intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kỹ năng trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo

Chia sẻ: Codon_01 Codon_01 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

242
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kỹ năng trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo với mục tiêu giúp định nghĩa và tầm quan trọng của trích dẫn tài liệu; phát triển kỹ năng trích dẫn tài liệu; nắm được phương pháp trích dẫn trong đoạn văn; biết cách lập danh mục tài liệu trích dẫn/tài liệu tham khảo;... Cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kỹ năng trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo

  1. Kỹ năng Trích dẫn và Lập danh mục tài liệu tham khảo Trung tâm Thông tin Phát triển Việt Nam
  2. Mục tiêu của bài học  Định nghĩa và tầm quan trọng của trích dẫn tài liệu  Phát triển kỹ năng trích dẫn tài liệu  Phương pháp trích dẫn trong đoạn văn  Cách lập danh mục tài liệu trích dẫn / tài liệu tham khảo  Một số ví dụ về kiểu trích dẫn Harvard  Hướng dẫn sử dụng phần mềm EndNote
  3. Quá trình nghiên cứu  Xác định nguồn tin;  Tìm những điểm nhấn, những ý tưởng quan trọng;  Tóm tắt và/hoặc diễn giải thông tin hoặc chép lại chính xác đoạn văn;  Ghi lại những ý tưởng (chính xác hoặc diễn giải) đó cộng với thông tin về nguồn tin, ví dụ tác giả, ngày tháng xuất bản, nhan đề, nơi xuất bản, nhà xuất bản;  Duy trì, phát triển và quản lý danh sách nguồn tin tham khảo;  Tổng hợp các ý tưởng trong bài viết, bao gồm những thông tin cần thiết về nguồn trích dẫn;  Ghi nhận ý tưởng, kiến thức của những người mà mình đã sử dụng trong bài viết;  Tập hợp và mô tả thông tin đầy đủ về các nguồn tin mà bạn đã trích dẫn, tham khảo trong một danh mục, sử dụng kiểu danh mục phù hợp.
  4. Định nghĩa về trích dẫn  Trích dẫn tài liệu là phương pháp được chuẩn hóa trong việc ghi nhận những nguồn tin và ý tưởng mà người viết đã sử dụng trong bài viết của mình trong đó người đọc có thể xác định rõ từng tài liệu được trích dẫn, tham khảo.
  5. Tại sao phải trích dẫn?  Tránh đạo văn  Hỗ trợ cho lập luận của mình trong bài viết  Giúp người đọc tham khảo rộng hơn về chủ đề quan tâm
  6. Phương pháp được chuẩn hóa trong trích dẫn?  Thống nhất trong cách trình bày thông tin về tài liệu được trích dẫn  Các thông tin cần đưa vào  Kiểu chữ trình bày  Dấu câu
  7. Khi nào cần trích dẫn nguồn tin?  Tất cả các loại tài liệu được sử dụng trong quá trình xây dựng nên bài viết:  sách, báo và tạp chí,  ấn phẩm in và ấn phẩm điện tử,  DVD, băng ghi âm, trang web,  các bài giảng, các mẩu đối thoại cá nhân (email)…  Bất cứ khi nào sử dụng từ ngữ, ý tưởng, hoặc tác phẩm của cá nhân hoặc tổ chức nào.
  8. Kiểu trích dẫn nào cần sử dụng?  Có rất nhiều kiểu/phương pháp trích dẫn được chấp nhận trên thế giới.  Sử dụng kiểu trích dẫn nào tùy thuộc vào từng cơ quan, đơn vị.  Phần mềm trích dẫn tài liệu EndNote hiện cung cấp khoảng 2000 kiểu trích dẫn khác nhau.
  9. Phát triển kỹ năng trích dẫn nguồn tin  Trong quá trình chuẩn bị cho bài viết, bạn sẽ xác định và đọc nhiều nguồn tài liệu khác nhau.  Cần ghi lại chính xác và chi tiết những nguồn tin đã tham khảo.  Là kỹ năng thực hành.
