![](images/graphics/blank.gif)
Bài giảng Đạo đức trong nghiên cứu và kỹ năng trích dẫn, lập thư mục tài liệu trích dẫn tài liệu tham khảo – Lê Thanh Sang
lượt xem 13
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Bài giảng "Đạo đức trong nghiên cứu và kỹ năng trích dẫn, lập thư mục tài liệu trích dẫn tài liệu tham khảo" cung cấp cho người học kiến thức: Thế nào là đạo văn, tại sao lại phải trích dẫn, các cách tiếp cận phân tích, yêu cầu trong trình bày các kết quả nghiên cứu,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Đạo đức trong nghiên cứu và kỹ năng trích dẫn, lập thư mục tài liệu trích dẫn tài liệu tham khảo – Lê Thanh Sang
- ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU và KỸ NĂNG TRÍCH DẪN, LẬP THƯ MỤC TÀI LIỆU TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Thế nào là đạo văn (plagiarism)? Sử dụng ý tưởng hoặc văn của người khác mà không ghi nguồn trích dẫn. Viết bài mà không có tài liệu tham khảo. Sử dụng nguyên văn cách diễn đạt (dù chỉ là một câu) của người khác mà không để trong ngoặc kép và nguồn cụ thể. Ăn cắp ý tưởng và sử dụng các dữ liệu của người khác mà không ghi nguồn. Tự đạo văn: tự mình “chế biến lại” các nghiên cứu cũ của mình và công bố như là mới. (“Gian lận và vi phạm đạo đức trong khoa học” của GS. Nguyễn Văn Tuấn)
- Tại sao lại phải trích dẫn (citation)? Thể hiện sự tôn vinh người có đóng góp khoa học và quyền sở hữu trí tuệ của họ. Thể hiện sự hiểu biết sâu rộng của người viết đối với lĩnh vực nghiên cứu. Tăng giá trị của bài viết từ việc sử dụng các cơ sở khoa học và nguồn tư liệu đáng tin cậy. Giúp người đọc kiểm chứng độ tin cậy hoặc tiếp cận với các nguồn tài liệu tham khảo.
- Trích dẫn như thế nào? Trích dẫn trực tiếp: đặt phần trích dẫn trong dấu ngoặc kép và ghi nguồn: tên tác giả, năm, trang trong dấu ngoặc đơn. Nguồn này sẽ được ghi tương ứng ở mục tài liệu trích dẫn. Trích dẫn gián tiếp: diễn đạt lại ý được trích dẫn theo cách của mình (paraphrase) trừ trường hợp một số khái niệm đặc trưng và ghi nguồn: tên tác giả, năm. Trong một số trường hợp, khi sử dụng các số liệu cụ thể hoặc sự kiện quan trọng cũng cần ghi số trang đển tiện kiểm chứng. Nếu có nhiều nguồn trích dẫn thì phải dùng dấu ; ngăn cách giữa các tác giả, và ghi theo thứ tự thời gian. Nếu tác giả có nhiều hơn một tác phẩm trong cùng 1 năm thì phải dùng chữ cái a, b, c… sau số năm. Không ghi nguồn trích dẫn khi đó là những ý tưởng phổ biến, được chấp nhận rộng rãi, hoặc không có nguồn chính xác. (Giới thiệu “Kỹ năng trích dẫn …” và “Một số quy định đối với bài viết cho Tạp chí Quản lý Kinh tế và Vietnam Economic Management Review)
- TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Các cách tiếp cận phân tích 1. Tiếp cận diễn dịch Lý thuyết Cung cấp bằng chứng thực nghiệm Kiểm chứng lý thuyết (khẳng định hoặc bác bỏ) 2. Tiếp cận qui nạp Vấn đề thực tế Cung cấp bằng chứng thực nghiệm Phát triển lý thuyết (khái quát hóa)
- Tổ chức thông tin trong một trình bày phân tích có tính cấu trúc Cung cấp các thông tin nền về địa bàn nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu nhằm đặt cuộc nghiên cứu này trong bối cảnh lớn hơn liên quan đến các vấn đề nghiên cứu. Cung cấp các thông tin mô tả về những biến số (yếu tố) liên quan đến các vấn đề cần phân tích. Kiểm chứng các giả thuyết (luận điểm) của cuộc nghiên cứu bằng các mô hình thống kê hoặc/và các phân tích định tính. Bình luận các phát hiện (có thể được kết hợp trong từng nội dung phân tích hoặc tách riêng). Tổng hợp, khái quát hóa, đánh giá các phát hiện chính.
- Yêu cầu trong trình bày các kết quả nghiên cứu Rõ ràng: Liệu các phát hiện có được trình bày một cách sáng sủa, khách quan, và đầy đủ chi tiết để người đọc có thể tự thẩm định chúng không? Nhất quán: Liệu các phát hiện có nhất quán từ bên trong, chẳng hạn những con số, các bảng biểu khác nhau có nhất quán với nhau không?
- Phân tích dữ liệu Các qui trình phân tích (thống kê) có thích hợp không? Các phân tích có được thể hiện và giải thích đúng không? Các phân tích bổ sung nào cần thiết được đưa vào? Trong quá trình phân tích, có lưu ý đầy đủ đến việc đánh giá và kiểm soát các yếu tố gây ra sai lệch tiềm ẩn chưa?
