyết các tình huống giáo dục

Chia sẻ: Nhung Xoăn | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:16

425
lượt xem
61
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kĩ năng giải quyết các tình huống giáo dục được biên soạn nhằm mục tiêu giúp các bạn nhận thức được các yêu cầu khi giải quyết các tình huống giáo dục theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm; các bước của kĩ năng giải quyết tình huống sư phạm; biết cách vận dụng vào giải quyết tình huống giả định; vận dụng sáng tạo các bước này để giải quyết tình huống sư phạm nảy sinh trong quá trình làm công tác chủ nhiệm.

 

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kĩ năng giải quyết các tình huống giáo dục

  1. MỤC TIÊU  - Nhận thức được các yêu cầu khi giải quyết các tình huống giáo dục theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm. - Nắm được các bước của kĩ năng giải quyết tình huống sư phạm. - Có thể vận dụng vào giải quyết tình huống giả định. - Có thể vận dụng sáng tạo các bước này để giải quyết tình huống sư phạm nảy sinh trong quá trình làm công tác chủ nhiệm.
  2.   I . CÁC YÊU CẦU KHI GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG  GD THEO QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC NGƯỜI HỌC LÀ  TRUNG TÂM Mục tiêu: GVCN nhận thức được để giải quyết các tình huống giáo dục có hiệu quả cần dựa vào những quan điểm, nguyên tắc, cách tiếp cận coi học sinh là trung tâm. Phiếu bài tập số 1: 1.Những tình huống cần giải quyết trong thực tiễn giáo dục thường là những tình huống như thế nào? 2.Có mối liên hệ nào giữa việc nhận dạng hiện tượng,sự việc với thái độ và hành vi ứng xử của con người với hiện tượng đó? 3. Theo thầy, cô nếu coi HS là trung tâm thì khi GV giải quyết các tình huống giáo dục cần đảm bảo các nguyên tắc/ yêu cầu nào?  
  3. KẾT LUẬN HĐ 1 1/ Tình huống giáo dục là hiện tượng có vấn đề mang tính điển hình đối với HS nảy sinh trong bản thân quá trình GD, trong đời sống nhà trường, lớp học, hoặc trong gia đình, ngoài cộng đồng/ xã hội. * Các loại tình huống giáo dục: - Tình huống chứa đựng mâu thuẫn giữa học sinh với người khác. - Tình huống chứa đựng mâu thuẫn hoặc không nhất quán giữa thái độ, hành vi của học sinh đối với trách nhiệm, bổn phận của bản thân. * Kết quả giải quyết tình huống: Khi tình huống được giải quyết thì HS cảm thấy được thuyết phục về cả mặt nhận thức/ lí trí lẫn tình cảm.
  4. KẾT LUẬN HĐ 1 2. Nhận diện đúng hiện tượng, tình huống là cơ sở để có ứng xử đúng trong các tình huống 3. Những yêu cầu mang tính định hướng cho việc giải quyết tình huống giáo dục: -Đặt lợi ích, sự phát triển, sự tiến bộ của HS lên trên tất cả. -Tôn trọng, đặt vào vị thế của HS và lắng nghe họ. -Dựa vào đặc điểm cá nhân để lựa chọn phương pháp giải quyết vấn đề cho hiệu quả. -Khách quan, công bằng khi giải quyết vấn đề/ tình huống. -Khích lệ yếu tố tích cực để thay thế/ hạn chế yếu tố tiêu cực. -Đặt HS có vấn đề vào vị trí của người khác để cảm nhận, thấu hiểu cảm xúc của người khác hoặc người có mẫu thuẫn với mình. - Khuyến khích vai trò chủ thể của HS trong việc lựa chọn quyết định, hành vi.
  5. II. CÁC BƯỚC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG GIÁO DỤC Tổ chức trò chơi ca rô người: Phiếu bài tập số 1: 1) Trong số những chỗ có thể ngồi, người chơi đã chọn được chỗ ngồi tối ưu để giành thắng lợi cho đội mình chưa? 2) Những yếu tố nào đã giúp người chơi góp phần làm cho đội chơi thành công? Còn những yếu tố nào đã làm cho người chơi, đội chơi chưa thành công?