  10. Trích dẫn & lập danh mục tài liệu tham khảo – các bước 1. Ghi lại chi tiết và chính xác các thông tin cơ bản về tài liệu 2. Chèn thông tin trích dẫn vào vị trí phù hợp trong bài viết 3. Cung cấp danh mục tài liệu trích dẫn/ tham khảo.
  11. Các thông tin cơ bản về tài liệu/nguồn tin - Sách  tác giả, người biên tập, biên soạn;  năm xuất bản;  tên sách;  lần xuất bản;  số tập;  nơi xuất bản (tỉnh, thành phố);  nhà xuất bản.
  12. Các thông tin cơ bản về tài liệu/nguồn tin - Bài viết từ tạp chí chuyên ngành  tác giả bài viết;  năm xuất bản;  tên bài viết;  tên tạp chí;  số và tập của tạp chí;  trang của bài viết.
  13. Các thông tin cơ bản về tài liệu/nguồn tin – Bài viết từ báo, tạp chí phổ thông  tác giả bài viết;  ngày tháng năm phát hành;  tên bài viết;  tên báo;  trang của bài viết.
  14. Các thông tin cơ bản về tài liệu/nguồn tin – Internet  những thông tin tương tự như trên,  ngày truy cập tài liệu trên mạng (vì các trang web thay đổi rất thường xuyên, cả về mặt nội dung và hình thức),  tên cơ sở dữ liệu hoặc  địa chỉ web (URL).
  15. Trích dẫn trong đoạn văn – định nghĩa  Trích dẫn tài liệu trong đoạn văn có nghĩa là chỉ ra trong bài viết của bạn khi nào bạn đã sử dụng ý tưởng/kiến thức của người khác.  Có 2 nhóm chính trong cách trích dẫn: kiểu đánh số (Bộ Giáo dục-Đào tạo) và kiểu đưa tên tác giả/tên tài liệu (Harvard).
  16. Trích dẫn trong đoạn văn – phương pháp  Trích dẫn nguyên văn (quotation): sao chép chính xác từ ngữ, câu, đoạn văn mà tác giả dùng. Câu trích dẫn nguyên văn phải được để trong dấu ngoặc kép. Trường hợp này bắt buộc phải ghi cả số trang của nguồn trích.  Trích dẫn kiểu diễn giải (paraphrasing): diễn giải câu chữ của tác giả khác bằng câu chữ của mình, sử dụng từ ngữ khác mà không làm khác đi nghĩa nguyên gốc. Khi trích dẫn kiểu diễn giải thì không bắt buộc phải ghi số trang.
  17. Trích dẫn trong đoạn văn – ví dụ  Những công trình nghiên cứu khác (Brown, 1999) cũng ủng hộ quan điểm này. (trích dẫn kiểu diễn giải).  Công trình nghiên cứu của Brown (1999) cho thấy quan điểm tương đồng về việc …(trích dẫn kiểu diễn giải).  "This theory is supported by recent work" (Brown, 1999, tr. 25) (trích dẫn nguyên văn).
  18. Lập danh mục tài liệu trích dẫn / tài liệu tham khảo Phân biệt giữa danh mục tài liệu trích dẫn (References) và danh mục tài liệu tham khảo (Bibliography) Danh mục tài liệu trích dẫn Danh mục tài liệu tham khảo Gồm các tài liệu được Bao gồm các tài liệu được trích dẫn trong bài viết. trích dẫn và các tài liệu không được trích dẫn trong bài viết nhưng được tác giả tham khảo trong quá trình hoàn thành bài viết và những tài liệu mà tác giả cho rằng có thể hữu ích với người đọc.
  19. Lập danh mục tài liệu trích dẫn / tài liệu tham khảo  Liệt kê chi tiết thông tin về tất cả các tài liệu đã trích dẫn/tham khảo.  Trình bày ở cuối bài viết / chân trang.  Trình bày một cách thống nhất.  Sắp xếp theo trật tự chữ cái của tác giả/tên tài liệu (trừ các mạo từ the, an, a, v.v.)
  20. Một số ví dụ về kiểu trích dẫn Harvard – Sách có 1 tác giả  Lý thuyết này được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1993 (Comfort, Andrew 1997, tr. 58). HOẶC Comfort, Andrew (1997, tr. 58) cho rằng…  Comfort, Andrew 1997, A good age, Mitchell Beazley, London.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2