- Diễn giải dữ liệu Các kết quả: Có tuyên bố rõ ràng các kết quả và các kết luận chính không? Diễn giải: Các cơ hội? Các sai lệch, thiên vị? Các nguyên nhân?
- Một số hạn chế cần lưu ý trong trình bày các kết quả nghiên cứu Không trình bày, đánh giá đầy đủ nguồn dữ liệu, khái niệm, biến số, cách đo lường và phương pháp sử dụng để tạo ra kết quả. Các Bảng, Biểu đồ … chưa có tiêu đề rõ ràng, chính xác, nguồn, chú thích đầy đủ. Các hàng và cột của bảng hoặc các ví dụ minh họa chưa được tổ chức sao cho phản ảnh một cách tốt nhất nội dung cần phản ảnh.
- Một số hạn chế cần lưu ý trong trình bày các kết quả nghiên cứu (tiếp theo) Các kết quả nghiên cứu được trình bày thiếu tính cấu trúc và tính định hướng. Tính cấu trúc và định hướng dựa trên qui trình cung cấp các lập luận và bằng chứng để ủng hộ hoặc bác bỏ các giả thuyết nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu thiếu tính khái quát mà chỉ chủ yếu là cung cấp các con số cụ thể và các trường hợp cụ thể. Cần lựa chọn các chi tiết đắt giá, liên quan đến nhau, và tổng hợp thành những nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Một số hạn chế cần lưu ý trong trình bày các kết quả nghiên cứu (tiếp theo) Các phân tích chưa thuyết phục vì chưa được ủng hộ bởi những lập luận lô gích, các bằng chứng khách quan, và so sánh đối chiếu. Ảnh hưởng của một yếu tố nào đó cần được loại bỏ khỏi ảnh hưởng của các yếu tố khác. Gắn lập luận với các kết quả được tạo ra. Thiếu phần giới thiệu, tiểu kết và chuyển đổi nội dung đối với mỗi mục phân tích. Sự khái quát hóa thiếu cơ sở vững chắc.
- Bình luận nằm ở đâu trong bài viết khoa học? Phần bình luận có thể kết hợp trong phân tích hoặc tách ra thành một mục riêng. Trong một số bài viết, phần bình luận có thể kết hợp với phần kết luận. Trong một số bài viết khác, phần bình luận có thể thay cho phần kết luận. Trong khóa học này, phần bình luận được khuyến khích tách riêng nhằm giúp phân biệt rõ nội dung của mục bình luận.
- Bình luận cái gì? Các kết quả nghiên cứu cần được đánh giá độ tin cậy và tính hiệu lực của nó. Các hàm ý, gợi ý được rút ra từ kết quả nghiên cứu, gắn với những mối quan hệ rộng hơn, phức tạp hơn. So sánh tính tương thích và dị biệt của kết quả nghiên cứu với các kết quả nghiên cứu trước đây về các nội dung liên quan và giải thích nguyên nhân. Đặc biệt lưu ý đến những ý kiến phản biện (giải thích không đúng, chưa tính hết các mối quan hệ, các tác động khác … có thể làm sai lệch sự giải thích). Cách tiếp cận hoặc phương pháp được sử dụng. Các vấn đề chưa được giải quyết trong cuộc nghiên cứu và các vấn đề mới đặt ra từ cuộc nghiên cứu.
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 5 - GV. Lý Ngọc Yến Nhi
23 p |
581 |
139
-
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP NGÀNH SƯ PHẠM MẪU GIÁO Môn thi: TÂM LÝ HỌC TRẺ EM – GIÁO DỤC HỌC TRẺ EM
2 p |
975 |
111
-
TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH – PHẦN 1
14 p |
385 |
92
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 1
175 p |
651 |
58
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Đạo đức trong nghiên cứu khoa học
12 p |
472 |
49
-
Tóm lược bài giảng Môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
23 p |
336 |
48
-
Bài giảng Phát triển chương trình giáo dục: Lý luận và thực trạng - TS. Trần Hữu Hoan
45 p |
268 |
42
-
Trình bày kết quả nghiên cứu khoa học
24 p |
131 |
19
-
Bài giảng Tổ chức và quản lý đào tạo trong học chế tín chỉ - TS. Trần Hữu Hoan
44 p |
130 |
19
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Chương 3: Thu thập dữ liệu trong nghiên cứu khoa học
47 p |
71 |
17
-
Phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống thư viện trường phổ thông
10 p |
131 |
13
-
Bài giảng Các phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kì CNH - HĐH và hội nhập quốc tế
47 p |
90 |
9
-
Bài giảng Giáo dục kỷ luật tích cực - Chuyên đề 2: Các biện pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục nhằm thực hiện kỷ luật tích cực trong trường THPT
51 p |
174 |
9
-
Bài giảng giới thiệu môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học
42 p |
19 |
6
-
Bài giảng Phát triển chương trình đào tạo
26 p |
89 |
4
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 5 - ThS. Trương thị Thùy Dung
16 p |
9 |
3
-
Bài giảng Chia sẻ kinh nghiệm phối hợp với TT Cel trong vai trò quản lý
18 p |
37 |
2
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)