  6. II. CÁC BƯỚC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG GIÁO DỤC Phiếu bài tập số 2: 1. Có thể vận dụng bài học kinh nghiệm nào từ trò chơi trên vào giải quyết tình huống giáo dục? 2. Khi giải quyết tình huống cần qua những bước nào? 3. Cần tính đến những yếu tố, yêu cầu nào khi quyết định giải quyết vấn đề?
  7. KẾT LUẬN HĐ 2 1. Trong mỗi THGD có nhiều phương án giải quyết, cần tìm được phương án tối ưu vì sự tiến bộ của học sinh. 2. Quy trình/ các bước giải quyết THGD 2.1. Tạm lắng, thư giãn, lấy lại bình tĩnh . 2.2. Thu thập thông tin để xem chuyện gì đã xảy ra? 2.3. Nhận dạng vấn đề (Nếu tình huống phức tạp, vấn đề không lộ diện). 2.4. Xác định mục tiêu của việc giải quyết tình huống cụ thể đó là gì?
  8. KẾT LUẬN HĐ 2 2.5. Tìm kiếm con đường, cách thức nào để thực hiện mục tiêu đặt ra: - Liệt kê các phương án có thể để giải quyết TH. - Phân tích mặt được, mặt hạn chế của từng phương án. - Chọn phương án tối ưu dựa trên các quan điểm, nguyên tắc, yêu cầu đã đề cập ở HĐ 1. 2.6. Thực hiện phương án đã lựa chọn theo cách tiếp cận trên. 2.7. Đánh giá phương án đã chọn và quá trình thực hiện để rút kinh nghiệm.
  9. III. VẬN DỤNG GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG  GIÁO DỤC: Mục tiêu: GVCN vận dụng được nguyên tắc và các bước giải  quyết các tình huống giáo dục nhằm đảm bảo hiệu quả  vì sự tiến bộ của học sinh.
  10. Làm việc theo nhóm, giải quyết các tình  huống sau:   1. Trong lớp có một HS tên là Minh, trùng tên với thầy giáo dạy môn Toán. Một lần, thầy đang giảng bài, Minh ngồi không yên, cứ quay lên, quay xuống nói chuyện, làm ồn. Thầy giáo bực lắm, đi thẳng xuống, xách tai cậu ta đứng lên, hỏi: “ Tại sao em làm ồn trong giờ học?”. Không ngờ , cậu đáp ngay: “ Thưa thầy, tại bạn Tĩnh chửi em là tiên sư thằng Minh”. Mặt đỏ bừng, ngay lập tức, thầy cho ngay một cái tát như trời giáng, hằn 5 ngón tay lên má, đuổi cậu ra khỏi lớp. Cả lớp chúng tôi sợ xanh mặt, còn cậu kia ra khỏi lớp nhưng vẫn ngấm ngầm thách thức sau lưng thầy. Nếu thầy /cô ở trong tình huống trên thì sẽ giải quyết như thế nào?
  11. 2. Trong lớp thầy, cô có HS thường tìm con nhà giàu để kết thân rủ rê vào nhiều trò chơi mới. Ban đầu người HS này chi tiền, sau khi chơi quen HS này hướng dẫn bạn cách lấy tiền của bố mẹ, người thân để lấy tiền chơi bời. HS này còn bày cách cho bạn bỏ nhà đi với mục đích đe dọa gia đình.     Thầy/ cô sẽ giải quyết như thế nào? 3. Cô giáo chủ nhiệm lớp 8A được báo tin là sau giờ học 2 học sinh của cô sẽ giải quyết mâu thuẫn bằng chân tay?    Trước tình huống đó thầy/cô sẽ giải quyết như thế nào?
  12. KẾT LUẬN HĐ 3 - Mỗi tình huống thực sự là một thử thách để người giáo viên tự trau dồi bản lĩnh nghề nghiệp của mình. - GVCN cần kiểm soát được cảm xúc (bực bội, tức giận) của mình và tạo cơ hội để HS bày tỏ cảm xúc và lắng nghe tích cực những điều HS bày tỏ. - Để HS bày tỏ cảm xúc, GV cần : + Tạo ra khung cảnh an toàn. + Có sự tin tưởng, cảm thông. + Lắng nghe không phê phán.
  13. TỔNG KẾT 1. Từ chủ đề này thầy, cô  có được những  thu  hoạch nào về mặt nhận thức? 2. Những kĩ năng nào được rèn luyện và phát  triển ở thầy, cô?
  14.                          TRÂN TRỌNG    CÁM ƠN SỰ CHÚ Ý VÀ THAM  GIA               TÍCH CỰC CỦA THẦY/CÔ!
  15. LÀM QUEN   Vừa gặp nhau đây ta đã thấy quen quen/  mê mê/ say say/ phê phê/yêu yêu.   Thấy quen quen nhưng chưa phải là  quen   Cười lên đi, hát lên đi , hát lên đi cho  chúng mình quen nhau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2